Thursday, 29 August 2013

Noi gương tiền nhân : " Lê Lợi khởi nghĩa " tác phẩm điêu khắc mới nhất của Phạm Thế Trung

               Noi gương tiền nhân : " Lê Lợi khởi nghĩa "

Các tác phẩm điêu khắc khác của Phạm Thế Trung

                                                  My Muse

                                                  

Tượng chân dung Ngục Sĩ - Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện  (1996)



Huy hiệu QLVNCH  ( Mô hình cho Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ  VNCH  -Nghĩa Trang Biên Hoà Hải Ngoại )




                      Tranh Sơn dầu : Em bé bên hàng rào kẽm gai


        Đồng bào di tản trên đại lộ kinh hoàng ngày 30-4-1975 ( group )


       Đồng bào di tản trên đại lộ kinh hoàng ngày 30-4-1975 ( chi tiết )



                                Trên đường di tản - Quốc lộ 13
 

                                       Saigon ngày 30-4-1975


                       Glenn Gould - Canadian Pianist (1932-1982)

  

                                         Portrait of Glenn Gould




Mô Hình Tượng Đài Tưởng Niệm Vinh Danh Anh Hùng Trần Văn Bá (1945-1985)


Mô Hình Tượng Đài Tưởng Niệm
30-4-1975 "FALL OF SAIGON"
"JOURNALISTS WITHOUT BORDERS"
"OH! CANADA"
Mô Hình Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản - Huế 1968 Model: Architectural Design

Mô Hình Tượng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản - Huế 1968 "GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ"


Mô Hình Tượng Đài Tưởng Niệm và Thương Tiếc
"ANH Ở LẠI CHARLIE"
Diễn tả một người lính trẻ trong lúc vượt qua ngọn đồi, phút chốc dừng lại quì cúi đầu cầu nguyện cho những vong hồn của đồng đội đã bỏ mình đêm qua. Đồi Charlie gợi nhớ tới trận chiến và những người ở lại...

Mô Hình Tượng Đài
"ĐỒNG MINH VIỆT MỸ"
- Tiêu đề 2 chữ " Đồng Minh " Việt Mỹ rất rõ nghĩa vì nó mang sự hợp tác theo giao ước giữa 2 Quốc Gia VNCH và Hoa kỳ lúc bang giao và ký kết hẳn hòi vào thơì điểm chiến tranh VN bộc phát dữ dội mà thủ phạm là Cộng Sản Bắc Việt đã xua quân vượt vĩ tuyến 17 để xâm chiếm miền Nam VN mà chúng đã ký hiêp định tai Geneve 1954 và phản bội sau đó. VÌ MUỐN NGĂN CHẶN NGUY CƠ của làn sóng đỏ lan tràn vaò vùng đất tự do miền Nam VN nên chính phủ Hoa kỳ lúc bấy giờ đã chính thức đứng ra TIÊN PHONG là ĐỒNG MINH với chính phủ VNCH và tiếp nối sau đó là những Quân Đội Đồng Minh như :Úc, Đaị Hàn, Tân Tây Lan , Phi Luật Tân, Mã Lai..vv..

- Sự quân bình và cân xứng với hình thức và Nôị dung của Mô hình đã toát ra tinh thần biêủ dương lực lượng về Quân Sự và chiến đấu mãnh liệt của " Đồng Minh" Hoa kỳ và Quân Đội QLVNCH vào những thập niên 1960-1970 trên chiến trường miền Nam mà CS Bắc Việt đã xâm lăng .
- Hình thức: Bố cục diễn tả 2 người lính Việt, Mỹ tay cầm Quốc Kỳ, xếp thành hình chữ V ( có nghĩa : Vietnam & Veteran ) và bước đi song song trong tư thế diễn hành.
- Nội dung : Biểu dương lực lượng về quân sự và ý nghĩa Đồng Minh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tượng Đài Tử Sĩ VNCH
( Republic of Vietnam Memorial Monument )
Mô hình cho Nghĩa Trang Biên Hoà Hải Ngoại
www.nghiatrangbienhoa.org




Dự Án Tượng Đài Tử Sĩ VNCH đã được Tổng Hội Võ Bị Quốc Gia nhận trọng trách thực hiện.

Washington, D.C., Trong Đại Hội Toàn Cầu kỳ thứ 18 của Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại thủ đô Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 năm 2012, một nhóm Cựu Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) thuộc các Khóa 25, 28 và 31 đã trình bầy trước Đại Hội Đồng về Dự Án Tượng Đài do ĐKG Phạm Thế Trung thiết kế. Phần trình bầy bao gồm mô hình, ý nghĩa và mục đích của Tượng Đài đối với cộng đồng người Việt hải ngoại khắp năm châu của các thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Thêm vào đó, các thuyết trình viên cũng nêu lên mục đích của Tượng Đài đối với người Hoa Kỳ cũng như du khách là giúp họ nhận biết về một Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà anh hùng với bao chiến tích lẫy lừng. Hình ảnh 5 vị tướng tuẫn tiết là biểu tượng của biết bao

 chiến sĩ đã anh hùng chiến đấu cho lý tưởng tự do, không chịu khuất phục trước sự xâm lăng của khối Cộng Sản.
Sau phần trình bày, Đại Hội Đồng đã rất phấn khởi và Chủ Tọa Đòan đã cho trưng cầu ý kiến xem Tổng Hội có chấp thuận nhận trọng trách đứng ra thực hiện việc xây dựng Tượng Đài không.  Kết quả đa số tuyệt đối đã biểu quyết "Thuận."
Cựu SVSQ Võ Nhẫn, thuộc Khóa 20, tân Tổng Hội Trưởng nhiệm kỳ 2012-2014 cho biết sẽ bổ nhiệm một Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tử Sĩ VNCH. Ủy Ban sẽ đệ trình lên Ban Chấp Hành Tổng Hội một kế hoạch thực hiện chi tiết trong thời hạn 3 tháng, theo đó Tổng Hội sẽ vận động với toàn thể cộng đồng người Việt khắp 5 châu để yểm trợ tài chánh. Việc lựa chọn và tậu mãi địa điểm sẽ là một trong những mục tiêu hàng đầu, hy vọng sẽ được hoàn tất trước khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 7 năm 2014.
(CSVSQ Nguyễn Anh Dũng K25 tường trình từ Đại Hội 18 Võ Bị tại Washington, D.C.)
http://www.tvbqgvn.org
http://www.nghiatrangbienhoa.org

ANH LINH TỬ SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA VẪN CÒN MÃI MÃI.

                               Hồn Tử Sĩ gió ù ù thổi
                               Mặt Chinh Phu trăng dõi dõi soi
                               Chinh Phu, Tử Sĩ mấy người
                               Nào ai mạc mặt , nào ai gọi hồn...
                                        Chinh Phụ Ngâm


Những vần thơ trác tuyệt trong “ Chinh Phụ Ngâm” mà đám học sinh thời trung học chúng tôi  thuộc lòng một cách thích thú . Những lời thở than , oán trách chiến tranh, những khắc khoải, nhớ nhung người chồng ra đi biền biệt chống với quân thù để gìn giữ biên cương …không biết chinh phu sẽ có bao giờ trở lại ?

Thế hệ chúng tôi , tuổi 15, 17 , nghiền ngẫm những vần thơ đẹp yêu kiều trong Chinh Phụ Ngâm chỉ như thêm một chút lãng mạn cho những ly chanh đường sau buổi chiều tan học. Sống tại Sài Gòn , chúng tôi đã không hình dung ra những đau thương , tan tác , kinh hoàng của thời ly loạn , cho dù đang sống với , đang ở trong một đất nước chiến tranh.
Khi chúng tôi trưởng thành hơn một chút , đủ để nhận ra  mình chỉ là nhi nữ thường tình ,bất lực hoàn toàn trong cảnh điêu linh , thảm khốc và đầy tai ương  của một quê hương trong thời chiến. Chúng tôi đã khóc chung những giọt nước mắt với Mẹ già, em dại , khóc với những người vợ trẻ tay nắm chặt tấm thẻ bài ngồi nỉ non bên xác chồng... Bây giờ tôi mới hiểu ra , mới cảm nhận được những đau buồn đích thực của những thiếu phụ đợi chờ chồng trong mỏi mòn , những con thơ khóc cha ai oán…Chinh Phụ Ngâm đã không còn như là một chút thi vị cho những buổi chiều tà , mà một  phần nào đó đã cho tuổi trẻ chúng tôi thấm thía hơn  về những mất mát , những đớn đau của biết bao góa phụ  mất chồng , con mất cha trong thời ly loạn.

Khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam VN ngày 30 tháng 4 năm 1975 , một số Tướng lãnh với khí thế quyết liệt cùng với các chiến sĩ VNCH đã anh dũng thề chiến đấu tới viên đạn cuối cùng . Nhưng  tiếc rằng bàn cờ thế giới đã đổi thay ,  Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử ! Khi biết không thể giữ được miền Nam VN , đã có nhiều Sĩ Quan và binh lính tự kết liễu đời mình , để làm tròn trách nhiệm bảo vệ danh dự cho Tổ Quốc mà trong đó nổi bật nhất chúng ta phải nói đến là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam , Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng , Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai , Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ . Và rồi chỉ một thời gian ngắn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , hầu hết các chiến sĩ VNCH đã trở thành tù nhân của Cộng Sản Bắc Việt . Chúng đã trả thù , hành hạ không thương tiếc để đến nỗi có rất nhiều vị đã chết rục trong tù mà cho đến bây giờ , thân nhân vẫn còn đi tìm kiếm xác không biết đã vùi chôn ở nơi nào trong những khu rừng sâu , núi thẳm…

Suốt những năm dài sống nơi xứ lạ quê người không một ai trong chúng ta có thể quên được những công ơn của tất cả các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hoặc đã hy sinh nơi chiến trường , hoặc chết trong những trại tù của Cộng Sản Bắc Việt hay còn đang sống lưu lạc khắp nơi trên thế giới . Đó là những Anh Hùng đã xả thân chiến đấu để bảo vệ quê hương . Có rất nhiều những thơ văn và ca nhạc ghi lại , nói đến những chiến tích oai hùng lẫm liệt , nêu lên tinh thần dũng cảm của các Chiến Sĩ  QLVNCH như một lời tạ ơn mãi mãi . Nhưng thế hệ của cha ông thì đã qua đi , năm tháng chúng ta cũng gần sắp hết …Làm thế nào để con cháu của chúng ta  sau này vẫn thấy được những vết tích hào hùng của một thời oanh liệt đã qua ?

Ba mươi sáu năm tha hương, mỗi năm một vài lần tôi và bè bạn có tham dự những buổi lễ vinh danh và tưởng niệm các Anh Hùng đã Vị Quốc Vong Thân được tổ chức rất cảm động với đông đảo người Việt hải ngoại tới để thắp một nén nhang , tưởng nhớ đến những Anh Linh bất tử của chúng ta . Vì nghi lễ được làm tạm thời  nên sau khi hoàn tất , di ảnh của những Vị Tướng đã tuẫn tiết trong ngày 30 tháng 4 năm 1975  lại được cất đi chờ đến sang năm sẽ được mang ra ở một nơi nào đó thuận tiện cho việc tổ chức !

Ai trong chúng ta cũng đã từng xem qua hoặc có dịp chiêm ngưỡng một vài Heroes’ Square của một số quốc gia trên thế giới . Những Tượng Đài đó lồng lộng giữa trời phải chăng  là một biểu tượng muôn đời và sẽ mãi mãi là niềm tự hào về đất nước và quê hương của họ…

Nguyễn Thị Trúc Mây




   Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Thiếu Tướng Phạm Văn Phú
(1926 - 1975)   (1929 - 1975)

               Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam        Chuẩn Tướng Lê văn Hưng
(1927 - 1975)   (1933 - 1975)


Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ
(1933 - 1975)


Đoàn Quang viết
Tháng tư đen 2010

Cách đây không lâu tôi đã có dịp đến xem và viết bài để giới thiệu về những tác phẩm điêu khắc do anh Phạm Thế Trung sáng tác, đó là tượng chân dung 5 vị Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết ngày 30/4/1975.

Bài viết này cùng với những hình ảnh được phổ biến đã gây xúc động nhiều đến độc giả khắp nơi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Mới đây, tôi được tác giả gửi cho xem một mô hình của Tượng Đài mà anh vừa hoàn tất, đó là bản vẽ của đồ án kiến trúc và điêu khắc được anh thực hiện rất công phu, hiện hữu trước mắt để xây dựng một Tượng Đài thật hùng tráng với nhiều ý nghĩa. Tác giả cho biết phần chính của Tượng Đài là chân dung 5 Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết sẽ được đúc bằng đồng, trang trọng đặt trên bục cao và được xếp theo hình cánh cung từ trái sang phải gồm các vị: Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ. Phiá sau ở chính giữa là một tháp đài (tấm bia lớn ) trên đỉnh là huy hiệu của Quân lực VNCH được chạm bằng đồng, dưới đó có 2 dòng chữ khắc nổi “TỔ QUỐC GHI ƠN,” nổi bật hơn hết là Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ được cẩn bằng gạch Mosaic theo hình thẳng đứng, hai bên là 2 trụ đá hình chóp nhọn 4 góc (obelisk) tượng trưng cho lòng tưởng niệm và sự tôn kính. Ngoài ra còn có 6 bức tường đen (black walls) chia làm 3 đoạn, trên thân cột ở giữa có gắn đầy đủ phù hiệu của các quân binh chủng (Hải, Lục, Không Quân) những bức tường này bố cục theo hình vòng cung ôm lấy Tượng đài chánh, dùng để khắc tên toàn thể Anh Hùng và Chiến Sĩ VNCH đã vị quốc vong thân, đồng thời cũng nhắc nhở và tri ân đến các chiến sĩ quân đội Đồng Minh đã nằm xuống…

Với lòng tưởng niệm và vinh danh sự hy sinh cao cả của các vị Tướng đã tuẫn tiết vì Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm cùng với các Chiến Sĩ Anh Hùng mà chính nghĩa của quân lực VNCH đã ngời sáng trong việc bảo vệ để có được một nền dân chủ và tự do cho miền Nam VN trong hơn 20 năm (1954-1975). Sau biến cố 30/4/75, ngày tang thương của đất nước, những di tích lịch sử của miền Nam VN đã bị chính quyền Cộng Sản VN phá huỷ, đồng thời những ngôi Mộ và vong linh của những Chiến Sĩ quân đội VNCH bị chế độ Cộng Sản VN muốn xoá bỏ hoặc san bằng…Đây là môt sự cố tình để làm chìm quên đi quá khứ của lịch sử!

35 năm trôi qua, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đã lớn mạnh và thành công qua nhiều lãnh vực, chúng ta đã đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ cho lý tưởng quốc gia qua lá Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ bất diệt.

Mô hình và dự án Tượng Đài Tử Sĩ VNCH của ĐKG Phạm Thế Trung nói trên mang nhiều ý nghĩa, đầy đủ và hoàn mỹ cho sự đóng góp về mặt văn hóa và lịch sử của miền NamViệt Nam với người bản xứ, nhất là để cho những thế hệ mai sau hiểu thêm về giá trị, danh dự và niềm tự hào của quân đội miền Nam VN. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc Châu , Âu Châu … là nơi đông đảo người Việt tỵ nạn đang sinh sống và hơn nữa có rất nhiều cựu chiến binh quân đội VNCH và đồng minh đã từng chiến đấu chống Cộng Sản để bảo vệ tự do cho miền Nam VN trong suốt hơn 20 năm. Sự khởi xướng và hưởng ứng để đồng tâm cùng nhau xây dựng một Tượng Đài như vậy tại hải ngoại sẽ là một biểu tượng hùng hồn của toàn thể Quân Lực VNCH nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nói chung nhằm tỏ lòng tri ân và tưởng niệm đối với những Anh Hùng Chiến Sĩ đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ lý tưởng tự do cho một dân tộc.

Toronto ngày 8 tháng 4 năm 2010
Đoàn Quang

Ribbon-Cutting Ceremony for Refugee Mother & Child Monument, April 30, 1995



Pham The Trung In the Press

The Globe and Mail, Friday, May 19, 1995
COMMENTARY – WORLD VIEW



REBUFFING HANOI OVER A STATUE

By JEFF SALLOT
OTTAWA
The federal government seems to have discovered its backbone and learned it can stand upright in dealing with a foreign regime on human rights issues – at least as far as defending the rights of Canadians of Vietnamese origin to erect a statue.

Obsessed by economic matters almost to the exclusion of everything else, Prime Minister Jean Chretien and his Liberals have been retreating on international human-rights issues since they came to office in 1993. Despite their gutsy talk while in opposition about linking trade and other economic matters to performance on human rights, in office they rarely under and unpleasant word about any regime, however automatic or authoritarian, if there is a chance of doing business and making a few bucks.

It’s a mean, dog-eat-dog world out there and Canada has to make deals wherever possible, Mr. Chretien and Trade Minister Roy MacLaren seem to be saying. Or, as Foreign Affair Minister Andre Ouellet put it recently, for a country such as Canada “to try a Boy Scout on your own…is absolutely counterproductive and does not lead to any successful future.”

But finally, after many of us old Scouts had just about given up hope, we find there is still a flicker of old-fashioned Canadian decency and self-respect burning in a secret corner of official Ottawa.
This discovery results from a diplomatic protest by the government of Vietnam. The Southeast Asian country is struggling to put its loony Communist economics and ideology behind it, rebuild infrastructure after a devastating war and open its markets to international trade and investment

Vietnam’s prospects are good. It could well become another of Asia’s economic miracles in the next five to 10 years.

Certainly the Liberal government thinks so. Prime Minister Chretien made a special trip there with a high-powered trade delegation last year to preside at the opening of a new Canadian Embassy in Hanoi. Trade Minister MacLaren, a former diplomat who served in Vietnam during the war, speaks highly of the prospects for Canadian enterprises willing to deal with the Vietnamese.

However, old habits die hard in that country. And so the Hanoi regime took great exception to the fact that the Vietnamese immigrant community in Canada erected a statue in Ottawa to commemorate the refugees who fled from Vietnam two decades ago.

It’s a stunningly evocative work of art by Toronto sculptor PHAM THE TRUNG. The bronze statue depicts a barefoot woman fleeing some unseen danger with her baby in her arms. The theme, sadly, is universal. Whether it’s in Rwanda or Bosnia in 1990s, or the old French colonies of Indochina 20 years ago, most of the world’s hundreds of millions of refugees in this century have been women and children.
OTTAWA Mayor Jackie Holzman attended the unveiling ceremony last month. Mr. Chretien and Ontario Premier Bob Rae sent congratulatory messages to the Vietnamese – Canadian community in Ottawa.

The Vietnamese Embassy threw a fit. The Hanoi regime takes great exception to the suggestion that there was any good reason for refugees to flee Vietnam for Canada and other countries when the Communist rulers of the North captured the South 20 years ago.

Vietnamese diplomats tried to halt the statue’s unveiling, and were rebuffed by the federal government officials told the Embassy that things don’t work that way in Canada and that the government could not stop its citizens from paying for and erecting statues even if it wanted to, so forget it.

The upshot of the incident is that Secretary of State for Asian Affairs Raymond Chan postponed a trade trip to Vietnam that had been scheduled for this month. Undoubtedly it will be rescheduled.

The Hanoi regime overestimated the influence it felt it could exert on Ottawa, but the mistake was understandable in light of the message the Liberals have been giving other regimes. Mr. Chretien kowtowed in China last year. And Ottawa’s protestations about the Russian army’s slaughter of civilians in Chechnya this past winter were barely audible.

Some of us old Scouts want to believe that the Vietnamese – refugee statue flap marks a turning point, and that we will soon here Liberals talking once again about human rights and trade in the same breath. It’s time for good Liberal Scouts to get out some of the merit badges earned in opposition and wear them proudly once more.



http://www.vnartist.com


CHUYN THĂM OTTAWA VÀ TƯỢNG ĐÀI “M BNG CON VƯỢT BIN"
Nguyn Khi Thư
Lđu tiên đến Canada, đúng vào nhng ngày mùa xuân đang khi sc. Vi cái se lnh ca mùa đông còn rt li hòa cùng ánh nng rc r ca mt sáng mùa xuân, to cho chúng tôi s náo nđ lái xe t Montrealxung th đô Ottawa thăm tượng đài k nim “M Bng Con Vượt Bin," tác phm ca mđiêu khc gia Vit Nam.

Lng lng gia tri là hình tượng mt bà M min Nam vi áo bà ba ướtđm gió sương, bng con trên tay ht hi chy, chy như có c mđoàn quân hn lođui sau lưng. S chuyđng nhp nhàng cđôi chân rn chc cùng vi sc gió bay tung trên mái tóc và vđa con đưc bng rt vng vàng trên tay…Tt c, tác gi đã diđt ra đưc hìnhnh mt bà m can đm, t tin và đy sc sng.

Đc bit nht là gương mt vi ánh mt hong ht nhưng không tht thn, hài hòa cùng b môi như đang diđt tt c s kinh hoàng, và tóc bay t tơi trong gió…đã to cho chúng tôi s xúc đng mãnh lit. Đã có biết bao nhiêu thơ và nhc minh ha v hình nh và tm lòng cao c,đp ngi ca nhng bà M, nhng bà M nhc nhn và đy nước mt trong chiến tranh, mt cuc chiến như không bao gi tàn, đ ri li khđau, li tt bt, không k gì đến mng sng mình, chi vi, dt díu conđi tìm t do

Ngày m tôi vác tôi trên vai cùng vi nhng gi, nhng xách, lôi thôi lếch thếch dc theo quc l 13 chy v Sài Gòn, chc tôi cũng bng tui vđa bé trong tượng đây. Và ri vài năm sau, bng s can đm và đy hy sinh ca m, chúng tôi đã vượt thoát đưc ti bến b t do.

Bây gi, nhng đa tr  tui tôi,  tuđa bé trong bc tượng khi theo m ra đi cũng đã đu thành công trong mt xã hi mi. Tôi hiu rng, đcó đưc T Do, m tôi, m cđa bé và rt nhiu bà m đã phi trbng mi giá…

Dưới chân tượng đài là nhng vòng hoa mà tôi đoán là ca nhng ngườiđến thăm mang ti. Tiếc rng tôi đã quên không nghĩ ti viêc đt mt bó hoa trước Tượng Đài, bi nó mang ý nghĩa ca lòng tưởng nim ti nhng ngườđã ra đi nhưng chng bao gi đến, nhng ngườđã b xác li trên biđông và muôn phương.

Tuy không có nhng tràng hoa sc màu rc r như bao người mang tiđt trước Tượng Đài, nhưng sâu xa trong tôi là s biếơđi vi cngđng Người Vit Canada va điêu khc gia Phm Thế Trung, tác phm ca ông đã gi cho chúng tôi nh li tm gương đy hùng tráng ca nhng người m Vit Nam, nhng hình nh mà nếu không có mt biu tượng nào đ gi li, thì vi nhp sng tt bt và đy lao xao nơi quê người, mi th mđiu ri s b quên lãng.

Khải Thư Nguyễn, Ph.D
University of California, Berkeley
quantho.net/index.php?view=story&subjectid=5051