Saturday, 15 September 2018

Trào lưu mua 'quyền công dân' của giới 'siêu giàu' - Báo MAI

https://baomai.blogspot.com/

Giới siêu giàu các nước đang có trào lưu mua hộ chiếu thứ hai, thậm chí thứ ba, hoặc thứ tư để 'đảm bảo an toàn', theo giới quan sát quốc tế.

Những người siêu giàu "muốn yên tâm trong trường hợp có một cuộc cách mạng hay biến động ở nước họ," ông Christian Kalin, chủ tịch Henley & Partners nơi cung cấp tư vấn về quyền công dân và công bố các thứ hạng như chỉ số chất lượng quốc tịch, phát biểu trên Bloomberg.

https://baomai.blogspot.com/ 
Maya Dangelas ( tên của Hoàng Yến sau khi vào quốc tịch Hoa Kỳ)


Trong khi nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, cho phép người cư trú hợp pháp đăng ký quốc tịch sau khi đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, chỉ có 10 quốc gia chấp nhận cho công dân nước khác "mua" quốc tịch.

Hầu hết đều yêu cầu chi trả cho việc này qua đầu tư trực tiếp, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản hoặc kinh doanh ở địa phương, bài báo trên Bloomberg cho hay.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Theo số liệu của Bloomberg, trong số 10 nước 'bán quyền công dân', Austria đòi vốn đầu tư cao nhất, xấp xỉ 24 triệu đôla. Theo sau là Cyprus, Malta và Turkey, Vanuatu, Grenada, St. Kitts and Nevis, Saint Lucia, Dominica, Antigua và Barbuda.

Còn theo The Guardian, hiện có 24 nước bán quyền công dân để đổi lấy đầu tư vào kinh doanh, bất động sản hoặc trái phiếu chính phủ. Trong đó, Caribbean rẻ nhất, chỉ khoảng 100 ngàn đô la để sở hữu hộ chiếu nước này.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Một số nước không 'bán trọn gói' quyền công dân, nhưng lại có các chương trình được gọi là 'thị thực vàng' - cấp quyền cư trú dài hạn cho các nhà đầu tư. Và thường sau khoảng năm năm, những người có 'thị thực vàng' sẽ có thể tiến tới bước tiếp theo: mua 'quyền công dân', bài báo trên The Guardian cho hay.

Tăng theo cấp số nhân

Các chương trình này không mới, nhưng đang phát triển theo cấp số nhân do nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư cá nhân giàu có đến từ các nền kinh tế thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam, Trung cộng, Nga, Ấn Độ, Mexico và Brazil, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ, theo The Guardian.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nước đầu tiên bán 'quyền công dân' để đổi lấy các dự án đầu tư (CIP) là St Kitts and Nevis, bắt đầu từ năm 1984.

Đối với các nước nghèo như St Kitts and Nevis, các chương trình bán quyền công dân đổi lấy dự án đầu tư có thể giúp mang lại lợi nhuận, giúp họ thoát khỏi nợ nần, thậm chí trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất.

Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính St Kitts and Nevis kiếm được 14% GDP từ CIP năm 2014.

Các nước giàu hơn như Canada, Anh Quốc và New Zealand cũng nhìn thấy những tiềm năng trong lĩnh vực này, nhưng họ chủ yếu bán 'quyền công dân' để thu hút đầu tư nhằm đảm bảo một nền kinh tế ổn định và an toàn cho môi trường hơn là tự do 'tự tung tự tác', tác giả bài báo trên The Guardian, Jon Henley viết.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nhưng chương trình này cũng vấp phải chỉ trích từ quốc tế. Cộng hòa Malta, ví dụ, đã bán quyền công dân cho hơn 800 cá nhân trong vòng ba năm, kể từ khi 'mở bán' vào năm 2014.

Sau đó, Malta vấp phải chỉ trích dữ hội từ Liên minh Châu Âu. Giới chỉ trích cho rằng việc này làm suy yếu khái niệm về quyền công dân của EU, tạo ra những rủi ro an ninh tiềm ẩn, và cung cấp một lộ trình cho các cá nhân giàu có - ví dụ từ Nga - với các nguồn thu nhập mờ ám, nhằm né tránh các biện pháp trừng phạt tại quốc gia của họ.

Người Việt Nam cũng có mặt

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Gần đây dư luận Việt nam cũng quan tâm đến tin về các doanh nhân, hoặc người làm chính trị có quốc tịch EU hoặc cho gia đình di cư sang Phương Tây.

Nổi tiếng nhất có vụ đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân bị cho là từng có quốc tịch CH Ba Lan và có nhà ở Warsaw.

https://baomai.blogspot.com/ 
  
Nhưng theo quan chức Văn phòng Quốc hội VN sau đó thì ông Thân đã "thôi quốc tịch Ba Lan'.

Hồi tháng 7/2016, cũng trong Quốc hội Việt Nam có vụ việc đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường "có hai quốc tịch", một của Việt Nam, một của Malta.