Saturday, 25 April 2015

Mời nghe BBC phỏng vấn người lính VNCH năm xưa về ngày 30 tháng 4:

VNCH chết nhưng chưa chôn

CSBV chôn nhưng chưa chết
---
Ngày 30 tháng 4 có 1 triệu (đảng viên) vui nhưng có 90 triệu người buồn
---

Mời nghe BBC phỏng vấn người lính VNCH năm xưa về ngày 30 tháng 4:

---

Một cựu lính biệt kích của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 nói với BBC rằng sự phủi tay của đồng minh là lý do dẫn tới Sài Gòn sụp đổ.

Ông Phạm Hòa là lính biết kích gia nhập quân đội vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

"Đó là khoảng thời gian rất ngắn và đầy biến động trong cuộc đời tôi,” ông Hòa kể và cho biết đơn vị của ông không hề biết là đang được di tản khi nhận được lệnh lên tàu ra Phú Quốc vào ngày 29/4.

Về biến cố 30/4, ông Hòa cho biết những người được di tản ‘gần như là bấn loạn’.

“Đi ra nước ngoài không biết mình làm gì. Không biết ngôn ngữ. Không có người giúp đỡ. Ngay cả quốc gia mình cũng không còn. Ngay cả quốc tịch mình cũng không còn. Mất toàn diện.”

Ông cho biết trước đó đa số các sỹ quan trẻ như ông đều ‘không nghĩ miền Nam sẽ mất ngay cả khi tiếp tế của người Mỹ không còn’.

Khi được hỏi vì sao quân đội miền Nam thua miền Bắc, ông Hòa nói: “Ngày nay ai cũng biết đó là sự phủi tay của đồng minh. Bên kia có cộng sản Trung Quốc, Nga Xô, Tiệp Khắc, Đông Âu, Đông Đức – tất cả các nước cộng sản đi vào chiến trường Việt Nam đánh Mỹ thì khi Mỹ rút thì làm sao một mình Việt Nam Cộng hòa có thể đương đầu với khối cộng sản thế giới?”

Khi được hỏi về kỷ niệm mà ông nhớ nhất thời còn chiến đấu, ông nói đó là khi ông đọc được lá thư của một người bộ đội Bắc Việt đã bỏ mạng sau khi chạm trán với đơn vị của ông vào năm 1974.

“Anh bộ đội ấy biết trước anh sẽ chết nên viết thư về cho mẹ nhắn cho mẹ thế này thế kia và nhắn cô người yêu cùng làng,” ông kể, “Cho đến khoảng đời sau này tôi cũng không thể nào quên tâm tư bộ đội Bắc Việt.”

“Người miền Nam, miền Bắc chúng ta đều trả giá và trả giá rất là đắt. Thành thử đó là đau thương cho cả đất nước Việt Nam,” ông nói và cho biết nếu gặp lại bộ đội Bắc Việt thì ông ‘cũng không có lý do thù hận’ vì ‘người chiến sỹ chỉ làm tròn bổn phận của họ mà thôi’.

“Anh em bên quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội,” ông nói, “Họ cũng hy sinh như người miền Nam để tranh đấu cho Việt Nam sau này thôi.”

Tuy nhiên theo lời ông Hòa thì nước Việt Nam hiện nay ‘không như Việt Nam Cộng hòa mong muốn mà cũng không như bộ đội miền Bắc mong muốn’.

-----------------------
Reader comments:

Nham Hoang:  Tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc . Tôi còn nhớ giai đoạn những năm bao cấp cuộc sống cơ cực vô cùng .
Những năm 1982 - 1983 rất nhiều người xung quanh tôi đều cố gắng góp tiền vàng để vượt biên chạy trốn khỏi cuộc sống bế tắc và nghèo khổ dưới triều đại CS.
Cô giáo dạy tôi cấp hai cũng bán gần như toàn bộ " Gia tài " và vay mượn khắp nơi để cho chồng cô vượt biên.  Nhưng mọi sự không như mong muốn của cô . Chuyến tàu chồng cô đã bị bắt và toàn bộ tài sản mang theo đã bị lột sạch.

Quá bế tắc vì nợ nần cô đã cho thuốc chuột vào nồi cháo để cả gia đình cô cùng chết , Khi hàng xóm phát hiện ra đưa cả nhà đi cấp cứu thì chồng cô và một cậu con trai lớn đã chết , cô và con trai thứ hai được cứu sống.
Tôi vẫn nhớ hôm đó vào giữa buổi trưa hè , tôi cũng chạy đến đó để chứng kiến , nhà cô ở trên tầng 4 khu tập thể tôi nhìn vào trong nhà cô thấy nồi cháo nấu với tiết lợn đổ lênh láng trên nền nhà cạnh những bãi nôn mửa vẫn chưa được dọn dẹp , Tôi không dám nhìn nữa và quay mặt ra ban công .
Tôi vẫn nhớ cảm giác của mình khi đó tôi thấy bầu trời giữa trưa hè oi ả dường như đen sạm lại , mắt tôi hoa lên , thương cô và gia đình cô quá.
Sau cú sốc quá nặng đó cô như người tâm thần không còn khả năng dạy học được nữa . Một thời gian sau khoảng 1 năm mỗi chiều đi học về tôi thấy cô già hẳn đi ngồi trước một cái mẹt trên có bày vài thứ lặt vặt như gương , lược bàn chải đánh răng , kim chỉ . VV
Tất cả mọi người trong khu chợ đó đều biết câu chuyện và hoàn cảnh của cô nên cũng mua hàng giúp cô . Nhưng sự nghèo khổ và suy sụp tinh thần đã làm cô suy kiệt và cô đã mất khoảng một năm sau đó.
Đám tang cô học sinh lớp tôi cũng đi dự . Hình ảnh gầy gò sơ xác của cô khi cắp cái mẹt hàng xén ra chợ vẫn ám ảnh tôi tới tận bây giờ.
Vĩnh biệt cô giáo dạy môn lịch sử . Em luôn cầu chúc cô và chồng cô cùng cậu con trai đã mất của cô được hạnh phúc nơi thiên đàng!