(1) Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Ts Nguyễn Văn Tuấn: Khách của đảng và khách của dân
Những tấm hình chụp nhân chuyến ghé thăm VN của ông Tập Cận Bình, tôi thấy thật là tương phản với những hình chụp nhân dịp ông Bill Clinton ghé thăm VN mấy năm trước. Một người chỉ tiếp xúc với quan chức của đảng; còn một người thì ngoài tiếp xúc quan chức, còn dành thì giờ để gặp gỡ thường dân trên đường phố. Nhưng qua đó mới thấy thiện cảm của người dân dành cho ai...
Chúng ta biết rằng trong chuyến viếng thăm VN năm 2000, Bill Clinton có dịp nói chuyện với sinh viên ở ĐH Quốc Gia Hà Nội, nhưng sự việc không êm xuôi như trên báo viết. Một giảng viên ngoài Hà Nội cho tôi biết rằng nhiều sinh viên đoàn viên và đảng viên đã được an ninh dặn trước là cố tình lờ đi và xem thường phát biểu của Clinton bằng cách giở báo ra đọc, vỗ tay chiếu lệ hoặc không vỗ tay, thậm chí gây ồn ào trong lúc ông Clinton nói! Một kiểu tiếp khách ... rất mất dạy. Thật vậy, trong cuốn "Bên thắng cuộc", Huy Đức cũng kể rằng một tướng công an đã xuống chỉ đạo cho ban giám hiệu khi nào đứng và khi nào vỗ tay. Còn ông Phan Văn Khải khi tiếp Clinton cũng không cười, vì lí do đơn giản là "Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười" (lời ông Khải). Nói chung người ta cố gắng dựng nên một kịch bản nhằm hạ nhục Clinton. Clinton chắc chắn biết và thấy rõ, nhưng có lẽ vì lòng cao thượng, nên không chấp hành vi của những con người lùn tâm và nhỏ mọn.
Chưa biết lần này giới lãnh đạo đảng tiếp Tập Cận Bình có như những người tiền nhiệm tiếp Clinton hay không. Hhìn hình thì thấy các vị ấy cười tươi, mặt rạng rỡ, đưa tay bắt tay họ Tập. Hi vọng rằng khi họ Tập nói chuyện trong Quốc Hội thì không có đại biểu nào ngủ gục hay làm ồn ào. Với cái củ cà rốt 157 triệu USD (hay 1 tỉ nhân dân tệ), thì kịch bản cho đồng chí Tập thì phải trang trọng hơn kịch bản cho Bill chứ. Nhưng qua đó, chúng ta cũng biết được trái tim của họ (những người ở vị trí chóp bu đang điều hành đất nước) đặt ở đâu. Rõ ràng trái tim của họ không có cùng nhịp đập với người dân. Chuyến đi của Bill Clinton được dân Hà thành đón tiếp nồng nhiệt. Nên nhớ là Clinton và phái đoàn đến Hà Nội lúc 11 giờ đêm, vậy mà vẫn có hàng ngàn người dân tự nguyện đứng chờ hai bên đường trong thời tiết lạnh lẽo để chào mừng ông đến Hà Nội. Có thể nói là khi Bill đi đến đâu, dù là văn miếu hay trên phố, là dân chúng theo để bắt tay, để được chụp hình chung. Nhìn tấm hình Clinton bắt tay người dân ở Hà Nội (và Sài Gòn), và hai thanh niên ở cửa sổ thật là khác với tấm hình Tập bắt tay các quan chức. Bill thì có vẻ thành thật với người dân, còn Tập thì tỏ ra giả vờ, đóng kịch với quan chức VN. Tập chắc không dám xuống đường bắt tay dân Việt, bởi vì ông thừa biết rằng hơn 70% dân Việt không ưa Tàu cộng.
Rõ ràng Tập Cận Bình là khách của đảng, còn Bill Clinton là khách của dân.
====
TB: Thấy báo chí đưa tin rằng Tập Cận Bình trổ tài đọc thơ của Hồ Chí Minh, nhưng tôi phân vân cái ý nghĩa của hành vi này. Họ Tập trích hai câu thơ của HCM viết trong "Nhật lí trong tù":
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Nhưng ông còn nói là TRÙNG HỢP với ý thơ của thi sĩ đời Đường tên là Vương Bột:
Lên tận đỉnh núi Thái Sơn
Muôn ngàn ngọn núi hình dáng hiện rõ
Chữ "trùng hợp" là một cách gián tiếp nói đạo thơ rồi. Chẳng lẽ Tập Cận Bình dám nói trước Quốc Hội Việt Nam là ông Hồ đạo thơ của Vương thi sĩ? Nếu thế thì câu này đâu đáng khen như báo chí viết, mà phải nói là ông ấy đang tố cáo đó chứ.
*** Hạ Đình Nguyên: Thập diện mai phục - và chuyện nhổ cỏ quét vườnNgày 5/11
Trưa nay thì Tập qua Việt Nam, tiếp tục cuộc mai phục với 10 kế sách của nó, nhằm thực hiện tham vọng chiếm Biển Đông và vây khốn Việt Nam trong chảo lửa. Song hành theo đó, Chính quyền Việt Nam cũng thực hiện “thập diện mai phục” để “canh phòng” nhân dân, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Nhà tôi ở ngoại ô Sài Gòn, nơi hẻm cụt vắng vẻ, đơn độc một ngõ vào. Năm giờ sáng, “liên quân hỗn hợp” các cấp Phường - Quận - Thành đã đóng chốt ở đầu ngõ, khoảng 9-10 chiến sĩ, trang phục thường dân, với xe gắn máy và một xe tải bịt bùng, bửng xe có hàng chữ “sơn tĩnh điện”, và mọi người đều có điện thoại cầm tay. Tôi hiểu tính cơ động của lực lượng này, không ồn ào mồm mép như “lực lượng phản ứng nhanh” của trùm dư luận viên Trần Nhật Quang Hà Nội. Họ thuộc lực lượng an ninh, gồm ba sư đoàn của Thành phố cỡ 30.000 người. Gánh nặng kinh phí để nuôi bộ phận này là không nhỏ, so với ngân quỹ quốc gia đang ngày càng teo tóp lại.
Chuyện kinh phí này hẳn nhiên là chuyện trên lưng của người dân, nhưng tôi lại nghĩ đến cái sản phẩm mà nguồn kinh phí ấy đã tạo nên. Nó là cái gì? Nó tạo nên một sản phẩm vô hình ngày càng tích lũy trong nhân dân, có thể gọi tên là sự chia rẽ, âm thầm lan tỏa càng rộng, càng sâu. Khoảng cách giữa người dân và nhà nước càng xa ra. Ngôn ngữ bình dân bỗng dưng vạch lối, chia ra thành hai ngã: ta và bọn nó. “Ta” là chỉ mọi người không ưa Tàu Tập, “bọn nó” là từ không được lịch sự mấy, được thay cho từ “bạn dân”. Tôi không biết ứng phó ra sao trước cuộc “mai phục” thiếu tử tế và mất dạy này, bèn đi lấy chỗi quét lá cây và nhổ cỏ trong vườn. Đến quá trưa, vào mạng, xem tin vợ chồng Tập - Bành đã đến Hà Nội. Chị Bành hôm nay mặt áo xẩm, cột dây ngang thắt lưng giống trẻ em, đúng là diễn viên múa. Người đón tại sân bay là Đinh Thế Huynh trông mặt méo mó, nhìn Tập với cái cười mang màu nịnh. Trước đây tôi tự hỏi phu nhân nào trong tứ trụ sẽ đón Bành, kết quả là Trọng phu nhân! A ha! Vở diễn không lấy gì gọi là hoàn hảo!
Tôi nhìn lên bầu trời xám xịt mây đen báo hiệu một cơn mưa lớn. Rồi cơn mưa ập đến. Nhóm canh trước ngõ vội vàng xoắn xít cuốn võng tìm chổ trú ẩn đâu đó, một số thì rúc vào “sơn tĩnh điện” trốn mưa. Nhóm người đã kiên trì đóng chốt ngủ qua đêm.
Ngày 6-11
Hôm nay, 5 giờ sáng, điện thoại reo. Công an khu vực Thắng gọi. Không bắt máy. Thỉnh thoảng lại gọi, tổng cộng năm lần. Tắt máy luôn. Cuối cùng thì anh ta cũng vào được nhà. Ngồi một mình trên bàn khách. Không ai tiếp. Tôi không gặp mặt. Ngồi mãi rồi anh ta ra về. Bây giờ thì Hà Nội vẫn diễn ra tuần hành và biểu ngữ ở khu phố cổ. Hoan hô bà con Hà Nội, đặc biệt là giới thanh niên. Đúng thế, chỉ có hữu nghị chính đáng khi Tập giao trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam.
Phát biểu của Tập đến giờ chưa có gì mới, và sẽ không có gì mới, vẫn lải nhải, loanh quanh với 16 chữ cháy khét. Vẫn là cái đại cục vớ vẩn ở tầm cao. Chuyến đi của Tập chỉ làm sôi thêm lòng dân, càng thêm rõ mặt bọn Việt gian nịnh nọt. Chuyến đi của Tập thế mà hay! Người dân còn đang chờ đợi hắn sẽ nói nói gì với cái Quốc hội ở Ba Đình. Vài giờ nữa sẽ rõ.
Tập đang gieo gió vào lòng dân Việt.
Đảng Cộng sản Việt Nam thoát Trung hay tiếp tục lún sình?
Bỗng nhớ mấy câu thơ của ai đó, tên là Nguyễn Hòa Bình:
Thì lại thu, nghe tóc đã chuyển màu
Bao thế sự nhùng nhằng cơn vật vã
Chiều đùng đục lạnh tanh hơn nước lã
Những mặt ngày nham nhở giấu ta đêm
“Bọn nó” vẫn đang kiên trì bám trụ trước cổng nhà.
Có lẽ tiếp tục nhổ cỏ thôi!!!
(H.Đ.N.-Tác giả gửi BVN)
Hương sấu thơm nhan nhát vị Thu rồi/Sương như lụa choàng mặt hồ ngái ngủ/Gió lạc bước dẫn sóng về bến cũ/Bầy sâm cầm tao tác gọi tìm nhau/Thì lại Thu nghe tóc đã chuyển màu/Bao thế sự nhùng nhằng cơn vật vã…
(iii) Trần Trung Đạo: Lạ
Khoảng 5 năm trước, các trang mạng và diễn đàn internet có chuyền đi bài thơ "LẠ" của một tác giả giấu tên từ trong nước. Bài thơ trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng vì nói lên thực trạng đau lòng của đất nước. Việt Nam “trải bao đời lưu danh Lạc Việt” mà “từ bao giờ thói hèn hạ thành quen”.
Bài thơ cũng dành nhiều câu mô tả cho số phận đau thương của ngư dân Việt Nam “Ngư dân tôi cúi đầu nhẫn nhục Hải quân "lạ" ngang dọc khắp biển khơi”. Đúng vậy, suốt 40 năm nay, mỗi chuyến trở về của ngư dân Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa v.v... là một lần sống sót, không phải sống sót từ những trận bão tố ngoài khơi, những ngọn sóng to, những cơn gió lớn mà sống sót từ những viên đạn không một chút xót thương của hải quân nước “LẠ”.
Khi bắt gặp bài thơ “LẠ”, nhạc sĩ Vũ Đức Duy phổ nguyên văn thành ca khúc mang cùng tên.
Lạ
Đất nước tôi bây giờ rất lạ
Từ bao giờ thói hèn hạ thành quen
Tàu nước "Lạ" đi vào vùng “nhạy cảm”
Tàu nước tôi bỏ bãi cá than trời
Ngư dân tôi cúi đầu nhẫn nhục
Hải quân "Lạ" ngang dọc khắp biển khơi
Công ty "Lạ" lên Tây Nguyên đào quặng
Dân xứ "Lạ" đến đập núi phá rừng
Cao Nguyên ơi đâu rồi tiếng trống
Tiếng sáo buồn trôi tiếng đàn t’rưng
Đất nước tôi bây giờ rất lạ
Phim "Lạ" lên ngôi, tiếng "Lạ" đổi đời
Hàng xứ "Lạ" khắp hang cùng ngõ hẻm
Em gái theo chồng "Lạ" kiếp đời trôi
Ôi lạ thật cái gì cũng "Lạ"
Đâu mất rồi con cháu Rồng Tiên
Trải bao đời lưu danh Lạc Việt
Mà bây giờ thói hèn hạ thành quen.
*** Dante: Sự lầm tưởng về sức mạnh thực sự của Trung quốc
Với nhiều người dân Việt Nam hiện nay, Trung Quốc đang là một cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên thế giới về cả quân sự, kinh tế, khoa học, kỹ thuật v.v… Họ dường như là một nước bất khả xâm phạm và tất nhiên những điều đó khiến cho không ít người dân Việt Nam cảm thấy lo ngại với Trung Quốc nếu không muốn nói là sợ hãi. Kể cả lãnh đạo Việt Nam cũng không ít lần có những tuyên bố nhượng bộ đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Vậy Trung Quốc có thực sự mạnh?
Về quân sự: Trung Quốc là quốc gia sở hữu số quân đội thường trực lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 triệu lính, ngân sách quốc phòng lên đến 120 tỷ đô la.
Nhưng có những vấn đề mà Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa gặp phải đó là sự chuyên nghiệp. Sức mạnh thực sự của quân đội nằm ở sự hợp tác, có nghĩa là những lực lượng của quân đội như hải quân, không quân, hải quân và lục quân hợp tác và biết rõ hoạt động của nhau để tương trợ và hợp tác. Đây là điều mà bất cứ quân đội lớn nào cũng có ngoại trừ Trung Quốc. Khi những tướng lĩnh của các lực lượng không hợp tác với nhau thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là kết quả của cuộc chiến giữa Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Khi Trung Quốc đã chiếm được một số tỉnh ở biên giới Trung - Ấn nhưng phải đơn phương tuyên bố ngừng bắn và rút quân vì phía hậu cần không được đảm bảo, các lực lượng không hợp tác và không thể cầm cự nếu kéo dài cuộc chiến. Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 với hỏa lực và lực lượng mạnh hơn Việt Nam rất nhiều nhưng sau khi giằng co hơn một tháng và cũng chiếm nhiều tỉnh ở biên giới nhưng cũng phải rút quân. Đến thới điểm hiện tại sự phối hợp giữa các lực lượng binh chủng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung khi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa (QDGPND) vẫn chưa có một hệ thống tác chiến nào được triển khai kể từ khi thành lập đến nay.
Sự chuyên nghiệp về trang bị vũ khí: Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và những nước thuốc khổi Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) là những nước có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới thì chi phí cho những trang bị hiện đại tối tân nhất của một người lính là 17.500 đô la còn lính Trung Quốc thì chỉ được trang bị 1.500 đô la, trong đó khẩu sung đã chiếm mất một nửa chí phí còn lại là cho quân phục và mũ cối.
Nếu xét về sức mạnh quân sự trong chiến tranh hiện đại thì tàu sân bay là biểu trượng cho sức mạnh quân sự của một quốc gia, nhưng với Trung Quốc thì họ không thể sản xuất nổi một tàu sân bay nào ngoại trừ việc tân trang một chiếc tàu mua lại từ Ukraina là tàu Liêu Ninh thế nhưng vì sự cố lò hơi cho nên phải cập cảng ngay sau khi hạ thủy. Ngoài sung ống đạn dược Trung Quốc có thể tự sản xuất ra thì những thiết bị như máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến v.v… đều phải mua lại từ các nước khác thì mới có thể tác chiến được. còn lại tất cả đều đang được nghiên cứu sản xuất và chưa nghe một tuyên bố hung hồn nào về việc sản xuất thành công những thứ trên.
Lực lượng quân đội dự bị: Mỗi năm có 600.000 lính mới được gia nhập QDGPND nghe thì có vẻ ghê gớm nhưng thực chất trong thời gian đào tạo họ chỉ được tập những thủ tục cơ bản của quân đội và thuộc lòng những bài hát yêu nước. Ở Trung Quốc việc tham gia quân đội việc nhồi sọ về chính trị và ý thức hệ là ưu tiên hàng đầu. 20 đến 30% thời gian đào tạo các học viên chỉ được học về lịch sử, đường lối của Đảng, ngoài ra còn học về con đường cách mạng của Mao Trạch Đông còn trong huấn luyện tân binh là 40%. Thật khủng khiếp nhưng nhìn lại cũng đâu có khác gì Việt Nam?
Quân đội TQ không tham gia nhiều cuộc chiến và dàn trận thật. Lần gần nhất là cuộc dàn trận trong vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn 1989 và những vụ xả sung, cướp bóc giết ngư dân Việt Nam trong thời gian gần đây. Còn về sức khỏe của quân nhân thì đáng báo động. Theo thống kê của báo chí Trung Quốc thì hớn 60% sinh viên khám nghĩa vụ quân sự bị loại khỏi vòng đầu tiên vì những lý do: Quá béo, quá gầy, thị lực kém v.v… cho nên Bắc Kinh đã phải 2 lần hạ tiêu chuẩn tuyển quân (2008 và 2011) sao cho phù hợp. Chính vì điều đó dẫn đến chất lượng quân đội không đảm bảo.
Lãnh đạo quân đội của Trung Quốc đều là những Quan chức Cộng Sản và những sĩ quan cao cấp đều phải là Đảng viên cho nên quân đội Trung Quốc ngập tràn tham nhũng. Theo báo chí Trung Quốc thì hối lộ trong quân đội tràn lan đến nổi làm giảm khả năng phát động chiến tranh của Trung Quốc. Ngay cả những tướng tá cấp cao cũng đã bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng và bị bắt trong đó có Từ Tài Hậu. Một vị tướng cao cấp lâu năm thân cận với Hồ Cẩm Đào nhưng đã hết thời.
Nói tóm lại quân đội Trung Quốc là một đội quân thiếu sức sống, thiếu kinh nghiệm trận mạc, thiếu khả năng tác chiến, thiếu kỹ năng và được lãnh đạo bởi những chop bu không có trình độ mà chỉ biết củng cố quyền lực của mình trong bộ máy chính trị Cộng Sản. Sức mạnh của chúng ta thấy được chỉ là qua sự tuyên truyền của người anh em tốt của họ đó là ĐCSVN. Qua phim ảnh, báo đài, sách vở và cả sự im lặng trước những hành động quân sự mang tính xâm lược của Trung Quốc.
Về kinh tế: Người dân Việt Nam khi nhắc đến nền kinh tế Trung Quốc thì luôn nghĩ họ là một nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, với những tập đoàn kinh tế đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì ra sao?
Trung Quốc hiện là nước có nhiều nhà triệu phú nhất thế giới nhưng cũng là nước có nhiều triệu phú di cư và rút các khoản đầu tư của mình đến các nền kinh tế phát triển nhiều nhất 60%. Lý do là nền kinh tế Trung Quốc đang tụt dốc. chứng khoán Trung Quốc đã tụt 40% kể từ móc tháng 7 và 50% kể từ móc thấp nhất năm 2007 thị trường bất động sản cũng vì thế mà bị kéo theo, lạm phát tăng cao buộc chính phủ phải giảm giá trị đồng Nhân Dân Tệ. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang bị khủng hoảng trầm trọng như thế nào. Sau khoảng thời gian ồ ạt phát triển mà không quan tâm đến các vấn đề khác thì Trung Quốc đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra. Ô nhiễm không khí khiến người dân khốn đốn phải hít thở khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và kéo theo mọi hệ lụy.
Trung Quốc hiện là nước có nhiều nhà triệu phú nhất thế giới nhưng cũng là nước có nhiều triệu phú di cư và rút các khoản đầu tư của mình đến các nền kinh tế phát triển nhiều nhất 60%. Lý do là nền kinh tế Trung Quốc đang tụt dốc. chứng khoán Trung Quốc đã tụt 40% kể từ móc tháng 7 và 50% kể từ móc thấp nhất năm 2007 thị trường bất động sản cũng vì thế mà bị kéo theo, lạm phát tăng cao buộc chính phủ phải giảm giá trị đồng Nhân Dân Tệ. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang bị khủng hoảng trầm trọng như thế nào. Sau khoảng thời gian ồ ạt phát triển mà không quan tâm đến các vấn đề khác thì Trung Quốc đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra. Ô nhiễm không khí khiến người dân khốn đốn phải hít thở khói bụi, ô nhiễm nguồn nước và kéo theo mọi hệ lụy.
Về đối nội: Như trong bài viết “Sự Sụp Đổ Của Thiên Triều” của tác giả Nguyễn Gia Kiểng có nói: Trung Quốc là một thiên hạ, một thế giới chứ không phải chỉ là một nước. chính vì vậy trong thiên hạ đó còn có rất nền văn hóa, sắc tộc và quốc gia bị cai trị bởi bộ máy chính quyền Cộng Sản như: Tân Cương, Tây Tang, Mãn Châu v.v… Họ vẫn nhen nhóm tinh thần dân tộc và đang chờ ngày đòi lại độc lập. Chính quyền Cộng Sản đang phải đau đầu với những vấn đề này vì không thể quản lý hết được trong thời đại văn minh mà những biện pháp bạo lực đàn áp đang dần mất hiệu quả. Hơn nữa những chính sách sai lầm của những nhà lãnh đạo đã phần nào khiến người dân mất niềm tin vào chính quyền, trong khi internet ngày càng phát triển mọi chiêu bài đã hết tác dụng. Lãnh đạo Trung Quốc phải làm thế nào với những bất ổn đang nung nấu trong long quần chúng nhân dân và chờ ngày bùng phát? Cầu trả lời chính là sự bành trướng với các nước láng giềng để kêu gọi sự đoàn kết dân tộc. Nhưng sự bành trướng đó liệu còn tiếp diễn được bao lâu? Khi mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang ra tay ngăn chặn sự bành trướng đó.
Đối ngoại: Quân sự, Kinh tế và đối nội bê bối và khủng hoảng như vậy thì trong mắt những nước khác sẽ nhìn Trung Quốc ra sao?
Trên thực tế những nước phát triển luôn hướng sự chú ý đến thị trường Trung Quốc vì đó là thị trường đầy mầu mỡ đem về lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Chính vì thế trong mắt các nước phát triển chỉ xem Trung Quốc là một đứa trẻ sở hữu một cái bánh lớn chỉ có thể chia sẻ cho những ai biêt chiều lòng nó chứ thực chất không ai xem nó là anh em, là bạn bè. Những nước phát triển không bao giờ xem Trung Quốc là đồng minh. Chỉ là mối quan hệ có lợi và cũng không hề ngần ngại khi đối đầu quân sự với Trung Quốc để đảm bảo lợi ích. Chính là việc đứng về phía Nhật Bản và các nước thuộc vùng biển Đông khi có tranh chấp với Trung Quốc.
Như vậy có thể nói đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác chỉ mang tính chất về kinh tế chứ không có tính chiến lược. Nó mang lại lợi ích cho các quốc gia khác và cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc chứ không mang lại lợi ích cho quốc gia vì nạn tham nhũng
Kết luận: Những gì chúng ta đọc và thấy ở trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước chỉ là những sự tuyên truyền của người anh em tốt của Trung Quốc. Thực chất Trung Quốc là một nước hữu danh vô thực. Qua những gì ĐCSVN tuyên truyền hàng thập kỷ nay qua phim ảnh, báo đài, giáo dục chỉ là để che đậy sự hèn nhát, yếu kém của ĐCSVN trước ĐCSTQ vì mối quan hệ giữa 2 đảng 2 nhà nước lien quan mật thiết tới sự tồn tại của ĐCSVN. Xét cho cùng những lãnh đạo Việt Nam đã và đang liếm giầy cho Trung Quốc chỉ vì những lợi ích mà họ nhận được. Chính vì điều đó mà họ luôn tuyên truyền quá đáng về sức mạnh mà Trung Quốc đang có, khiến người dân một phần lo sợ phần còn lại tin vào Đảng thì buông tay thể hiện sự thuần phục vô điều kiện trước sự xâm lược của Trung Quốc
Dù kẻ thù có mạnh đến đâu đi nữa thì cũng không nên run sợ quỳ gối xin hàng, vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta đang sống trên mảnh đất mà biết bao đời ông cha đã hy sinh máu và nước mắt để dàng được và xây dựng, không có lí do gì để chúng ta phải thuần phục ngoại bang. Những kẻ bán nước quỳ gối trước ngoại xâm để cầu vinh đều đáng bị trừng trị và cũng không có lí do gì chúng ta phải tiếp đón Tập Cận Bình, kẻ đã ra lệnh chiếm đất đai, biển đảo và sát hại đồng bào ta. Đó là hành động nhận giặc làm cha không thể nào chấp nhận được!
Nhân đọc lại bức thư Nguyễn Khải gửi Võ Phiến năm 1989, tôi tìm đọc lại một vài tác phẩm của Nguyễn Khải, tình cờ bắt gặp bài “tuỳ bút chính trị” ông viết năm 2006 với nhan đề “Đi tìm cái tôi đã mất”, một bài viết thú vị, phản ánh tâm trạng bẽ bàng của một nhà văn theo đảng suốt mấy chục năm, đến cuối đời, nhìn lại, thấy tất cả đều đổ vỡ và đều bế tắc.
Theo cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại do Hội nhà văn Việt Nam biên soạn và xuất bản vào năm 1997, Nguyễn Khải sinh năm 1930; vào bộ đội từ năm 16 tuổi; thoạt đầu, làm việc trong các tờ báo quân đội; sau, chuyển sang Hội nhà văn. Ông từng là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn trong nhiều khoá, có thời gian là Phó tổng thư ký. Trong quân đội, quân hàm cuối cùng của Nguyễn Khải là đại tá. Ông cũng là đại biểu Quốc Hội khoá 7. Về phương diện văn học, Nguyễn Khải được xem là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975. Ông nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh, một giải thưởng được coi là quan trọng và vinh dự nhất tại Việt Nam.
Một người như thế có thể được xem là thành công, rất thành công. Vậy mà, trong bài viết “Đi tìm cái tôi đã mất”, chỉ thấy toàn ngậm ngùi. Ngậm ngùi về chế độ. Và ngậm ngùi về sự nghiệp của chính mình.
Về chế độ, Nguyễn Khải gọi thẳng chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ “chuyên chế”, ở đó, đảng thì được tuyệt đối hoá, giới lãnh đạo thì được thần thánh hoá, còn dân chúng, kể cả giới văn nghệ sĩ, đều mất gần hết tự do; không ai được phép có những suy nghĩ riêng; tất cả đều phải răm rắp đi theo những sự chỉ dẫn của đảng. Không những chuyên chế, chế độ cộng sản còn đầy những nghịch lý: Một mặt, dù lúc nào cũng đề cao vai trò của quần chúng, trên thực tế, họ lại rất khinh rẻ quần chúng; mặt khác, dù lúc nào cũng lên án chủ nghĩa cá nhân, nhưng trên thực tế, ở đâu và thời nào họ cũng có tệ nạn sùng bái cá nhân. Xây dựng trên những sự nghịch lý như vậy, các chế độ cộng sản không khác những lâu đài trên cát, không có chân móng gì cả, bởi vậy, vào cuối thập niên 1980, khi luồng gió dân chủ tràn qua, tất cả đều đổ sập một cách nhanh chóng mà không ai tiếc nuối gì cả.
Đi xa hơn việc phê phán chế độ, Nguyễn Khải còn phê phán cả chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của chế độ cộng sản. Theo ông, cái chủ nghĩa ấy, với tham vọng cải tạo thế giới và cải tạo con người, chỉ là những sự “hoang tưởng”, “nói cho vui”, thậm chí chỉ là những sự tiên tri có tính chất “mê sảng, đồng cốt”. Nhiều người tin tưởng vào những lời tiên tri ấy, về già, nhìn lại, chỉ thấy “một cái kho chứa đủ thứ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì”.
May mắn hơn các “đồng chí” của mình ở Nga và Đông Âu, chế độ cộng sản ở Việt Nam chưa sụp đổ. Nhưng, theo Nguyễn Khải, nó biến tướng một cách dữ dội. Điều đó dễ thấy nhất qua các gương mặt của các thành phần cán bộ: Tất cả đều tha hoá. Nguyễn Khải nhận xét về các cán bộ trong một tỉnh ông về thăm: “Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình”.
Chính trị như thế, văn học cũng như thế. Chủ trương của cộng sản, qua các chuyến đi thực tế và các buổi học tập chính trị, là tiêu diệt các giá trị cá nhân, các ý tưởng và cảm xúc gắn liền với cá nhân. Để trong xã hội chỉ có một dòng tư tưởng chính thống duy nhất. Nguyễn Khải nhận định: “Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì”?. Chính vì vậy, trong văn học, nhiều người bỏ nghề; một số người tiếp tục nhưng cương quyết đòi cất lên một tiếng nói riêng thì bị cả chế độ xúm vào đánh, tạo nên những “vụ án văn tự” thảm khốc. Những người khác, có lẽ trong đó có cả Nguyễn Khải, sợ hãi viết theo “đúng luật lệ”.
Nhưng viết “đúng luật lệ” là sao? Là, “chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh: Công, nông, binh. Cái thế giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai màu: đỏ là quân ta, đen là quân địch”.
Hậu quả của việc viết “đúng luật lệ” ấy là, về phía độc giả, càng ngày càng chán văn học; về phía tác giả, họ cũng “tự chán mình”. Nhưng hậu quả tai hại nhất là giới văn nghệ sĩ bị đánh mất cái tôi của mình. Thiếu cái tôi riêng tư và phong phú ấy, tất cả các tác phẩm họ vắt óc ra để viết chỉ nhằm để phục vụ cho các mục tiêu chính trị nhất thời. Khi các mục tiêu ấy qua đi, tác phẩm cũng biến mất. Tự nhìn lại sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khải không giấu được cảm giác ngậm ngùi: “Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả ai còn nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ?”
Ừ. Thì buồn. Buồn hơn nữa là việc giác ngộ của Nguyễn Khải khá muộn màng. Khi ông nhận thức ra tất cả những sai lầm của chế độ cũng như những sai lầm trong việc viết lách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa hời hợt, giả tạo và giả dối ấy, ông đã lớn tuổi, không còn khả năng suy nghĩ và sáng tác được nữa. Ông viết: “Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mươi lăm phút, chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi cũng nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng.”
Đọc bài “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải, không thể không nhớ đến bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn minh hoạ” viết năm 1987 của Nguyễn Minh Châu. Cũng sinh năm 1930 và cũng là đại tá trong quân đội như Nguyễn Khải. Cũng được đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như Nguyễn Khải. Và, cuối cùng, cũng thất vọng ê chề về sự nghiệp văn học của mình như Nguyễn Khải.
Chỉ có điều khác Nguyễn Khải: Trong khi Nguyễn Khải chỉ ngậm ngùi, Nguyễn Minh Châu còn nghẹn ngào, đôi khi còn uất hận khi nhìn lại những ràng buộc khắt nghiệt của chế độ đối với giới văn nghệ sĩ. Ông nhận định: “mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn”. Hậu quả? “Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng.” Rồi ông nghẹn ngào than: “Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn.” Rồi ông kể: “Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: ‘Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!’, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng.”
Nghe nói “nhà văn đàn anh” mà Nguyễn Minh Châu mới nhắc chính là Nguyễn Tuân. Cả mấy thế hệ cùng rơi nước mắt khi viết lách cũng như khi nhìn lại sự nghiệp viết lách của mình. Thảm.
(2) Thơ từ Bạn bè
(i) Nguyễn Đông Giang
Thưa rằng quê mất
ta chừ , lênh đênh như sông
sông rong chơi , ta phiêu bồng . Bỏ quê
có ai , hỏi ta ngày về
thưa rằng quê mất . Hỏi về thì chưa
Thu hoài cố xứ
Ở đây thu đến , buồn như đã
Chỉ nắng vàng thôi , hiu hắt lòng
Em ở đâu , Sài gòn , Đà nẵng ?
Thiếu người tâm sự , có buồn không ?
Cũng đây thu lạnh , buồn quá đổi
Nước Mỹ mênh mang , nắng vàng đường
Còn đâu nữa , “nai vàng ngơ ngác”
Rừng xưa , nai cũ… nghĩ mà thương !
Chiều thu , em thường ru con ngủ
Giọng em Nam bộ , à ơi hời
Em hát ru con , hay em khóc ?
Mà buồn não nuột , quá em ơi !
Ở đây lá rụng , mùa thu đã
Dù chết hay chưa , lá cũng vàng
Ra đi đâu biết ngày trở lại
Thu hoài cố xứ , dạ mang mang
Bây giờ Việt Nam , mùa thu chết
Em tiễn dùm ta , những lá vàng
Những chiếc lá , nằm yên trong mộ
Cũng trở mình , theo vận … ly tan
Mùa thu ơi ! ta đời viễn xứ
Chút nắng vàng hiu , đủ chạnh lòng
Em ở đâu , sau ngày ly loạn ?
Nằm nghe dâu biển , có buồn không ?
Ở đây thu đến , buồn như đã
Chỉ nắng vàng thôi , hiu hắt lòng
Em ở đâu , Sài gòn , Đà nẵng ?
Thiếu người tâm sự , có buồn không ?
Cũng đây thu lạnh , buồn quá đổi
Nước Mỹ mênh mang , nắng vàng đường
Còn đâu nữa , “nai vàng ngơ ngác”
Rừng xưa , nai cũ… nghĩ mà thương !
Chiều thu , em thường ru con ngủ
Giọng em Nam bộ , à ơi hời
Em hát ru con , hay em khóc ?
Mà buồn não nuột , quá em ơi !
Ở đây lá rụng , mùa thu đã
Dù chết hay chưa , lá cũng vàng
Ra đi đâu biết ngày trở lại
Thu hoài cố xứ , dạ mang mang
Bây giờ Việt Nam , mùa thu chết
Em tiễn dùm ta , những lá vàng
Những chiếc lá , nằm yên trong mộ
Cũng trở mình , theo vận … ly tan
Mùa thu ơi ! ta đời viễn xứ
Chút nắng vàng hiu , đủ chạnh lòng
Em ở đâu , sau ngày ly loạn ?
Nằm nghe dâu biển , có buồn không ?
(ii) Luân Hoán
Tập cười
chơi gần xong cái cuộc người
buồn vui vẫn một kiểu cười mỉm chi
chưa biết hả hả cười khì
hà tiện hơi thở vẫn đi như thường
chết vui chắc hơn chết buồn
sáng nay rửa mặt soi gương tập cười
(7giờ 01 sáng 14-10-2015)
Em
hồi mới nhú cái núm cau
nhí nha nhi nhánh miệng mau mắn cười
khi đã trổ mã thơm người
miệng kiêu hãnh ngậm nụ cười mỉm chi
(iii) Trần Mộng Tú
Giải Mây Trôi
Một mai tôi chết rồi sao nữa
mây vẫn bay và nước vẫn xuôi
cây xanh vẫn cứ xanh màu mãi
hay có thay màu như tóc tôi
trái đất sẽ trăm ngàn khác biệt
mỗi ngày người lạ lẫm nhìn nhau
chuyến xe thiên cổ lăn vô hướng
về hướng nào cũng chẳng còn tôi
Đứa cháu năm xưa rồi sẽ lớn
nói cười thông thái hay dại khờ
người đi bên cạnh bằng xương thịt
hay tình nhân là con rối rô bô
bàn tay nắm có truyền hơi ấm
hay một mảnh nhôm bật tiếng cười
Một mai tôi chết rồi sao nữa
người có dọn lên ở với trời
có ăn có uống toàn không khí
miệng người có ngậm giải mây trôi
mặt đất rồi chẳng còn ai ở
cũng chẳng còn ai mơ thiên đường
ai cũng sống trên trăm năm tuổi
theo mảnh tinh hà bay muôn phương
người sẽ bay bay trong không gian
người như một đốm lửa không tàn
ngơ ngác hỏi mình là ai nhỉ
ta trong tinh cầu hay áo quan.
(tmt - Tháng 10/31/2015 - Ngày lễ All Soul Day)
....................................................................................................................
Kính,
NNS