Sunday, 28 January 2018

Dân Mỹ sướng rơn vì chính sách kinh tế của ông Trump

TTO - Nói gì thì nói, người dân Mỹ cảm thấy hài lòng khi giải pháp kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang chạy đúng hướng. Nicolas Lecaussin (giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế và tài chính - IREF)

“Tổng thống Reagan đã mất ba năm để cải cách nền tài chính Mỹ. Ông Trump đã làm điều đó chỉ trong vài tháng

Dân Mỹ sướng rơn vì chính sách kinh tế của ông Trump - Ảnh 1.
Người dân mua sắm đông đúc ở siêu thị Walmart tại Mỹ vào tháng 11-2017 Ảnh: AFP

Trong bài xã luận đăng tải vào năm 2016, ngay trước khi có sự thay đổi tên chủ nhân Nhà Trắng, nhà kinh tế lừng lẫy Paul Krugman, giải Nobel kinh tế 2008, từng viết đầy bi quan: "Nếu Trump thắng, kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và các thị trường tài chính sẽ không thể hồi phục được nữa".

Cẩm Nang Du Lịch VN Không Thể Thiếu - Từ Thức

Một người bạn nói: ông là người Việt, sống ở ngoại quốc, hiểu cả người Việt lẫn người nước ngoài, nên làm một cẩm nang cho những du khách muốn thăm viếng Việt Nam.

Mới đầu, thấy đó là một ý hay. Làm thử vài trang dưới đây, không biết có nên làm tiếp không, không biết có giúp gì cho du khách để hiểu VN hơn hay không.

- Nếu ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen. Người ta sẽ tăng giá gấp hai.

- Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: có người còn hớ hơn mình.

- Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở VN, không ở Nhật. 

- Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng không mất nhẫn... thật.

Biết đủ là đủ - Phạm Khắc Trung

Năm đó tôi học lớp Đệ Tứ, là năm đầu tiên lên Saigon học nên tôi ghi danh trễ phải học buổi chiều, trong khi chị và các em tôi đều học buổi sáng tại các trường học địa phương.

Chị lớn tôi bị bệnh phải mổ thay đốt xương sống, nằm điều dưỡng tại bệnh viện Bình Dân trên đường Phan Thanh Giản một thời gian dài. Mỗi sáng mẹ tôi xách làn đi chợ mua đồ ăn trong ngày về quăng ra đấy, rồi tức tốc đi xe đò lên nhà thương thay thế chăm sóc chị cho bà bác tôi về nhà ngủ. Chiều thức dậy, bác tắm rửa, ăn cơm tối xong mới lên thế chỗ cho mẹ tôi về.

Không có chó mèo phải dọn dẹp. Mỗi sáng thức dậy, tôi thái thịt, lặt rau, vo gạo, nhóm bếp nấu cơm lo nguyên ngày cho cả nhà. Xong xuôi, tôi ăn trước rồi chuẩn bị đi học, chị và các em tôi đi học về ăn trưa rồi rửa chén bát, nồi niêu... “Khéo tay không bằng hay làm”, nhờ vậy mà thằng con trai trưởng trong gia đình là tôi lại rành chuyện nấu ăn hơn cả chị và các cô em gái.

Khi vết thương đã lành, chị tôi đang tập đi để tuần sau xuất viện, thì bị trúng đạn pháo kích của Việt cộng ngay phòng kế bên khoảng giữa đêm, sức ép của quả pháo hất chị văng xuống giường gẫy xương trở lại, chị tôi mất lúc 5 giờ sáng cùng ngày.

Dân Làm Báo

Toàn cầu hoá môi sinh

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Kể từ khi đúc kết bảng Thông Cáo Chung cho hội nghị Thượng Đỉnh về môi sinh tại Rio de Janeiro năm 1992, đại diện của 170 quốc gia trên toàn thế giới đã nhóm họp một lần nữa ở New York vào tháng 6/1997 để lượng định kết quả sau khi ký kết nhiều điều luật áp dụng cho toàn cầu. Tiếp theo, hàng năm các quốc gia trên thế giới cũng đều tổ chức thêm nhiều hội nghị thảo luận về các chuyên đề còn vướng mắc, đặc biệt là sự hâm nóng toàn cầu, và những năm sau nầy đổi tên lại là "sự thay đổi khí hậu" qua COP 23 tạo Bonn, Đức quốc vào tháng 11/2017.

LITTLE SÀIGÒN, QUẬN CAM có còn là thủ đô của người tỵ nạn? - Quang An

little-saigon

Little Sàigòn, hay còn gọi là Sàigòn Nhỏ, là một Sàigòn thu hẹp trong lòng của hầu hết người Việt bỏ chạy, đi tị nạn cộng sản từ năm 1975. Khi bánh xe xích sắt của chiếc xe tăng T54 của quân đội cộng sản Bắc Việt húc sập cánh cửa hông của Dinh Độc Lập ở Sàigòn, cũng là lúc đánh dấu người Việt chạy tha hương.

Chạy khỏi Sàigòn, qua đến Guam, rồi đến trại Pendleton ở Oceanside, miền Nam tiểu bang California, rồi sau đó được phân chia đi nhiều tiểu bang khác nhau ở Mỹ, người Việt vẫn mang trong lòng nỗi nhớ Sàigòn khôn nguôi.

Chán quá...

Chán quá...
Tầu đoạt Hoàng Sa, lãnh tụ đảng ăn mừng. Lê Khả Phiêu ký hiệp ước biên giới giao cho Tầu Nam Quan, bãi Tục Lãm và hai phần ba thác Bản Giốc... , đảng ăn mừng. Tầu cộng tàn sát lính hải quân CSVN ở Garma, đảng và Lê Đức Anh ra lệnh không được bắn trả..!
Micheal Jackson chết, thanh niên, thiếu nữ Việt Nam ôm mặt khóc như cha chết. Ca sĩ minh tinh Nam Hàn đến Việt Nam, thanh niên, thiếu nữ Sài Gòn, Hà Nội không tiếp cận được bèn ôm nhau khóc như mẹ lìa trần...
Đội bóng tròn U23 của VN may mắn thắng trận, nam nữ thanh niên Sài Gòn - Hà Nội lột trần truồng, lấy cờ đỏ che chim, che húm chạy lan tràn ngoài phố ăn mừng chiến thắng "đạp lên đầu cả Châu Á". Thấy chưa đủ, một thanh niên Việt Nam bị cảnh sát Nhật bắt giữa phố vì ở truồng mừng chiến thắng bóng tròn...
Chán quá! Chưa có một sắc dân, một dân tộc nào trên thế giới có cái hiện tượng ô nhục, hèn nhát và khốn nạn như thế này! Cứ "Việt Nam! Hồ Chí Minh! Việt Nam! Hồ Chí Minh" kiểu này là Hồ Chí Minh ngày càng dính thêm bùn đen thui!
Chán quá! Gửi bà con cô bác, ACM một bài thơ buồn được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành phổ nhạc và bỏ lên youtube đọc và nghe cho đỡ buồn...

President Donald Trump at Davos World Economic Forum 1/26/18



Là tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sau 18 năm, Tổng thống Trump dùng giọng điệu như mềm mỏng hơn khi nói về thông điệp “nước Mỹ trước tiên”, giải thích thêm rằng điều đó không có nghĩa là “nước Mỹ đơn độc”.

“Tôi đến đây hôm nay để nói lên một thông điệp đơn giản. Đây chính là thời khắc tốt đẹp nhất ở Mỹ để thuê mướn nhân công, xây dựng, đầu tư và tăng trưởng ở Mỹ. Nước Mỹ cởi mở với các vụ làm ăn và chúng tôi sẽ rất cạnh tranh một lần nữa”, ông Trump nói.


Những người vợ và tình (lẻ tẻ) của bác hồ

HINH

Câu chuyện với TS Mai Thanh Truyết : Trung Cộng Không Đáng Sợ Đâu

Image result for TS Mai Thanh Truyết
TS Mai Thanh Truyết

Diễn Đàn Trái Chiều Chủ trương: Vũ Linh - Câu Chuyện Di Dân

Đúng ngày kỷ niệm một năm chấp chánh của TT Trump, Thượng Viện tặng ông món quà, ngon như xương cá kẹt trong cổ họng: đóng cửa Nhà Nước. 
Nhà Nước đóng cửa vì hai chính đảng không đi đến thỏa thuận ngân sách, và không đi đến thoả thuận vì phe DC đòi cài việc giải quyết đám trẻ di dân DACA vào ngân sách trong khi CH không chấp nhận.
Tại sao lại có vấn đề DACA?

Xin nhắc lại câu chuyện qua một đoạn trong một bài kẻ này đã viết trước đây:

DACA, viết tắt từ “Deferred Action for Childhood Arrivals” là danh từ văn hoa của chương trình chấp nhận những trẻ vị thành niên, di dân lậu, bị bố mẹ là dân Trung/Nam Mỹ, đẩy qua Mỹ qua ngã biên giới Mễ, làm ‘mỏ neo’ để ở lại Mỹ, rồi sau đó có thể lấy lý do đoàn tụ gia đình, bảo lãnh cho cả gia đình qua Mỹ theo. Trên căn bản, tất cả đều như là cô nhi, không có bố mẹ, gia đình gì ở Mỹ. DACA là sắc lệnh Hành Pháp của TT Obama ký tháng 6/2012 mà không thông qua quốc hội, đúng vài tháng trước bầu cử tổng thống tháng 11/2012, với mục tiêu lộ liễu là thu hút phiếu dân Mỹ La-Tinh.
Trên căn bản, theo DACA, việc trục xuất các trẻ em di dân lậu được hoãn lại (deferred) nếu chúng làm đơn xin ở lại và được chấp nhận. Hầu như tất cả đều được chấp nhận nếu không phạm án lớn. Chúng sẽ được ở lại hợp pháp trong thời gian hai năm, có quyền đi làm, hưởng trợ cấp,... Chương trình này áp dụng cho tất cả trẻ em đến Mỹ khi còn dưới 16 tuổi, đã ở Mỹ liên tục từ giữa năm 2007, đang đi học, hay có việc làm, hay gia nhập quân đội Mỹ. Sắc lệnh đã giúp cho khoảng 800.000 trẻ em vị thành niên di dân lậu tránh không bị trục xuất về nguyên quán. Thời hạn hai năm được gia hạn gần như tự động mỗi khi hết hạn, vô hạn định. Do đó, DACA trên thực tế chỉ là một hình thức ân xá trá hình.
DACA không áp dụng cho khoảng 2,5 triệu đứa trẻ khác cũng đã qua Mỹ lậu cùng với bố mẹ.

Joseph Stalin (1879 - 1953) Con Người Thép Của Liên Xô - Phạm Văn Tuấn


1/ Leon Trotsky.
Léon Trotsky
Buổi chiều ngày 20 tháng 8 năm 1940, Léon Trotsky tiếp một người trẻ mà ông đã quen biết từ lâu, tên là Frank Jackson, tại căn nhà của ông ở gần thành phố Mexico. Trời mùa hè tại xứ Mễ Tây Cơ rất nóng nực nhưng Jackson vẫn mặc một áo choàng dài. Sau một câu chuyện ngắn lúc 5 giờ 30 chiều, khi Trotsky quay người đi, chăm chú lục tìm vài giấy tờ thì Jackson rút từ trong áo choàng ra một chiếc búa sắc, bổ thẳng vào sau óc nhà Đại Cách Mạng Cộng Sản người Nga Trotsky. Nghe thấy tiếng la thất thanh, các cận vệ của Trotsky vội nhào tới, tóm chặt được kẻ sát nhân. Trong lúc gần bất tỉnh, Trotsky còn cố gắng bảo cận vệ: “Đừng giết nó. Hãy bắt nó khai”.


Chống Hán Họa Xâm Lăng Phải Là Một Truyền Thống Đại Việt! - Phan Văn Song


Tháng qua đến thăm ông bạn già Nguyễn Văn Trần, nhìn thấy trên bàn có cuốn sách tựa đề Lược Sử Việt Nam Chống Trung Hoa Xâm Lăng của Ông Huỳnh Thanh Nhơn  bèn xin mượn đọc.
Sau khi đã đọc kỹ, chẳng những chúng tôi có ý kiến, mà chúng tôi xin có đôi giòng cảm tạ tác giả Huỳnh Thanh Nhơn !
Sách khá dầy, 443 trang, soạn thảo rất công phu. Nhưng vốn là một nhà nghiên cứu sử khá lão luyện, nên đã lôi cuốn người đọc vào giòng sử Việt Nam ngay.
Cũng như tác giả đã cẩn thận mở lòng mình trong những lời Trần Tình, ông Huỳnh Thanh Nhơn nhấn mạnh rằng:
“Ai ai mỗi người Việt chúng ta đều ít nhiều gì thuộc sử nước nhà. Ai ai mỗi người Việt chúng ta đều biết “chọn cho mình những vị anh hùng, liệt nữ dân tộc đã xả thân cứu nước cứu dân. Ai ai mỗi chúng ta đều biết lên án và tránh xa những kẻ buôn dân bán nước, dứt tình ruột thịt, quên nghĩa đồng bào. Nhưng mỗi người vẫn có thể nhận định khác nhau về một sự kiện lịch sử nước nhà, dù rằng bản chất nguyên thủy của sự kiện vẫn đồng nhứt không thay đổi.”
Và tác gỉả kết luận rằng “chính cái nhìn và đánh giá không giống nhau đó đã xác định vị trí của họ trong lịch sử”.
Nói như vậy, quan niệm cho rằng đã là một người viết sử, phải có một cái nhìn khách quan là một quan niệm sai.Người viết sử, tác giả, nói rõ, và nói rất rõ ràng là người viết (tức là tác giả) có ý định “truyền bá sự suy nghĩ của mình” (sic) đến người đọc.
Chúng tôi nghĩ rằng sau khi đọc cuốn sách của tác giả Huỳnh Thanh Nhơn, chúng ta chia sẻ được một phần lớn tâm trạng lo âu của tác giả là phải nhận rõ ràng là người láng giềng phương Bắc của chúng ta, lúc nào trong suốt quá trình lịch sử của chúng ta  là một tên Đại Xâm Lược.