Sunday 5 November 2017

Văn Chương Việt Cộng - Ba-Tê Trần Thanh Tùng

Kính thưa quí vị. Nếu người Pháp biết được cái “Phin” cà-phê bị đổi tên là “cái nồi ngồi trên cái cốc” thì chắc là họ sẽ buồn lắm. Đó là chữ nghĩa của chế độ gọi là… “đỉnh cao trí tuệ”, xuất hiện ở miền Nam sau 30/4/1975, do đám người ngoài rừng rú đem vào. Từ đó, dường như hình dung được một vầng mây đen đang kéo đến, nên người dân Sài Gòn đã phác họa hai câu thơ ngụ ý mỉa mai chua chát, là: “Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ. Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai”. Quả thật không sai. 
Kế đến là chuyện đổi tên đường. Hai trong những con đường được đưa vào danh sách ta thán chế độ: Đường Công Lý, bị đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Tự Do, bị đổi thành Đồng Khởi. Thế là: “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý. Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Ba-Tê tôi xin bái phục những vị tác giả của trường phái “Thơ Chua” nầy.
Thí dụ như chiếc đồng hồ đeo tay tự động chẳng hạn. Có hai ô vuông, một ô chỉ ngày, một ô chỉ thứ. Việt cộng gọi là: “đồng hồ hai cửa sổ không người lái”. Xin bó chiếu chấm Com.
Kính thưa quí vị. Thời đó thế giới chưa có nhiều máy bay không người lái, nhưng chiếc đồng hồ không người lái đã xuất hiện trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Quả thật nền văn minh của Vẹm đã đi trước nhân loại quá xa, xa đến độ dân tình phải “đảo ngữ” và kêu ca là “Xạo Hết Chỗ Nói”.