Virus Ebola. |
Sốt xuất huyết Ebola, ác mộng của nhân loại
http://nguoivietboston.com/?p=24643
Dịch sốt xuất huyết Ebola đang hoành hành dữ dội tại vùng Tây Phi Châu. Bệnh cực kỳ nguy hiểm vì không có thuốc chữa cũng như không có vaccin để phòng ngừa.
CNN cho biết tính từ tháng 3 đến tháng 27/7 /2014, Tây Phi đã có trên 729 tử vong rồi, trong số có cả bác sĩ và nhân viên y tế phục vụ tại các bệnh viện.
“Tổ chức bác sĩ không biên giới” (Médecins sans frontieres) tại Ouganda cho biết dịch bệnh Ebola đã vượt tầm kiểm soát nên họ đành phải rút lui thôi.
Nay thì các tổ chức Hòa bình thiện nguyện Hoa Kỳ (Peace Corps) cũng được lệnh rút tất cả 340 người ra khỏi Tây Phi vì tình hình dịch bệnh quá nguy hiểm..
Thật là đau lòng và đáng lo cho dân Phi châu.
Không chận được virus ngay tại nơi xuát phát thì virus Ebola sẽ theo du khách đi về đâu?
Thế giới bắt đầu lo ngạí… mặc dù các chánh phủ đều ra sức cố trấn an dư luận.
American health officials don’t want you to worry about the worst Ebola outbreak ever
While the Ebola virus could potentially be transported by travelers to another country by a plane ride, according to officials at the CDC, the actual chance of this developing in a serious public health risk to those living in the US is small,” Dr. Robert Glatter wrote in Forbes on Tuesday.
*Tin đồn quái ác, không biết thủ phạm là ai: biến cố nầy do “con người” dựng lên, Virus Ebola được sản xuất trong labo. Đây là một âm mưu (conspiracy)??(The troubling truth behind the Ebola Outbreak)
- Nhân viên y tế đã mang virus Ebola vào Phi châu?
- Virus đã được sản xuất trong phòng thí nghiệm Tây phương?
(As humans increasingly encroach on forested lands and as temperatures rise, the transmission of disease from animals and insects to people is growing. Now a new field, known as “conservation medicine,” is exploring how ecosystem disturbance and changing interactions between wildlife and humans can lead to the spread of new pathogens.(The spread of new diseases-The climate connection)
BY SONIA SHAH
http://nguoivietboston.com/?p=24643
Dịch sốt xuất huyết Ebola đang hoành hành dữ dội tại vùng Tây Phi Châu. Bệnh cực kỳ nguy hiểm vì không có thuốc chữa cũng như không có vaccin để phòng ngừa.
CNN cho biết tính từ tháng 3 đến tháng 27/7 /2014, Tây Phi đã có trên 729 tử vong rồi, trong số có cả bác sĩ và nhân viên y tế phục vụ tại các bệnh viện.
“Tổ chức bác sĩ không biên giới” (Médecins sans frontieres) tại Ouganda cho biết dịch bệnh Ebola đã vượt tầm kiểm soát nên họ đành phải rút lui thôi.
Nay thì các tổ chức Hòa bình thiện nguyện Hoa Kỳ (Peace Corps) cũng được lệnh rút tất cả 340 người ra khỏi Tây Phi vì tình hình dịch bệnh quá nguy hiểm..
Thật là đau lòng và đáng lo cho dân Phi châu.
Không chận được virus ngay tại nơi xuát phát thì virus Ebola sẽ theo du khách đi về đâu?
Thế giới bắt đầu lo ngạí… mặc dù các chánh phủ đều ra sức cố trấn an dư luận.
American health officials don’t want you to worry about the worst Ebola outbreak ever
While the Ebola virus could potentially be transported by travelers to another country by a plane ride, according to officials at the CDC, the actual chance of this developing in a serious public health risk to those living in the US is small,” Dr. Robert Glatter wrote in Forbes on Tuesday.
*Tin đồn quái ác, không biết thủ phạm là ai: biến cố nầy do “con người” dựng lên, Virus Ebola được sản xuất trong labo. Đây là một âm mưu (conspiracy)??(The troubling truth behind the Ebola Outbreak)
- Nhân viên y tế đã mang virus Ebola vào Phi châu?
- Virus đã được sản xuất trong phòng thí nghiệm Tây phương?
(As humans increasingly encroach on forested lands and as temperatures rise, the transmission of disease from animals and insects to people is growing. Now a new field, known as “conservation medicine,” is exploring how ecosystem disturbance and changing interactions between wildlife and humans can lead to the spread of new pathogens.(The spread of new diseases-The climate connection)
BY SONIA SHAH
* * *
Từ thú đến người
Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.
Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con người. Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương.
Thú cũng được sử dụng trong lĩnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con người. Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses.
Zoonoses gây bệnh bằng cách nào?
Máu, nước bọt, phân, nước tiểu, tiết vật, da, lông, thịt, sữa và trứng của súc vật đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con người. Thời tiết, khí hậu và điều kiện thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của một zoonose...
Có những bệnh chỉ tác hại ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhưng cũng có bệnh chỉ thấy xảy ra ở vùng ôn đới mà thôi. Sâu bọ côn trùng, ruồi, muỗi, ve, bọ chét và chim chóc đều có thể là trung gian (vecteur) đem mầm bệnh từ thú sang lây nhiễm cho người.
Mật độ thú quá cao trong một vùng nhất định nào đó, việc khai phá rừng bừa bãi và sự lưu thông chuyển vận quá dễ dàng đều là những yếu tố thuận lợi để một zoonose có thể xuất hiện nhanh chóng.
Cuối cùng là cách sinh sống của con người, chẳng hạn như sống chung chạ với gia súc, tập quán ăn uống, như ăn thịt sống, gỏi cá sống, thịt tái, bò tái chanh, uống máu rắn, tiết canh, nem và saucisse khô, v.v…cũng có thể dự phần không nhỏ vào sự xuất hiện của bệnh tật.
Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giới?
Theo tài liệu thì có vào khoảng 150 zoonoses. Đa số đều là bệnh nhẹ, nhưng cũng có một số bệnh rất nguy hiểm có thể làm chết người.
Còn nhớ vào năm 1918, cả thế giới đã kinh hoàng trước sự bộc phát nhanh chóng và khốc liệt của dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) do một sous type H1N1 gậy ra. Dịch bệnh xuất phát từ loài heo và đã gieo chết chóc cho khắp cả thế giới. Có lối trên 20 triệu người đã bỏ mạng vào thời đó.
Gần đây hơn một số zoonoses rất nguy hiểm cũng đã trở thành đề tài thời sự của báo chí, chẳng hạn như các bệnh Bò điên BSE, các bệnh sốt xuất huyết Ebola và Marburg virus, truyền lây từ việc ăn thịt khỉ bên Phi châu. Riêng bệnh liệt kháng (AIDS, Sida) từ hơn 20 năm nay đã giết hại hằng triệu người trên thế giới. Có giả thuyết nói rằng mầm bệnh Sida do một loại retrovirus gây ra và (từ một loài khỉ Phi Châu) ngẩu biến và vượt hàng rào chủng loại để lây nhiễm cho người?
Năm 1994, Hendra virus đã xuất hiện bên Úc châu. Virus này từ dơi lây nhiễm cho ngựa rồi từ đó gây bệnh cho người. Triệu chứng tương tợ như bệnh cảm cúm. Đã có vài ca tử vong bên Úc.
Đến năm 1999, một loại virus mới, đó là Nipah virus cũng xuất phát từ một loài dơi, lây cho heo và từ đây truyền sang cho người. Bệnh do Nipah virus cũng bắt đầu bằng triệu chứng cảm cúm như đau nhức mình mẩy, sốt cao và nặng hơn thì gây biến chứng viêm não. Bệnh đã làm thiệt mạng 105 người tại Malaysia năm 1999.
Cũng có những bệnh mà trước kia chỉ có ở các xứ nóng, nay thì bắt đầu thấy xuất hiện ở Bắc Mỹ, như bệnh West Nile virus lần đầu tiên được phát hiện tại New York vào năm 1999. Đây là bệnh của một số loài chim, đặc biệt là loài quạ và được muỗi làm trung gian lây truyền cho người. Bệnh thường xuất hiện mỗi năm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có nhiều muỗi tại Bắc Mỹ. Bệnh West Nile virus có triệu chứng như cảm cúm, ít khi gây thiệt hại về nhân mạng nhưng nó cũng làm bận rộn không ít giới y tế công cộng Hoa Kỳ và Canada. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ở các người già cả lớn tuổi. Vùng New York, New England ở miền đông bắc Hoa Kỳ cũng như một số vùng Ontario và Quebec Canada thường được cảnh báo về sự xuất hiện của bệnh West Nile virus vào mỗi năm.
Tháng 3/2003, bệnh viêm phổi cấp tính và trầm trọng (Severe acute respiratory syndrome -SARS) xuất phát từ lục địa Trung Quốc đã làm thiệt mạng gần 800 người trên thế giới, nặng nhất là Trung Quốc có khoảng 350 nạn nhân, kế đến là Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia vùng Đông nam Á trong đó có Việt Nam. Riêng tại Toronto, Canada tính đến tháng 7 năm 2003 cũng đã có 44 tử vong vì bệnh SARS. Tác nhân của bệnh SARS là một loại Corona virus ngẩu biến đặc biệt. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết, có lẽ bệnh có nguồn gốc từ một loại thú rừng nào đó, hình như là từ con cầy hương (civet cat) mà người Trung Quốc rất hẩu xực? Dịch bệnh này đã làm cả thế giới rất lo ngại và nó cũng đã gây thiệt hại một cách đáng kể cho kỹ nghệ du lịch của rất nhiều quốc gia.
Năm 2012,các nhà khoa học tuyên bố bệnh SARS tái xuất hiện trở lại ở Trung đông và Âu châu. Họ nghĩ rằng bệnh do một chủng Coronavirus mới có tên là Middle East respiratory syndrome Coronavirus( MERS-CoV). Có 33 tử vong tính đến ngày 14 tháng 6, 2013.
Tất cả những bệnh vừa kể đều có nguồn gốc từ thú vật.
Receptor for new coronavirus found
http://www.nature.com/news/receptor-for-new-coronavirus-found-1.12584
To jump to humans, animal viruses such as these novel coronaviruses, and avian and swine flu viruses, must evolve to be able to latch onto proteins on the surfaces of human cells
Coronavirus cũ (2003) bị nghi ngờ xuất phát từ cầy hương (civet cat ) và loại MERS CoV (2012) có lẽ từ loài dơi.
The reservoir and route of transmission of the novel coronavirus are still being investigated. Genetic sequencing to date has determined the virus is most closely related to coronaviruses detected in bats.
Vào đầu năm 2004, bệnh dịch cúm gia cầm do virus Influenza H5N1 đã bộc phát ra một cách nhanh chóng tại Á Châu.
Tháng 8/2005, dịch cúm gà đã xâm nhập Âu châu và sau đó vào lục địa Phi Châu. Tháng 11, 2007 có báo cáo cho biết virus Influenza H5N1 đã thấy xuất hiện tại một trại chăn nuôi gà Tây ở Suffok Anh Quốc.
Dịch cúm vẫn còn gây rối tại Đông Nam Á. Nói chung sau một thời gian lắng dịu. Từ tháng 12/2006 bệnh cúm gà đã bắt đầu bộc phát trở lại tại một số nơi ở Việt Nam...
H5N1 là chủng virus rất độc hại (hautement pathogène) và nguy hiểm nhất trong tất cả chủng Influenza virus, vì nó giết hại nhanh chóng hầu như 100% gia cầm và cũng có thể lây nhiễm cho cả những người nào có tiếp xúc chặt chẽ với gà bệnh...
Thủy cầm (waterfowl) như vịt trời là ổ chứa (réservoir) mầm bệnh cúm gia cầm để đi lây nhiễm khắp nơi. Tính đến tháng 10 năm 2005 đã có 117 người bị nhiễm bệnh cúm gà trong số này có 66 người chết mà hơn phân nửa là người Việt Nam…
Được biết từ năm 2005 đến tháng giữa tháng 11 năm 2007, riêng Indonesia có 113 người bị nhiễm cúm gà và có 91 tử vong. Gần đây đã có một vài trường hợp mà các nhà khoa học nghĩ rằng virus H5N1 đã lây nhiễm trực tiếp từ người này sang cho người khác. Đây là điều lo sợ nhất của mọi người vì đó có thể là dấu hiệu báo hiệu cho một đại dịch toàn cầu (pandémie) trong một thời gian không xa.
Cúm gà vẫn còn đó, và biến chuyển không ngừng.
Dịch cúm gia cầm H7N9 đã giết hại 150 bệnh nhân Trung Quốc (tính đến janvier 2014). Cơ Quan Y Tế Thế giới cho biết chưa thấy có dấu hiệu người lây cho người.
Trung Quốc cho biết, bồ câu cũng có mang virus cúm gia cầm H7N9.
Một khảo cứu đăng trong tập chí Science cho biết virus cúm gà H7N9 có thể truyền sang từ loài hữu nhũ mammals với nhau. Trong bài viết họ đề cập đến loài ferret (một loại chồn). Vậy thì người cũng là loài hữu nhũ nên nguy cơ lây truyền H7N9 vẫn có thể xảy ra từ người nầy lây sang người khác
Working with ferrets, an animal that is often studied to gain insight into flu transmissibility in people, scientists in China, Canada and the U.S. found that H7N9 could spread from one ferret to another -- suggesting that it could also pass between humans. "Under appropriate conditions human-to-human transmission of the H7N9 virus may be possible.
Virus cúm đột biến không ngừng (mutation) nên H7N9 có thể lây nhiễm cho loài heo. Và chính loài vật nầy được ví như một ổ trung gian hay thuyền pha trộn (mixing vessel) của cúm gà và cúm người. Hai loại virus trên có thể trao đổi cấu trúc di thể để cho ra một loại virus mới để có thể truyền lây từ người nầy sang người khác.
Flu viruses evolve constantly and scientists say such changes have made H7N9 more capable of infecting pigs. Pigs are a particular concern because bird and human flu viruses can mingle there, potentially producing a bird virus with heightened ability to spread between humans, said Dr William Schaffner, a flu expert at the Vanderbilt University School of Medicine. This happened in 2009 with swine flu.
Dịch cúm heo H1N1 làm cả thế giới lo sợ
Tháng 4, 2009 dịch cúm heo do virus H1N1 xuất phát từ Mexico đã làm cả thế giới phải điên đảo và e sợ con heo. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã ban bố tình trạng đại dịch toàn cầu (pandemy) vào ngày 11/6/2009. Đã có 40.000 người chánh thức mắc bệnh và 167 người chết trên thế giới. Giới y tế khuyến cáo mọi người nên đi chủng ngừa để khỏi chết oan uổng mạng.
Tuy làm rùm beng lên như vậy chớ thật sự ra nổ to nhưng hại ít. Các công ty dược phẩm tha hồ hốt bạc nhờ bán vaccin cho cả thế giới..
Kết luận
Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng ta. Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière d’espèce) để lây nhiễm sang cho người.
Zoonoses càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loại!.
Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển ra.
Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi, khai thác hầm mỏ, đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con người.
Tập tục tẩn liệm, ướp xác, chôn cất tại một số làng Phi châu cũng như việc thân nhân tiếp xúc với xác người quá cố là một nguyên nhân quan trọng làm lây truyền bệnh tật…
Ngoài ra, sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn và nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…
Riêng, Phi châu thì tình trạng còn bi đát hơn. giặc giã, loạn lạc triền miên, khắp nơi, thú hoang dã, dơi, và người đều phải thường xuyên di chuyển tản cư không ngơi nghỉ đã giúp vào việc làm lây truyền virus Ebola.
Traditional burial rituals, such as embalming, commonly practised in West African countries, involves direct contact with the body. Even where such customs have been banned or discouraged, relatives have risked transmitting the disease further by insisting on traditional burials.
Human activity in the region, particularly deforestation, mining and conflict all contribute to the destruction of rainforest and animal habitats and causes "people and animals to have more contact" than usual", says epidemiologist and Ebola expert Dr Jonathan Epstein.
In this way, "human activity is driving [infected] bats to find new habitats amongst human populations".(The Week-Ebola virus: disease “now a threat to UK”)
Phải chăng sự bộc phát của zoonoses là cái giá con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng.
Tham khảo
CNN Videos: Peace Corps evacuate-Volonteers pulled due to Ebola threat (30/7/2014)
http://www.cnn.com/
- Deadliest ever outbreak of Ebola virus: What you need to know
By Susannah Cullinane and Nick Thompson, CNN
http://www.cnn.com/2014/03/27/world/ebola-virus-explainer/index.html?hpt=hp_t1
- The Troubling Truth Behind the Ebola Outbreak
http://www.globalresearch.ca/the-troubling-truth-behind-the-ebola-outbreak/5377653
Flu viruses evolve constantly and scientists say such changes have made H7N9 more capable of infecting pigs. Pigs are a particular concern because bird and human flu viruses can mingle there, potentially producing a bird virus with heightened ability to spread between humans, said Dr William Schaffner, a flu expert at the Vanderbilt University School of Medicine. This happened in 2009 with swine flu.
Dịch cúm heo H1N1 làm cả thế giới lo sợ
Tháng 4, 2009 dịch cúm heo do virus H1N1 xuất phát từ Mexico đã làm cả thế giới phải điên đảo và e sợ con heo. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã ban bố tình trạng đại dịch toàn cầu (pandemy) vào ngày 11/6/2009. Đã có 40.000 người chánh thức mắc bệnh và 167 người chết trên thế giới. Giới y tế khuyến cáo mọi người nên đi chủng ngừa để khỏi chết oan uổng mạng.
Tuy làm rùm beng lên như vậy chớ thật sự ra nổ to nhưng hại ít. Các công ty dược phẩm tha hồ hốt bạc nhờ bán vaccin cho cả thế giới..
Kết luận
Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng ta. Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière d’espèce) để lây nhiễm sang cho người.
Zoonoses càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loại!.
Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển ra.
Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi, khai thác hầm mỏ, đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con người.
Tập tục tẩn liệm, ướp xác, chôn cất tại một số làng Phi châu cũng như việc thân nhân tiếp xúc với xác người quá cố là một nguyên nhân quan trọng làm lây truyền bệnh tật…
Ngoài ra, sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn và nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…
Riêng, Phi châu thì tình trạng còn bi đát hơn. giặc giã, loạn lạc triền miên, khắp nơi, thú hoang dã, dơi, và người đều phải thường xuyên di chuyển tản cư không ngơi nghỉ đã giúp vào việc làm lây truyền virus Ebola.
Traditional burial rituals, such as embalming, commonly practised in West African countries, involves direct contact with the body. Even where such customs have been banned or discouraged, relatives have risked transmitting the disease further by insisting on traditional burials.
Human activity in the region, particularly deforestation, mining and conflict all contribute to the destruction of rainforest and animal habitats and causes "people and animals to have more contact" than usual", says epidemiologist and Ebola expert Dr Jonathan Epstein.
In this way, "human activity is driving [infected] bats to find new habitats amongst human populations".(The Week-Ebola virus: disease “now a threat to UK”)
Phải chăng sự bộc phát của zoonoses là cái giá con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng.
Tham khảo
CNN Videos: Peace Corps evacuate-Volonteers pulled due to Ebola threat (30/7/2014)
http://www.cnn.com/
- Deadliest ever outbreak of Ebola virus: What you need to know
By Susannah Cullinane and Nick Thompson, CNN
http://www.cnn.com/2014/03/27/world/ebola-virus-explainer/index.html?hpt=hp_t1
- The Troubling Truth Behind the Ebola Outbreak
http://www.globalresearch.ca/the-troubling-truth-behind-the-ebola-outbreak/5377653
Virus Ebola
Bùng phát gần 6 tháng, Ebola đã giết chết 729 người, nhiều người khác đang nguy kịch, bệnh nhân nhiễm Ebola sẽ tử vong khi máu liên tục chảy ra từ mũi, mắt, tai, miệng và bất cứ vết hở nào trên cơ thể
Đây là cánh tay của một bệnh nhân mắc bệnh Ebola giai đoạn cuối. Các cục máu đông bắt đầu vỡ, bệnh nhân chết vì mất máu nhiều. Ebola tấn công cơ thể thế nào?Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.
Theo các nghiên cứu của Trường đại học Y Pennsylvania, Ebola đã vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể.
Hình ảnh virus Ebola qua kính hiển vi. Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.
Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân.
Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn…của bệnh nhân.
Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc.
Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, điều cần làm lúc này là phòng bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
1. Không ăn thịt sống
Con người có thể bị nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, các cơ quan hoặc những chất dịch khác của động vật bị nhiễm bênh.
Ở châu Phi, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh khi xử lý những động vật đang bị nhiễm bệnh hoặc đã chết vì nhiễm bệnh trong rừng như: tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, linh dương, nhím...
Một bệnh nhân đang bị xuất huyết do Ebola. Thường xuyên khử trùng và dọn dẹp các trang trại, chuồng lợn, khỉ…bằng sodium hypochlorite hoặc các chất tẩy rửa khác.
2. Cách ly người bệnh
Ebola cũng có thể lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các cơ quan hay các chất dịch khác của người bị nhiễm, và tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm những dịch tiết này.
Do đó, cần phải kiểm tra và tạm thời cách ly những người đã từng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh cần được cách ly hoàn toàn. Đồng thời, cần có biện pháp khử trùng nơi ở, vật dụng cá nhân của những bệnh nhân đã tử vong hay nhiễm Ebola.
3. ngăn ngừa kịp thời và đúng quy trình thi thể bệnh nhân tử vong do Ebola
Người tiếp xúc với thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm Ebola cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, cần xử lý kịp thời và đúng quy định về an toàn thi thể bệnh nhân bị tử vong do Ebola.
Thậm chí, virus Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch tới 7 ngày sau khi người nhiễm bệnh đã bình phục.
4. Mặc quần áo phòng ngừa y tế
Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trang cộng đồng các chuyên gia Brighthub và trang Sciencedaily của Mỹ.