(trích từ Thánh Nghiêm Tự Truyện do Hạnh Đoan dịch
Bản tiếng Anh: Footprints in the snow, tác giả Kenneth Wapner Bản tiếng Hán: Tuyết Trung Túc Tích)
Bậc chân tu giác ngộ hoằng dương chánh pháp như ngọn đuốc lớn truyền ánh sáng cho vô số các ngọn đuốc nhỏ khác. Trong thế giới hiện đại ngày nay, có được một người như thế quả là điều hiếm có, nhưng một khi bậc đại sư xuất hiện thì chính cuộc đời của ngài là những lời pháp thấm thía nhất. Những gì truyền lại từ Thiền sư Thánh Nghiêm đáng để cho ta suy ngẫm và tán thán cho thái độ sống ung dung tự tại của ngài giữa tất cả mọi hoàn cảnh – đó là sự giải thoát đúng nghĩa, chẳng phải tìm cầu ở một cảnh giới xa xôi nào – bởi vì “nhất thiết do tâm tạo”, tất cả đều từ do tâm mà ra.
Sau đây là một số kinh nghiệm của ngài trong cuộc đời hoằng pháp, trích đoạn từ quyển “Thánh Nghiêm Tự Truyện” do Hạnh Đoan trích dịch.
Đối với tôi, tu thiền và tín ngưỡng tôn giáo quả có khác biệt. Tín ngưỡng tôn giáo là một phần hết sức quan trọng trong cuộc đời tôi. Tôi có được thể nghiệm tôn giáo là bắt nguồn từ tín ngưỡng. Khi tôi gặp hoạn nạn vây bủa, tôi sẽ niệm danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Lúc ở trong quân đội, tôi luôn niệm danh Ngài.
Khi xin tham dự khoá thi sĩ quan, tôi chỉ có trình độ tương đương trung học, trong khi những thí sinh khác đều tốt nghiệp đại học. Nhưng tôi tin đức Quan Thế Âm và khẩn thiết cầu ngài gia hộ. Kết quả, đề thi đưa ra trúng “tủ”; đều là nhưng bài tôi từng học qua. Đúng luật, thì tôi chẳng có đủ tiêu chuẩn để tham dự cuộc thi, thế mà tôi vẫn được thu nhận, được cho vào thi. Bởi vậy tôi rất tin là bồ tát Quan Thế Âm giúp đỡ cho tôi.
Trong quân đội, muốn xin thoái ngũ cơ hồ là một việc không thể, bởi tôi làm công tác tình báo vô tuyến điện tín. Là trinh sát, phải nắm bắt nhậy bén, thu thập tin tức cơ mật. Nhưng nhờ tôi trì niệm danh hiệuQuan Thế Âm bồ tát, cuối cùng cũng được trả tự do.
Khi tôi muốn bế quan tĩnh tu, nhiều trưởng lão cảnh báo, nói tôi là người mới thoái ngũ trở về, muốn kiếm được chỗ bế quan rất khó. Nhưng tôi tin Đức Quan Âm, trì niệm Ngài, kết quả: có tới hai, ba chỗ cho tôi chọn lựa. Tôi có rất nhiều thể nghiệm tôn giáo tương tự như thế!
Đến nay, tôi vẫn một mực tin sâu rằng, bất kể gặp phải khổn nạn gì, chỉ cần tôi trì tụng danh hiệu Quan Thế Âm bồ tát, thì vấn đề đều có thể giải quyết dễ dàng. Đây là lý do vì sao tôi từng chẳng lo lắng. Người có niềm tin tôn giáo kiên cường, thông thường đều sở hữu được cảm giác an toàn như thế và sẽ có đủ sức mạnh ý chí, dũng khí và niềm tin để đối diện với bất kỳ tình huống nào.
Kinh nghiệm thiền tọa
Còn tu, thể nghiệm tôn giáo theo Thiền tông, có những điểm khác biệt là: giúp ta an định tâm tính, đề thăng nhân cách. Trong trạng thái thiền tọa thâm sâu, tôi cảm thọ mình cùng vũ trụ đồng một thể, đây chính là chỗ thiền tông nói: “Thống nhất tâm”. Nghĩa là trung tâm tự ngã tiêu mất, nhưng vũ trụ đại ngã vẫn tồn tại. Tâm lượng lúc này rất phi thường rộng lớn – Tọa thiền khi đạt đến cảnh giới tối cao, bạn sẽ có cảm thọ hợp nhất cùng Thượng đế. Nhưng thường thì chúng ta chỉ có thể đạt đến kinh nghiệm tối đa là hợp nhất cùng hoàn cảnh chung quanh. Tôi thường trải qua nhiều thể nghiệm này.
Trong lúc tọa thiền, có thể sẽ xuất hiện nhiều huyễn cảnh, nhưng tốt nhất là chẳng nên chú ý đến nó. Có một buổi tối, tôi đang bế quan, bỗng nghe tiếng cuồng phong mưa bão, nhưng lúc đó trời đang rất quang tạnh và trăng sáng vằng vặc. Khi tôi ra ngoài xem thử, thì thấy thiên không vẫn trong trẻo.
Còn có một lần tôi đang ngồi, thì cảm thấy thân thể nâng lên, trụ lửng lơ trên bồ đoàn, đây không phải là ảo giác, mà rõ ràng đang xẩy ra thực sự. Tôi cảm thấy quá đỗi kinh ngạc và nghi hoặc. “Làm sao lại có thể như thế được?”… Khi tâm tôi dấy động rồi, tôi liền từ từ hạ xuống, ngồi ở trên bồ đoàn như cũ. Những việc này đều xẩy ra trong lúc tôi bế quan tọa thiền.
Những thể nghiệm trong lúc tọa thiền, bất kể nhiều bao nhiêu, thường khiến người ta vọng hướng, nhưng chúng hoàn toàn chẳng phải là kinh nghiệm khai ngộ, không giống khai ngộ kiến tánh. Tọa thiềnkhông phải là để người ta thấy được (kiến đáo) tự tánh, và thể nghiệm tôn giáo cũng không phải là khai ngộ!
Kiến tánh, là thấy được tính Không; mà chẳng phải đạt đến trạng thái hợp nhất. Kiến tánh không có bất kỳ chấp trước nào. Nhiều người cho rằng những kinh nghiệm thần bí bất khả tư nghì và khai ngộ đồng nhau, thực tế không phải vậy! Những kinh nghiệm thần bí đương nhiên có thể phát sinh qua việc tọa thiền hay thể nghiệm tôn giáo, nhưng không phải là khai ngộ!
Khả năng nhậy bén
Tôi cũng phát hiện, tôi đối sự vật chung quanh, mức độ mẫn cảm gia tăng rất nhiều, trực giác cũng cực kỳ nhậy bén. Trong lúc tôi cùng người đàm luận, tôi có thể quan sát thấu đáo. Khi ai đó đến thăm tôi, cho dù họ không có hẹn hay nói trước với tôi, tôi cũng dự biết và cảm nhận họ đang đi trên đường. Hoặc sau khi tôi nghĩ đến họ vài ba lần rồi, thì họ xuất hiện. Lúc tôi hỏi họ: Vì sao đến? Thì họ nói: “Tôi không biết, chỉ là nghĩ muốn gặp thầy.” Hoặc: “Tôi nằm mơ thấy thầy, cho nên muốn gặp thầy.”
Khi sư phụ tôi muốn tôi xả thất rời cốc, tôi cũng linh cảm được. Quả nhiên hai ngày sau tôi nhận được thư ông thúc tôi: “Đã đến lúc nên xuất quan!”… Sau này khi sư phụ viên tịch, tôi cũng cảm biết được, cho dù lúc đó tôi đang ở Mỹ quốc cách xa mấy ngàn dặm.
Tôi không phải là kẻ duy nhất có trực giác nhậy bén này. Người con cũng có lúc cảm nhận mẫu thânđang nhớ đến mình, nên điện thoại về nhà thăm. Người tu rất dễ phát triển trực giác nhậy bén. Tôi không nói đến thần thông, người sở hữu thần thông có thể tuỳ thời nghe hoặc nhìn thấy những gì họ nghĩ và lưu tâm đến. Thiền tông có khuynh hướng tránh thần thông, cũng không hề bàn đến nó. Lại càng không khuyến khích người khác tu luyện hay phát triển năng lực huyền bí này.
Thần thông xem ra có vẻ rất hữu dụng, nhưng cho dù bạn biết hay không biết rõ việc của người khác, bạn có thể giúp họ cải thiện đời sống chăng? Luật cân bằng giữa vũ trụ là do nhiều nhân tố vận hành liên quan gắn bó, cho dù bạn có thể vận dụng thần thông hòng tránh khỏi vài việc không tốt, thì bất quá cũng chỉ là kéo dài, để nó phát sinh chậm mà thôi. Phật giáo quy định rất nghiêm, không cho tu sĩ hiển hiện hoặc sử dụng thần thông. Bản thân tôi cũng chẳng muốn có các năng lực như thế.
Đời sống phiêu bạt
Khi tôi đã sắp xếp, an bài và thực hiện tốt những gì Đông Sơ lão nhân sư phụ tôi từng ký thác, đưa mọi việc vào nền nếp xong, thì Trầm cư sĩ mời tôi sang Nữu Ước hoằng pháp. Thế nhưng lần này qua Mỹ tôi không thể hồi phục chức mình từng đảm nhiệm trước đây. Do các sư nữ đã ở trong Đại Giác Tự, không còn phòng nào cho tôi trú ngụ. Tôi đành ở tạm tại Bồ Đề Tịnh Xá, biệt thự tĩnh tu của Trầm cư sĩở Trường Đảo (Long Island). Tôi phải đi đi lại lại giữa Trường Đảo và Nữu Ước, nhưng nếu cứ qua lại như thế thì rất bất tiện, vì cách học sinh tôi quá xa, nên tôi có ý định ra đi. Trầm cư sĩ bảo: “Nếu thầy dời đi, tôi thật vô phương chăm sóc và giúp đỡ thầy!”
Tôi đáp: “Không hề gì, tôi thích rày đây mai đó!”
Sau khi ra đi, tôi không có tiền mướn phòng trọ, đành ngủ trước giáo đường hoặc trong công viên. Tôi từng cùng các môn sinh ở đây học cách làm sao sống qua ngày trên đường phố. Họ dạy tôi tìm và hưởng dụng những thức ăn như trái cây, bánh mì bị bỏ (song vẫn còn dùng được) ở phía sau thương điếm hoặc siêu thị, họ còn bầy cho tôi lãnh làm các việc vặt để kiếm chút tiền. Chẳng hạn như coi tiệm thay chủ, lo quét dọn hoặc trông chừng két tiền. Tôi phát hiện mình có thể đem hành lý tuỳ thân gởi tại “Quầy ký gởi vật dụng” nơi trạm xe Trung Anh. Tôi cũng có thể giặt y phục, tắm táp trong tiệm. Các môn sinh mách tôi đến quá nửa đêm, có thể ghé các quán bán thức ăn nhanh nghỉ ngơi và nhâm nhi tách cà phê.
Tôi sống lang thang trong thành phố, một tu sĩ mặc cà sa cũ, ngủ nhờ ngoài hiên, suốt đêm ở tại quán cà phê bầu bạn và nhập bọn cùng những người vô gia cư. Muốn lót dạ thì tìm thức ăn trong những đống trái cây hay rau quả mà người ta vứt bỏ. Lúc đó tôi đã ngoài 50 tuổi rồi, không còn trẻ nữa, nhưng hai vai gánh vác sứ mệnh đi bốn phương hoằng pháp, lòng tôi tràn đầy niềm vui và pháp hỷ sung mãn. Nên mấy cái chuyện cỏn con này có ăn nhằm gì đâu. Đông Sơ lão nhân từng huấn luyện tôi, khiến tôi quen cư trú tự tại, bất kể là ngụ trong phòng lớn hay phòng nhỏ (hay ngủ qua đêm ngoài cổng giáo đường), đối với tôi đều chẳng có gì khác biệt.
Nhiều người cảm thấy tội nghiệp tôi, còn tôi thì ngược lại, thấy mình chẳng có gì đáng thương và cũng không cho là vận số mình kém may. Cũng có nhiều người lo sợ, e là tôi sẽ đến tìm họ xin tiền hoặc van nài cầu xin giúp đỡ. Vì vậy tôi quyết định, tốt nhất không nên đến nhờ ai giúp, mặc dù tôi cũng tiếp nhậnsự trợ giúp của các vị có lòng.
Tôi cảm thấy mình sống lang thang ngoài đường là việc tốt. Nhờ vậy mà tôi học được cách không ỷ lạivào bất kỳ ai, cũng chẳng bị ép buộc phải tìm đạo tràng, hoằng dương thiền pháp (Bồ tát trong lúc hoằng đạo chỉ mong chúng sinh được ly khổ), nên rất cần kham nhẫn và phải trải qua nhiều mài luyện gian nan. Khi tăng lữ Phật giáo Ấn độ đến Trung Quốc, Nho giáo và Lão giáo đang có ảnh hưởng rất mạnh. Lúc đó Nho giáo còn muốn khai trừ Phật giáo (nhất là những người xuất gia). Đức Phật Thích Catin rằng, nếu như có thể chịu đựng được bao mài luyện gian khổ, thì có thể khai phát cho người, và ảnh hưởng đến thiên hạ. Người ta thường hi vọng cuộc sống mình được an bình, không phiền não, nhưng hành giả tu theo Phật pháp thì khác: – Khi hoá độ người là phải chuẩn bị cam chịu thọ khổ, thọ nạn rồi.
Làm sao để nhẫn chịu khổ nạn? Mã Tổ Đại sư từng dạy chúng ta: “Cần phải giữ tâm bình thường.” Ngụ ý là: phải thường bảo trì tâm bình tĩnh, an ổn. Không duyên niệm theo hoàn cảnh chung quanh. Lúc thành công, không nên cho là ta làm thành, không nên quá hưng phấn hay tự kiêu, bởi thành công đó có được là nhờ nhiều nhân tố liên kết: người, việc,