Thursday, 30 January 2014

Chào nhau giữa đường mùa xuân

Với tất cả niềm tin sắt son và bất tử chúng ta xem nhà tù là nơi ngủ trưa, đồn công an là nơi đấu tranh, tòa án là nơi khẳng định chính nghĩa, đồng đội là nơi sưởi ấm, thế giới tự do là nơi ủng hộ, và ngày mai chính là bây giờ...

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Tư tưởng và tấm lòng vạch ra con đường đấu tranh trên bản đồ lương tâm của chúng ta. Những nẻo đường riêng tư như vô vàn những dòng suối nhỏ tụ về bên nhau để cùng nhau mở con đường chung đến mùa xuân trường tồn của dân tộc - mùa xuân tự do, dân chủ và phẩm giá con người. 

Đầu năm nói dối - cuối năm múa rối

Phạm Trần (Danlambao) - Theo tục cổ truyền Việt Nam thì không ai dám “nói dối” đầu năm hay “múa rối” cuối năm để tránh mang họa vào thân. Người Cộng sản Việt Nam thì khác. Họ vô thần nên cứ nói và làm những điều ngược với lương tâm và đổi trắng thay đen để che mắt Thế giới và đánh lừa dân.

Bắt đầu từ chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về việc “kỷ niệm” hai sự kiện lịch sử mà Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử gọi là “tế nhị”, đó là: 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979 - chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.1.2014

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 30.1.2014
Trả lời thắc mắc về những lời nói dối của Hòa thượng Thích Chánh Lạc



PARIS, ngày 30.1.2014 (PTTPGQT) - Thượng tuần tháng 9.2013, Ký giả Đoàn Trọng trên Đài Truyền hình Little Saigon 57.7 phỏng vấn Hòa thượng Chánh Lạc về sự kiện Hòa thượng bị bãi truất khỏi chức vụ Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo. Hòa thượng đã phủ nhận hai trọng giới Dâm và Vọng mà Đức Tăng Thống THích Quảng Độ nêu ra để tẫn xuất.

Để đánh lạc hướng, Hòa thượng dành toàn bộ cuộc phỏng vấn để mạ lỵ Cư sĩ Võ Văn Ái, xem như sự “xích mích” kể từ năm 2012 của vị Cư sĩ này đưa tới việc cách chức Hòa thượng. Trầm trọng hơn, Hòa thượng khẳng quyết rằng do Hòa thượng không tài trợ cho Đài Phật giáo Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế khiến Cư sĩ Võ Văn Ái “oán thù” Hòa thượng.

ÔNG CỦA CHÁU ĐÃ KHÔNG VỀ VỚI CHÁU RỒI

Cháu thưa:

- Các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới;
- Các quý Ông/ Bà cộng đồng người Việt ở trong nước và ở nước ngoài.
Cháu tên là: Trần Phan Yến Nhi; là cháu nội của Ông Nguyễn Hữu Cầu, người đã ở tù hơn 1/3 thế kỷ.

Bấm vào đây để nghe toàn bộ thi ca tác phẩm và tác giả Nguyễn Hữu Cầu

Bấm vào đây để nghe bản nhạc Oan Khúc Người Tù Kiên giang do Nguyễn Hữu Cầu 
sáng tác trong tù. 



Hôm 14/01/2014 cháu đang học ở trường lúc đó 11h40, cha cháu đến rước cháu về và bảo là con về có hai người công an gặp con. Sau đó hai Bác công an gặp cháu và hỏi rằng: ai đã viết thư gửi đến tổ chức nhân quyền thế giới cùng với Ông/ Bà ở trong nước vả ở nước ngoài? Cháu trả lời là cháu viết. Có ai xúi giục không? Cháu trả lời là không. Viết thư với mục đích gì? Cháu trả lời là không mục đích nào khác ngoài việc viết thư kêu gọi các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế giới cùng các Quý Ông/ Bà ở trong và ngoài nước lên tiếng cứu giúp cho Ông Nội cháu được thả vì Ông ở tù lâu quá rồi hơn nữa Ông mang rất nhiều bệnh tật.

Sau đó hai Bác công an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về trong tuần sau ăn tết với gia đình cháu vì đang chờ cấp trên xem xét ký lệnh tha cho Ông Nội cháu. Ông cháu sẽ về trước tết… Cháu nghe hai Bác công an nói cháu mừng không thể nào tả nổi. Cháu chờ đúng 1 tuần vẫn chưa thấy Ông của cháu về tức là ngày 21/01. Rồi cháu lại chờ thêm 1 tuần sau tức ngày 28/01 nhưng cháu chẳng thấy Ông đâu, tiếp theo đến ngày 29 lại qua ngày 30 tết, ngày giao thừa thế là hết…16 ngày chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.

Từ lúc cháu gặp và nghe hai Bác công an nói vậy không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt, cháu nhất định sẽ chờ Ông về cùng ăn với cháu.

Cháu nhớ như in những lời hai Bác công an nói là Ông sẽ về trước tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai Bác công an là: “ Trước tết năm nào Ông cháu mới về…? ” Cháu đi học thầy, Cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.

Vậy nay cháu viết thư này gửi đến các Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài được biết là Ông của cháu chưa được thả “Trước tết” Cháu cầu mong Quý Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài tiếp tục lên tiếng để giúp cho Ông của cháu được về với cháu, chứ trông Ông về trước tết là cháu không biết “Trước tết năm nào nữa rồi” cháu rất tuyệt vọng.

Nhân dịp năm mới cháu kính chúc Quý Ông/ Bà ở Tổ Chức Nhân Quyền Thế Giới; cùng Các quý Ông/ Bà cộng đồng người việt ở trong nước và ở nước ngoài một năm mới An Khang Thịnh Vượng! Dồi dào sức khỏe.
“Trước tết”, ngày 30/01/2014
                                                                                 
Cháu chào Quý Ông/ Bà
                                                                                     
Cháu
Trần Phan Yến Nhi
( Địa chỉ email của cha cháu:  demlangthang20071973@gmail.com )

Con Gái của Người Ta - Trần Thiện Phi Hùng

Vi bài viết ta đ “Vin Dưỡng lão và Vin M Côi”, Trn Thin Phi Hùng có tên trong danh sách nhn gii đc bit Viết V Nước M 2013. Tác gi cho biết ông nguyên là lính Hi Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng, tính đến ngày 30 tháng Tư 75, t lái tu vượt bin năm 1982, hin đnh cư ti Úc. Bài mơi nht ca ông, vn vi chi tiết v nhà h sinh và vin dưỡng lão như tng k, nhưng gn như quay mt vòng 360 đ, biến thành mt câu chuyn khác hn.
* * *

Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.

Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sở Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.

Tâm Sự "Người Lính Già Oregon" ngày cuối năm...


Thưa quý vị, quý bạn,

1) Bài phiếm luận sau đây, khá dài, sẽ là bài cuối cùng tiện nhân kính gửi đến quý vị và quý bạn. Tiện nhân rất tiếc để nói rằng sau bài này tiện nhân sẽ tạm gác kiếm, ý quên, gác bút, bởi lý do như sau:

   Thấy bạn bè và người quen hàng tuần, hàng tháng, cứ thay phiên nhau bỏ cuộc chơi, lấy vé tàu một chiều, tiện nhân hồi hộp quá, đã gọi và làm hẹn với bà chị Thần Chết (bà chị, ma sœur, bắt chước Thánh François d’Assise đã gọi như thế), xin chị khoan đã, chờ 15, 20 năm nữa hãy đến thăm… em (và chị có vẻ OK), để em có thì giờ hoàn tất bao nhiêu công việc riêng tư bỏ bê từ lúc bước vào khung trời ảo internet. Tiện nhân, vì thế, phải hối hả, sợ trễ hẹn.

Tiếng hát Đại Bàng

Giữa lúc non sông tràn máu lửa
Bao người trai mặc áo trận lên đường
Thề một lòng gìn giữ quê hương
Bọn trí cộng phá hậu phương bằng chim trắng.

Họ chỉ muốn làm bồ câu trắng (*)
Khi nước nhà lâm cảnh chiến chinh
Bó tay tôi bằng chim trắng hòa bình
Họ phản chiến, để có cơ trốn lính.

Anh bảo  làm người chỉ mong được chếtCho quê hương nào ?  - đâu phải Việt Nam ?Bác Hồ của anh phất ngọn cờ hồng
Đưa nước Việt vào cùm gông cộng sản.

Và vì thế xin tặng anh bài hát
Bài hát này cho dân tộc Việt Nam
Giống Rồng Tiên một Mẹ đẻ trăm con
Chia hai cánh , đầu non và góc biển . .
Gìn giữ quê hương trong cơn nguy biến
Bảo vệ giang sơn, dâng hiến xác thân mình
Vung gươm thề : - Vì Tổ Quốc , - hy sinh
Bao thế hệ , người con dân nước Việt .

Xin hãy cùng tôi cất cao giọng hát :
“ Nếu là chim . . .tôi sẽ là đại bàng tung gió  (**)
Nếu là người . . . tôi sẽ là người lính giữ quê hương . . .
Là chim, bay vút cao trên tầng mây
Là dân tôi  hiến dâng thân xác này
Bảo vệ Tổ  Quốc , - quyết chiến !
Gìn giữ non sông,-  
hy sinh !
Quê Mẹ Việt Nam . . .
Ngàn năm quang vinh ! “
[NLG73- Lê Phú Nhuận]
Houston 30 JAN 2014

Thiên Tài Cô Đơn – Nguyễn Xuân Nghĩa

Bài đọc suy gẫm:  Thiên Tài Cô Đơn hay Tự Do Thông Tin và Phát Triển là phát biểu của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa qua cuộc thảo luận với Vũ Hoàng (RFA) với nhiều dẫn chứng xúc tích. Hình ảnh minh họa cho bạn đọc thưởng lãm những ngày Tết sắp tới là Lễ Tưởng Niệm 40 năm Hải Chiến Hoàng Sa tại Orange County do hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long, Nam California, hội trưởng là ông Phan Văn Song tổ chức, hình ảnh do phóng viên Paltalk thực hiện tại Tượng Đài Chiến Sĩ trong ngày 19/04/2014.

Trái sung và đèn lồng - canhco

 

-Không biết từ năm nào mình đã mất hẳn thú vui may áo mới cho con vào những ngày cuối năm. Cũng mất luôn thói quen không thể thiếu là nấu bánh vào ngày 30 tết. Có người bảo siêu thị bán bánh ngon hơn, tiện lợi cho gia đình để bà nội trợ không phải lo toan vào những việc nấu nướng như thế này. Thời gian dôi ra để dành cho việc khác.
Làm sao đồng ý với cách suy nghĩ như thế nhỉ? May áo mới cho con là hạnh phúc của người đàn bà và người mẹ. Đường kim mũi chỉ và sự nhẫn nại, nắn nót sẽ được trả công bằng nụ cười trẻ thơ có phải là phần thưởng lớn nhất của một ngày cuối năm hay không? Tết không phải để ăn để mặc dù dân gian vẫn gọi là ăn tết. Cao hơn những cái bình thường ấy là những kết nối không thể thiếu trong tinh thần ngày tết.

Một Vòng Ngựa Chạy 60 Năm 1954-2014 - Hạ Long Bụt Sĩ LVV

2014 JAN 5 NĂM NGỌ 300
Giáp Ngọ 1954
Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt Minh-Pháp đến hồi kết, ở Hà Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Ngọ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung thiếu nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng…Sáng Mùng Một đài phát thanh phát lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, vị Chúa Nguyễn cuối cùng của dòng chính vương đạo Việt, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có làn sóng đỏ Nga-Tầu tràn vào!

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 30-1-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

Ngày 25 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Hôm nay cần mua vài ba thứ, tôi ghé một ngôi chợ Việt Nam, và khi đi ngang qua quầy bầy bán hương nến, vàng mã cùng các vật dụng cần thiết để bầy bàn thờ, tôi thấy những tấm giấy viết bằng chữ Hán dùng cho việc cúng kiếng đủ mọi chuyện.
Chuyện cúng ông Công, ông Táo, Thổ thần, cúng cô hồn... đều có người làm cả, và ai cũng đã biết. Nhưng trên cái giá để hàng, tôi thấy cả những thứ cần cho việc "cúng tiểu nhân", những chữ ghi rõ ràng như thế.
Ô hay, tại sao phải cúng cái thứ này nhỉ? Thì trên kệ có đề rõ những thứ để cúng tiểu nhân mà.
Cúng là việc dâng lễ vật lên thần thánh, tổ tiên, là để tỏ bầy tấm lòng tôn kính dành cho các vị đó. Nhưng còn tiểu nhân, tại sao phải cúng, phải tỏ lòng cung kính với tiểu nhân, phải đem lễ vật dâng lên cho cái thứ bụng dạ nhỏ nhen đáng khinh, cái thứ hạ tiện chỉ rình rập, phục kích hại người, đâm chém người khác, ngậm máu phun người, bí mật hại người, bọn ném đá dấu tay... làm tất cả những chuyện tệ lậu đốn mạt trên đời chỉ để gây khổ đau tối đa cho người.
Tiểu nhân là ngược lại với quân tử. Vậy thì nếu có cúng thì cúng người quân tử chứ tại sao lại cúng tiểu nhân? Nhưng mấy chữ ở cái chợ nọ còn lù lù ở đấy. Chắc chuyện cúng tiểu nhân là chuyện có thật, và có nhiều người làm lắm thì mới có nguyên những thứ dùng cho việc cúng kiếng chúng nó.
Thế thì cúng tiểu nhân bằng gì?
Không thể bằng hương đèn thơm ngát được. Hương đèn phải được đặt trên bàn thờ, nơi cung kính nhất trong nhà. Không thể bầy các vật cúng kiếng, mâm cao cỗ đầy cho tiểu nhân về ăn được. Mà nếu tiểu nhân ghé ăn xong, ai dám lấy mấy thứ đồ cúng đó xuống mà ăn? Phí của giời đi.
Không bàn thờ, lư hương, không xôi gà, không thủ lợn, giò chả, bánh trái thì cúng tiểu nhân bằng gì? Còn gì mà cúng nữa đâu?
Thì cứ cho cái bàn thờ, nếu có một cái cái dành cho tiểu nhân, hương tàn khói lạnh. Một nén hương cũng không cho nó. Một miếng xôi cũng không.
Cứ như ông Kim Thánh Thán kể trong 36 lúc vui trong đời mà ông viết lại trong một buổi chiều mưa ngồi trong ngôi miếu cổ. Họ Kim kể là một sáng thức dậy thấy xôn xao tiếng người dưới bếp, ông xuống hỏi xem có chuyện gì thì gia nhân nói rằng trong đêm, một người độc ác, đê tiện, xấu xa nhất trong thành vừa lăn ra chết. Kim Thánh Thán nghe xong liền thốt lên rằng "Chẳng cũng khoái ư!"
Đó, nếu cần phải cúng tiểu nhân thì cứ thanh thản và khoái trá như Kim Thánh Thán là đủ.
Không cần chúc ác cho nó. Để người khác chúc ác cho nó là đủ rồi. Nó đánh lén mình, kệ nó. Sẽ có người khác xử. Nó lái xe qua mặt mình làm mình suýt gây tai nạn. Kệ thân phụ nó. Sẽ có ngày, một tay súng trong cơn "road rage" sẽ cho nó một phát. Nó vô cớ đục mình một quả, sẽ có người khác bị nó đục sẽ đục lại nó. Nó sẽ thất cơ lơ vận, không có chỗ dung thân. Nó nói xấu mình thì nó sẽ không còn chỗ mà ... phát thanh nữa, lêu bêu như chó mất chủ, nay đài này, mai đài nọ.
Vì thế, không cần phải mua sắm gì về để cúng nó. Nó sẽ lang thang đầu đường xó chợ, sống vô gia cư , chết vô địa táng cho mà xem.
Nhất định là không cần phải cúng nó.

Ngày 26 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Tôi không biết những dòng chữ viết trên một bức tường ở đoạn giữa Lai Châu đi Điện Biên có còn không, hay đã bị xóa đi mất rồi.
Một nhóm vài ba sinh viên ở vùng Tây Bắc xuống học ở các thành phố ở dưới đồng bằng , trong một chuyến đi về thăm nhà, một nơi rất gần biên giới Việt Trung, đã quyết định dùng sơn viết những hàng chữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam, để bầy tỏ thái độ yêu nước của họ trên thành cầu, trên những bức tường sát bên đường xe đi.
Lúc đầu họ chỉ viết những chữ tắt HS.TS.VN. nhưng sợ người đọc không hiểu nên họ viết thẳng ra là Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam. Rồi họ lại nghĩ là viết như thế chưa rõ, nên trên một bức tường khác, họ viết rõ hơn: "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam."
Viết xong hàng chữ này, họ nghĩ điều muốn nói đã được nói lên rất rõ. Những chữ viết trên tường rất đẹp và rất rõ mầu sơn đỏ trên bức tường xi măng mầu xám rất dễ đọc.
Các sinh viên này cho biết là vừa viết xong thì một người đàn ông trung niên đến hỏi tại sao lại viết thế. Khi được các sinh viên giải thích là họ muốn khẳng định các hải đảo là của Việt Nam, ý nói không phải là của Trung quốc. Người đàn ông trung niên cho biết ông là bộ đội từng đánh nhau với quân đội Trung quốc, có thể là hồi xẩy ra cuộc chiến Việt Trung những năm 1984-1988. Ông nói viết dòng chữ như các sinh viên vừa viết có thể dân chúng đọc không hiểu. Ông lấy sơn viết thêm ở dưới bốn chữ, không cần tới phương châm 16 chữ của Giang Trạch Dân nhét vào mồm bọn lãnh đạo Hà Nội, mà nay đọc lên chỉ muốn giết hết mấy cái đứa nô dịch theo Tầu.
Bốn chữ mà ông trung niên viết thêm là, nguyên văn đọc thấy rõ trong bức hình chụp: "Đéo phải của Tầu".
Chao ôi, chữ "đéo" nghe đã đời làm sao!
Không phải là một câu phủ định tầm thường như "không phải của Tầu", mà là "đéo phải".
Lối nói phủ định dùng những từ ngữ hoặc để nói về việc giao hợp (đéo) hay về một bộ phận cơ thể (đếch) có mục đích là làm cho ý nghĩa của câu mạnh hơn, khẳng định hơn, rõ ràng hơn, pha thêm ít nhiều sự phẫn nộ ở trong. Những chữ đó thường không được viết xuống, chỉ thường xuất hiệ trong văn nói.
Trên bức tường, hai dòng chữ viết bằng sơn đỏ, một của mấy sinh viên, một của một người đàn ông trung niên, nhưng cả hai đều là nhũng thông điệp chính trị.
Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.
Đéo phải của Tầu.
Câu của các sinh viên được câu của người bộ đội từng đánh nhau với Tầu đã được làm cho mạnh hơn, quyết liệt hơn, và dễ hiểu hơn với những người dân quê ở cái vùng gần biên giới Việt Trung đó.
Chuyện xẩy ra đã mấy năm không biết những hàng chữ đó có còn không, hay đã bị bọn tay sai của Tầu cạo đi rồi. Nhưng tôi tin là còn, vì một người đàn ông khác đã hứa với mấy sinh viên rằng nếu có ai xóa những chữ ấy đi thì anh ta sẽ viết lại vì anh là người làm đường ở đó.
Lời nói của anh nghe đầy giọng của Phùng Quán:
"...Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá."
Như vậy, nếu những hàng chữ ấy bị bôi xóa đi, thì nó sẽ được viết lại.
Có điều là nhà cầm quyền không bắt... bức tường đem nhốt như đã nhốt ông Điếu Cầy chỉ vì ông đã khẳng định bằng một câu tương tự về Hoàng Sa và Trường Sa.
Có giỏi thì lôi bức tường ra tòa coi nào.
 
 
Chú cũng là lính biên phòng hồi chống Tàu đây, chúng mày kẻ như thế chưa đủ, phải viết thêm vào cho chú câu '' Đéo phải của Tầu''.  Chúng tôi nói cho chú biết, mình làm thế này cần phải văn minh, nói như thế người đọc không thiện cảm. Người đàn ông càng tức hơn, chú ấy quát:

- Mẹ, ở đây miền ngược không như dưới xuôi, cái gì cũng phải thẳng luôn. Chúng mày sợ không dám làm thì sơn làm gì. Mày viết đi để bà con đây đọc xong, tao sẽ giải thích. Chứ viết của Việt Nam thì người ta chả hiểu gì hết. Chúng mày có viết không thì để tao viết.

Anh em chúng tôi nhìn nhau, sau cũng đành gật đầu chiều ông cựu chiến binh máu nóng đó. Thế là thành dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam lại thêm cái đoạn Đéo Phải Của Tầu ở phía dưới là vậy.


Ngày 27 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Kim Phạm thiệt mạng một cách lảng xẹt. Thực ra thì không có cái chết nào là hợp lý, là không lảng xẹt cả. Nhưng Kim là một phụ nữ rất không nên chết một cách lảng xẹt như thế bao giờ.
Cô còn quá trẻ, xinh đẹp, thông minh, học thức và là một cây viết đầy triển vọng. Cô có thể trở thành một nhà văn. Hai tiểu luận của cô rất được người đọc ưa thích. Nhưng hơn tất cả những điều vừa kể, cô là một người tốt. Cô rất tốt với bạn bè, và luôn cả những người cô không quen, không biết. Cô luôn luôn nghĩ tới người khác trong chiều dài đời sống quá ngắn ấy của cô. Cô cẩn thận viết xuống giấy là nếu có chuyện gì xẩy ra cho cô, cô muốn hiến tặng các bộ phận của cơ thể để cứu những người khác.
Cô nghĩ đến cách khi chết cô vẫn còn có thể cứu được những người khác. Cô đã cứu được 5 người bằng các bộ phận cô hiến tặng.
Cô là người luôn luôn nghĩ đến chuyện giúp đỡ người khác. Ngay cả khi cô vĩnh biệt đời sống. Cô chỉ có thể mô tả là một cách chính xác nhất bằng chữ selfless. Một người không nghĩ tới mình. Cô chỉ nghĩ tới người khác.
Cô qua đời sau khi bị hành hung trí mạng trong một buổi đi chơi với vài ba người bạn. Cảnh sát đã bắt giữ hai phụ nữ bị tình nghi dính líu vào vụ đả thương. Tiền thế chân để được tại ngoại của mỗi người được đặt ra là 1 triệu đô la. Cảnh sát chắc chắn phải có trong tay một số bằng cớ để có thể giữ các đương sự. Nhưng cảnh sát vẫn cần thêm các nhân chứng có mặt ở nơi xẩy ra vụ bạo động.
Nạn nhân buổi tối hôm ấy (19/1/2014) có đi cùng với mấy người bạn gốc Việt khác nhưng chưa có một người nào chịu gặp cảnh sát để trả lời các câu hỏi của cảnh sát trong nỗ lực điều tra vụ hành hung gây ra cái chết của cô Kim. Tờ LA Times nói rằng những người này đã từ chối không nói chuyện với cảnh sát vì không tin vào việc làm của cảnh sát và sợ bị trả thù. Tờ báo nói rằng những người cùng đi với cô có thể đã trông thấy người đánh nạn nhân đến bất tỉnh cũng như ai đã đá vào đầu nạn nhân khi cô ngã xuống. Nhưng mọi nỗ lực của cảnh sát muốn có lời khai của những người bạn của nạn nhân đã không có kết quả. Một người nói thẳng với cảnh sát là không muốn gặp cảnh sát.
Cuộc điều tra vẫn có thể tìm ra manh mối nhưng có thể sẽ mất công hơn dù có hay không có lời khai hay sự hợp tác của những người-gọi-là-bạn-của-nạn-nhân. Vậy thì đúng là "khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai".
Cô Kim khi còn sống, ai quen biết cô cũng đều nói rằng cô là người bao giờ cũng nghĩ tới người khác. Nay cô chết đi thì những người biết cô, đi chơi với cô và chắc thế nào chẳng đã có người từng được cô đối xử tử tế, đã không chịu mở miệng ra nói được đôi ba điều để làm sáng tỏ cái chết của cô. Họ đi chơi với cô, có mặt ở nơi xẩy ra vụ bạo hành, có thể đã nhìn thấy tận mắt những hung thủ đánh hội đồng cô. Nhưng tất cả, cho đến hôm nay, vẫn giữ im lặng, thậm chí nói thẳng là không muốn dính vào chuyện cô bị sát hại.
Họ có nêu ra lý do gì, nại ra cái cớ nào đi chăng nữa thì nghe cũng không ổn, khi cô Kim là bạn của họ, hay chỉ quen biết họ khi cô còn sống.
Bạn bè mà đối xử với nhau như vậy hay sao? Biết đâu trong số những người không chịu giúp cảnh sát điều tra nội vụ lại chẳng có người từng được cô Kim đối xử rất tốt khi cô còn sống?
Người Mỹ hay nói câu này: với bạn bè như vậy thì ai còn cần phải có kẻ thù nữa (With friends like these, who needs enemies?)

Đúng làm sao là đúng!

Kiếp tằm và con ngựa - Quỳnh Giao


Trung Hoa là nơi đầu tiên có bí quyết trồng dâu nuôi tằm để kéo thành tơ. Họ tìm ra nghệ thuật ấy từ hơn bốn ngàn năm trước, nhưng giữ bí mật trong hai mươi thế kỷ cho tới khi bị tiết lộ qua Tây Vực vào đời nhà Hán, rồi mở ra Con Ðường Tơ Lụa nổi tiếng trong lịch sử. Ngày nay thì cả thế giới đều ưa thích tơ lụa và các cô gái thì được nghe truyện Hoàng Hậu Luy Tổ.

Là vợ của Hiên Viên Hoàng Ðế vào đời thái cổ hoang đường, bà Luy Tổ đang uống trà thì có cái kén rơi vào tách nước nóng. Lấy móng tay kéo ra thì bà được sợi tơ óng mịn, nhờ vậy mà phát minh ra nghề tằm tơ. Truyền thuyết ấy của Trung Hoa một lúc nói về hai khám phá rất đẹp của nhân loại là tơ và trà.

Chờ đón Xuân Giáp Ngọ, người viết lại xin kể một truyện cổ tích về con ngựa, có khi giải thích vì sao người ta giữ bí mật về con tằm qua sự tích bà Luy Tổ.

Trung Hoa là xứ hay gặp chiến tranh nên truyện này có thể ứng vào nhiều đời vua khác nhau. Vì nạn binh đao, có người phải tòng quân và được gửi ra chiến trường. Ở nhà chỉ còn bà vợ, cô con gái và một con ngựa quý, được cô gái chăm sóc từ khi còn bé. Vắng bóng cha, nàng chỉ nghe thấy tin dữ ngoài biên ải và hàng ngày tâm sự với con ngựa về nỗi lo lắng của mình.

Một hôm đó, nàng ứa lệ thủ thỉ với con vật chung thủy. Ngựa ơi, phải chi mi biết tìm ra biên thùy mà đón cha về. Lạy trời, ai mà cứu được cha thì ta nguyện suốt đời làm vợ.

Chuyện không ngờ là con ngựa lại lồng lên hý vang trời, bứt phá cổng trại và phi như bay vào cõi bạt ngàn. Ðợi mãi chẳng thấy ngựa về, cô gái đành kể cho gia đình truyện mất ngựa nhưng giấu kín lời nguyện của mình.

Nàng không ngờ là nhiều ngày sau đó con ngựa đã tìm ra biên ải và nửa đêm vượt rào bay vào trại lính, nơi người cha đang đóng quân. Thấy con ngựa quý, ông đoán là ở nhà có chuyện dữ nên lặng lẽ đóng cương trốn khỏi trại. Khi về đến nhà thì thấy mọi người vẫn bình an và gia đình mừng ngày đoàn viên. Con ngựa được thưởng công ngàn dặm tìm chủ bằng cỏ non và thóc quý.

Nhưng lạ thay. Nó không ăn gì cả, cứ nằm im trong chuồng, đôi tai đôi mắt thì hướng ra ngoài. Ở bên ngoài, qua một sân trại, cô gái cũng lầm lì trong phòng kín tránh đi ra ngoài. Vài ngày sau, cả người và vật đều như mắc bệnh.

Người cha buồn lòng về tình trạng của con ngựa và thấy nó chỉ thoáng nét tinh anh khi có tiếng cô gái văng vẳng ở nhà trên. Hỏi gặng thì cũng chẳng hiểu tại sao vì ban đầu cô con gái vẫn tránh nói thật.

Mãi rồi nàng mới kể, rằng con đã nguyện lấy bất kể ai có thể đón cha về!

Giận dữ về sự vô tâm của con gái khi thề thốt như vậy với một con ngựa, ông cũng thấy cảm động về nỗi lòng của con. Ông thương con ngựa đã quyến luyến cô tiểu chủ từ bé và còn thông minh vượt qua ngàn dặm để tìm ra mình. Nhưng làm sao có thể gả con gái cho ngựa?

Sau nhiều ngày phân vân về tình trạng éo le này, ông cầm gươm bước vào tàu ngựa nhìn con vật gầy gò nằm bẹp dưới đất, và lấy một quyết định đau lòng. Ðến lúc cuối, con vật phì phò ngước mắt nhìn ra cánh cổng xưa kia vẫn có cô gái thắt bím bước vào thủ thỉ.

Người cha giữ lại bộ da ngựa làm kỷ niệm về con vật chung thủy và chôn xác ở một gò hoang nơi góc vườn. Cô gái thì mừng rỡ và sáng hôm sau bước ra ngoài chào đón ánh nắng mặt trời.

Chuyện không ngờ là khi nàng đến góc vườn thì có cơn gió nổi lên từ gò hoang, thành con lốc xoay tròn quanh cô gái. Nàng bị bốc khỏi mặt đất và thất thanh gọi cha. Người cha chạy ra thì chỉ thấy con gái cuộn trong gió lốc bay về cõi xa. Ông rượt theo bóng con mất nhiều ngày cho đến khi tới một ruộng dâu.

Nơi đó chỉ có một con tằm màu trắng nõn như màu áo của cô gái.

Người cha đem tằm về nhà, cùng bà vợ nuôi nấng chiều chuộng như con gái. Từ đấy, họ có những sợi tơ vàng óng mịn mà. Và xứ Trung Hoa có một báu vật nổi danh trên thế giới. Không còn mấy ai nhắc đến con ngựa. Nhưng phải chăng, cô gái vẫn nhả tơ theo đúng lời nguyền năm xưa?

Trong các truyện tích về kiếp tằm nhả tơ, có lẽ truyện này còn lãng mạn mà oan nghiệt hơn nhiều bi kịch Hy Lạp. Và chắc chắn là có ý nghĩa hơn truyện bà Luy Tổ.