Từ ngàn xưa đến nay, dân Việt Nam là nạn nhân của đế quốc Đại Hán và luôn luôn phải phấn đấu để sống còn trước những xâm lăng bằng võ lực của người láng giềng đầy tham vọng này. Sang đến thế kỷ 21, China ngày một thêm nguy hiểm, không những chỉ cho những quốc gia láng giềng, mà còn cho toàn thể Thế Giới. Những người lãnh đạo China hiện nay rất thâm hiểm. Họ biết rằng nếu dùng vũ lực, thì không bao giờ thành công, nên họ đã nghĩ ra một phương cách để thống trị toàn cầu, đó là Kinh Tế. Không cần bắn một viên đạn nào, họ cũng đạt được mục tiếu, đó là Bán Phá Giá hay Dumping.Với biện pháp này. China muốn làm phá sản Thế Giới Phương Tây.
Bán Phá Giá là gì ?? Trong thị trường Thương Mại của Quốc Tế, việc một chính phủ của một quốc gia bơm tiền vào một công ty của nước họ để công ty này có thể bán với giá hạ hơn giá thành của sản phẩm sẽ đưa tới sự khánh tận của các công ty đối nghịch nằm trong các quốc gia đối thủ là điều phạm pháp. Lấy một thí dụ Công Ty Bombardier của Canada sản xuất các máy bay. Công ty Boing của Hoa Kỳ cũng sản xuất máy bay. Hai công ty này là đối thủ cạnh tranh với nhau nên mới đây khi Canada và Québec (Một tiểu bang của Canada) bỏ tiền góp vốn vào Bombardier, Boing phản đối ngay lập tức, dựa vào luật cấm phá giá (Loi antidumping) mà tất cả các Công Ty thành viên của Thị Trường Thế Giới đều bị chi phối. Khi có sự phản kháng-trong trường hợp này là Boing- Nếu bên bị kiện là Bombardier vi phạm luật antidumping, thì họ phải nâng giá phi cơ họ sản xuất lên cao, sao cho Boing không bị thiệt hại trong việc bán các máy bay của họ cho các hãng hàng không bên Hoa Kỳ, vì nếu không Boing có thể bị phá sản khi không hãng máy bay nào mua sản phẩm của họ với giá đắt hơn giá của Bombardier- Đại khái là như vậy, nghĩa là để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các Công Ty, không có bàn tay của các Chính Phủ, vì Chính Phủ bao giờ cũng có nhiều tiền hơn các tư nhân.
Một mặt, bên khối Tây Phương, các quốc gia (Etats) bị cấm không thể hoạt động như một Cty thương mại và không có quyền trợ giúp các công ty Thương Mại thì các Cty bên phía China không bị tri phối về Luật Chông Phá Giá . Quốc Gia China lột bỏ cái nhãn hiệu Etat để tự gắn cho mình cái nhãn hiệu chủ Công Ty, thâm độc là ở điểm này .
Hâu quả của sư kiện vô lý này rất nhiều song ta có thể đơn cử một thí dụ : Canada đặt mua của Bombardier các toa xe lửa. Bombardier đòi 103 triệu đô la. Một hãng sản xuất xe lửa của China đòi 60 triệu mà thôi. Dĩ nhiên Canada chọn Công Ty của China thay vì chọn Bombardier ( tiết kiệm được 43 triệu ).
Cho đến nay, người ta vẫn chấp nhận tình trạng này vì Thế Giới vẫn cần mua những món hàng sản xuất tại China với giá rẻ mạt nhưng con giun xéo lắm cũng quằn, các quốc gia Tấy Phương và ngay cả các quốc gia Ấ Châu cũng ngày càng nhận rõ âm mưu thâm độc của China là đẩy các Công Ty các nước thù nghịch vào con đường phá sản.
Hoa Kỳ mới đây đã tăng mức thuế đánh vào các cuộn Nhôm Chiana từ 97 phần trăm lên tới 162%.Năm 2016, Hoa Kỳ nhập cảng từ China 389 triêu đô la về sản phẩm này. China kêu trời như bọng về quyết định tăng thuế này. Kể từ ngày 20 tháng giêng đế 25 tháng 10 năm 2017, đã có 77 sắc lệnh chống phá giá mà Hoa Kỳ đã đem áp dụng để bảo vệ các Công Ty Hoa Kỳ.
Tại Anh Quốc, người ta chú ý đến thép mà China xuất cảng sang Anh, giá bán ít hơn giá thành ( Chinese Steel that is sold below its cost of production).
Tại UE ( Europe Union)- Au Châu Hợp Nhất- Chủ Tịch Jean-Claude Juncker tuyên bố là người Âu Châu không phải là những( tiếng ông dung) - naiive free traders- hay những tên khờ và muốn mua bán, thì Bắc Kinh phải chấp nhận các luật chống phá giá.
Tại New Delhi, chính phủ Ấn đánh thuế 2637 đô la mỗi tấn hang polytetrafluoroethylene (PTFE) nhập nội từ CHINA.
Trên đây là một vài biện pháp mà các quốc gia trên Thế Giới dung để bảo vệ công ăn việc làm cho người dân nước họ, nhất là giới buôn bán, giới thợ thuyền.
Không hiểu hiện nay về phía Việt Nam, họ có các biện pháp tương tự hay không, hay China lũng đoạn thị trường Việt Nam, để đến nỗi người dân Viê chỉ còn một biện pháp là cong lưng ra phục vụ các du khách China, đến Việt Nam để chơi bời, và để được phục vụ như các ông chủ.
Trần Mộng Lâm