Sunday, 20 April 2014

Nha Trang: CA triệt phá cà-phê Nhân Quyền, đánh người tàn bạo (cập nhật)


CTV Danlambao - Vào lúc 08h45' sáng nay, 19/4/2014, lực lượng CA Nha Trang đã bất ngờ xua quân triệt phá buổi cà phê Nhân Quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức. Đây là buổi thảo luận lần thứ 3 trong năm với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an”.

4 blogger tham gia tổ chức sự kiện gồm có: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Phạm Văn Hải (Viet Man), Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paulo Thành Nguyễn) và Trịnh Kim Tiến(Trinh Kim Kim) đã bị lực lượng CA đánh đập hết sức dã man và thô bạo. Cả 4 người sau đó bị đưa về giam giữ tại trụ sở CA phường Lộc Thọ trong tình trạng đầy thương tích.
Đáng báo động, CA đã có hành vi đánh người bằng những ngón đòn thù hết sức tàn độc, hiểm ác. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị CA dùng tay chặt mạnh vào đốt sống cổ – phía sau gáy. Trịnh Kim Tiến vừa hồi phục sức khỏe sau khi sinh con nhưng cũng bị bóp cổ, túm tóc và tát vào mặt.

Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ? (Phần 2)

Từ Thức (Danlambao) - Bài "Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ" của tôi đã được đăng trên nhiều websites và blogs, trong nước cũng như ngoài nước, và đã khiến một số đông đảo độc giả phản ứng, tham luận. Tôi thấy có bổn phận phải trả lời chung và làm sáng tỏ vài điểm:

1. Bài báo đưa ra những khó khăn có thể sẽ xẩy ra sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Sự sụp đổ của một chế độ là một biến chuyển. Xây dựng dân chủ là một tiến trình lâu dài, phải chuẩn bị và tổ chức. Nếu không chuẩn bị, giai đoạn hậu CS sẽ là một giai đoạn cực kỳ xáo trộn.

20 THÁNG 4!

Kìa! Quả quả thật trên bức tường tưởng niệm
Chưa quên ơn người CHIẾN SĨ VÔ DANH


   image


























































































20 THÁNG 4!

Con nhớ Má! Ngày buồn, thêm buồn quá!
Con khóc Ba và khóc cả Quê Cha
39 năm lệ tầm tã san hà
Bao người đã khóc cùng con: QUỐC HẬN?

Ý Nga, 20-4-2014


NGÀY NÀO ĐÁ NÁT VÀNG PHAI - kim thanh

Thẹn mình đá nát vàng phai   (Kiều)                                                                

Giữa năm 1976, từ trại Long Giao, tôi bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần "ác ôn, có nợ máu" gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị, Bộ Binh, Cảnh Sát, Tuyên Úy, có cả Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận  –toàn hàng độc, dữ dằn dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên là của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi. Hai ngày sau cập bến Hải Phòng. Xe lửa và molotova bít bùng dàn chào sẵn để rước về các vùng biên giới, như Yên Bái, Lao Kay... Bạn bè lạc nhau từ đây. Tôi đi Hoàng Liên Sơn. Trời nóng hừng hực. Cửa toa đóng kín, khiến hai ông trung tá chết ngộp, xác vứt lại bên đường. Ngồi xe hơi thì bị trẻ con ném đá, và những bà già Bắc kỳ răng đen mã tấu tốc váy chửi rủa tục tằn, với sự làm ngơ đồng lõa của bọn cán bộ.

      Hoàng Liên Sơn với rặng Fansipan trùng điệp. Những ngày vào rừng, lên núi đốn tre, chặt gỗ, giơ tay vóc từng nắm sương la đà dày đục, nếm thử thấy tê buốt –như môi hôn phút chia lìa vội vã. Những đêm lạnh cóng phải đứng ngủ cho bớt run rẩy trong chiếc chăn đơn cũ mục. Trên đường lao động, tôi gặp lại bằng hữu thất tán từ các chiến trường xưa, không hẹn mà bị "gom bi" đầy đủ. Nhìn nhau cười như mếu, thấm thía lời huênh hoang của một tên cán bộ: "Các anh có mà chạy đằng giời!"

     

Nước mắt của Mẹ

Mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
Mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh.
Lâu rồi tôi mới tham dự một buổi họp mặt trang nghiêm giữa những người tuy xa lạ, nhưng  trong không khí gia đình như vậy. Đó là buổi thuyết trình của một người Mẹ – Trần Thị Ngọc Minh – Mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh trước cộng đồng người Việt ở Berlin bởi sự tổ chức của VETO.
Xin kể ngắn về trường hợp người tù lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh – người đã được dân biểu chính phủ Hoa Kỳ nhận đỡ đầu – cũng chẳng quá là trường hợp của cô Hạnh nếu ở xứ tự do, sẽ được tuyên dương vì hành động dũng cảm bênh vực quyền lợi giới công nhân thợ thuyền – cái giới mà chính đảng Cộng Sản đã một thời lợi dụng, làm bình phong để gây phong trào cách mạng…, chứ không phải bị tống vào ngục tối với cái án 7 năm tù như hiện tại:

Ba nhà hoạt động VN đến Mỹ


3 nhà hoạt động Việt Nam đến Hoa Kỳ vận động tự do báo chí. Nữ nghệ sĩ Kim Chi, cùng các ông Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà đã đặt chân đến Hoa Kỳ vào lúc 7:30 tối ngày 18 tháng 4 năm 2014, giờ Washington D.C., theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ, để chuẩn bị cho những cuộc vận động cho quyền tự do báo chí trong nước. http://www.rfatiengviet.net

Lính Trung Cộng vào Việt Nam tiêu diệt người Tân Cương ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh?

Phạm Lê Vương Các - Vào trưa ngày 19/4, báo Quân đội Nhân dân có bài "Tình hình khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh đã trở lại bình thường", trong đó bài báo cho biết: "Khi cán bộ Đồn Biên phòng Quảng Đức đang tiến hành kiểm tra hoàn chỉnh để bàn giao cho Công an Trung Quốc thì số đối tượng trên bất ngờ tấn công cướp 1 khẩu súng AK, trong súng có 5 viên đạn của Thiếu tá Nguyễn Văn Cưu, nhân viên vũ trang, đang canh giữ các đối tượng; các đối tượng khác xông vào bẻ chân ghế làm hung khí, nổ súng tấn công lực lượng biên phòng, sau đó cố thủ tại tầng 3, nhà liên ngành cửa khẩu Bắc Phong Sinh."

10 điều giống nhau “ngẫu nhiên” của bộ ba “lãnh tụ con” Đồng-Chinh-Giáp

"Lãnh tụ cha" cùng 3 "Lãnh tụ con". Từ trái qua: Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.
Phan Châu Thành (Danlambao) - “Lãnh tụ cha” của CSVN đã tự xưng là “cha già dân tộc”, sinh 1901 (hai lần tự khai với QTCS như vậy), mới 44 tuổi đã bắt cả dân tộc Việt gọi là “cha già”, thì ai cũng biết rồi, đó là Hồ Chí Minh. Và “cha” Hồ có hơn chục điều giống nhau kỳ lạ với lãnh tụ Hán-Việt gian Lai Teck của đảng CS Malaysia thì tôi cũng đã nêu ra trong một bài khảo cứu gần đây đăng trên Dân Làm Báo (xem “10 điều giống nhau kỳ lạ giữa HCM và đồng chí Lai Teck”). “Lãnh tụ con” là các “học trò xuất sắc nhất” của “lãnh tụ cha già”, ngay từ 1940, không ai khác là bộ ba Đồng-Chinh-Giáp. Một là Thủ tướng lâu đời nhất của VN và của cả thế giới PVĐ (sinh 1906, thua “cha” 5 tuổi, làm TTg bù nhìn 32 năm từ 1946 đến 1978), một là TBT hai đời của đảng CSVN - Trường Chinh (sinh 1907, thua “cha” 6 tuổi), và một là VNG (sinh 1911, thua “cha” mình 10 tuổi) - đại tướng “huyền thoại” của CSVN, kẻ “một mình đánh thắng” quân đội của cả 4 đại cường thế giới là Pháp, Nhật, Mỹ, Tàu…

Đói ăn vụng túng làm càn...

19-04-14
Chuyện dài… Nhân dân tự vệ hay là chuyện cô ca sĩ có lưỡi, có đầu, nhưng cái đầu thiếu bộ óc.
  
CUỐI CÙNG RỒI KHÁNH LY CŨNG VỀ HÁT TẠI VIỆT NAM 

Khánh Ly sẽ về Hà Nội diễn một đêm "Live concert Khánh Ly" vào tối ngày 9.5 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. 

Ý chí của con người không ai nói trước được là lúc nào sẽ bị 'g
y'. Trong tiếng... Anh có chữ 'break you down', đồng nghĩ với chữ 'gy'. Khi một người bị bắt vào tù, bị tra khảo, bị hành hạ xác thịt, đau đớn đến ni, có lúc phải 'nhận tội' bừa để sống còn. 

Khánh Ly tuy không bị hành hạ, không đau đớn về xác thịt, nhưng bà ta bị thiếu tiền, bị nợ ngập đầu. Khánh Ly cũng như nhiều ca sĩ khác ham mê cờ bạc, đỏ đen đến cháy túi, và hiện nay nợ nần không thể trả nổi.

Nhiều người cho rằng Khánh Lý là một Icon cho một thời nhạc Vàng Trịnh Công Sơn, vì vậy cô ta không nên về Việt Nam để hát, nếu KL về VN hát tức là phản bội lại Cộng Đồng...

Nếu ai chưa từng NGHÈO, thì khó lòng hiểu nổi tâm trạng của một người cháy túi như thế nào. Những năm tháng đi du học bên Mỹ, Thùy Trang đã lâm vào cảnh nghèo. Nghèo đến nổi nhiều lúc phải lật cái ghế sa lông lên xem, may ra kiếm được vài đồng tiền cắc rơi rớt, để lượm đi xe buýt. Có những lần xe gần hết xăng mà lòng cứ phập phòng vì không có tiền để đổ. 

Sống ở Mỹ thì không ai đói, vì đi xin đồ ăn tại các nơi xã hội vẫn được. Họ luôn để bánh mì không và một vài món đồ hộp khó ăn. Mỗi tháng đi xin thì cũng được cho 2 bịch, nên nói chung là chữ NGHÈO ở Mỹ chỉ là nợ nần không có tiền trả, chứ không phải là đói. 

Các bạn biết, lúc còn học sinh, có lần Thùy Trang mượn nợ Credit Cards lên tới 10.000 USD. Mỗi tháng trả tiền lời không đã là 600 USD rồi. Không chịu thấu vì mỗi tháng nó tới rất nhanh là phải vội vã kiếm tiền để trả. Cho tới lúc đi làm, sau khi trả hết nợ, quá sợ hãi, cắt bỏ hết những tấm thẻ nầy. 

Nữ ca sĩ của một thời vàng son trước năm 1975, bây giờ đã 70 tuổi. Nếu nói Khánh Ly mới về hát cho Việt Cộng trong dịp 40 năm ngày Quốc Hận thì chưa đúng lắm. Năm 2011, trong dịp Tết Nguyên Đán, Khánh Lý đã cùng Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Tô Văn Lai có mặt tại một Ballroom ở San Francisco để hát mừng Đảng , mừng Xuân cho Lãnh Sự Quán CSVN tại đây tổ chức. 

Ng
ày 26/9/2012, trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, Khánh Ly tuyên bố là:

"AI CHỐNG TÔI VỀ HÁT Ở VN LÀ CỰC ĐOAN!" và Khánh Ly nhận định về cái tính ưa chống đối là cái tính của người VN, cô nhận định:

"Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường." 
Nếu người sống gần Khánh Ly thì biết ca sĩ nầy là chuyên viên lẹo lưỡi, nói chuyện xấc sược và hỗn láo. Nếu nhìn Khanh Ly là một Icon của thời trước năm 1975 thì nhiều người sẽ cảm thấy xúc phạm khi Khánh Ly PHẢN BỘI lại Cộng Đồng NVQG. 

Thùy Trang luôn có cái nhìn lạc quan, vì vậy mình đã xem Khánh Ly đã chết từ năm 2011, lúc đến San Francisco để hát cho Lãnh Sự Quán CSVN. Khánh Ly hôm nay, không phải là của hôm qua, không phải là kỷ niệm của một thời nữa. 

Nếu chúng ta không có ai R
NH để mà góp tiền cho bà Khánh Ly trả nợ, thì cứ để cho bà ấy về Việt Nam kiếm tiền. Cũng nhờ vào Việt Cộng giỏi tuyên truyền nên nhà Sản mới cho Khánh Ly về hát trong dịp 30-4 nầy, ngược lại Khánh Ly cũng lợi dụng sự tuyên truyền đó để kiếm tiền về Mỹ trả nợ. 

Nghèo không có tiền, nhiều người phải bán thận, bán vợ, bán con... Khánh Ly đem lương tâm, chính nghĩa đi bán cũng không có gì làm lạ. 

Nguyễn Thùy Trang

Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 12.4.2014 tại Darmstadt-Đức


Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương
& Kỷ Niệm Lập Quốc Năm thứ 4893 Việt Lịch
do Hi VoviNam Vit Võ Đo Hùng Vương  t chc t
Darmstadt/Đ
c Quc ngày 12.04.2014

Bông hồng cho cộng đồng người Việt hải ngoại

Đã 39 năm kể từ ngày Sàigòn sụp đổ, và từ ngày mà Sàigòn mất tên, hàng triệu người bất chấp hiểm nguy đã tìm mọi phương tiện để bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Sau làn sóng di cư tháng 7 năm 1954  đúng sáu mươi năm trước với một triệu người miền Bắc từ bỏ làng quê và thành thị để lên tầu há mồm của Hải Quân Hoa Kỳ lánh nạn Cộng Sản vào miền Nam; ba cuộc di tản, vượt biên và tái định cư  sau Tháng Tư Đen trong 39 năm qua là những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại của dân Việt. Những làn sóng di cư và di tản khổng lồ này đã nói lên tinh thần khao khát yêu chuộng Tự Do của người dân Việt, và là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ nhất chống lại sự đàn áp của Cộng Sản bóp nghẹt các quyền căn bản của con người ở trong nước.
Ngay trước khi miền Nam lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt cuối tháng Tư năm 1975, có hơn 130 ngàn người miền Nam đã được di chuyển ra khỏi nước bằng đường hàng không và đường biển. Họ là những người tỵ nạn đầu tiên, là những người di tản đầu tiên rời miền Nam ra ngoại quốc. Đợt vượt thoát bằng đường biển trên những ghe thuyền mong manh của hàng triệu thuyền nhân đã lay động lương tâm nhân loại là một chương bi hùng ca vĩ đại nhất trong các cuộc di dân của dân Việt để thoát ra khỏi bao tầng áp bức của Cộng Sản ở trong nước. Chương trình nhân đạo H.O của chính phủ Hoa Kỳ khởi đầu từ năm 1990 chuyên chở bằng đường hàng không hàng vạn gia đình các cựu tù nhân chính trị từ miền Nam qua Mỹ là đợt thứ ba của người tỵ nạn VN phải bỏ nước ra đi - Là một chương bi ai hào hùng không kém về những người tù đã sống sót từ hàng trăm nhà tù tập trung khổ sai của Cộng Sản tại VN.
Hiện nay với gần bốn triệu người đang định cư ở trên một trăm lẻ ba quốc gia tại năm lục địa trên thế giới, các cộng đồng người Việt đã từ từ hình thành và trở nên những trung tâm phát triển mạnh mẽ về cả văn hóa lẫn kinh tế và chính trị. Với tinh thần chịu khó cần cù nhẫn nại ham học hỏi của cha ông để lại, qua bao nhiêu năm tháng làm ăn và học hỏi miệt mài, những cộng đồng này tập trung nhiều nhất tại Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), Châu Âu (Pháp) và Úc Châu, đã thành công vượt bực trên nhiều lĩnh vực, là những trung tâm chống Cộng hữu hiệu và cũng là nơi bảo tồn, phát huy phong tục tập quán văn hóa tốt đẹp của tổ tiên dân Lạc Hồng ở hải ngoại.
Sự vững mạnh của các cộng đồng người Việt hải ngoại không phải là điều tự nhiên mà do tích lũy của bao nhiêu năm phấn đấu cam go đầy thử thách mà mỗi người Việt tỵ nạn và mỗi di dân đã phải đối phó từ những ngày đầu chập chững trên xứ lạ quê người để vượt lên trên các trở ngại về ngôn ngữ và tâm sinh lý mà đi thẳng đến thành công trên con đường ổn định cuộc sống và có được một đội ngũ khoa học  kỹ thuật chiếm đến 18.5% có bằng đại học (trong dân số của cộng đồng tại Hoa Kỳ). Chưa kể hàng ngàn tấm gương sáng của những con người can đảm với ý chí sắt đá đã tạo dựng được cuộc sống xứng đáng nơi quê người sau khi gia đình họ phải gánh chịu bao tang thương đổ vỡ và mất mát do Cộng Sản gây nên.
Trong thời gian bị lưu đầy ngoài Bắc, chúng tôi ở cùng trại với một anh bạn thân rất hiền lành là Thiếu Tá Dũng. Một hôm anh cho biết một tin rất cảm động và đầy nhân bản từ  lá thư của người vợ gửi về từ Úc Châu. Sau năm năm bặt tin chồng, chị nghĩ rằng một là chồng mình đã chết trong ngục tù Cộng Sản, hai là ngày về sẽ là thời gian vô hạn định, và trong niềm tuyệt vọng chị đã quyết định cùng các con còn rất nhỏ đi vượt biên. May mắn chị và các cháu đã đến được bến bờ tự do và được nước Úc giang tay đón nhận. Phước bất trùng lai vì sau ngày định cư vào Úc chị bị một cơn bạo bệnh và tính mệnh như mành chỉ treo chuông. Các con nhỏ của chị đều tập trung bên giường để chờ giây phút mẹ chúng sẽ ra đi. Khi chị mở mắt nhìn các con lần cuối thì hình ảnh của người chồng không rõ sống chết ra sao trong ngục tù, và hình ảnh các con còn quá nhỏ đang đứng bên giường bệnh làm chị xúc động và chị quyết tâm phải giành lại sự sống để nuôi con và chờ ngày người chồng có thể về đoàn tụ. Tình yêu của chị dành cho chồng và cho con mạnh đến độ chị nghĩ rằng mình không thể chết để các con bơ vơ nơi đất khách quê người được. Và như một phép lạ, chị đã từ từ hồi phục trước con mắt kinh ngạc của BS người Úc. Chị đã chiến thắng Thần Chết hay ông Trời đã nhủ lòng thương cứu chị vì tấm lòng nhân hậu của người vợ tù? Nhưng cũng mất gần mười năm sau anh mới  đoàn tụ thực sự với chị và các cháu qua chương trình nhân đạo H.O của chính phủ Mỹ.
Theo Wikipedia,  với gần 1.8 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ ]vào thời điểm năm 2010, số người Việt ở Mỹ chiếm khoảng một nửa số người Việt trên toàn thế giới. Họ thường tập trung ở miền Tây, chủ yếu là ở các khu vực đô thị. Riêng tiểu bang California chiếm phân nửa, tập trung đông đảo nhất tại Quận Cam, sau đó là San Jose, California và Houston, TX - Là những nơi tập trung nhiều nhân tài và kinh tế phát triển của người Việt. Chúng ta có những thị trưởng người Mỹ gốc Việt như Tạ Đức Trí, Michael Võ, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, cố ca nhạc sỹ Việt Dzũng, có những tổ chức văn hóa, những tổ chức đồng hương, các tổ chức chống Cộng, các hội đoàn, các Hội quân binh chủng, Tập Thể cựu Chiến Sỹ VNCH, có Đền Hùng, v.v.. Nhìn qua Úc Châu, nhiều người Úc gốc Việt là những tấm gương thành công trong đời sống. Nhiều người nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyển Úc như ông Lê Văn Hiếu là Phó Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc, bà Lâm Lệ Hoa là thị trưởng thành phố Auburn, New South Wales và là phụ nữ Úc cũng như người Châu Á đầu tiên giữ chức vụ thị trưởng tại Úc, Nguyễn Minh Sang từng là thị trưởng trẻ nhất quận hạt Richmond và hiện là nghị sĩ tiểu bang Victoria. Về khoa học, nữ Tiến sĩ  Vũ Thị Ngọc Trang là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào Viện Khoa Học Kỹ Thuật Hoàng Gia, kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung Tâm NghiênCứu Xã Hội Thực Nghiệm Úc, giáo sư - tiến sĩ sử học Trần Mỹ Vân tại Đại Học Nam Úc (University of South Australia) (Wikipedia 2010).
Sự thành công và sự trưởng thành vững mạnh của các cộng đồng người Việt trên thế giới là một cái gai trong mắt của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), nhưng tiềm năng to lớn về nhân, vật, tài lực của các cộng đồng này lại là một miếng mồi ngon mà CSVN rất thèm muốn. Bởi vậy, sau những năm đầu khi xâm chiếm được miền Nam thi hành chính sách đóng cửa, CSVN đã nhìn thấy cái xuẩn ngốc của họ và sau đó họ đã mở tung cửa trải thảm đón “kiều bào” về “thăm quê hương” để lột hết ngoại tệ của “việt kiều” qua đầu tư, làm từ thiện hay ăn chơi. Cũng vì thế mà Nghị Quyết 36 ra đời để một mặt len lỏi vào mọi sinh hoạt của các cộng đồng ở hải ngoại kể cả các hội ái hữu cựu HS nhằm gây mâu thuẫn, chia rẽ, phá hoại tiềm năng ở hải ngoại. Mặt khác chiêu dụ các “con bò sữa” về để vắt kiệt sữa các con bò này và trao đổi bằng ít cỏ khô, vô hình chung làm giầu thêm cho các trọc phú Cộng Sản trong nước. Tuy nhiên, NQ 36 này chỉ đạt được ý đồ của nó trong một giới hạn nào mà thôi vì đa số người Việt cũng có kinh nghiệm với các thủ đoạn lừa đảo của CSVN, và nhiều âm mưu của NQ 36 đã bị cộng đồng người Việt hải ngoại bẻ gẫy. Dù bị đánh phá ngầm, các cộng đồng người Việt trên thế giới vẫn trưởng thành theo đà phát triển của các nước sở tại; và trên hết họ vẫn không bao giờ quên quê hương mình đang bị cai trị bởi một đảng Cộng Sản độc tài và hung bạo nhất trên thế giới.
Phạm Gia Đại