Saturday, 16 May 2015

Múa Rối Biển Đông & Mặc Cả Quyền Lợi Quốc Gia - Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM

I. Thế Nào  Quyền Lợi Quốc Gia
Quyền lợi quốc gia đối chiếu với hai thuật ngữ “National Interest” [Anh ngữ] và “Raison d’État” [Pháp ngữ].  Theo những quan điểm trên, quyền lợi quốc gia gồm [a] các quan tâm và tham vọng về mặt quyền lực quân sự, kinh tế, văn hoá [b] mà một quốc gia đôn đốc thành lợi ích cốt lõi, thành quốc sách hay định hướng căn bản.
Về mặt quốc sự, quyền lợi quốc gia thường có những thuật ngữ bổ túc, liên đới như quyền tự quyết, quyền bá chủ, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia, bí mật quân sự, v.v.
Về mặt quốc gia sinh tồn, quyền lợi quốc gia thường phát xuất từ các nhu cầu phúc lợi, thịnh vượng, phát triển kinh tế, sáng tạo kỹ thuật, lãnh đạo tài chính, hiệp thương, v.v.
Về mặt văn hoá, quyền lợi quốc gia bao gồm những truyền thống tư tưởng, ý thức hệ chỉ đạo; những tập tục, tín ngưỡng làm mạch sống tinh thần của dân tộc hay của nhóm người lãnh đạo quốc gia.
Quyền lợi quốc gia, về mặt quốc tế công pháp, thường bầy tỏ sắc thái chính trị ngoại giao thực tiễn – Realpolitik,[1] đôn đốc quyền lực trong mọi giao dịch đối ngoại, nhất là khi có đối thủ/thù địch rõ rệt.

KQVNCH Tướng Phạm Ngọc Sang - cựu tư lệnh sư đoàn 6 không quân


Tướng Phạm Ngọc Sang, Phượng Hoàng Gãy Cánh

Bốn mươi năm nhìn lại ngày Phan Rang thất thủ, tôi lại nhớ một khuôn mặt tướng lãnh cựu tư lệnh sư đoàn 6 không quân (bản doanh đóng tại Pleiku), người đã bị địch bắt tại chiến trường, bị đem ra Bắc và trở thành người tù có thâm niên cao nhất (17 năm).

Trong số các sĩ quan bị trả thù sau cuộc chiến, ông là người vào tù sớm nhất (16-4-75) và ra trại trễ nhất (11-2-92). Thân tàn lực kiệt ông sống thêm được 10 năm và mất tại Quận Cam năm 2002. Trước khi mất ông dồn sức cố viết một hồi ức về trận đánh Phan Rang và làm một điều chẳng ai bắt ông phải làm là tỏ lời cáo lỗI cùng đồng bào qua mấy dòng bi tráng, Tôi cảm nhận rất có tội với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành.

Từ Staline tới Putin

Putin và Stalin

Nước Nga, một giải đất rộng mênh mông bát ngát chiếm 1/6 diện tích thế giới, một đất nước vĩ đại vô cùng lạnh lẽo, một dân tộc bất hạnh chịu nhiều tang thương đau khổ bị dầy vò xâu xé vì chiến tranh cách mạng, chịu nhiều thảm kịch núi xương sông máu qua những thập niên dài đằng đẵng.

Nhắc các cụ ở tuổi sáu bó - Ds. Nguyễn Hữu Đức

Trong vòng một thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra của người sống tại Mỹ đã tăng lên đáng kể, từ 47 tuổi năm 1900, lên đến 77 tuổi năm 2004. Tính ra, vào năm 2030, người trên 65 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số, tức khoảng 70 triệu người.

Hệ thống duy trì sức khỏe cho các vị cao niên tại Mỹ tốt, nhờ vào các phương cách y khoa phòng ngừa. Việc ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe tại Mỹ hiện được chia làm ba cách: primary prevention (phòng ngừa tiên khởi, phòng ngừa thứ nhất), secondary prevention (phòng ngừa thứ nhì) và tertiary prevention (phòng ngừa thứ ba).

Phòng ngừa tiên khởi nhắm mục đích ngừa đừng để bệnh xảy ra trong tương lai; phòng ngừa thứ nhì nhắm mục đích tìm và chữa bệnh sớm trong giai đoạn bệnh chưa gây triệu chứng; phòng ngừa thứ ba nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn.

Mầu Thời Gian - Phạm Gia Đại


Nhiều khi chúng ta tự hỏi không biết thời gian mầu gì? Thời gian là trừu tượng, là sự trống không vô hình bao quanh chúng ta cả ngày lẫn đêm mà chúng ta không thể thấy được, vậy mà người ta vẫn gán cho thời gian thật nhiều mầu sắc. Những thương gia, kỹ nghệ, chính trị gia làm ăn thành công tiền rừng bạc biển, công thành danh toại thường nhìn thời gian qua một mầu hồng tươi sáng. Những mảnh đời ba chìm bẩy nổi long đong trên thương trường và lận đận trong tình cảm nhìn thấy thời gian là một mầu xám ảm đạm và u buồn. Ngược lại những cặp uyên ương đang dự tính dệt bao mộng ước cho tương lai thì thời gian là một mầu xanh ngọc biếc.

Biển Đông dậy sóng - Hai hàng không mẫu hạm Uss George Washington & Uss Carl Vinson đang tiến vào Biển Đông

- Vừa nhận được thông tin là Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington Hạm Đội 7th vừa rời khỏi bến cảng Yokosuka, Nhật Bản hôm thứ TƯ 13/5/2015 để tiến về Trường Sa, biển Đông. 

Một Hàng Không Mẫu Hạm khác của Mỹ là chiếc USS Carl Vinson Hạm Đội 5th từ vùng biển Malaysia cũng đang trên đường tiến vào khu vực Trường Sa. Đi kèm theo với 2 Hàng Không mẫu hạm nầy sẽ là một tàu tuần dương và ba tàu khu trục. 

Được biết là các Hàng Không mẫu hạm hàng đầu của Mỹ tiến vào Biển Đông hỗ trợ và bảo vệ thông thương đường biển khu vực nầy. Bên ngoài khơi Biển Đông vẫn còn hiện diện chiếc USS Fort Worth (LCS 3) trong vùng biển Philippines. 

Như vậy chúng ta thấy là tình hình Biển Đông phút chốc trở nên căng thẳng vì Mỹ đã biết trước là Trung Quốc sắp tuyên bố khu vực cấm bay ở Trường Sa. 

(*) Xin các bạn nhớ là mỗi Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ, ngoài các tàu khu trục đi theo bảo vệ, còn có ít nhất là 2 chiếc tàu ngầm nguyên tử chạy theo hỗ trợ trong khu vực của Hàng Không Mẫu Hạm. 

Nguyễn Thùy Trang