Tiếp theo vũ khí thuế quan vỗ mặt Tàu cộng thì Mỹ chuyển sang tấn công vào lãnh vực công nghệ của Tàu cộng, cuộc chiến giữa ông Donald Trump và khối cnxh quái thai thực sự bước vào giai đoạn cao trào.
Thế mạnh của Mỹ trên lãnh vực công nghệ là không bàn cãi mà chip điện tử là một trong những thế mạnh của Mỹ trong lãnh vực này. Chip điện tử - electronics chip còn gọi là mạch tích hợp - integrated circuit hiện diện khắp nơi trong các dụng cụ điện tử ngày nay như máy tính, truyền hình, xe hơi, điện thoại di động,... và trong các vũ khí tối tân.
Mặc dù Tàu cộng đã dồn hết tâm trí, sức lực vào việc nghiên cứu, sản xuất chip điện tử nhưng đến nay vẫn còn thua xa Mỹ, bằng chứng là hãng công nghệ lớn của Tàu cộng như ZTE đã hoàn toàn phụ thuộc vào chip Mỹ. Chỉ cần Mỹ ngưng bán chip cho nó thì nó như một cái xác không có tim, không có não. Vì vậy trong nhiều năm qua, Tàu cộng luôn tìm cách thâu tóm các hãng sản xuất chip lớn của Mỹ, tìm cách ăn cắp công nghệ và ép họ chuyển giao công nghệ nhưng bất thành.
Tầm quan trọng của chip điện tử như đã nói nó cũng như con tim và bộ não trong cơ thể con người đối với các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện nay. Trong lãnh vực dân sự, chip có mặt trong tất cả các thiết bị hiện đại như như máy tính, truyền hình, xe hơi, điện thoại di động, robot,... Trong lãnh vực quân sự thì các thiết bị bay không người lái, hệ thống định vị, dẫn hướng, radar, tiêm kích,... đều phải có chip điện tử để kích hoạt, vận hành.
Sẽ không ngạc nhiên khi ông Trump tiên thủ tấn công vào phần thô của Tàu cộng là trừng phạt ZTE và vũ khí thuế quan, rồi sau đó ông chuyển sang việc rút Mỹ ra khỏi các thỏa thuận về nguyên tử mà các đời tổng thống tiền nhiệm đã kí với Iran, Nga rồi quay phắt sang tấn công vào lãnh vực công nghệ của Tàu cộng mà mục đích không ngoài việc ngưng bán chip điện tử cho Tàu cộng.
Đòn đánh vào công nghệ của Tàu cộng mà ông Trump bắt đầu tung ra, thoạt nhìn chúng ta tưởng rằng chỉ với mục đích làm lụn bại nền kinh tế của Tàu cộng, buộc Tàu cộng phải qui thuận Mỹ. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi. Mục đích cao siêu hơn của ông Trump khi đánh vào ngành công nghệ của Tàu cộng đó là ông muốn làm tê liệt hệ thống phòng thủ và tấn công của quân đội Tàu cộng để diệt trừ hậu họa cho nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung.
Hiểm họa "Death by China - Chết bởi Tàu cộng" là có thật nếu nước Mỹ không tiên chinh tiêu diệt con rồng quái vật Tàu cộng ngay từ lúc này thì khi nó đã trở thành vô địch thế giới về quân sự vào năm 2050 như nghị quyết của Tàu cộng thì chắc là nhân loại sẽ bị hủy diệt bởi Tàu cộng. Hiện nay, ngoài những thách thức về kinh tế, công bố của Tàu cộng với Mỹ ra thì cái hiểm họa khủng khiếp nhứt với nước Mỹ và nhơn loại phát tích từ Tàu cộng chính là vũ khí nguyên tử.
Vào năm 2015, trước sức ép của các nghị sĩ và các khoa học gia, chiến lược gia của Mỹ, chánh phủ của Obama đã ban hành lịnh cấm bán các con chip điện tử của tập đoàn công nghệ Intel cho Tàu cộng khi Tàu cộng đề nghị Intel bán cho nó những thiết bị mạnh hơn để nâng cấp hệ thống siêu máy tính Thiên Hà 2.
Sẽ thật sự là đại họa nếu Intel, nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu của Mỹ vẫn tiếp tục bán hàng cho Tàu cộng, bởi một khi có các chip điện tử độc nhứt vô nhị của Mỹ trong tay, Tàu cộng sẽ dễ dàng nâng cấp được các siêu máy tính mới nhứt của nó mà cụ thể là Thiên Hà 2 thì chắc chắn nó sẽ giúp Tàu cộng nâng cao được khả năng nghiên cứu, mô phỏng và chế tạo các loại vũ khí nguyên tử siêu mạnh và siêu gọn. Điều này thật khủng khiếp cho nước Mỹ nói riêng và nhơn loại nói chung.
Hiện nay, siêu máy tính Thiên Hà 2 của Tàu cộng có thể thực hiện 1 ngàn triệu triệu - quadrillion phép tính mỗi giây và trong mỗi hệ thống siêu máy tính Thiên Hà 2 của Tàu cộng hiện nay sử dụng khoảng 10 ngàn con chíp điện tử Xeon và Xeon Phi của tập đoàn Intel.
Nếu ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước INF với Nga với ý nghĩa kép "hoặc buộc Tàu cộng ngồi vào để cùng Mỹ, Nga,... ra một Hiệp ước mới tiến bộ hơn hoặc sẽ chạy đua trường giang về vũ khí nguyên tử mà không bị ràng buộc bởi Hiệp ước nào" thì cho dù Mỹ sẽ thắng vì có nhiều tiền và nhiều trí tuệ hơn như ông Trump đã tuyên bố nhưng thật bất lợi cho Mỹ khi cùng lúc đấu với Nga, Tàu cộng và các trợ thủ của Nga, Tàu cộng như Iran, Bắc Hàn.
Vì vậy, còn gì tuyệt vời hơn khi ông Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về công nghệ mà mục đích chính là ngăn chặn việc buôn bán chip điện tử giữa các hãng công nghệ Mỹ với Tàu cộng. Bởi khi Tàu cộng không còn mua được chip điện tử của Mỹ thì nó như cái xác không có con tim và bộ não ngay trên lãnh vực dân sự và đặc biệt tham vọng chinh phục vũ trụ, uy hiếp thế giới bằng vũ khí nguyên tử "Tinh - Gọn - Nhẹ" sẽ bị phá sản vì không có chip điện tử của Mỹ để hoàn thành bá đạo.
Tran Hung
Ngoài điện thoại, Huawei cũng làm laptop với dòng MateBook. Thương hiệu con của Huawei là Honor cũng đang phát triển hệ sinh thái tương tự với Magicbook và những chiếc máy đều có thiết kế mỏng, thời trang, tích hợp nhiều công nghệ mới và cấu hình/giá dễ chịu. Sau khi không thể tìm được tiếng nói với các nhà mạng Mỹ, Huawei đã sớm đem MateBook vào thị trường với ưu thế cạnh tranh là giá. Hồi đầu năm 2019, đại diện của Huawei cho biết: “PC là mảng kinh doanh chính của Huawei tại thị trường Mỹ và công ty đang đầu tư để cạnh tranh tại đây”. Huawei đã vừa xác nhận về kế hoạch sử dụng hệ điều hành riêng mang tên Hongmeng OS hay Ark OS để thay thế Android lẫn Windows trước lệnh cấm của Mỹ. Hệ điều hành mới có thể chạy ứng dụng Android và các ứng dụng nền web, dù vậy, nó vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết người dùng máy tính truyền thống.
Microsoft Chính Thức Ngừng Hợp Tác Huawei, Yêu Cầu Nhân Viên Rời Văn Phòng Tại Thượng Hải
31 Tháng Năm 2019
Trước làn sóng ngừng hợp tác với Huawei của nhiều công ty Mỹ, Microsoft vẫn chưa chính thức lên tiếng về vấn đề hợp tác giữa hãng và Huawei. Nhưng đến cuối tháng 05/2019, thông tin đăng tải trên trang South China Morning Post xác nhận Microsoft và Huawei chính thức tạm ngưng hợp tác. Cụ thể hơn, Microsoft sẽ rút giấy phép sử dụng hệ điều hành Windows trên laptop và các dịch vụ nội dung khai thác nền tảng Windows mà Huawei đang kinh doanh. Ngoài ra, nhóm hỗ trợ dịch vụ của Microsoft dành cho Huawei cũng được lệnh rời trụ sở của hãng ở Thượng Hải.
Một nguồn tin giấu tên cho biết: “Điều này không có nghĩa Microsoft sẽ không còn hợp tác với Huawei. Việc ngừng hợp tác kinh doanh giữa 2 công ty chỉ là tạm thời”. Nguồn tin cũng xác nhận là những chiếc máy tính Huawei hiện có vẫn tiếp tục được duy trì cập nhật Windows.
Một nguồn tin giấu tên cho biết: “Điều này không có nghĩa Microsoft sẽ không còn hợp tác với Huawei. Việc ngừng hợp tác kinh doanh giữa 2 công ty chỉ là tạm thời”. Nguồn tin cũng xác nhận là những chiếc máy tính Huawei hiện có vẫn tiếp tục được duy trì cập nhật Windows.
Ngoài điện thoại, Huawei cũng làm laptop với dòng MateBook. Thương hiệu con của Huawei là Honor cũng đang phát triển hệ sinh thái tương tự với Magicbook và những chiếc máy đều có thiết kế mỏng, thời trang, tích hợp nhiều công nghệ mới và cấu hình/giá dễ chịu. Sau khi không thể tìm được tiếng nói với các nhà mạng Mỹ, Huawei đã sớm đem MateBook vào thị trường với ưu thế cạnh tranh là giá. Hồi đầu năm 2019, đại diện của Huawei cho biết: “PC là mảng kinh doanh chính của Huawei tại thị trường Mỹ và công ty đang đầu tư để cạnh tranh tại đây”. Huawei đã vừa xác nhận về kế hoạch sử dụng hệ điều hành riêng mang tên Hongmeng OS hay Ark OS để thay thế Android lẫn Windows trước lệnh cấm của Mỹ. Hệ điều hành mới có thể chạy ứng dụng Android và các ứng dụng nền web, dù vậy, nó vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết người dùng máy tính truyền thống.