Thursday, 1 May 2014

Lỗi cũng tại do chúng ta mà ra

Nguyễn Dư (Danlambao) - Khi đề cập đến sự phát triển của một quốc gia, người ta có thể nghĩ và nhìn thấy ngay đến thuộc tính của dân tộc đó. Thí dụ như khi nói đến nước Nhật thì chúng ta biết họ là một dân tộc có tinh thần trách nhiệm và có tính kỷ luật khá cao. Tương tự, khi nói về sự phát triển của nước Đức thì dân tộc này cũng gần giống như thế. Đây là hai quốc gia cần phải để làm gương cho chúng ta học hỏi.

Bài Viết của con gái về Tháng Tư Đen

Kính tặng bố Phạm Gia Đại yêu dấu!

Đã mấy mươi mùa tháng Tư trôi qua, những hình ảnh hỗn loạn của ngày ấy vẫn còn thấp thoáng ẩn, hiện trong tôi. Chúng ẩn dật khi tôi bận bịu với đời sống nhưng lại hiện thân khi ai đó chạm nhẹ vào nơi chúng đang trú ẩn.  Thế là chúng ùa ra như những kẻ phản loạn trên đường phố.  Tôi nuôi dưỡng chúng vì chúng vô tội.  Nếu không nương náu bên tôi thì chúng cũng sẽ bay đi như những cánh chim biển,  lạc loài cô đơn.

Ngày ấy, tôi chưa đầy năm tuổi.  Căn nhà nhỏ, nằm gọn một góc sau chùa của Ngoại là nơi mà gia đình tôi đã tạo dựng một mái tranh bình yên, đơn điệu, có chiếc xích đu dưới bóng râm của cây mận, cây xoài được bao quanh bởi chiếc hàng rào gỗ trắng xinh xắn.  Mỗi buổi chiều, hai chị em tôi được mẹ tắm rửa sạch sẽ, tóc chải láng mướt ngồi trên xích đu đong đưa chờ bố đi làm về.... ngày ấy còn đâu.

Bắt đầu vào những đêm tôi bị giật mình tỉnh giấc khi bố tôi nghe đạn pháo kích, e ngại đem hai đứa nhét xuống gầm giường, tưởng chừng là nơi trú ẩn an toàn vào lúc ấy. Trong bóng  đêm, nằm úp dưới sàn gach bông mát ruợi, tôi lại vui mừng ngủ tiếp mặc pháo nổ, đạn bay, ai nào hay.  

Một buổi sáng, tôi bị xốc lên xe với em trai, bố mẹ trông thật vội vã và lo âu.  Xe chợm được vài bước thì tiếng khóc của dì Út vang lên từ phía sau.  "Anh chị cho em đi với", dì Út lúc ấy hình như mười sáu trăng tròn. Ông bà ngoại thì cố thủ giữ chùa, dì Út lên xe cùng tôi nhưng định mệnh dì, cháu phải sau bao mươi năm sau mới đoạn tụ lại nhau.

Chuyến xe ra đi nhưng cuối cùng cũng trở về lai căn nhà nhỏ bên góc chùa. Dì Út sau đó vài năm đã ra đi trót lọt trên một con tàu nhỏ.  Bố tôi thì “vinh hạnh” hơn, có “quan” đến thăm, “xe lính” hẳn hoi, mời trình giấy tờ tại nhà trông oai lắm. Tôi nhớ bố bảo mẹ và tôi là đi ba hôm rồi về. Tôi không có khái niệm gì cả. Đứa trẻ chưa lên năm như tôi làm sao hiểu được ba hôm là gì. Trời ơi! ba hôm là một quãng đời người. Năm đó! bố tôi là một thanh niên đầy nhựa sống của tuổi ba mươi.  Me tôi trẻ hơn hai tuổi, ôm con ở lại với những cạm bẫy xung quanh.  

Tôi bắt đầu hiểu dần thiếu cha, không bố là như thế nào.  Xung quanh tôi, trong ngôi chùa gia đình chỉ có ông ngoại là đàn ông. Tất cả đàn ông trong họ chắc cũng giống bố tôi thôi, biệt tăm đâu mất. Tôi bắt đầu biết cách cảnh giác khi đêm xuống. Tôi không thích những người đến hỏi han mẹ tôi về lý lịch bố tôi. Chúng nhìn ngổ ngáo và không đàng hoàng. Tại sao có một tờ lý lịch mà hỏi mãi thế.  ại sao lại phải lập đi lập lại, tôi nhớ đến thuộc lòng.  

Những ngày còn lại là tình bố con qua trang thư tay hay dấu bưu điện nhòe nhoẹt và những chuyến thăm nuôi Nam xuyên Bắc. Tôi nhìn thấy ông ngoại khóc khi ăn cơm nhắc đến bố tôi cùng những người con trai của ông. Tôi thương bà nội cặm cụi giã ruốc cho mẹ và tụi tôi đi thăm nưôi bố. Tôi nhớ chuyến xe lửa đầu tiên ra Bắc, tôi bị mất chiếc dép trên xe ga cũng vì tên bán bánh xỏ chân mang vào, trong lúc tôi ngồi co ro trên ghế.  Mất dép thì nhằm nhò gì, có những cái mất mà không gì đánh đổi lại được.    

Những năm tiểu học, trung học là những năm tháng tôi sống trong lý lịch u tối. Tôi được xếp trong thành phần "cao nhất" lớp-hạng 4- ngang hàng với trộm, cắp vì cả trường chỉ còn bố tôi là “học mãi không thôi mà chưa chịu về”.

Chuyến đi thăm nuôi bố tôi rút ngắn lại từ Bắc về Nam.  Đó là những năm tôi đang dự bị ở trường Tổng Hợp. Thư nào Bố gởi về, tôi cũng nhận được lời giáo huấn, "thờ cha không chồng".  Ông chỉ sợ tôi vớ phải "lá còn xanh như anh đang còn trẻ" thì quả thật ba họ "được nhờ". Tôi cũng yêu đương nhăng nhít nhưng tờ gia phả nặng nề quá, nên chỉ dám qua cầu gió bay.

Ngày ấy cũng đến, mười bảy năm sau, chàng thanh niên ba mươi tuổi trở về với bao nhiêu đổ nát của tuổi thanh xuân.  Tôi chớm qua hai mươi, đón bố không biết nên khóc hay cười.  Mười bảy năm, thử hỏi nửa đời người. Hơn một năm sau, gia đình tôi định cư tại Cali, Hoa Kỳ. Ngày ra đi, Bố tôi chỉ mong vào phòng cách ly thật sớm.  Mẹ, tôi và em tôi thì ray rứt, bịn rịn "đủ thứ chuyện".   Bố tôi không ngừng quan sát chỉ sợ phút chốc có anh chàng nào "áo còn xanh nhưng anh không còn trẻ" kéo tôi ở lại thì hởi ôi " Công cha như núi Thái Sơn" còn đâu.

Cánh cửa máy bay khép lại, những hình ảnh người thân, bạn bè mang theo tôi cao vút cho đến khi không còn thấy nữa. Bao nhiêu năm trôi qua tôi cũng như cánh cửa máy bay, khép lại những gì đã qua. Như đứa trẻ lên năm thưở ấy, tôi khóc một lần rồi thôi nhưng sao tôi vẫn không quên được Ngày Ấy.  Có người bảo tôi nhớ dai là kẻ thù dai, con trai không thích. Ấy thế mà tôi lại thích các đấng mày râu, đàn ông làm nên lịch sử. 


Con Gái,
Phạm Đỗ Quỳnh Trâm

Ghi Chú:
Cháu Trâm hiện rất bận rộn với công việc của một RN trên San Jose, chồng cháu là một engineer làm cho hãng Intel và bây giờ Tesla và hai con trai 10 và 4 tuổi. Her hands are full nhưng đã viết được bài này làm cho tôi rất ngạc nhiên và cảm động. Xin chia sẻ với quý anh chị về các con cháu của các H.O đã phải chịu bao cảnh kỳ thị dưới chế độ Cộng Sản sau khi Bố Mẹ của các cháu phải vào tù "tập trung"- Sau ngày Saigon sụp đổ .
PGĐ

Phúc trình thường niên của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TPARIS NGÀY 1.5.2014
Phúc trình thường niên của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC và nêu trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị đàn áp



PARIS, ngày 1.5.2014 (PTTPGQT) - Hôm qua, ngày 30.4, Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới (US Commission on International Religious Freedom) đã công bố bản Phúc trình Thường niên về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Và đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa 8 nước vào “danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm” (CPC, Contries of Particular Concern). Đây là bản phúc trình thứ 18 từ khi Ủy hội thành lập năm 1998.

Thiếu tá phi công VNCH Lý Bửng lái L19 đáp xuống HKMH USS Midway



Cú đáp lịch sử trên tàu sân bay

Thiếu tá Lý Bửng và cú đáp lịch sử trên tàu sân bay USS Midway trong ngày lịch sử 30-4-1975.

Một phi công chưa từng đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy bay không đủ điều kiện để đáp trên tàu sân bay, không có radio liên lạc với đài không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công trên tàu sân bay vào ngày 30-4-1975.

Nhân chuyện người lính buồn trong thơ Văn Lê

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Trước và sau tiểu thuyết nổi tiếng: “Nỗi buồn chiến tranh”của nhà văn Bảo Ninh, văn học dòng chính thống của chế độ đương thời, chừng như chưa có tác phẩm nào dám dựng chân dung buồn đau tới tận cùng của người lính chiến?

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, câu thơ của Phạm Tiến Duật có thể đại diện cho hình ảnh người lính chiến đi vào chỗ chết trong văn học mà vui như tết, mà vỗ tay vỗ chân hát hò mê sảng hơn trúng số! Cho nên, Tố Hữu - ông trùm của thi ca cách mạng mới khẳng định tính chất sắt đá đến phi nhân của đảng cầm quyền, một đảng không biết hỉ nộ ái ố, không có trái tim như sau: “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/ Đảng ta đây xương sắt da đồng”

Xã Luận BNS Tự Do Ngôn Luận số 194: Chiêu bài giải phóng, bình phong nhân quyền!!!


  Chiêu bài giải phóng, bình phong nhân quyền!!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 194 (01-05-2014) 

Sau biến cố 30-04-1975 mấy ngày, bí thư thứ nhất CS Lê Duẩn, kẻ cầm đầu cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa, đã từ Hà Nội vào Sài Gòn ăn mừng chiến thắng. Tại đó, trước quần chúng chưa hết bàng hoàng vì sự thay đổi cục diện chính trị, ông ta giở trò mỵ dân: “Không có bên thắng bên thua giữa người Việt với người Việt. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người chiến thắng cuối cùng cuộc chiến tranh giải phóng này”. Tiếp đó, trong lễ mừng chiến thắng được tổ chức ngày 15-5-1975 tại Hà Nội, Lê Duẩn lại tuyên bố: “Chào mừng tổ quốc vinh quang của chúng ta từ nay vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, vĩnh viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, từ nay hoàn toàn độc lập, tự do và vĩnh viễn độc lập tự do. Trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc ta thì hơn 100 năm lại đây là chặng đường đấu tranh chống ngoại xâm gay go nhất, quyết liệt nhất, nhưng cũng thắng lợi vẻ vang nhất”.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 2-5-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

THẰNG MẤT DẬY KIA GIỞ GIÓI RA

Cách đây mấy năm, trong cuộc thi Ai Là Triệu Phú của đài truyền hình VTV3 Hà Nội, một giảng viên trường Đại Học Sư Phạm, cô Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến văn học Việt Nam, đã cho biết cô chưa hề nghe nói tới Tự Lực Văn Đoàn bao giờ và nói rằng theo cô, có thể đó là tên một gánh cải lương mặc dù có hai chữ văn đoàn ở cuối. Rồi cô giảng viên đại học này khẳng định Nhất Linh là một nghệ sĩ cải lương, còn các ông Hoàng Đạo, Thạch Lam và Khái Hưng thì cô không rõ có phải là nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh hay không. Giám khảo cuộc thi cho cô được dùng điện thoại cầu cứu một đồng nghiệp mà cô nói là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng để giúp cô trả lời câu hỏi. Nhưng người đồng nghiệp này (cùng dậy ở đại học với cô) cũng đáp sai tất cả các câu hỏi về Tự Lực Văn Đoàn và nói Hoàng Đạo không phải là anh em với Nhất Linh và Thạch Lam.
Năm ngoái, một cô giáo tên là Hà Thị Thu Thủy dậy ở trung học Lômônôxốp thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội thì đã cùng sai lầm với học sinh khi học sinh của cô viết trong bài luận văn rằng "canh gà Thọ Xương" trong một bài ca dao rằng "canh gà" là một món ăn mà em rất muốn được cha cho đi ăn thử một lần. Cô giáo Thủy cho em học sinh 8 điểm và không sửa một chữ nào của bài luận văn. Như thế là cô hoàn toàn đồng ý với chi tiết em học sinh viết trong bài luận. Hồ sơ cho biết cô tốt nghiệp khoa văn của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội và vừa hoàn tất luận văn thạc sĩ với số điểm 10/10. Sau khi bài luận của em học sinh được cô cho điểm cao được đưa lên báo, cô đã xin nghỉ việc và vào một bệnh viện tâm trí để nghỉ ngơi.

Người Buôn Gió - Thương nữ bất tri vong quốc hận và Thôi Trữ giết vua

Thương Nữ có người dịch là kỹ nữ, có người dịch là ca nữ, có người gọi là con hát. Có người bảo Thương Nữ là con gái nhà thương gia...

Nguyên văn câu thơ:
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.
Tôi như là Khương Hữu Dụng dịch rằng.
Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa.
Kể về một giai thoại của thời Đường, giặc đã đến bên kia sông, bên này sông vua quan nhà Đường vẫn còn say sưa yến tiệc nghe ca hát.
Tôi vẫn thích ai đó dịch Thương Nữ là một người con gái đẹp, dễ thương. Từ kỹ nữ, con hát nghe khinh miệt quá. Một người con gái dễ thương, chỉ biết ca hát, không biết đến chuyện quốc gia đại sự, sơn hà nguy biến nghe dễ vào hơn. Phận đàn bà, con gái thường vẫn thế. Câu thơ hàm ý chê trách người con gái đang hát, nhưng nếu hiểu rõ chế độ phong kiến thì hiểu câu thơ là trách kẻ nghe hát chứ không phải người hát. Bởi kẻ nghe hát đây là cả một triều đình, vua chúa và lũ bầy tôi không màng đến vận nước suy vong cận kề. Những kẻ ngồi trên ngôi cao chỉ lo hưởng thụ, những kẻ có quyền bính trong tay , có trách nhiệm phải giữ gìn xã tắc... câu thơ mượn người con gái để trách, nhưng thực ra là trách bọn vua quan triều đình.
Thương nữ bất tri vong quốc hận trở thành một điển tích tiêu biểu của sự mất nước, vong quốc.

Trại cải tạo, 1 địa ngục trần gian ở VN - Bs Nguyễn Ý Đức, Texas

(VNC) Trong hơn một phần tư thế kỷ tiếp tục hành nghề tại hải ngoại, y giới chúng tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc với một lớp người mang những tâm trạng, những rối loạn về thể chất rất đáng để ý. Tìm hiểu căn nguyên của các bệnh tình này cũng không mấy khó khăn vì đa số là nạn nhân của một triền miên hành xác mà đã mấy chục năm qua hậu quả xấu trên sức khỏe của họ dường như vẫn còn. Đó là những người được mệnh danh là '' Tù Nhân ''Cải Tạo''.
...Sao mà cứ ''ăn cơm mới nói chuyện cũ'' hoài vậy.
Vâng, đây là câu ta thường nghe một số người nêu ra, khi có ai nhắc tới cuộc chiến ở VN với các hậu quả của nó. Một trong những hậu quả bi thảm nhất là sự hành hạ các anh chị em quân cán chính Miền Nam trong nhiều trại tù đầy. Nếu có ở trong hoàn cảnh của họ thì ta mới hiểu được những đau đớn mọi mặt mà họ đã phải trải qua.

Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?

Ngày 30 vừa qua, nay thử nhìn lại "đỉnh cao trí tuệ" HàNội với hàng ngàn "lùi sĩ" đã hỗn láo phạm thượng văn học ViệtNam đến tận đỉnh Nguyễn Du!!!
Mời đọc trong lick hay bài đã lấy ra bên dưới.
Ô HÔ!!!
Bất tri tam bách dư niên hậu......
LH

Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?

18:50 PM, 28-04-2014
(ĐSPL) – Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn.
Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có một "lùi sĩ"… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…”
Đọc những câu thơ trên, ắt hẳn người ta sẽ nghĩ: “Sao mang máng như Truyện Kiều, mà sao hình như không phải Truyện Kiều?

Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn - Nguyễn Tấn Phận

 http://phunutoday.vn/dataimages/201106/original/images480873_1.jpg

LTG: Mấy lúc gần đây báo chí Việt Nam, các đài phát thanh có chương trình Việt ngữ ở khắp nơi vẫn còn đề cập đến chuyến ra đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu do người ngoại cuộc kể. Chúng ta thấy có nhiều bức tranh vẽ khác nhau về chuyến đi này tùy theo người kể và cũng tùy ở người viết.

Để có bức tranh trung thực hơn, lần này diễn tiến chuyến đi do chính người trong cuộc kể lại; câu chuyện cũng đã được phối kiểm, đối chiếu qua nhiều tài liệu, hồi ký, tường thuật của những nhân vật Việt nam và Hoa Kỳ có mặt trong chuyến đi cũng như có trách nhiệm và liên hệ trực tiếp trong thời điểm lịch sử ấy.
*
Nhơn lúc nhàn rỗi, giở lại chồng giấy cũ úa màu, tình cờ tìm thấy bản tin của báo San Jose Mercury News (San Jose, California) nói về chuyến di tản của Tổng Thống Marcos gợi cho tôi nhớ lại chuyến đi của Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn ba mươi năm.
Báo San Jose Mercury News đề ngày 26 tháng 2 năm 1986 đăng tin Tổng Thống Ferdinand Marcos cùng đoàn tùy tùng được Không Lực Hoa Kỳ di tản ra khỏi dinh Tổng Thống ở Manila một cách an toàn sau một thời gian có nhiều xáo trộn chính trị.

PARIS TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30.04.2014 - Bắc Ninh


Hình ảnh đấu tranh "TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC HẬN" của Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn tại Pháp trước hang ổ việt cộng ngày 30 tháng 04 năm 2014.


Photo (xin bấm theo link sau)