Lời giới thiệu:
Biên khảo này gồm 3 phần, được hoàn tất tháng 12 năm 2013. Phần I và II đã được
giáo sư Trần Lam Giang đưa ra trong 2 buổi thuyết trình ngày 14 tháng 7 và 17
tháng 11 năm 2013 do hội Ái hữu Cựu Học sinh Bưởi-Chu Văn An Nam California tổ
chức tại Westminster, California, dưới chủ đề “38 năm nhìn lại” với 5 diễn giả là các giáo sư Trần Huy Bích,
Phạm Cao Dương, Trần Lam Giang, Lưu Trung Khảo và Nguyễn Xuân Vinh.
I.
QUỐC HIỆU VIỆT NAM
Năm
Nhâm Tuất (1803), chúa Nguyễn Phúc Ánh tức vị, sai sứ sang Tầu cầu phong với quốc
hiệu Nam Việt.
Thanh
triều không chấp thuận, muốn giữ nguyên tên An Nam, viện lẽ Nam Việt là quốc hiệu
thời Triệu Vũ đế, gồm cả Đông Tây Việt (Quảng Đông và Quảng Tây).
Vua
Gia Long 3 lần dâng thư biện giải. Sau đó cho biết nếu vua nhà Thanh không chấp
thuận thì không thụ phong nữa.
Vua
Gia Khánh nhà Thanh không muốn hai nước trở thành đối nghịch, bèn dùng quốc hiệu
Việt Nam phong cho vua Gia Long với ý nghĩa giòng giống Việt ở Nam Giao.
Tháng
2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long thụ phong với quốc hiệu Việt Nam.
Nếu
Việt Nam chỉ là quốc hiệu do Thanh triều ban cho Gia Long thì đó là một quốc hiệu
làm hoen ố lịch sử, làm nhục nhã quốc dân.
Nhưng,
không phải chỉ là như vậy. Sử sách của ông cha để lại, cho biết Việt Nam là quốc
hiệu đầu tiên của nước ta, nổi chìm qua nhiều thế hệ, thấm vào máu huyết, gắn liền
với tình yêu tổ quốc.
Về
ông, có tài liệu ghi là Trạng nguyên đời Trần Nghệ Tông, có tài liệu ghi là học
sỹ.
Sử
ghi: dưới triểu vua Nghệ Tông (1370-1372) ông làm quan đến chức Hàn Lâm Học Sỹ,
được triều đình cử đi sứ Tầu.
Niên
hiệu Xương Phù (Trần Phế Đế 1377-1388) ông làm Hàn Lâm Học Sỹ Phụng Chỉ kiêm Thẩm
Hình Viện Sứ rồi Trung Thư Lệnh.
Hồ
Tông Thốc là tác giả hai pho quốc sử: Việt Sử Cương Mục và Việt Nam Thế Chí, được
sử quán triều Trần và triều Lê coi là rất giá trị. Sử gia Ngô Sỹ Liên đã nhận định:
“Phép viết sử của Hồ Tông Thốc, chép việc
cẩn thận, ngăn nắp, bàn việc xác đáng, đầy đủ.”
Riêng pho Việt Nam Thế Chí gồm 2 quyển:
quyển thượng là Hùng Triều Thế Phả, quyển hạ ghi chép sự kiện lịch sử đời Triệu.
Khi
giặc Minh xâm chiếm nước ta, với chính sách thực dân văn hóa: đốt sách, tịch
thu sách quý đem về Tầu, hai pho quốc sử của Hồ Tông Thốc nay chưa tìm được. Học
giả Phan Huy Chú có tìm được bài Tự Đề Tựa của pho Việt Nam Thế Chí chép vào
sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí.
Nhận
định rằng, ghi việc lịch sử đời Hùng lấy tên sách là Việt Nam Thế Chí (ghi về
các đời của Việt Nam), chứng tỏ qua công trình khảo cứu của tác giả, quốc hiệu
Việt Nam có từ thuở ban sơ dựng nước.
Sách
được viết trước việc vua Gia Long thụ phong bởi vua Gia Khánh bên Tầu gần 500
năm.
2.
Nguyễn
Trãi với Dư Địa Chí (1380-1442).
Ông
là một ngôi sao trong lịch sử nước ta. Từ công lao cứu vớt quốc dân thoát ách lầm
than nô lệ, đến tư tưởng học thuật, nghệ thuật thẩm mỹ thi ca cũng như đạo đức
chính trị nhân bản, ông đều sáng chói.
Ngôi
sao ấy là tác giả của Dư Địa Chí. Nơi tác phẩm này, Việt Nam được xác quyết là
quốc hiệu đầu tiên của nước ta: “Tiên
quân Kinh Dương Vương, sinh hữu thánh đức, thụ phong Việt Nam, vi Bách Việt tổ”
(nghĩa là “Vua đầu tiên là Kinh Dương Vương, sinh ra đã có thánh đức, được phong làm vua ở Việt Nam, là tổ của
Bách Việt.”)
Với
duy một Nguyễn Trãi cũng đủ để bảo đảm giá trị của những điều ghi trong Dư Địa
Chí. Tác phẩm càng quý hơn, xứng đáng để đời sau nương tựa vào mà viết lịch sử
nước nhà, vì được ba danh nho tuấn kiệt đương thời Nguyễn Trãi đóng góp:
-
Nguyễn Thiên Túng viết
chú thích
-
Nguyễn Thiên Tích viết
lời xét rộng thêm cho rõ nghĩa những đoạn tác giả viết quá súc tích.
-
Lý Tử Tấn viết lời bàn
để độc giả dễ thông hiểu ý nghĩa hàm ngụ trong câu văn của tác giả.
Với
công trình ấy, sách được coi là Quốc Thư Bảo Huấn. Nơi sách này, về Kinh Dương
Vương, danh nho Nguyễn Thiên Túng chú thích:
“Ngã Việt chi tiên, tương truyền, thủy quân
viết Kinh Dương Vương. Viêm Đế chi duệ. Vương phụ Đế Minh tuần thú chí Hải Nam,
ngộ Vụ Tiên nữ. Nạp chi, sinh Lộc Tục, Thần thái đoan chính, hữu Thánh đức. Đế
kỳ ái chi, dục lập vi tự. Vương cố nhượng kỳ huynh. Đế Minh nãi phong chi Việt Nam. Thị vi Kinh Dương Vương.”
Nghĩa
là:
“Nước Việt ta, đời đời truyền nhau: vua đầu
tiên là Kinh Dương Vương, dòng dõi Đế Viêm. Vua cha là Đế Minh, đi tuần thú đến
Hải Nam, gặp nàng Vụ Tiên, cưới làm vợ, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục thần thái đoan
chính, có thánh đức, vua rất yêu, muốn truyền ngôi. Lộc Tục từ chối, cố nhường
cho anh. Đế Minh bèn phong Lộc Tục làm
vua ở Việt Nam, tức Kinh Dương Vương.”
Về
quốc hiệu Việt Nam, Dư Địa Chí còn ghi: “Kim diệc viết Việt Nam”, nghĩa là “Nay cũng gọi là Việt Nam” (“Nay” tức thời
Nguyễn Trãi).
3.
Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với Việt Nam Sơn Hải Động Thưởng Vịnh (1491-1585).
Ông
là bậc tiên thánh trong lịch sử và văn học sử. Một câu khuyên chúa Nguyễn Hoàng:
“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
làm cho cõi bờ non nước mở rộng gấp đôi.
Ông
có làm hơn trăm bài thơ vịnh phong cảnh nước nhà, gom thành tập Việt Nam Sơn Hải Động Thưởng Vịnh.
4.
Chúa
Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
Vị
chúa Nguyễn đời thứ 6, có công lớn trong việc mở nước về phía Nam. Nhân dịp tuần
thú qua đèo Ải Vân (cũng gọi là Hải Vân) chúa có làm bài tứ tuyệt:
Việt
Nam
hiểm ải thử sơn điên
Hình thế hồn như Thục đạo
thiên
Đãn kiến vân hoành tam
tuấn lĩnh
Bất tri nhân tại kỷ
trùng thiên
Dịch
nghĩa:
Đỉnh núi này là ải hiểm
trở của nước Việt Nam
Hình thế giống như đường
vào Ba Thục
Đã thấy mây giăng ngang
ba đỉnh núi hùng vĩ
Không biết người ở mấy
tầng trời
Bài
thơ này được Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi vào Đại Nam Nhất Thống Chí.
5.
Hoàng
Đế Quang Trung (1789-1792).
Năm
1792 Hoàng Đế Quang Trung tuyên cáo: “đổi quốc hiệu An Nam thành Việt Nam” việc
chưa kịp thi hành, hoàng đế đột ngột băng hà.
Năm
sử kiện kể trên cho thấy Việt Nam là quốc hiệu của ta từ thời rất xa xưa. Qua
những thăng trầm lịch sử, với những đổi thay quốc hiệu, hai tiếng Việt Nam luôn
luôn tồn tại trong lời ăn tiếng nói, trong đáy con tim của giòng giống Rồng
Tiên. Quốc hiệu Việt Nam gắn liền với lòng yêu nước của người dân Việt, không
thể tách rời.
II. QUỐC HIỆU XÍCH QUỶ
và VĂN LANG
1.
Quốc
hiệu Xích Quỷ
Hoàng
tử Lộc Tục được phong làm vua Việt Nam, địa giới gồm châu Kinh và châu Dương
nên gọi là Kinh Dương Vương (1).
Kinh Dương Vương đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.
Xích
Quỷ bao hàm ý nghĩa gì?
Với thời gian, qua những biến thiên lịch
sử, ý nghĩa của ngôn từ, ít nhiều có những đổi thay. Hai chữ Xích Quỷ cũng
không ngoại lệ. Để thấu đáo tư tưởng của tổ tiên gửi gấm trong quốc hiệu Xích
Quỷ, phải ngược dòng lịch sử, tầm nguyên nơi sách cổ xưa.
a).
Ý nghĩa chữ Xích
Theo
Thuyết Văn Giải Tự, cuốn tự điển chữ Nho, được Hứa Thận biên soạn 120 năm sau
Tây lịch, “xích” là màu của phương Nam (Nam phương sắc giã).
Màu
của phương Nam là màu đỏ, màu của lửa.
Thần
sao Nam Tào, tức thần giữ sổ sinh (danh sách những người sống), mặt sắc đỏ. Màu
đỏ của lửa biểu tượng cho lòng nhân ấm áp: “Nam phương hỏa đức thịnh” = phương
Nam giầu đức nhân.
b).
Ý nghĩa chữ Quỷ
Theo
Kinh Lễ, được Khổng Tử (551 - 479 trước Tây lịch) san định, chương thứ 23 có
ghi: “Kỳ vạn vật tử, giai viết chiết.
Nhân tử viết quỷ”. Nghĩa là “Vạn vật chết, đều gọi là chiết. Người chết gọi
là quỷ”
Sách
Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử (314 trước Tây lịch) viết: “Tinh thần ly kỳ hình, các quy kỳ chân, cố vị chi quỷ. Quỷ, qui giã, qui
kỳ chân trạch.” Nghĩa là: “Mọi linh hồn, khi lìa thân xác, đều trở về nơi
chân thực của mình, nên gọi là quỷ. Quỷ là trở về, trở về nhà chân thực của
mình.”
Vậy,
theo nghĩa xưa, Xích Quỷ là quốc hiệu gói ghém đạo sống làm người “Ở cõi
thế gian, cư xử với nhau bằng lòng nhân ấm áp. Khi lìa thân xác, trở về nơi
chân thực của mình.”
2.
Quốc
hiệu Văn Lang
a).
Ý nghĩa chữ Văn
- Sách Luận Ngữ, chương Tử Hãn có ghi lời
Khổng Tử (551 – 479 trước Tây lịch) khi ngài bị người ấp Khuông vây khốn vì ngộ
nhận ngài với ác nhân Dương Hỗ:
“Văn Vương đã chết,
“văn” không do ta gánh vác hay sao? Nếu trời muốn chôn vùi “tư văn” thì kẻ chết
sau Văn Vương là ta không được tham dự vào “tư văn”. Nếu trời chưa muốn chôn
vùi “tư văn” thì người ấp Khuông làm gì được ta!”
Tư
văn, theo Nho học là đạo trời. Chu Hy, học giả đời Tống chú thích: Đạo
trời sáng tỏ gọi là Văn
-
Sử Ký Thụy Pháp (ghi chú của Khang Hi Tự Điển) có ghi:
Kinh vĩ thiên địa viết
văn
Đạo đức bác văn viết
văn
Cần học háo vấn viết
văn
Từ huệ ái dân viết văn
Mẫn dân huệ lễ viết văn
Tích dân tước vị viết
văn.
Nghĩa
là:
Dọc ngang trời đất gọi
là văn
Đạo đức, nghe rộng gọi
là văn
Chăm học, ưa hỏi gọi là
văn
Hiền từ, thương xót dân
gọi là văn
Thương yêu, giữ lễ với
dân gọi là văn
Ban thưởng tước vị cho
dân gọi là văn.
b).
Ý nghĩa chữ Lang
Chữ
Lang gồm chữ lương là lương thiện, tốt, và bộ ấp là vùng đất. Do đó “Lang” phải
được hiểu là vùng đất của người lương thiện.
Văn
Lang, quốc hiệu đời vua Hùng, hàm chứa ý nghĩa: Để làm sáng tỏ đạo trời, vua mở
tấm lòng giữa vùng trời đất, là bậc đạo đức cao, nghe nhiều biết rộng. Đối với
mình thì gắng học hỏi, mở mang kiến thức. Đối với dân thì hiền từ, yêu thương
và biết giữ lễ, lại có lòng xót xa nỗi vất vả mà người dân gánh chịu, cho nên
sáng suốt ban thưởng tước vị xứng đáng cho người có công. Vì thế đã dựng nên nước
non trong đó người dân sống đời lương thiện.
Nghĩa
khác của chữ Văn
Chữ
Văn còn có nghĩa là vẽ. Văn thân là vẽ mình. Đời đời truyền miệng, quốc sử đều
ghi: “Dưới thời vua Hùng, dân ở núi rừng, thấy nơi sông nước, suối, ngòi có tôm
cá, rủ nhau bắt ăn. Thường bị giao long (thuồng luồng) làm hại. Kéo nhau đến tấu
với vua. Vua nói: “Người khác loài thủy tộc.
Thủy tộc ưa cùng loài, ghét khác loài. Vậy nên dân bị chúng làm hại.” Rồi
vua khiến mọi người dùng mực xâm hình thủy quái vào thân thể. Từ đấy thuồng luồng
không làm hại dân nữa. Tục xâm mình của người Bách Việt bắt đầu từ đấy.
Nếu
hiểu chữ văn qua sử tích trên thì quốc hiệu Văn Lang bao hàm ý nghĩa: Nước của những người lương thiện xâm mình.
3.
Lòng
yêu nước
Dựng nước trên nền tảng
yêu thương. Dân nước coi nhau như anh em ruột thịt, gọi nhau là đồng bào
Đồng bào cốt nhục,
nghĩa càng bền.
Cành
bắc, cành nam, một cội nên
(Thơ Nôm - Nguyễn Trãi)
Nối
đời giãi nắng dầm mưa, khai khẩn đất hoang, trồng ngũ cốc nuôi người. Thuần
phong mỹ tục được tồn trữ, gạn đục khơi trong thành nền văn hóa nhân bản, không
vung vãi thất truyền như người du mục. Vậy nên gọi là Việt, nghĩa là cao quý vượt
lên trên. Giải đất định cư, không chỉ là nơi trục lợi mưu sinh mà còn là căn
nhà tổ phụ, chuyên chở tình cảm từ đời này sang đời khác, hun đúc thành lòng
yêu nước.
Yêu
nước là một cá tính truyền thống, không thể tách rời khỏi lẽ sống tình người của
người Việt Nam.
Không
có lý do gì có thể bào chữa cho tội phản quốc. Tội ác lịch sử không được phép
quên. Phong hóa Việt Nam từ bao ngàn năm đã như vậy. Từ rất xa xưa, từ đời Hùng
thứ 6 đã lưu truyền chuyện Thánh Dóng cứu dân cứu nước, quét giặc Ân ra khỏi
cõi bờ.
Chuyện
như huyền thoại! như cổ tích! nhưng hiếm hoi có người Việt Nam không biết.
Dấu
tích về Thánh Dóng còn lại cụ thể, mà như thực như ảo:
Miếu đình còn dấu cố
viên,
Chẳng
hay chuyện cũ lưu truyền, có không?
(Đại Nam Quốc sử diễn
ca)
Nghìn
năm Bắc thuộc, sử sách ta bị bọn thực dân văn hóa Tầu thu vét, hoặc đốt hoặc
đem về Tầu. Đi tìm dấu vết lịch sử của Phù Đổng Thiên Vương thật là khó khăn. Với
khả năng và phương tiện hạn hẹp, chúng tôi tìm được ở Kinh Dịch, quẻ Ký Tế (quẻ
thứ 63), phần Hào Từ và Tiểu Tượng Truyện có ghi:
“Cửu Tam: Cao Tông phạt Quỷ Phương, tam niên
khắc chi, tiểu nhân vật dụng.”
Dịch
nghĩa: “Hào Cửu Tam: vua Cao Tông đánh nước
nông nghiệp phía sao Quỷ, ba năm khắc phục được nước này, chớ nên dùng kẻ tiểu
nhân.”
Theo
Sử Ký Tân Biên của Uông Thụ Khoan, vua Cao Tông nhà Ân tên là Vũ Đinh, nhiều
phen xuất quân, rồi bình định được nước nông nghiệp phía sao Quỷ (Vũ Đinh đa thứ
xuất binh, bình định liễu Quỷ phương) (2)
Bên Tầu ăn ở ngược xuôi
Cho
nên chú Chệt mọc đuôi trên đầu.
Câu
ca dao này, ứng vào việc giặc Ân sang đánh nước ta, rất đúng. Hành vi dối trá,
đổi trắng thay đen, thua xưng là thắng! Cướp của, cướp đất, tàn sát dân lành, lớn
tiếng xưng là khai hoang văn hóa, truyền bá đạo làm người của thánh hiền!
III.
VĂN HÓA ĐỘC LẬP
1.
Nhân
ái và cường bạo
Vua
Thành Thang, dựng triều đại nhà Thương, diệt nhà Hạ, được sử sách Tầu tôn thờ
như bậc thánh quân. Thành Thang là tổ nhà Ân.
Sách
Thượng Thư, bộ sách Tầu coi là Kinh, được đức Khổng Tử san định, có ghi lời thề
xuất quân của vua Thang với đoạn kết như sau: “Các ngươi hãy giúp một mình ta, hành phạt thay Trời! Ta sẽ thưởng lớn
cho! Các ngươi chớ không tin. Ta không nuốt lời! Các ngươi không theo lời thề,
ta thì giết cả vợ, con các ngươi, không có tha.” (Thượng Thư – Thang thệ -
Nhượng Tống dịch)
Nhà
Thương đóng đô ở đất Bạc. Sau rời sang đất Cảnh, thường bị nạn nước lụt. Vì vậy,
vua Bàn Canh phải rời đô sang đất Ân (Cao Tông Vũ Định, người xuất quân xâm
lăng nước ta,bị Thánh Dóng quét ra khỏi cõi bờ, là hậu duệ của Bàn Canh). Trong
lời khuyên bảo quan, dân khi rời đô, đoạn kết như sau: “Ai nấy đều đặt đạo trung ở trong lòng! Nếu có kẻ nào không tử tế, không
theo đạo, điên đảo, vượt bực, không theo mệnh lệnh, hay làm điều gian ác, thì
ta cắt mũi, chém giết chúng, không để sót một mống! Không để cho còn dòng giống
chúng ở nơi ấp mới này! ….” (Thượng Thư – Thang thệ - Nhượng Tống dịch)
Tổ
tiên người Tầu quản trị dân tàn ác là như thế! Thật khác với tổ tiên ta, hiền
hòa dãi nắng dầm mưa, khẩn hoang trồng ngũ cốc để nuôi loài người, lấy tình yêu
thương, độ lượng bao dung làm lẽ sống. Vậy nên đức Khổng Tử, người phương Bắc,
tức người Tầu, đã phải ngậm ngùi giảng cho thày Tử Lộ, khi ông hiền này hỏi về
sức mạnh:
Khoan nhu dễ giáo, bất
báo vô đạo, Nam phương chi cường giã. Quân tử cư chi.
Nhậm
kim cách, tử nhi bất yếm, Bắc phương chi cường giã, nhi cường giả cư chi.
Dịch
nghĩa:
Đem lòng rộng lượng, hiền
hòa dạy người, dẫu kẻ vô đạo cũng không báo thù. Đó là sức mạnh của người
phương Nam. Người quân tử cư xử như vậy.
Xông pha gươm giáo, ôm
yên mặc giáp, đến chết không chán. Đó là sức mạnh của người phương Bắc. Kẻ cường
bạo cư xử như vậy!
(Trung
Dung - Bài số 10: Tử Lộ Vấn Cường)
Xem
vậy, yếu tích của văn hóa ta và văn hóa Tầu hoàn toàn khác biệt.
Nền
văn hóa nhân bản của ta, dọc giòng lịch sử, như một giòng sông nhân ái, không
ngưng nghỉ, nối kết người với người, nối kết người với lãnh thổ, quê hương.
Nhiễu điều phủ lấy giá
gương
Người trong một nước phải
thương nhau cùng.
Người
trong một nước biết thương yêu nhau, còn biết đem tình tự ấy mà yêu thương người
ngoài, đến nước ta cư ngụ.
Bầu ơi thướng lấy bí
cùng
Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Nhưng
đối với bọn người cường bạo, xâm lăng lãnh thổ, dùng bạo lực để đàn áp đồng bào
“tàn hại cả côn trùng thảo mộc, nheo nhóc
thay! quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa
chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề những nỗi
phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi” (Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi –
Bùi Kỷ dịch) thì dù “khoan nhu dĩ giáo”cũng phải đứng lên đánh đuổi để giữ gìn
phẩm cách làm người.
Dân tộc ta yêu chuộng hòa bình. Yêu đến
độ đặt hòa bình trên mặt địa dư tổ quốc: tỉnh Hòa Bình, tỉnh Thái Bình, tỉnh
Ninh Bình, tỉnh Thái Ninh, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hải Ninh …. Suốt từ Nam Quan đến
Cà Mau, địa danh gói ghém tấm lòng yêu hòa bình chiếm hơn 85% diện tích toàn quốc.
Yêu hòa bình đến thế, nhưng khi bảo vệ hòa bình, không hề sợ chiến tranh. Phụ nữ
chân yếu tay mềm, phấn son làm đẹp cho xã hội có nhân phong cao quý, gặp khi quốc
biến,
Phấn son tô điểm sơn hà
Làm
cho tỏ mặt đàn bà nước Nam.
Và
con cháu Bà Trưng, Bà Triệu là những anh thư, suốt giòng lịch sử, không đời nào
không có.
2.
Việt
luật và Hán luật
Sau
khi đánh thắng cả vùng Linh Nam, Mã Viện tâu về Hán triều rằng: “huyện Tây Vu (nay là tây bắc Hà Nội, Việt
Nam) có ba vạn hai nghìn hộ (32.000 hộ).
Huyện này rộng hơn nghìn dặm, xin chia
làm hai huyện Phong Khê và Vọng Hải.” Hán Quang Vũ phê chuẩn. ...Viện lại
nhận thấy Việt luật có hơn mười điềi không hợp với Hán luật, bèn tâu về triều đình. Triều đình
tuyên bố tại địa phương được dùng nguyên luật cũ của người Việt. Từ sau tuyên bố
trên, toàn cõi Lạc Việt tuân hành theo. (Hậu Hán Thư – Mã Viện truyện)
Văn
hiến khác Tầu, phong tục khác Tầu, thì luật pháp phải khác luật pháp Tầu. Một
nước có nền luật pháp minh bạch, không phải là một nước man di cần Tầu khai
hóa.
Triều
đình Đông Hán bên Tầu tuyên bố “địa
phương được dùng nguyên luật cũ của người Việt” chẳng qua để tránh nạn can
qua. Tự điển Từ Hải, bản hợp đính có ghi:
“Trưng Trắc: tên người ở quận Giao Chỉ thời
Đông Hán, con quan Lạc Tướng, vợ ông Thi Sách. Bà rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ bấy giờ là Tô Định dùng
luật pháp trói buộc. Bà Trưng Trắc phẫn nộ, cùng em là Trưng Nhị cất quân
đánh lại, vây hãm quận Giao Chỉ, đuổi Tô Định, chiếm Lĩnh Nam hơn 60 thành, tự
lập làm vua. Năm Kiến Vũ thứ 19, bọn Mã Viện, Lưu Long đánh thắng và giết
được hai bà. Sử kiện này thấy trong Hậu Hán Thư, Mã Viện truyện.
Triều
đình Đông Hán học được bài học: vì Tô Định dùng luật pháp trói buộc dân bản xứ
mà Hai Bà dấy binh đánh chiếm hơn 60 thành. Nay tuy Mã Viện có thắng, để xoa dịu
lòng dân, đành dùng Việt luật mà quản trị dân Việt.
3.
Bao
Hàm, người Việt làm thày thái tử Tầu
Hậu
Hán Thư và Bách Việt Tiên Hiền chí đều có ghi vua Quang Vũ nhà Đông Hán mời cao
sỹ Bao Hàm người Việt vào cung dạy thái tử. Sau, thái tử nối ngôi, tức Hán Minh
đế, phong thày làm đại hồng lô. Mỗi khi Hàm đến triều kiến, Minh đế đều đỡ gậy
cho thày, cung kính mời ngồi ghế. Về kinh truyện, có điều gì chưa hiểu thấu
đáo, không dám vời đến hỏi, chỉ dám khiến viên tiểu hoàng môn (viên chức giữ cửa
cung vua, hầu cận để vua sai khiến) đến tận nhà Hàm xin chỉ dẫn.
Minh
đế nhà Đông Hán coi Bao Hàm người Việt là bậc ân sư. Thấy thày sống thanh bần,
vua thường biếu tặng châu ngọc, vải lụa và thóc gạo. Nhận lộc vua, Hàm chia hết
cho các học trò nghèo. Khi Hàm bịnh nặng, vua thân đến thăm. Hàm chết tại chức
quan.
Con
Bao Hàm là Bao Phúc được phong làm Lang trung, là thày của Hòa đế nhà Đông Hán.
Quang Vũ là vua đầu tiên nhà Đông Hán,
sai bọn Mã Viện sang chiếm nước ta, sai Nhậm Diên sang làm thái thú Cửu Chân
(Thanh Hóa ngày nay). Dưới triều Quang Vũ, phải rước Bao Hàm vào cung dạy thái
tử, sau là Minh đế. Con Minh đế là Chương đế lại rước Bao Phúc, con của Bao Hàm
dạy thái tử, sau được nối ngôi là Hòa đế.
Sử
kiện này cho thấy minh bạch rằng văn học cũng như đạo làm người của Việt từ
ngàn xưa đã cao cả hơn Tầu.
4. Tích Quang và Nhậm Diên
a)
Tích
Quang, thái thú Giao Chỉ, cuối đời Vương
Mãng, đóng bờ cõi, không sang chầu. Khi Lưu Tú bên Tầu phục hưng nhà Hán, gọi
là Đông Hán, Tích Quang sai sứ sang triều cống, được phong tước hầu.
Tích
Quang người quận Hán Trung bên Tầu. Khi ở Giao Chỉ, lấy lễ nghĩa mà cư xử với
dân, được tiếng là lương lại, khác với bọn tham tàn ô lại, người dân lành coi
là giặc cướp
Con ơi! Nghe mẹ lời này
Cướp
đêm là giặc, cướp ngày là quan!
b)
Nhậm
Diên
Thái
thú Cửu Chân đầu đời Đông Hán, các sách Hán Ký, Hậu Hán Thư, Phong Tục Thông,
Bách Việt Tiên Hiền chí ghi là Nhậm Diên. Nhân vì vua Tự Đức tên là Hồng Nhậm,
sử sách nước ta đổi Nhậm Diên thành Nhâm Diên.
Về
ông, Hậu Hán Thư ghi:
Đầu năm Kiến Vũ (niên
hiệu vua Hán Quang Vũ) Nhậm Diên được cử lám thái thú Cửu Chân. Dân Cửu Chân
quen nghề săn bắn, không biết làm ruộng, phải đong thóc của Giao chỉ nên thường
khổ vì nạn đói. Nhậm Diên dạy dân cày bừa khẩn hoang trồng lúa. Ruộng lúa ngày
một nhiểu, dân được no đủ.
Dân Lạc Việt bấy giờ,
chưa biết nghi lễ cưới xin. Nhậm Diên gửi văn thư, truyền cho các huyện thuộc địa
hạt ông cai trị, phái nam từ 20 đến 50 tuổi, phái nữ từ 15 đến 40 tuổi, tùy
theo lứa tuổi, phải đôi vừa lứa thì được lấy nhau. Lại giúp đỡ những người
nghèo khó, không đủ phương tiện cưới xin: quan chức bớt lương bổng mà giúp đỡ.
Bấy giờ có hơn 2 nghì người thành gia thất. Cũng từ đấy, dân sinh con ra mới biết
được con thuộc giòng họ nào. Người ta bảo nhau rằng: ta có con là nhờ ông Nhậm.
Nhiều người sinh con đặt tên là Nhậm.
c)
Nhận
định
Đoạn
trên của Hậu Hán Thư (pho chính sử thời Đông Hán bên Tầu) hoàn toàn nghịch lý
vì:
- Nhậm
Diên đến đất Việt làm quan, đã chiêm ngưỡng, bái phục phu tử Long Khâu Trường
làm bậc thánh. Về Long phu tử, Nhậm Diên nói “Long Khâu tiên sinh, thân mình là đức, bước đi là nghĩa, có khí tiết
cao quý như ngài Bá Di.” (Hậu Hán Thư, Phong Tục Thông, Bách Việt Tiên Hiền
chí)
- Cao
sỹ Đổng Tử Nghi là bậc Nhậm Diên lấy lễ mà tôn làm thày (Hán Ký, Hậu Hán Thư,
Bách Việt Tiên Hiền chí)
Nhân
phong Việt đã hun đúc nên những người mà Nhậm Diên kính cẩn tôn làm thày, bái
phục tôn làm thánh. Vậy, người Việt chỉ cần sống theo nhân phong của dân tộc
mình, hoặc nếu cần mở mang tâm trí thêm, thì học các bậc thày, bậc thánh của Nhậm
Diên. Đâu cần đến Nhậm Diên giáo hóa.
- Riêng
sử kiện vua Quang Vũ nhà Hán cử Nhậm Diên sang ta làm thái thú Cửu Chân, lại mời
Bao Hàm người Việt vào cung dạy thái tử. Con Bao Hàm là Bao Phúc cũng vào cung
dạy thái tử, sau nối ngôi tức Hòa đế (theo Hậu Hán Thư và Bách Việt Tiên Hiền
chí) đủ cho thấy văn hóa Việt vượt trên văn hóa Tầu.
Công
trình nghiên cứu của khoa học Tây phương đã đưa ra chứng tích: người Việt là
dân tộc định cư, trồng lúa đầu tiên trên thế giới, từ hơn 5 ngàn năm trước Tây
lịch.
Vết
hà tì trong sử ký, nhem nhuốc ghi rằng Nhậm Diên dạy dân Việt ở Cửu Chân (nay
là Thanh Hóa) cấy cày; đó là điều vu khoát. Nhậm Diên người đất Mật ở Tây Vực.
Dân xứ ông sinh sống bằng chăn nuôi trên đồng cỏ hoang, đến nay nghề nông còn vụng
kém. Hơn nữa, ông làm thái thú Cửu Chân được 4 năm thì bị triệu hồi. Sao có thể
hoàn tất một công trình văn hóa vĩ đại như vậy? Đức Khổng Tử cùng 3 ngàn đệ tử,
mỏi gối mòn trán, lao đao suốt đời, không giáo hóa được dân Tầu, đành làm một kẻ
tị nhân (kẻ bị người đời xa lánh). Ngay chính trên quê hương ngài, nước Lỗ bé cỏn
con, những điều thương luân bại lý được chính ngài ghi, tràn ngập nơi kinh Xuân
Thu! Dân Tầu bản chất man di hay Nhậm Diên tài đức hơn Khổng Tử? Câu trả lời nằm
trong câu hỏi.
Yếu
tính văn hóa, Việt và Tầu dị biệt, như lời Khổng Tử dạy thày Tử Lộ, ghi nơi
sách Trung Dung. Vì ta biết bảo tồn quốc túy, nên ngàn năm Bắc thuộc, ta vẫn là
ta. Tầu tràn sang hống hách, được văn hóa lẽ sống tình người cảm hóa, tính man
rợ bạo lực, ích kỷ vụ lợi nhạt mờ, dần dần cũng trở nên người dân Việt hiền
lương. Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách minh bạch.
Non
một thế kỷ, dân ta khốn đốn với nạn thực dân Pháp xâm lăng. Bọn gian tà, nhân
cơ hội bán nước cầu vinh, du nhập tà thuyết ngoại lai. Lịch sử thêm một lần đắm
đuối. Nay cả nước đang bừng tỉnh cơn ngủ gật. Bè lũ sâu dân mọt nước đang tự xẻ
nghé tan đàn.
Người
yếu bóng vía e rằng ngụy thuyết duy vật, vô sản chuyên chế, có thể làm lay động
phần nào văn hoá nhân luân của giòng giống Tiên Rồng.
Đó
là niềm lo trời sập! Cái thứ triết lý chính trị ngược nhân tính, chỉ có thể lường
gạt con người trong một cơn ngủ mê lịch sử. Khi thức giấc phản tỉnh, cả khối
Liên bang Xô Viết vỡ tan tành, bức tường ô nhục Bá Linh, không một viên đạn
cũng sụp đổ.
Ngược
nhân tính không thể ở lâu với nhân loại.
Trần Lam Giang
Tháng
12, 2013
*
* *
Chú thích:
(1) Châu
Kinh và châu Dương
Theo
Vũ Cống:
Châu
Kinh là châu thổ sông Hán, sông Đà, sông Tiềm và một phần châu thổ sông Trường
Giang (tức sông Dương Tử).
Châu
Dương là châu thổ sông Hoài, sông Tứ và một phần châu thổ sông Trường Giang.
Vũ
Cống là một chương trong sách Thượng Thư, còn gọi là Kinh Thư.
Thượng
Thư là một bộ cổ sử. Chưa thể xác định ai là tác giả. Chỉ biết sách này được Khổng
Tử (551 -497 trước Tây lịch) san định.
Nguyên
vì đời xưa chưa có giấy. Người xưa viết lên thẻ tre hoặc mảnh gỗ, xâu thành
sách. Trải lâu đời, sách bị nhiều người đọc, làm lẫn lộn thứ tự trước sau hoặc
thêm bớt ít nhiều thẻ, Khổng Tử đã sắp xếp lại thành chương mục, có thứ tự, bỏ
những thẻ mà ngài cho là vô lý. Sách này có ghi việc vua Vũ trị nạn hồng thủy,
được vua Thuấn truyền ngôi. Trong khi trị nạn hồng thủy, vua Vũ đi khắp đó đây,
len lỏi nhiều vùng để đào kinh, khơi ngòi. Nhân đấy ghi chép địa lý hình thể, địa
lý nhân văn. Khi lên ngôi, bèn đặt ra phép đánh thuế, thích ứng với từng địa
phương, gọi là Vũ Cống.
(2) Chữ
“phương” có hiều nghĩa khác nhau. Tôi chọn nghĩa “phương” là đòng đòng (cốc vị
thành quả viết phương = thóc chưa thành hạt gọi là phương. Nước đòng đòng là nước
nông ngiệp)