Thursday, 23 April 2015

Sức ép quân sự của TQ lên nền quốc phòng VN - Tú Hoa

Trọng chầu Thiên triều trước khi quy mã
I. Chiến lược quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam:
Mặc dù giữa hai đảng Cộng Sản cầm quyền Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định Thành Đô làm nền tảng cho hòa bình với nhiều nhượng bộ từ phía Cộng Sản Hà Nội về mọi mặt từ lãnh thổ đến chính trị, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng sức ép quân sự không ngừng lên Việt Nam trong thầm lặng. So với các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là một mục tiêu mà giới quân sự Trung Quốc muốn dồn mọi nổ lực cũng như khả năng để tiêu diệt hoặc khống chế hoàn toàn nếu hoàn cảnh chính trị cho phép xảy ra cuộc giao tranh giữa hai nước
Nga, Mông Cổ, Bắc Hàn, Nhật Bản, Kazakstan là những nước có chung hoặc là địa biên, hoặc là hải biên với Trung Quốc. Những nước này lại không phải là mục tiêu để giới quân sự Trung Quốc đưa ra chiến lược tấn công tiêu diệt trong kế sách quốc phòng của mình. Đối với những quốc gia này, giới quân sự Trung Quốc tập trung khả năng phòng thủ hơn là tấn công.
Trong khi đó, đối với Việt Nam thì ngược lại, Trung Quốc muốn khống chế, chiếm đóng toàn bộ miền Bắc Việt Nam nếu thật sự có chiến sự xảy ra giữa hai nước. Đối với Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam vô cùng quan trọng cho sự an toàn giao thông kinh tế xuống phương nam của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng Tư năm 2015, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chấp nhận cảng Hải Phòng thuộc miền Bắc Việt Nam nằm trong con đường vận chuyển kinh tế chiến lược do Trung Quốc khởi xướng mang tên là “Con Đường Tơ Lụa.” Hành động này của ông TBT Nguyễn Phú Trọng cho thấy lãnh đạo Cộng Sản Hà Nội đang bị Trung Quốc khống chế và đang cố hòa hoãn với Trung Quốc để kéo dài thời gian (buying time) suy tính xem xét mức độ an toàn chính trị nếu nhích gần hơn khi hợp tác với Hoa Kỳ về mặt quốc phòng.
Giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lúc khởi đầu, vì sai lầm quá tin tưởng vào hiệp định Thành Đô nên đã buông lỏng tiến trình hiện đại hóa quân đội, bỏ phí gần hai chục năm kể từ năm 1991, là năm mà hiệp định Thành Đô được ký kết, dẫn đến khả năng phòng thủ của Việt Nam hoàn toàn cách xa trước sức mạnh quân sự Trung Quốc, ngày một hiện đại.
Nền quốc phòng của Việt Nam ngày nay phải gánh vác trách nhiệm an toàn chính trị của Đảng Cộng Sản cầm quyền trước rồi mới tới an nguy về quốc phòng nên giới quân sự của Việt Nam hiện đang bị trói chân trói tay trong khi vạch định chính sách quốc phòng để đối phó với sức ép quân sự ngày mỗi gia tăng của Trung Quốc.
II. Sức Ép khống chế bầu trời Việt Nam của Không quân Trung Quốc:
Bản đồ 1 dưới đây trình bày sự phân bố về không lực của Trung Quốc đã cho thấy Trung Quốc tập trung NĂM sư đoàn không kích SÁT NGAY biên giới Việt Nam- Trung Quốc từ trong lục địa ra đến ngoài đảo Hải Nam, hoàn toàn nhắm thẳng vào miền Bắc Việt Nam từ Hải Phòng, Hà Nội ra đến biên giới Cao Bằng Lạng Sơn (vòng tròn màu tím trên bản đồ1).
Năm Sư Đoàn Không quân TQ tại biên giới Việt Nam
Năm Sư Đoàn Không quân TQ tại biên giới Việt Nam
Hai quốc gia Việt Nam-Trung Quốc có chung ý thức hệ chính trị độc tài Cộng Sản như nhau, lại có hiệp ước hòa bình Thành Đô làm nền tảng cho sự quy lụy của Cộng Sản Việt Nam đối với Trung Quốc và giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hiện nay hoàn toàn không hề có một tham vọng nào đương chọi khiêu khích Trung Quốc thì việc tập trung năm sư đoàn Không quân tiêm kích như thể rõ ràng là muốn đe dọa công khai và trực tiếp đến nền quốc phòng Việt Nam.
Chỉ cần nhìn về phiá tây biên giới giữa Trung Quốc và Kazakstan , một vùng đất rộng lớn như thế , không cùng ảnh huởng chính trị nhưng Trung Quốc cũng chỉ có đặt một sư đoàn không quân mà thôi, hoàn toàn không đủ khả năng phòng thủ bầu trời nếu có giao tranh và bị tấn công.
Điều đó cho thấy mức quan trọng trong vị trí chiến lược của miền Bắc Việt Nam trong đường lối chính sách quốc phòng của Trung Quốc. Bắc Kinh biết quá rõ Cộng Sản Hà Nội không có ý đồ đe dọa nền an ninh quốc phòng của Trung Quốc nhưng mà vẫn tập trung năm sư đoàn không quân tiêm kích như thế ngay biên giới thì quá rõ ràng, giới quân sự Trung Quốc muốn tăng khả năng tấn công tiêu diệt và chiếm đóng Việt Nam nếu hoàn cảnh chính trị cho phép.
Sự phân bổ chiến đấu cơ (CĐC) của một sư đoàn Không quân (KQ) Trung Quốc như sau:
Phân Bố Không quân của Cộng Sản Việt Nam
Như vậy , nếu một sư đoàn KQ Trung Quốc có khoảng 108 CĐC thì năm sư đoàn KQ Trung Quốc có tổng cộng 540 chiếc CĐC tiêm kích thuờng trực hiện diện tại biên giới Việt- Trung sẳn sàng tấn công tiêu diệt mọi khả năng phòng thủ của Việt Nam từ bầu trời.
Cộng Sản Hà Nội hiện có 385 CĐC phân bổ cho cả ba miền Nam Bắc, trong đó, Hà Nội tập trung khoảng bốn phi đoàn cho tòan cõi Bắc Việt với tổng số gần khoảng 120 chiếc. Như vậy , ngay cả trong lúc cấp bách huy động toàn lực khi giao tranh , thì tổng số CĐC của Trung Quốc (540 CĐC) hiện diện ngay tại biên giới để tấn công Việt Nam trong chớp nhoáng cũng nhiều hơn số CĐC mà Việt Nam có (385 CĐC)
Nếu Trung Quốc huy động thêm các sư đoàn KQ khác từ tỉnh Quảng Châu (Quangzhou trong bản đồ1) khi chiến sự xảy ra thì coi như toàn bộ miền Bắc Việt Nam, nhất là thủ đô Hà Nội hoàn toàn bị oanh kích đến tê liệt và Hà Nội mất khả năng lãnh đạo chỉ huy , dẫn đến bại trận hoàn toàn.
Phân Bố Không quân của Cộng Sản Việt Nam
Phân Bố Không quân của Cộng Sản Việt Nam
Do đó, hơn ba trăm ngàn quân bộ binh thuờng trực phòng thủ để bảo vệ miền Bắc Việt Nam sẽ hoàn toàn bị tổn thất rất nặng do KQ Trung Quốc gây ra nếu có giao tranh vì không lực của Việt Nam hoàn toàn bị Trung Quốc khống chế và tiêu diệt.
Hiện nay, hai nước Việt Nam Trung Quốc đang trong hòa bình, hữu nghị bốn tốt, mười sáu chữ vàng mà Trung Quốc lại tập trung lực lượng KQ thuờng trực đông kinh khiếp đến thế để bao vây khống chế bầu trời miền Bắc Việt Nam khi cần thiết thì rõ ràng, Trung Quốc không hề muốn nhìn thấy hòa bình mà tìm cách siết chặt sự đe dọa của mình lên Việt Nam, chờ đời một hoàn cảnh chính trị cho phép để tấn công thẳng tay vào Việt Nam.
Nói một cách khác, Trung Quốc không hề từ bỏ hay che dấu ý đồ thôn tính miền Bắc Việt Nam bằng vũ lực nếu cần thiết hoặc hoàn cảnh chính trị cho phép. Điểu này cũng đồng nghĩa Cộng Sản Hà Nội hiện giờ như là một người đang bị dí súng sau lưng, bất khả kháng, chỉ có còn có cách quy lụy làm theo yêu cầu của Trung Quốc, kẻ đang dí súng sau lưng Cộng Sản Hà Nội, để tìm kiếm một sự an toàn chính trị tạm thời trước mắt.
Đó cũng là lý do tại sao Cộng Sản Hà Nội bấy lâu làm ngơ, im lặng trước những đợt khiêu khích của Trung quốc đối với ngư phủ Việt Nam, cấm biểu tình chống Trung Quốc cũng như thể hiện sự bất lực vì đang bị khống chế trước những hành động hung hăn khiêu khích của Trung Quốc về quân sự.
III. Sức Ép Hải quân của Trung Quốc lên nền quốc phòng Việt Nam :
:Sức ép của Hải quân Trung Quốc lên nền quốc phòng Việt Nam
:Sức ép của Hải quân Trung Quốc lên nền quốc phòng Việt Nam
Bản đồ trên cho thấy sức tập trung hải quân của Hạm đội Nam Hải hay còn còn gọi là China South Sea Fleet đe dọa trực tiếp vào vinh Bắc Bộ, Hải Phòng và Hà Nội.
Với tổng số 31 chiếc tàu ngầm mà Trung Quốc tập trung dồn cho Hạm đội Nam Hải thì Hải quân Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn không thể chịu nổi sự công phá và phải chấp nhận thiệt hại năng, có thể dẫn đến tê liệt và hũy diệt hoàn toàn khi bị công kích bởi các tàu ngầm này.
Tổng số sáu chiếc tàu ngầm mà Cộng Sản Hà Nội ráng mua từ Nga nếu đều đi vào hoạt động cũng không đủ để phòng thủ trước một bờ biển dài 3000 cây số (km) với sự tấn công áp đảo của 31 chiếc tàu ngầm này.
Hiện Hải quân Cộng Sản Việt Nam chưa có chiến hạm lớn (destroyer) mà chỉ có 7 chiếc tàu tuần dương hạm Frigates là HQ9, HQ11, HQ13, HQ 15 , HQ 17 , HQ Đinh Tiên Hoàng và HQ Lý Thái Tổ.
Trong khi Trung Quốc có trên 40 tuần dương hạm chưa kể 16 chiếc destroyer có công lực công phá kinh khiếp chưa kể chiếc hàng không mẫu hạm (mini-nhỏ) Thi Lang gia tăng khả năng tấn công bằng Không quân trong hải chiến cho Trung Quốc khi giao tranh với Việt Nam.
Cũng xin lưu ý là ở bản đồ 1, Trung Quốc có hai sư đoàn Hải-Không quân (màu xanh trong vòng tròn tím) tức là khoảng hơn 200 CĐC nhằm tiêm kích tiêu diệt Hải quân của Cộng Sản Việt Nam khi có giao tranh.
Như vậy, không những tập trung một lực lượng không quân vô cùng đông đảo tại sát biên giới Việt Trung mà đến mặt biển vịnh Bắc Bộ , Trung Quốc cũng tập trung tối đa cho sức mạnh công phá của Hạm đội Nam Hải lên Hải quân của Cộng Sản Việt Nam khiến nền quốc phòng của Việt Nam hoàn toàn lâm nguy vì mặt phòng thủ biển và hải phận bị đe dọa vô cùng nghiêm trọng.
Trong lịch sử Việt Nam, mặc dù nhà Nguyễn rất hùng mạnh về bộ binh, lại được lòng dân nhưng vì mất khả năng phòng thủ ngoài biển và hải phận dẫn đến phải thúc thủ, từng bước chịu hàng người Pháp. Trước đó, triều đình Tây Sơn binh hùng thế mạnh đột nhiên phải sụp đổ vì Chúa Nguyễn Ánh đi đường biển bất ngờ đổ bộ lên Phú Xuân khiến vua tôi Quang Toãn phải bỏ kinh đô mà chạy ra Bắc Hà, chịu thế cô rồi tự vẫn.
Như vậy, lịch sử Việt Nam đã cho thấy sự phòng thủ mặt biển liên hệ vô cùng quan trọng không những cho nền độc lập toàn vẹn lãnh thổ mà còn ảnh huởng đế sự tồn vong chinh trị của chế độ.
Căn cứ Hải quân của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc
Căn cứ Hải quân của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc hoàn toàn sẽ đè bẹp Hải quân Cộng Sản Hà Nội nếu có giao tranh tại vịnh Bắc Bộ và đủ khả năng để hỗ trợ một cuộc đổ bộ thẳng đánh tới Hà Nội thành công. Và nếu thực sự Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát mặt biển lẫn bầu trời khi giao tranh xảy ra thì bộ binh của Cộng Sản Việt Nam không thể nào ngăn cản nổi một cuộc đổ bộ trực chỉ vào Hải Phòng- Hà Nội khiến toàn bộ khả năng lãnh đạo quốc phòng của Cộng Sản Việt Nam bị tê liệt dẫn đến bại trận và miền Bắc Việt Nam hoàn toàn lọt vào sự kiểm soát của Trung Quốc.
Miền Bắc Việt Nam và nhất là Hà Nội thật sự đang bị bao vây bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc từ không phận đến hải phận mà không cách gì Cộng Sản Hà Nội có thể thoát khỏi trong tình hình trước mắt.
V. Những trở ngại chính trị khi tìm kiếm một đồng minh:
Cộng Sản Hà Nội hiểu rõ là mình đang bị âm thầm bao vây khống chế về Không- Hải bởi Trung Quốc làm nền quốc phòng của Việt Nam bị chao đảo, đe dọa và miền Bắc Việt Nam có nguy cơ bị thôn tín chớp nhoáng nên đang cố tìm kiếm hậu thuẫn quân sự, chính trị từ các nước khác trên thế giới.
Khó khăn là những cá nhân nằm trong Bộ Chính Trị (BCT) của Đảng Cộng Sản Việt Nam điều phải có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc thì mới có khả năng giữ vững uy thế của mình trong BCT. Việc ông ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị hất văng ra khỏi TW Đảng luôn là bài học ám ảnh những nhân vật chóp bu trong BCT.
Cho nên, nếu ai trong BCT đứng ra thuyết phục, vận động vây cánh đi tìm đồng minh mới chống đở giải vây sức ép quân sự của Trung Quốc tức là được coi như chống lại Trung Quốc và đều sẽ gặp hung hiễm cho tương lai chính trị của mình. Điều này thể hiện rất rõ qua hàng loạt các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nhằm loại trừ nhau trong Đảng theo yêu cầu của Trung Quốc xảy ra suốt 18 tháng qua.
Vì vậy, quá trình hợp tác với các nước khác để gia tăng sức mạnh quốc phòng cho Việt Nam bị đình trệ, chậm chạp và chỉ tiến nhanh chóng gần đây trước những nổ lực trấn an, thuyết phục không ngừng nghĩ của Hoa Kỳ đối với Cộng Sản Hà Nội trong kế sách “Nhìn về Đông Nam Á ” của tổng thống Obama.
Việc Nguyễn Phú Trọng phải sang Trung quốc trước khi sang Hoa Kỳ một lần nữa cho thấy các Đảng viên chóp bu của Cộng Sản Hà Nội vẫn còn hoang mang và chưa tin tưởng vào những cam kết mà Hoa Kỳ hứa hẹn cho Cộng Sản Việt Nam, trong đó có sự an toàn chính trị cho từng cá nhân lẫn cho Đảng.
Tuy nhiên , từng Đảng viên chóp bu trong BCT của Cộng Sản Hà Nội đang dần dà nhìn thấy chung cuộc số phận của mình , gia đình mình và tài sản của mình sẽ nếu để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ đại cuộc. Đối với Cộng Sản Trung Quốc, họ vẫn không bao giờ quên cái việc Cộng Sản Hà Nội ăn cháo đá bát, phủi hết bao nhiêu công lao Cộng Sản Trung Quốc giúp đở, lại đi theo Liên Xô giúp Liên Xô chà đạp đe dọa Đảng Cộng Sản Trung Quốc tối đa trong suốt mười năm liền (1979-1989).
Do đó, đối với Trung Quốc, Cộng Sản Việt Nam là bằng chứng nuôi ông tay áo và cần phải bị tiêu diệt khi Trung Quốc đã nắm được đại cuộc , thôn tính xong miền Bắc Việt Nam giống như trường hợp Mặt Trận Giải Phóng miền Nam bị Cộng Sản Bắc Việt giải thể khi dùng xong năm 1975.
VI. Kết Luận:
Cộng Sản Hà Nội đang bị bao vây khống chế về quốc phòng bởi Cộng Sản Trung Quốc từ hai mặt chiến lược quan trọng Không- Hải với 5 sư đoàn Không quân sát biên giới địa- hải và với Hạm Đội Nam Hải có hơn 31 chiếc tàu ngầm công phá , 16 chiến hạm destroyer và hơn 40 tuần dương hạm, cùng với Hàng Không Mẫu Hạm Thi Lang mới hạ thủy.
Hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, mang tiếng là cùng ý thức hệ Mác Lê, cùng hệ thống chính trị Cộng Sản độc quyền, cùng ca ngợi tình anh em đồng chí mà Trung Quốc lại âm thầm tập trung một lực lượng chiến lược Không-Hải lớn sát ngay biên giới địa – hải miền Bắc Việt Nam, nhắm toàn bộ hỏa lực công phá vào thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng đến như vậy thì rõ ràng không phải vì Cộng Sản Việt Nam là nguy cơ đe dọa về mặt quốc phòng đối với Trung Quốc, mà hoàn toàn là vì mưu đồ khống chế thôn tính cộng sản Việt Nam trong tương lai từ phiá Trung Quốc.
Cho nên, để có được sự an toàn chính trị tạm thời, Cộng Sản Hà Nội không cón cách nào khác là phải quy thuận những đòi hỏi ngày một thêm ngặt nghèo từ phía Trung Quốc từ lãnh hải biên cương , đầu tư kinh tế cũng như sự sắp xếp nhân sự lãnh đạo trong Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tuy vậy, quá trình tìm kiếm đồng minh để gia tăng sức mạnh quốc phòng cho Việt Nam cũng đang bị trì hoãn và chậm đi vì khó khăn về chính trị khi Trung Quốc đã ảnh huởng quá sâu về mặt nhân sự trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng

Đơn giản, chống Trung Quốc thì Đảng Cộng Sản Việt Nam bị sụp đổ thôn tính , và các đảng viên chóp bu trong Bộ Chính Trị sẽ bị mất hết tương lai chính trị dù tương lai đó cũng chỉ là ngắn hạn và hung hiểm mong manh.