Wednesday 7 March 2018

Khi kẻ côn đồ đánh sụp truyền thống tôn sư trọng đạo

Khi đầu gối của một giáo viên tiểu học ở Long An chạm đất, truyền thống đạo lý 'tôn sư trọng đạo' mà người Việt vốn tự hào sụp đổ, nhiều mảng tối trong xã hội cũng bị phơi bày, trần trụi và đau đớn.
Sáng 28/2, trường tiểu học Bình Chánh (Long An) xảy ra chuyện chưa từng có. Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh. Lý do, những bậc cha mẹ này gây sức ép, bắt cô Nhung phải quỳ gối để hiểu cảm giác mà con họ phải trải qua khi bị cô áp dụng hình phạt tương tự trên lớp.
Đáng buồn hơn, sự việc diễn ra ngay tại Văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Người hiệu trưởng lúc đầu khuyên cô Nhung không nên quỳ nhưng sau đó, thấy tình hình có vẻ căng thẳng thì liền rời đi với lý do "bận đi dự giờ".
Khi đầu gối của cô Nhung chạm đất trước sự quay lưng của người đứng đầu nhà trường, truyền thống tôn sư trọng đạo mà người Việt vốn coi trọng và coi đó như một niềm tự hào chính thức sụp đổ.
Khi kẻ côn đồ đánh sụp truyền thống tôn sư trọng đạo - Ảnh 1
Tiểu học Bình Chánh - nơi xảy ra sự việc giáo viên bị bắt quỳ gối trước phụ huynh. 
Nhiều người có thể hiểu, những bậc phụ huynh này cảm thấy xót xa khi con bị cô giáo áp dụng hình phạt quỳ gối trước lớp nhưng dù xét dưới bất cứ góc độ nào, hành động họ tới văn phòng ban giám hiệu, gây áp lực, buộc cô giáo Nhung phải quỳ trước mặt họ đều không chấp nhận được.
Họ hành động với người giáo viên đang dạy dỗ con cái họ như những kẻ giang hồ. Liệu họ sẽ dạy gì cho con họ thông qua hành động ấy?
Họ có lẽ đều là những người có học, có chút địa vị trong xã hội nhưng lại cư xử như những kẻ đầu đường xó chợ. Họ hành động với người giáo viên đang dạy dỗ con cái họ như những kẻ giang hồ. Liệu họ sẽ dạy gì cho con họ thông qua hành động ấy?
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ví trẻ con giống như tờ giấy trắng. Nó sẽ nhìn vào những tấm gương của cha mẹ, của thày cô, của người lớn để học hỏi và làm theo.
Vậy, những người con của những bậc phụ huynh kia sẽ học được gì từ chính hành động của cha mẹ? Rồi ngày mai, khi trở lại lớp học, các em có còn tôn trọng chính người đang đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức của mình?
Người có công dạy dỗ các em mà các em còn còn coi thường, vậy sau này khi ra ngoài đời, các em còn biết tôn trọng ai?
Chính các bậc cha mẹ, thông qua hành động bắt cô giáo quỳ gián tiếp dạy con cái họ rằng, sống ở đời phải biết ăn miếng trả miếng, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật.
Hành động cô giáo phạt học sinh quỳ trước lớp không đúng nhưng có lẽ, nó được xuất phát chính từ mong muốn tốt. Có lẽ, cô Nhung chỉ muốn học trò của mình chú tâm hơn vào việc học.
Khi phương pháp sư phạm của cô sai, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể trao đổi lại với cô, thậm chí có thể khởi kiện nhưng tất cả những phản ứng ấy phải được thực hiện bằng những hành động văn minh, tuân thủ pháp luật, không thể đem thứ luật rừng ấy vào cư xử trong trường học.
Trong sự việc này, điều đáng buồn hơn còn là cái quay lưng của người hiệu trưởng. Người đứng đầu của một ngôi trường không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn là người biết bảo vệ và là chỗ dựa cho các giáo viên cấp dưới.

"Záo Zụk Kộw Sản" - Cô Giáo Bị Quỳ



Chuyện vừa mới xảy ra
Chỉ có ở nước ta
Nền văn hóa cộng sản
Nghề giáo bạc bẽo quá.

Nền “záo zụk kộw sản” (1)
Là loại vô nhân bản
Mất gốc và du côn
Nói ra cũng phát chán.

Mới hôm nào giáo viên
Vì đồng lương cho nên
Phải bưng trà, rót nước
Cho lũ ngu ngồi trên.

Hôm nay vì miếng cơm
Lại gặp lũ du côn
Cô giáo phải quỳ gối
Lệ trào dâng tủi hờn.

Ngửng mặt lên kêu trời
Hãy ngó xuống mà coi
Phụ huynh du côn thế
Sao con cái nên người?

Lũ trẻ con lớn lên
Sẽ làm theo thói quen
Du côn với dân tộc
Với xâm lăng lại hèn.

Ôi giáo dục nước ta
Từ mấy ngàn năm qua
Bây giờ lũ cộng sản
Đổ ra biển hết cả.

Nếu tiếng Việt chẳng còn
Thì còn đâu nước non (2)
Chỉ còn đám cộng sản
Lũ mất dạy, du côn.

Ôi hồn thiêng núi sông
Ôi dòng dõi Tiên Rồng
Dân Việt hãy vùng dậy
Dẹp đảng cứu non sông.

Chu Bách Việt

(1) Chữ quốc ngữ “cải tiến” của Bùi Hiền.
(2) Phạm Quỳnh: “Tiếng Việt còn, nước Việt còn”

Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối - câu chuyện về thói “côn đồ”, luật rừng và lòng tự trọng
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/teacher-who-forced-to-kneel-03072018083102.html