Thursday, 27 March 2014

Vấn đề rốt ráo là chính trị!

Độc tài độc đảng ("ổn định chính trị")-> kinh tế chủ đạo -> Doanh Nghiệp Quốc Doanh -> (Có thể phát triển kinh tế nhanh nhưng Tham nhũng & con ông cháu cha & chia bè kết đảng & hoang phí & nhóm đặc quyền đặc lợi & mafia đỏ & tư bản đỏ & ô nhiễm môi trường ...)

Nhưng không nắm hầu bao thì lấy gì trả tiền "lão thành cách mạng", công an, bộ đội đỏ, cán bộ đảng, chủng đỏ, lăng tẩm miếu đền nhà Sản)...

Đảng sẽ xẹp còn hơn bỏ điều 4

Tương quan này mới là tương quan nhân quả và cộng hưởng

"Bác Hồ sống mãi trong  sự nghiệp chúng ta" là vậy

Bỏ bác Mao, bác Hồ là hai mô hình kinh tế đi đoong nhưng dân sống. Giữ hai bác (hoặc râu ria như tuớng Giáp hay Lê Duẩn) là còn giữ mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

"Cứu cánh biện minh cho phương tiện" hay "giải pháp sao cũng tốt miễn đạt được kết quả" cho thấy gì khi cứu cánh tuyệt vọng, kết quả âm dài dài.

Chắc phải mời ông Gs Havard qua cứu quá chứ ấy ông khác "tiêu cực" quá, lý luận, nhận định riết giống "lũ phản động".

Giấc mộng đỏ cuối cùng của nhân loại rốt ráo là một cơn ác mộng.

Luật nhân quả lịch sử báo ứng ra sao sau luật nhân quả kinh tế?

Thế giới đã từng chiêm ngưỡng "phép lạ kinh tế NAZI" mà.

Đinh Thế Dũng



"Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam"




Giáo sư Jonathan London - Đại học Hồng Kông.
Giáo sư Jonathan London - Đại học Hồng Kông.
DR
Thanh Hà
Trung Quốc và Việt Nam đã trải qua ba thập niên « tăng trưởng thần kỳ ». Cả hai quốc gia cùng có một mô hình phát triển đặc biệt với vai trò chủ đạo của nhà nước. Tại Trung Quốc và Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh tăng trưởng bị chựng lại, Việt Nam và Trung Quốc phải điều chỉnh mô hình phát triển ra sao ? Phỏng vấn giáo sư Jonathan London, đại học Hồng Kông.
Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam qua nghiên cứu của giáo sư Jonathan London và Edmund Malesky. Đâu là những bất cập trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và Việt Nam ? Hai giáo sư Jonathan London và Edmund Makesky nêu lên câu hỏi này trong bài nghiên cứu « The Political Economy of Development in China and Vietnam » sắp được công bố trên tạp chí khoa học Annual Reviews của Mỹ vào tháng 5/2014.
Giáo sư Jonathan London giảng dậy tại đại học Hồng Kông. Về phần giáo sư Edmund Malesky, ông là một chuyên gia khoa chính trị học thuộc đại học Duke, Durham, bang North Carolina- Hoa Kỳ.

Trong bài tham luận vừa nêu, hai đồng tác giả nhìn nhận những thành tích kinh tế không thể chối cãi mà Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được. Trung bình trong thời gian từ năm 1990 đến 2010, GDP của Trung Quốc  tăng đều đặn 10 % một năm. Đối với Việt Nam là 7 % một năm. Cả hai đã đẩy lui nước nạn nghèo khó.

Có hai cách giải thích cho sự tăng trưởng vượt bực của Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn nói trên : một là cả hai đã đốt giai đoạn trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Giải thích thứ hai là những thành quả kinh tế có được một phần do mô hình kinh tế tập trung của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Giải thích thứ nhì này là nguồn tranh cãi bất tận.

Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đã có những thiếu xót trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Mô hình phát triển của hai quốc gia châu Á sát cạnh nhau này đã có nhiều nét bất cập. Sự can thiệp của nhà nước là một trở ngại cho sự phát triển bền vững của hai quốc gia nói trên.
Trả lời ban Việt ngữ RFI bằng ngôn ngữ của cụ Nguyễn Du, giáo sư Jonathan London cho biết về nội dung chính bài nghiên cứu mà ông là một trong hai tác giả, về ý nghĩa và tầm mức quan trọng của bài tham luận sắp được công bố trên tạp chí Mỹ Annual Reviews.


Giáo sư Jonathan London-Hồng Kông.
 
25/03/2014