Tôi
viết bài này với những kiến thức học được từ Đại Học Chiến Tranh Chính Trị mà tôi
là một khóa sinh (Khóa 7 Bổ Túc CTCT) , khi
tôi giữ chúa Trưởng khối chiến tranh chính trị của đơn vị tôi : Quân
Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ .Tôi không phải là học giả, nên chỉ viết được những
điều tôi suy luận, với kiến thức hạn hẹp của mình.
Theo
Mác, thì lịch sử của một Xã Hội chỉ là một cuộc chiến tranh giai cấp. Một cách đơn
giản, trong Xã Hội có ba giai cấp : 1) Giai cấp vô sản hay thợ thuyềnbán sức
lao động cho giai cấp thứ hai 2) Giai cấp Tư Sản hay giới chủ nhân mua các sức
lao động này và bán ra lấy lời- Tiền lời
là thăng dư giá trị giữa những hàng sản xuất
và tiền công trả cho công nhân 3) Giữa hai giai cấp này là một giai cấp
thứ ba, gọi là bọn tiểu tư sản, bọn buôn bán nhỏ, bọn làn nông, làm vườn, bọn
tiểu công nghê, các chuyên viên, các nhà trí thức.
Trong Chủ Nghĩa Tư Bản, có sự chống đối giửa tập
thể sản xuất (công nhân) và chủ nhân các phương tiện sản xuất (nghĩa là giới Tư
Bản- chủ nhân các cơ xuởng, hay usines) . Muốn dẹp sự chống đối này, thì tập thể
những người sản xuất (Vô Sản Thơ Thuyền-công nhân) phải dẹp các chủ nhân các nhà
máy (Tư Bản Chủ Nhân), thành lập một cơ quan quản trị tài sản chunglúc đầu phải
gọi là Nhà Nước trước khi trở thành tài sản chung cho Xã Hội . Việc xung công các
phương tiện sản xuất, các nhà máy sẽ giúp cho giới công nhân này có thể tự đặt
ra các kế họạch kinh tế hợp với nhu cầu,
quân bình cung và cầu,tránh được việc làm giá tại Thị Trường. Đó là nguyên tắc
cơ bản của một nền Kinh Tế Xã Hội Chủ Nghĩa.