Saturday 20 December 2014

Bắc Kỳ 75 !

Nguyễn Hoàng Yến xin phép góp ý với tác giả bài viết rất hay Bắc Kỳ 75 ! 

Kính chào quý vị ,

Quý vị có nhận thấy người Bắc Kỳ 75 họ nói dấu sắc thành dấu nặng không ? Họ phât âm nói = nọi (nhưng cái nọi = noại , cuả tiếng Huế thì lại "dễ thương chi lạ" ) trong khi đó những dấu nặng không đúng chỗ cuả Bắc Kỳ 75 lại rất khó nghe . 
Vì sao ? Vì đó là thứ giọng lai căng giữaThanh Hoá , Nghệ An , Hà Tĩnh , Bùi Chu Phát Riệm ...pha trn lai tạp với giọng chánh thống cu Hà Nội và sau 1954 , nó đã cho ra đời một cái quái thai tên gọi nà 

Giọng Bắc Kỳ bảy nhăm ! 

Tôi không chê giọng Nghệ An , Hà Tĩnh v.v... vì mỗi điạ phương có một giọng nói riêng với cái duyên riêng cu nó , như tiếng Quảng : không eng thì thâu , tiếng Huế và giọng Huệ : Anh ni , răng anh noại giọng chi nghe lạ dữ rứa ?  Tiếng Saigon , giọng lục tỉnh và cách nói rặt miền Nam , quê tui : "Bắc" con cá gô bỏ dô cái "gổ". Thôi qua kiếu , qua đi dià nghen , sợ ở lâu tiá má qua gầy = rầy la , ngày "mơi" qua qua nữa .

Nhưng một khi có sự pha trộn do một s người ở bưng biền , ở những "ngõ ngách" xa xôi , đi dép râu , đội nón cối , mang về đất Thăng Long ngàn năm văn vật một nền "văn hoá bưng biền" thì chính những người "Hà Nội mới" ấy đã làm hư mất thứ tiếng nói mượt mà , sang trọng có khi pha chút đài các cuả người dân cố đô xưa vậy . 
Trường hợp này đang xảy ra với Saigon , từ khi đoàn người  "Đạp Đổng Đài , Cái Nồi Ngồi Trên Cái Cốc " tràn vào miền Nam . Người ta bảo về Saigon bây giờ chỉ nghe toàn giọng Bc Kỳ 75 chan chát . Có người lại bảo " Họ cũng rán tập nói giọng Nam , nhưng vẫn lòi cái đuôi nón cối ra " Cho nên nhờ vậy mà giọng Saigon may mắn không bị "lai " mấy , vì ngay như Bắc kỳ Di Cư kia mà còn chưa hoàn toàn gọi phi trường Tân Sơn Nhất là Tân Sơn Nhức được nữa thì sức mấy dép râu 75 tập cho ra cái giọng Nam y chang cho được ? Người miền Nam chỉ bị ảnh hưởng 50% cách nói cuả vc như bức xúc , nhất trí , tham quan , căn hộ , thiếu " thông tin ", chất lượng đảm bảo , ăn nói "ấn tượng" , biễu diễn nội y , bắt mắt , tạo dáng , chùm ảnh , nội tạng , ẩm thực , tâm thần v.v...    

Vy thì chính tự thân cuả s pha trộn không phải xấu , bng chng là mi duyên Nam-Bắc đã gắn liền hai đầu đất nước lại với nhau sau năm 54 ở phiá Nam sông Bến Hải , là một sự pha trộn hài hoà tốt đẹp và cần thiết cho Văn hoá và Văn học VN . Nhưng cái không hay và không may cuả sự pha trộn giọng nói , cũng như cách ăn ở , sinh sống cuả người Hà Nội sau 54 với người từ "rừng sâu" , "hang hốc" về thành và cuả người Saigon sau 75 với đoàn người áo quần bèo nhèo xốc xếch màu phân ngựa từ " Bắc dô Nam đi bằng dép gâu ... " là sự chệnh lệch quá lớn giữa hai bên về tất cả mọi phương diện , nhất là v Văn Hoá , giữa " bên thắng cuộc" và "bên thua cuộc" , sinh ra một nền Văn hoá khập khiễng khó chấp nhận được cho đến ngày hôm nay . Đúng như Dương Thu Hương đã nói :
Một nền văn minh đã thua một chế độ man rợ ! "

Cuộc di cư vĩ đại cuả một triệu đồng bào miền Bắc trn chạy cs năm 1954 đã đem một số rất đông nhân sĩ trí thức Bắc Hà cũng như văn nghệ sĩ miền Bắc vào Nam , rồi " đất lành chim đậu ", họ đã cùng hoà nhập vào đời sống người dân miền Nam vốn chất phác , hiền hoà , có sao nói vậy , lúc đầu bỡ ngỡ nhưng sau đề huề , để cùng làm nên một "quốc gia VNCH" Dân Ch , Tự Do và Tiến Bộ , hơn đứt các quốc gia trong vùng , chỉ đứng sau Nhật Bản ( nht là thời kỳ đ nhất Cộng Hoà ) 

Tiếc thay , người cộng sản VN đã vâng lệnh quan thày Nga Tàu xé bỏ hiệp định Genève 1954 mang dép râu vượt tuyến vào Nam đánh phá , và sau này ngang nhiên không thi hành hiệp định Paris 1973 cùng với sự tiếp sức và viện trợ cuả TC và bọn truyền thông phản chiến trên thế giới lúc đó , người csVN đã ngu muội và tham lam , nht là đã vì quyn lợi cuả đảng ( ăn cướp ) cưỡng chiếm miền Nam để dâng cho bọn Tàu đỏ , khiến cho đất nước hôm nay thành ra cái thùng rác vi tệ nạn xã hội mà ngay thi Pháp thuộc cũng chưa từng có , khiến cho phụ nữ VN hôm nay bị đem bán như một món hàng , khiến cho người VN phải xấu hổ với thế gii vì mang tiếng ăn cắp , bất lịch sự , không biết xếp hàng và giữ trật tự ở chỗ đông người v.v... khiến cho cái " hộ chiếu " VNcs bị hải quan các nước xem thường ( điều này chưa bao gi xảy ra cho VNCH và trướđó ) khiến cho sau 40 năm "thống nhất" (!)VNcs chỉ mới làm được con ốc vít mà còn bị Nam Hàn chê lên chê xuống , khiến cho VN bây giờ thua cả Campuchia và môt ngày không xa , sẽ thua luôn Lào và Miến Điện ! 
Chỉ có bọn chóp bu đỉnh cao là giàu ( mà không sang ) vì gót vẫn còn dính phèn và trí cũng không hơn cái gót dính phèn kia là mấy  !

Thân kính ,

HY

Bắc Kỳ 75 !
Bắc Kỳ 75 !
của NT2 Trần Yên Hòa
Trưa 30 tháng tư bảy lăm, cộng quân bắt đầu tràn ngập Sài Gòn, sau lời kêu gọi đầu hàng của ông tướng Dương Văn Minh, lúc đó tôi cũng đã rời đơn vị cuối cùng là Bộ Tông Tham Mưu để trở về với gia đình, thật ra thi tôi không có nhà ở Sài Gòn, vì đơn vị chính thức của tôi lúc đó là Bộ Tư lệnh Quân Đoàn I + Quân khu 1, đóng tại Đà Nẵng. Khoảng tháng một bảy lăm, tôi đang tham dự một khoá huấn luyện Sĩ Quan Tổng Thanh Tra tại Bộ Tổng Tham Mưu thì đến ngày “trời sụp”, vợ con tôi di tản từ Đà Nẳng vào, tôi liền đến khu Building của một người cùng quê tại đường Nguyễn Văn Thoại xin tá túc, building nầy trước làm cho Mỹ thuê, nay Mỹ về hết nên phòng trống trơn, tôi liền dọn đến ở, nên tôi xin gọi đây là nhà của tôi. Buổi chiều 29 tháng tư, đứng trên lầu tòa building, nhìn lên hướng phi trường Tân Sơn Nhất, từng đoàn phi cơ lên xuống, đạn pháo kích của địch quân đã bắn vào phi trường từng đợt dồn dập, tôi lúc đó chỉ biết loay hoay, chạy lên chạy xuống, chạy ra chạy vào, áo quần lính vợ tôi vội vả gỡ hoa mai, giày “bốt đờ sô” được vợ tôi tìm cách giấu đi, cả giấy tờ có liên quan đến quân đội của tôi đều bị xé bỏ, vì nghĩ rằng tất cả những thứ ấy là một tai hoạ cho gia đình tôi lúc nầy.
Đúng khoảng 11 giờ trưa thì bộ đội miền Bắc bắt đầu từ hướng Hốc Môn tiến vào thành phố, lúc nầy, nổi lo sợ của tôi cũng bớt dần nên tôi cùng vợ tôi tản bộ ra ngoài ngã tư Bảy Hiền để xem Việt Cộng nó ra làm sao. (khi tôi ở trong quân đội, những tù binh Việt Cộng bị quân ta bắt được thường thường là những thanh niên mặt mũi còn non choẹt, một điều xưng “em” hai điều xưng “em”, với ý định duy nhất là xin được hồi chánh, tôi chán ngấy những tên nầy)
Bộ đội miền Bắc tôi được thấy hôm đó trên những chiếc molotova, loại xe nhà binh sản xuất từ Liên Xô, cũng chỉ là những khuôn mặt non choẹt đó, họ đứng ngồi trên xe, áo quần màu cứt ngựa, rộng xềnh xoàng, thùng thình, đầu đội nón cối, chân mang dép râu, loại dép nầy lấy từ vỏ xe hơi phế thải, có hai quai trứớc và hai quai sau chồng chéo nhau, dép râu có từ lâu rồi nhưng dân miền Nam không mang nữa vì mang nó vừa xấu, trông rất là bần cố nông, sau 54, chỉ có dân và bộ đội miền bắc còn dùng mà thôi, còn ở miền Nam dân chúng đã xài dép da hoặc dép nhựa, nên sau bảy lăm, về đôi dép râu nầy dân chúng có câu ca dao :
‘’Đôi dép râu dẫm nát đời tuổi trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai’’
Nón tai bèo là nón của bộ đội miền Nam, còn lính miền Bắc thì toàn đội nón cối, sĩ quan, cán bộ thì mang thêm cái xắt cốt, cái xắt cốt nầy cũng là trang phục thời thượng của một số người “theo đốm ăn tàn” sau bảy lăm, cứ mang xắt cốt vào là ai cũng tưởng là cán bộ thứ thiệt của Việt Cộng.
Tôi đi ra ngã tư Bảy Hiền để xem tình hình, mà lòng buồn vô hạn, những người bộ đội nầy là những Bắc Kỳ bảy lăm đầu tiên mà tôi gặp, có một số xe chở bộ đội dừng lại, dân chúng tò mò bu vào hỏi chuyện, tôi cũng len lỏi vào nghe ngóng ra sao, thì ra cũng là mấy thằng khờ, mấy thằng “lù đù” hết chổ nói, ăn nói lắp ba lắp bắp, toàn là giọng bắc kỳ rặt. Tôi có thể phân biệt một điều, dân Bắc Kỳ bảy lăm là dân miền Bắc nói chung của chế độ cộng sản, có thể nói từ Bến Hải trở ra.
Giọng dân Bắc kỳ bảy lăm khác hẳn với Bắc kỳ năm tư một trời một vực, không biết tôi có bất công không khi viết lên điều nầy, tôi là dân miền Trung “chó ăn đá gà ăn muối” nên tôi phục dân Bắc Kỳ năm tư lắm, có thể tôi yêu văn học nên tôi đã đọc được những tập san Thế Kỷ hai mươi, Sáng Tạo, Hiện Đại, Rồi đến Văn, Bách Khoa, Văn Học … của nền Văn học miền Nam trước 75, và tôi được biết tên những tác giả như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, Duyên Anh, Du Tử Lê toàn là dân Bắc Kỳ di cư đã có những tác phẩm dể thương mà tôi yêu thích, và giọng nói nữa, giọng nói Bắc Kỳ có một cái gì đó quyến rũ và ngọt ngào, văn hoa và lịch sự, tôi mê văn và tôi mê luôn giọng Bắc Kỳ, nhưng bây giờ, giọng nói dân Bắc Kỳ bảy lăm, tôi không một chút gì cảm tình nào mà còn ghét nữa, cũng có thể là tôi đã gặp và tiếp xúc với những người bộ đội nầy.
Khi tôi bước chân đi tù, mà nói theo danh từ Việt Cộng đã dùng là đi “trình diện học tập cải tạo” tôi đã gặp ngay những khuôn mặt bộ đội Bắc kỳ vừa ngu ngơ vừa dốt nát lại vừa lên mặt dạy đời, vệ binh thì chửi chúng tôi là ngụy, từng bắn giết đồng bào không gớm tay, vừa uống rượu vừa moi gan ăn tươi nuốt sống dân lành, rồi trong những buổi lên lớp học tập, những cán bộ giảng dạy phần đông là bắc kỳ, đã cầm micro chửi nguỵ, chửi từ thằng Thiệu, thằng Kỳ, rồi chửi đến bọn chúng tôi là tay sai đế quốc. Tôi ngồi nghe mà đầu óc trống không, giọng nói của Bắc Kỳ bảy lăm sao nghe nó the thé, nó có một cái gì thật là sắt máu và hận thù.
Chiến lợi phẩm & công trạng của Bắc cờ bảy lăm
Tôi đã nghe những lời nói như vậy suốt gần bảy năm, từ bộ đôi qua công an, công an còn sắt máu hơn, có thể đánh đập tù nhân khi vi phạm kỷ luật trại, có thể bị nằm phòng biệt giam, chân tay bị cùm, mỗi ngày chỉ lảnh được một nắm cơm và muối hột, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bên ngoài đây cũng là tù nhưng ở ngoài phòng biệt giam mà thôi.
Khi được thả ra, tôi trở về Sài Gòn nơi gia đình tôi sinh sống, tôi mới nhận thấy rằng dân Bắc kỳ bảy lăm đã xâm nhập mạnh vào trong đời sống xã hội miền Nam, có thể nói là một “bắc kỳ trị”, hệ thống của đảng cộng sản, chức tổng bí thư đảng sau thời Lê Duẩn là Nguyễn văn Linh, đến Đổ MườI rồi Lê khả Phiêu đều là dân Bắc Kỳ, các uỷ viên trong bộ chính trị đến các uỷ viên trung ương đảng, Bắc Kỳ cũng chiếm nhiều hơn, rồi lực lượng công an cấp thành, cấp quận đến cấp phường, xã, khu phố, thường là Bắc kỳ, từ bộ đội chuyển ngành, có đảng, được sự tín nhiệm của cấp trên nên được giử các chức vụ quan trọng như trưởng công an quận, huyện, trưởng công an phường, đến công an khu vực, và các tay nầy đã làm điêu đứng dân chúng không biết bao nhiêu mà lường. (có những người công an miền Nam, họ cũng giử những chức vụ đó, nhưng nhẹ nhàng hơn, dể dải hơn)
Tôi trở về với hai bàn tay trắng, vợ con tôi từ vùng kinh tế mới, sống không nổi phải về lại Sài Gòn, tôi gặp ngay người công an khu vực lúc đó là một tay Bắc kỳ bảy lăm thứ thiệt, vợ con tôi chỉ được tạm trú mà thôi, bây giờ có tôi về nữa và về với giấy ra trại ghi đia chỉ ngoài trung, tôi biết vậy, và ngườI công an khu vực bắc kỳ nầy đã thẳng tay trục xuất tôi, không cho tôi ở lại thành phố, bắt cả gia đình tôi phải rời khỏi thành phố, trong lúc đó vợ con tôi vừa sống dở chết dở ở kinh tế mới trở về. Tên công an khu vực trong đêm, khoảng hai ba giờ sáng, tôi đang ngủ mơ mơ màng màng thì nghe tiếng đập cửa và tiếng gọi thúc bách :
- Công an đây, mở cửa để kiểm tra hộ khẩu
Tôi lồm cồm ngồi dậy, vợ tôi nhanh chân hơn đã xuống giường bật điện, đây là căn nhà tôi thuê, nhỏ như cái hủ nút, vợ chồng con cái, năm người thuê một khoảng nhỏ đủ để một chiếc giường và cùng ngủ vớI nhau như sắp cá mòi vậy, trong lúc đó, người chủ nhà cũng đã thức dậy và ra mở cửa, toán kiểm tra gồm công an khu vực, công an phường và một số dân phòng, chúng đến soi đèn pin vào mặt tôi và hỏi :
- Anh là ai ở trong nhà nầy, có giấy tờ tuỳ thân gì không, có đăng ký tạm trú tạm vắng không ?
Tôi đã biết mặt tên công an khu vực nầy, ngày tôi ra phường trình diện đã gặp nó và vợ tôi đã nhiều lần hối lộ cho nó nhiều bao thuốc lá có cán, đó là những loại thuốc hiếm quý lúc đó chỉ có giai cấp cai trị hay mánh mung mới có để hút. Thế mà khi coi xong giấy ra trại của tôi, thằng Thụy, công an khu vực, thẳng thừng tuyên bố :
- Anh không được cư ngụ ở đây, có lệnh trục xuất anh khỏi thành phố, ngày mai tôi không muốn thấy mặt anh ở nhà nầy nữa.
Nói xong nó liền quày quả dắt đám lâu la đi ra cửa, tôi đêm đó ngủ không được và cuối cùng hai vợ chồng đồng ý để tôi lên Tây Ninh làm rẫy cùng người anh ở khu Kinh Tế Mới Đồng Ban, gần sát Biên GiớI Campuchia, một lần nữa tôi lại phải xa gia đình.
Lên vùng kinh tế mới, ngày ngày vào sâu trong rẫy phát cây, trồng lúa, trồng đậu, tôi như một con thú chỉ biết làm việc chứ không còn tình cảm nữa, chiều khi mặt trời gần lặn mới xếp cuốc, xếp xẳng ra về, tôi tìm quên cuộc đờI mình bên những ly rượu đế suốt gần sáu tháng, sau đó vợ tôi nhắn lên bảo tôi về lại Sài Gòn, đã giải quyết mọi chuyện, thì ra , trong thời gian tôi lên trên vùng kinh tế mới, vợ tôi đã phải quà cáp hối lộ cho tên Thuỵ công an khu vực nhiều lần nó mới cho tôi về cư ngụ trở lại.
Tôi về thành phố lần thứ hai và lần nầy tôi làm nghề đạp xích lô, tôi thuê lại một chiếc xích lô của người bạn đồng tù, tôi chạy buổi sáng đến chiều, buổi chiều đến lược người bạn chạy, trong thời gian đạp xích lô tôi được biết thêm nhiều điều, và hiểu thêm ra rằng, không phải ai Bắc kỳ bảy lăm cũng đều đáng ghét cả, sau bảy lăm, dân chúng miền bắc vì đói khổ bao nhiêu năm nên tìm cách xuôi nam như cố tìm một vùng đất hứa, miền Nam như một tiếng gọi thiêng liêng, một nơi đến có thể làm thay đổi cả một cuộc đời, cho nên dân chúng miền Bắc lần lược bỏ Bắc vào Nam, trước tiên thành phần được ưu tiên là cán bộ, công an, bộ đội làm việc trong nam nên có quyền đem gia đình theo, sau đó thì tiếng lành đồn xa, những người dân quê cũng bắt đầu bỏ ruộng, bỏ quê mà vào Nam, trước tiên họ đến các vùng Long Khánh, Lâm Đồng, Phương Lâm khai hoang làm rẩy, số người nầy vì đã sống cực khổ quá ở miền Bắc nên chiụ đựng và có chí làm ăn, họ thành công và tự ổn định đời sống. Một số nữa là vào thẳng Sài gòn làm bất cứ chuyện gì, làm thuê, buôn bán chợ trời, mở tiệm nhậu, mở tiệm phở mang màu sắc Hà Nội, có Phở Hà Nội, Phở Bắc-Hải, mọc lên nhan nhản khắp đường phố Sài gòn, số người nầy cũng làm việc tận lực, chào mời khách, phục vụ khách đắc lực và món ăn của họ phục vụ đa số là rẻ nên họ bán được, giới bình dân ưa thích, dân bán phở ở Sài Gòn nổi tiếng như phở Quyền Phú Nhuận, Phở Hoà Pasteur, Phở Tàu Bay Lý Thái Tổ cũng bị cạnh tranh nhiều, dân Bắc Kỳ bảy lăm tiếp tục làm đủ mọi nghề khác nhau, họ cần cù, nhẩn nại, nhưng phần đông những người nầy chỉ là lớp dân bậc hai của xã hội nên cũng chỉ được sắp hạng thứ mà thôi.
Nói đến dân bắc kỳ bảy lăm thứ thiệt đang làm mưa làm gió ở Sài gòn đó là những ông lớn đang cai trị dân miền Nam, từ công an, thuế vụ, ngoại thương, chủ tịch quận huyện, giám đốc các công ty quốc doanh, đám nầy đang làm mưa làm gió ở miền Nam và toàn quốc. Ở Sài Gòn, suốt đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) những ngôi nhà cao tầng khang trang sang trọng được mọc lên, đó là đất của quân đội cũ bọn việt công chiếm và chia chát cho nhau, cất nhà lầu cho thuê, buôn bán. Rồi suốt dãy đường Cộng Hoà từ Lăng cha Cả trở lên đến Bến Xe Tây Ninh, cũng là những nhà lầu to, đẹp, khang trang được cất lên của bọn cán bộ cối, rồi suốt trong vùng Phi Trường Tân Sơn Nhất cũng hàng trăm hàng ngàn ngôi nhà lớn được xây cất và chủ nhân toàn là những tay tướng tá trong quân đội bắc kỳ bảy lăm chính cống, họ có xe hơi đời mới, từ Lexus đến Mexcedes, họ ăn uống sang hơn những bậc hào phú quan quyền hồi xưa nhiều, kéo theo môt đám bắc kỳ con ngông nghênh chạy xe phân khối lớn, xế nổ chạy xé gió ngoài đường, sau những cuộc đua xe vớI tốc độ kinh hoàng, đã gây ra biết bao nhiêu tai nạn cho người dân lành vô tội, các qúi tử nầy đều là con các ông lớn bắc kỳ làm việc tại thành Hồ.
Dân bắc kỳ bảy lăm, từ từ chiếm lỉnh thị trường của dân miền Nam, có lẻ sự hiền hoà của dân miền Nam bị thua sự nhanh nhạy của dân miền Bắc, nhưng đó là chuyện ngoài xã hội, với tôi lúc nầy là một tay xích lô, suốt ngày mài đít trên yên xe, kiếm mấy ngàn bạc về để nuôi gia đình mà thằng Thuỵ, công an khu vực vẫn không tha. Một hôm tôi đi đạp xích lô về thì vợ tôi ra hiệu cho tôi lại gần, vợ tôi nói thầm vào tai tôi:
- Hồi sáng thằng Thụy, công an khu vực có đến tìm anh, nó nói có tiền dẫn nó đi nhậu một bữa.
Tôi nghe và biết tụi nầy tiếp tục làm tiền mình đây, nhưng nghĩ mình là thứ “cá nằm trên thớt” nên đành phải chịu, tối đó hai vợ chồng tôi tìm đủ mọi cách để có tiền mời nó nhậu một bữa, tôi nghĩ đơn giản, nhậu một bữa là chỉ có tôi và thằng khu vực, chỗ nhậu có thể là một tiệm nào đó sang sang một tí là được. Bàn tới bàn lui, cuối cùng cũng phải nhận lời và nhắn nó để tới đi nhậu Vào một buổi chiều Sài Gòn đẹp trời, thằng Thuỵ nhắn qua, nói nó sẽ mời thêm một người công an khu vực ở cùng phường, một công an ở quận và một công an hộ tịch nữa, với tôi vị chi là 5 người. Buổi chiều hôm đó tôi đi về sớm để chuẩn bị cho buổi chiêu đãi công an, tất cả sự việc tôi đều thụ động, tôi phải làm theo lời yêu cầu của bọn chúng vì tôi là thân phận cải tạo mới được thả ra, là dân ở lậu, là người tạm trú “bất hợp pháp” cùng với gia đình vợ con mình, thật là oái ăm, tôi biết trong lúc nầy mà gia đình tôi rời khỏi thành phố là chết đói ngay, nên tôi phải làm theo ý nó.
Thằng Thuỵ đến nhà tôi cùng với hai “con công an cái”, bây giờ bọn nó bận đồ thường dân, hai con công an tôi vẫn thường thấy ở phường, Thằng Thuỵ nói không suy nghĩ:
- Thôi mình đi, lên nhà hàng Cầu Vồng nghe, người bạn công an quận sẽ tới sau.
Tôi nghe mà lạnh xương sống, tôi gom góp vốn liếng chạy xe xích lô cả ba bốn tháng đâu được hai trăm ngàn đồng, bây giờ 5 người đi ăn nhà hàng sang trọng nầy chắc chắn phải hơn số đó, khi bọn thằng Thụy ra sân, tôi mới vào trong khèo tay vợ tôi nói nhỏ:
- Em có tiền đưa cho anh mấy trăm ngàn nữa, tụi nó đi đông quá, với lại nó dẫn đi nhà hàng sang quá chắc thiếu em à.
Vợ tôi phải lục bóp lấy thêm đưa tôi hai trăm ngàn nữa, đây là số tiền vợ tôi dành dụm để lấy hàng, buôn bán phụ tôi kiếm sống qua ngày, nay đành phải mở hầu bao.
Nghe nói nhà hàng Cầu Vồng từ lâu nhưng chưa bao giờ tôi đặt chân đến, ngày còn trong quân đội, tuy là sĩ quan nhưng tôi chưa bao giờ có dịp để tới những nơi chốn nầy, bây giờ, tôi, một thằng đạp xích lô kiếm sống qua ngày mà phải đem tiền ra đải bọn công an ăn nhậu ở một nhà hàng sang trọng như thế nầy, lần đầu tiên tôi mới đến đây. Tôi trong suốt gần bảy năm tù tội, tôi chỉ làm quen với bo bo, với khoai mì, với cóc, nhái, chuột, cào cào, châu chấu, dế cơm, mỗi khi bắt được thứ gì, chỉ hơ trên ngọn lửa, nướng sơ sơ rồi bỏ vô miệng nhai, ngấu nghiến, ngon lành, tôi đã sống sụt trở lại như người tiền sử, vì sự sinh tồn, nay tôi trở về với tấm thân tàn ma dại, đi kinh tế mới, trôi dạt lại về thành phố, đi đạp xích lô, làm chức vụ “dân biểu”, dân biểu đi ngỏ nào đi ngỏ ấy, tối tăm mặt mủi đâu có tiền để vào nhà hàng nọ hay nhà hang kia, đến bây giờ, tôi đi “trả nợ thuế thân” cho thằng công an khu vực nầy đây, thằng bắc kỳ bảy lăm chính cống nầy đây, tôi mới có dịp bước lên tầng lầu của nhà hàng Cầu Vồng sang nhất nhì Sài Gòn nầy.
Tôi ngồi vào bàn thì tất cả bốn công an cũng có mặt, đáng lẽ ra là tôi sẽ cầm thực đơn và hỏi “các anh chị dùng gì” nhưng tôi không được quyền đó, thằng Thuỵ cầm tấm thực đơn và kêu liền một lúc 5 món cho người tiếp viên ghi, kêu mấy thùng bia tiger nữa, tôi nghe mà “điếc con ráy” luôn, lại kêu thêm mấy bao thuốc ba số năm (trong thời điểm nầy, thuốc ba số năm là thuốc cực cùng quý vì giá rất đắt, các cán bộ việt cộng cao cấp chỉ hút đến thuốc samit là nhất rồi).
Tôi là người trả tiền bửa tiệc nầy mà thất sự như là một tội nhân, tôi ngồi im, không nói một lời, trong lúc đó, bọn chúng, bốn tên công an, đang oan oan nói đủ chuyện, từ chuyện kiểm tra hộ khẩu bắt được gia đình nào làm sai quy chế đăng ký tạm trú tạm vắng, chuyện bắt hàng lậu, chuyện người nầy người kia sắm xe mua nhà, chúng tiếp tục kêu bia và cụng ly nhau chan chát, khắp toàn nhà hàng là tiếng mở bia, tiếng cụng ly, tiếng dô dô một trăm phần trăm, tất cả tạo thành một âm thanh hổn loạn, những tên công an mặc thường phục, đi ra đi vào la lối om sòm, mỗi khi có người nào đi ngang qua bàn nhậu của chúng tôi, thằng Thụy đều chìa thuốc lá ba số ra mời, tôi nghĩ một điếu thuốc như thế nầy bằng số tiền tôi cho con tôi ăn sáng đi học, bây giờ của tôi là “của chùa”, nên tụi nó đem rải cho tất cả mọi tên khác ăn nhậu ở đây hút thả cửa.
Cuối cùng rồi tiệc cũng tan, tụi nó ngã ngớn với nhau cũng đã lâu và đứa nào cũng say mềm, tôi không ngờ bọn công an cái cũng uống bia rất chì, và mỗi lần thằng Thuỵ mời thuốc, không hút nó vẫn cầm rồi cho vào xách tay, chắc là về nhà đem bán lại cho mấy xe bán thuốc lá lẻ ngoài đường để lấy tiền, gần xong bửa nhậu, tôi đứng dậy đi vào trong thanh toán tiền, gần bốn trăm ngàn đồng, tôi móc hết hầu bao, may mà đủ, còn dư chỉ hai ngàn đồng, đủ trả tiền gởi xe, ra ngoài đường, thằng Thụy còn quay sang nói với tôi:
- Đi xem văn nghệ nữa
Tôi nói:
- “Tôi mệt rồi, say quá” rồi tôi chuồn thẳng.
Sau nầy thằng Thụy còn đeo đẳng theo làm tiền của tôi nhiều lần, lúc nhiều, lúc ít, nghĩa là một tháng, một hai lần, nó làm tiền bằng mọi cách, tôi cố gắng chìu nó coi như là một “nín thở qua sông”.
Dân bắc kỳ bảy lăm bây giờ đã lan tràn khắp toàn miền Nam, họ làm đủ mọi nghề, sang thì hách dịch, quan quyền, còn nghèo thì họ chửi bọn ăn trên ngồi trước, chửi đảng, chửi chính quyền, chửi cán bộ, họ đã sống qua một miền Bắc đau thương nghèo khổ, lọc lừa, nên khi vào miền Nam, họ như đã tới một vùng đất hứa, họ đã liều, vượt qua cái độc tài hộ khẩu của việt cộng đã áp đặt lên trên đầu, trên cổ người dân, nên họ “thí mạng cùi”. Có một điều đau buồn nhất là đã có làn sóng con gái bắc kỳ vào miền Nam làm đỉ, bây giờ ở bất cứ đâu, ở khách sạn, dancing, karaoké máy lạnh, ở các trung tâm xoa bóp, các quán bia ôm, cà phê ôm, đầy dẫy những mặt hoa da phấn bắc kỳ, nhìn dáng vẻ, cách phục sức, ta có thể đoán ra đó là dân bắc kỳ bảy lăm, đến khi nghe giọng nói thì chắc ăn trăm phần trăm, còn cấp thấp hơn thì làm gái đứng đường, dọc suốt đoạn đường Trường Sơn, Bạch Đằng, nằm phía trong phi trường Tân Sơn Nhất, cứ mỗi tối khi lên đèn, thì hàng tốp các em gái ăn sương ra đứng đường mời chào khách, theo tôi, giọng bắc kỳ bảy lăm, có cái gì như là đải đưa, chanh chua và có một chút đểu giả, một chút nịnh nọt, bợ đở trong đó, dân Hà Nội cũ lịch sự bao nhiêu thì nay đã chuyển đổi, điều đó cũng nói lên một điều là những người nầy đã sống dưới chế độ cộng sản, bị chèn ép, bị áp bức đến tận cùng xương tủy nên họ phải tội tình như vậy.
Tôi có một người bạn, anh có một cô nhân tình bắc kỳ bảy lăm thứ thiệt, anh kể cho tôi nghe mẫu đối thoại sau đây của chàng và nàng.
Khi hai người đã lên giường, đến lúc cao độ của sự khoái ngất, cô gái bấu cứng lấy người tình và la lên:
- Khẩn trương, khẩn trương lên anh.
Như vậy là người bạn phải tăng tốc độ theo yêu cầu của cô gái và khi xong việc, hai người nằm ôm lấy nhau, anh chàng vừa vuốt tóc cô gái vừa hỏi:
- Em thấy anh thế nào, vừa lòng em không ?
Cô gái cười nắc nẻ, trả lời:
- Anh động viên em, em thích lắm, tốt thôi.