Friday 27 April 2018

DB Christopher Smith đệ nạp Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam

  • Thêm một trọng tâm cho "Hoa Kỳ vận" trong năm nay
Mạch Sống, ngày 26 tháng 4, 2018
Hôm nay, Dân Biểu Christopher Smith đưa dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 5621, vào Hạ Viện Hoa Kỳ, vào đúng dịp cuối tháng mà người Việt tị nạn gọi là Tháng Tư Đen.
“Khi mà chính quyền Việt Nam đang tìm cách nới rộng mậu dịch và các quan hệ về an ninh với Hoa Kỳ, chúng ta phải cài sự cải thiện về quan hệ ngoại giao với những cải thiện cụ thể về nhân quyền , kể cả việc trả tự do cho hơn 150 tù nhân chính trị và tôn giáo,” DB Smith cho biết.
Con số hơn 150 tù nhân lương tâm này là dựa vào danh sách của chiến dịch NOW! do BPSOS phát động cùng với 14 tổ chức nhân quyền khác vào tháng 11 năm ngoái.
Nội dung chính của dự luật này là đòi hỏi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ nay báo cáo một cách chi tiết, cụ thể và toàn diện các trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam, và đặc biệt chú trọng đến các lĩnh vực tự do tôn giáo, tự do internet, quyền của người lao động, và mọi tù nhân lương tâm.
“Trong thời gian soạn thảo, chúng tôi đã đề nghị rút các điều khoản chế tài ra khỏi nội dung của dự luật,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Ông giải thích là điều khoản chế tài không còn cần thiết nữa vì đã có sẵn nhiều biện pháp chế tài rất mạnh mẽ trong 2 đạo luật được thông qua và ban hành cuối năm 2016: Luật Magnitsky Toàn Cầu và Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank R. Wolf.

24 Giờ Phép - Trúc Phương - Thanh An

Thơ Ý NGA (27.4.2018: MỘT MỐI HẬN TRƯỜNG)

Cảm tác nhân đọc 
CHÚ RỂ, CÔ DÂU NGÀY XƯA” của PHẠM THỊ THU HƯƠNG 
(Tuyển tập CÔ GÁI VIỆT 2018, #3: “CHÀNG & NÀNG”)
*
Để nhớ về thuyền nhân NGUYỄN THỊ CÚC





HẢI QUÂN V.N.C.H. RA KHƠI, 1975 KẾ HOẠCH PHÒNG THỦ BỘ-TƯ-LỆNH HẢI-QUÂN và HẢI-QUÂN CÔNG XƯỞNG


ĐIỆP MỸ LINH
Biên Khảo

Đầu tháng 3 năm 1975, các sĩ quan cao cấp Việt-Cộng họp tại 33 Phạm-Ngũ-Lão, Hà-Nội, với mục đích đẩy mạnh chiến dịch tấn công Nam Việt-Nam kể từ mùa Xuân Ất-Mão cho đến mùa Hè 1975. Quyết định của những bộ óc hiếu chiến trong cuộc họp này tạo nên những biến động dồn dập tại Cao-Nguyên Trung-Phần. Ban-Mê-Thuột là một “thí điểm” của địch, nhưng lại là nguyên nhân sâu xa đưa đến “quyết định Cam-Ranh” – ngày 14 tháng 3 năm 1975 – của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!

Theo “quyết định Cam-Ranh”, Quân-Đoàn II âm thầm rút đi, cắt đất, nhường dân cho Việt-Cộng để thực hiện kế hoạch “Đầu bé đít to” (Light at the top, heavy at the bottom) của Tổng Thống Thiệu!

Trong khi Quân-Đoàn II và đồng bào từ Cao-Nguyên ngụp lặn trên tỉnh lộ máu Pleiku – Phú-Yên thì...

…Tại Saigon, một số sĩ quan trung cấp và giới chức các quân, binh chủng được triệu tập về Bộ-Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực V.N.C.H. để nghe Trung Tướng Đồng Văn Khuyên – Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân – giải thích về quyết định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vị Tổng-Tư-Lệnh Tối Cao Quân-Đội, về việc triệt thoái Quân-Đoàn II khỏi Cao-Nguyên.

HẢI QUÂN V.N.C.H. RA KHƠI, 1975 VÙNG IV SÔNG-NGÒI


Điệp Mỹ Linh
Biên khảo

Khoảng tháng 3 và tháng 4 năm 1975, Việt-Cộng đưa nhiều đơn vị về chung quanh Cần-Thơ, cố tạo áp lực ngay “trung tâm não bộ” của Vùng IV Chiến-Thuật.

Lúc bấy giờ, những Lực-Lượng Hải-Quân, một phần phải yểm trợ sông Đại-Ngãi – dòng sông huyết mạch từ Cần-Thơ xuống Cà-Mau, đi qua Bạc-Liêu – để hộ tống các ghe lúa gạo từ Bạc-Liêu về; phần còn lại rút về phòng thủ Cần-Thơ.

Tuy có nhiều đụng độ giữa Lực-Lượng Hải-Quân V.N.C.H. và Lực-Lượng Việt-Cộng chung quanh Cần-Thơ; nhưng vì Việt-Cộng dồn mọi nỗ lực lớn để tấn công Saigon, cho nên, tương đối áp lực địch tại Cần-Thơ không đủ làm bận tâm những giới chức thẩm quyền V.N.C.H.

Bằng cớ là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam – Tư-Lệnh Quân-Đoàn IV –đã tăng phái cho mặt trận Vùng III một số lực lượng của Vùng IV. Và, theo chỉ thị của Tư-Lệnh Hải-Quân V.N.C.H., Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông-Ngòi kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21 – Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng – đã cho di chuyển một số đơn vị về yểm trợ Vùng III Sông-Ngòi.

Tình hình Vùng IV Sông-Ngòi còn rất yên tĩnh; nhưng Tổng-Lãnh-Sự Mỹ tại Cần-Thơ – Francis Terry McNamara – cũng đặt kế hoạch di tản nhân viên Việt và Mỹ của Tòa Tổng-Lãnh-Sự.

Trump & Macron, very special relationship, chân thành, trò lừa đảo hay diễn kịch cường điệu ?

media 
Trang bìa tuần báo Đức Der Spiegal số cuối tháng 4/2018, với hàng tựa "Ai có thể cứu phương Tây?"(Capture d'écran) 
Chuyến công du Mỹ của tổng thống Pháp tiếp tục là chủ đề trang nhất của nhiều nhật báo. Le Monde chạy tựa : « Macron và Trump cố gắng vượt bất đồng về Iran ». « Macron tìm cách cứu thỏa thuận hạt nhân Iran », xã luận La Croix. « Vừa là bạn hữu, vừa phản biện, Macron quyến rũ Quốc Hội Mỹ », tựa của Le Figaro. Les Echos cũng chú ý đến bài phát biểu gần một giờ của tổng thống Pháp, với hồ sơ : « Macron kêu gọi nghị sĩ Mỹ đừng khép cửa với thế giới ». Chuyến công du lặng lẽ của thủ tướng Đức tới Mỹ hôm nay là một chủ đề khác. Le Figaro có bài lý giải vì sao bà Merkel phải nhún mình. 
Tiếp theo nốt bổng của chuyến công du của tổng thống Pháp, được truyền thông rộng rãi, với các nghi thức trọng thể, là nốt trầm của chuyến « công tác » chóng vánh của thủ tướng Đức đến Mỹ. Le Figaro lý giải vì sao chuyến công du Mỹ của thủ tướng Đức - lãnh đạo hàng đầu của châu Âu - lại diễn ra trong lặng lẽ, trong lúc chỉ cách nay hơn một năm, bà Angela Merkel từng được coi là nhà lãnh đạo châu Âu sáng giá nhất, thượng khách của Washington ? 

DaLanTVShow - Tiếng Việt Xưa và Nay - Ô. Phạm Gia Đại 2018

Big Updates From President Trump’s Meeting With German Chancellor

President Trump met Friday with Germany’s Chancellor Angela Merkel, giving updates on several key issues facing the two countries, and other critical foreign policy issues. Here are the biggest stories coming out of their joint press event.
  1. President Trump congratulated the leaders of North and South Korea after a historic summit and said his meeting with Kim will be in the “coming weeks.” The president promised that a “maximum pressure” campaign will continue “until denuclearization occurs.” North and South Korea pledged an official end to the decades long Korean War.
  2. President Trump pressed the Germans and other NATO allies to increase their defense spending. The chancellor pledged to be a reliable partner, but acknowledged Germany’s shortfall, at only 1.3 percent of GDP of the pledged 2 percent.
  3. President Trump also remarked that the World Trade Organization has treated the U.S. poorly. He calls for “fair and reciprocal trade relationships with our friends and allies.” He told the German leader directly that it wasn’t her fault, but America seeks to lower the trade deficit, for which Trump lays blame on previous administrations.
  4. The president said he may attend the opening of the new embassy in Jerusalem in May. He stated that he was able to reduce the cost of construction from $1 billion to $3-400,000.
  5. President Trump says he won’t discuss the use of military force, but he decisively warned Iran: “They are not going to be doing nuclear weapons. You can bank on it.”

Tổng thống Moon: Ông Kim rất dũng cảm và mạnh mẽ

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới để có cuộc gặp với tổng thống Hàn Quốc Moon Jea In tại khu phi quân sự giữa hai nước.
Ông Kim Jong Un và bước đi lịch sử ngày 27/4 Đúng 9h30 giờ Seoul (7h30 giờ HN), ông Kim Jong Un đã bước bước đi lịch sử, đi qua đường phân giới ở khu phi quân sự DMZ giữa hai miền để tiến tới gặp Tổng thống Moon Jae In.
- Kim Jong Un là lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên băng qua vĩ tuyến 38 kể từ 1953.
- Thượng đỉnh liên Triều thứ 3 sau các năm 2000 và 2007.
- Cơ hội lịch sử để thỏa thuận hòa bình, chấm dứt tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật từ 1953 vẫn còn.
  • 9 phút trước

    Những ai tham dự?

    Ngoài nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, thành phần hai đoàn đàm phán như sau:
    Triều Tiên
    - Kim Yong Nam, chủ tịch nước;
    - Kim Yong Chol, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo;
    - Kim Yo Jong, em gái ông Kim Jong Un, lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Triều Tiên.
    Hàn Quốc
    - Chung Eui Yong, cố vấn an ninh quốc gia, từng đến Bình Nhưỡng gặp ông Kim và đến Washington gặp ông Trump hồi tháng 3;
    - Suh Hoon, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc gia;
    - Cho Myoung Gyon, bộ trưởng thống nhất;
    - Kang Kyung Wha, ngoại trưởng;
    - Song Young Moo, bộ trưởng quốc phòng.
    Ảnh: AP.

43-năm-và-những-giọt-nước-mắt


Nụ cười của học sinh miền núi
  43 năm trôi qua, đây là khoảng thời gian đủ cho hai thế hệ trưởng thành, nhìn về phía trước mà tiến bước và không quên tri ân những gì của quá khứ. Nhưng 43 năm tại Việt Nam sau khi sáp nhập hai miền Nam – Bắc dưới thể chế chính trị Cộng sản xã hội chủ nghĩa, dường như câu chuyện xã hội Việt Nam không có dấu hiệu tiến triển nào. Dịp 30 tháng 4 hằng năm, nhà nước Việt Nam tổ chức ăn mừng đại thắng, đây cũng là dịp mà những ai còn suy tư về thân phận con người, về quốc gia, dân tộc ngồi chiêm nghiệm một lần nữa về dân tộc và số phận dân tộc.

Vẫn vui mừng tăng đều…

Nghệ sĩ, thạch ảnh gia Lê Nguyên Vỹ, ông cũng là nhà giáo dạy Ngữ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, chia sẻ:“Thực ra là sau khi chấm dứt chiến tranh thì phải nói rằng người cộng sản được ít nhất hơn một nửa đất nước ủng hộ, bởi người ta nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ mang lại điều gì đó tốt đẹp cho đất nước nhưng theo thời gian người ta thấy là cuộc cách mạng này đi vào vô vọng, chẳng đem lại lợi ích gì cả. Càng ngày thì nó đẩy đất nước này vào lụi tàn trước những hiểm họa từ bên ngoài cũng như sự tha hóa của guồng máy hành chính nhà nước, cho tới sinh hoạt xã hội… Tất cả như một sự tan vỡ giềng mối của gắn kết xã hội.”

Có gì trong Tuyên bố Bàn Môn điếm?

Nội chiến ở Hoa Kỳ, bên thắng cuộc (Bắc Quân) và bên thua cuộc (Nam Quân) không mang hận thù, cùng nắm tay nhau xây dựng Đất Nước.

Đông Đức với Tổng Bí Thư Erick Honecker không sắt máu như bọn đồ tể ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội; sau khi thống nhất, bức tường ô nhục Bá Linh chỉ còn lại một đoạn ngắn đánh dấu di tích lịch sử phân chia Đông và Tây Đức. Chánh phủ Tây Đức giúp đở nâng cao dời sống người dân miền Đông Đức tiến dến chung hòa bình đẳng.

Chủ Tịch Nước Ba Lan, Tướng Jaruzenski không xử dụng lực lượng an ninh đàn áp phong trào đòi Dân Chủ của công đoàn Đoàn Kết, âm thầm đón nhận đề nghị của vị Giáo Chủ Công Giáo gốc Ba Lan, đưa đất nước đi vào khúc quanh mới phi Cộng Sản. 

Lãnh tụ Moon và Kim của Nam Bắc Triều Tiên,với tình tự yêu nước, đồng chủng, cùng một dân tộc đã bắt tay ký kết hiệp ước hòa bình, bắt đầu tiến trình thỏa hiệp trao đổi kinh tế, văn hóa, du lịch... cùng phát triễn tiến đến thống nhất trong tương lai  (?). 

Trung Cộng và Hoa Kỳ có dự phần vào những quyết định nói trên hay không? 

Số phận Việt Nam sẽ ra sao? 

Nam Ngưu


Triá»u Tiên
Lãnh đạo hai miền Triều Tiên ôm nhau thắm thiết sau cuộc họp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4/2018. (Ảnh: YTN News)

Flyer Mới Về Hội Ngộ 60 Năm Trần Lục

Thân gửi quý bạn và quý thân hữu của Trần Lục,

BTC vừa làm lại tờ Flyer Hội Ngộ Mới vì nhà hàng Sea Food Place (nơi sẽ tổ chức ngày Hội Ngộ Chính Chủ Nhật May 27th, 2018, vừa đóng cửa/nghe nói bán cho Diamond Sea Food).
BTC đã chuyển tổ chức ngày Hội Ngộ Chính qua nhà hàng Golden Sea Banquet Restaurant xong rồi. Nơi đây khang trang hơn và chỗ đậu xe cũng dễ dàng hơn.
Các vé đã phân phối vẫn có giá trị.
Xin quý vị xem flyer mới này và phổ biến dùm đến các bạn sẽ tham dự.
Xin lỗi quý vị vì sự thay đổi ngoài ý muốn của BTC.
Nếu có câu hỏi gì xin quý bạn gọi cho chúng tôi.
Chân Thành Cám Ơn,

Phạm Gia Đại
(T/M BTC)

Xin bấm vào đây
https://www.dropbox.com/s/9yevj00dl84s5n8/TRAN%20LUC%20FLYER%20MOI.pdf?dl=0

Dự Luật SB 895 đòi hỏi thiết lập Chương Trình Giảng Dạy trong trường học được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện California đồng chuẩn thuận thông qua.

FOR IMMEDIATE RELEASE                                        Contact: Diana Moreno
April 26, 2018                                                                              (714) 741-1034

Dự Luật SB 895 đòi hỏi thiết lập Chương Trình Giảng Dạy trong trường học được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện California đồng chuẩn thuận thông qua.


(Garden Grove, CA) - Vào sáng Thứ Tư vừa qua, hơn 75 thành viên Cộng Đồng Người Việt khắp Tiểu Bang California đã có mặt tại Quốc Hội Sacramento để ủng hộ Dự Luật SB 895 của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Dự luật này nhằm đòi hỏi Ủy Ban Soạn Thảo Chương Trình Giảng Dạy Tiểu Bang California (IQC) thiết lập mô hình Chương Trình Giảng Dạy về Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa, Thời Hậu Chiến và những đau thương mất mát của người Tỵ Nạn Cộng Sản Việt Nam trên đường đi tìm Tự Do. Sau khi Ủy Ban Điều Trần nghe được các lý do ủng hộ Dự Luật SB 895 từ các thành viên trong cộng đồng người Việt Tỵ Nạn, các Cựu Chiến Binh, các Nhà Giáo và các Gia Đình Tử Sĩ, Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện đã đồng chuẩn thuận thông qua Dự Luật SB 895.

Dự Luật SB 895 này được đệ trình vào Tháng Giêng, 2018, nhằm đòi hỏi thiết lập một Chương Trình Giảng Dạy trong các học khu khắp tiểu bang, từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, hầu các học khu có một mô hình trung thực để có thể noi theo khi giảng dạy về Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Tự Do, thời hậu Chiến Tranh Việt Nam và những đau thương mất mát của các thuyền nhân và bộ nhân trên đường đi tìm Tự Do. Dự Luật SB 895 cũng đòi hỏi Chương Trình Giảng Dạy phải bao gồm các truyền khẩu và bài viết trung thực của các chứng nhân về các kinh nghiệm trải qua trong Cuộc Chiến Việt Nam Cộng Hòa, thời hậu chiến, và những đau thương trên đường đi tìm Tự Do.

“Hôm nay, nhờ sự ủng hộ vô cùng lớn của cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản khắp nơi, tầm quan trọng của Dự Luật SB 895 đã được Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện ghi nhận và đồng chuẩn thuận thông qua,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn phát biểu. “Sự việc đồng chuẩn thuận tuyệt đối của Ủy Ban Điều Trần đã nói lên tầm quan trọng của Dự Luật này và sức mạnh đoàn kết của Cộng Đồng Người Việt.”

Trong phần diễn văn trình bày trước sáu thành viên Ủy Ban Điều Trần Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói về tầm quan trọng của việc gìn giữ những câu chuyện trung thực của người Tỵ Nạn Việt Nam trong chương trình giáo dục và lịch sử, rất hữu ích cho tất cả học sinh tại California. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải hành động ngay bây giờ, để bảo vệ các câu chuyện của người Tỵ Nạn Việt Nam, trước khi các chứng nhân cũng như dữ kiện bị thất thoát theo thời gian. Sau phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn là các phát biểu ủng hộ của các thành viên cộng đồng, nhiều người phải lái xe trong nhiều giờ để đến Sacramento. Nhiều cơ quan truyền thông cũng có mặt tại phòng họp, cung cấp những hình ảnh đầu tiên về buổi điều trần lịch sử này.

Ngoài các thành viên cộng đồng có mặt tại buổi điều trần, còn có hơn 3,300 cư dân khắp nơi ký Bản Kiến Nghị ủng hộ Dự Luật SB 895. Bản Kiến Nghị này đã được chuyển cho các thành viên Ủy Ban Điều Trần xem xét trước khi quyết định bỏ phiếu.

Sau buổi điều trần này, Dư Luật SB 895 sẽ được chuyển sang Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện để xem xét vào Tháng Năm. Đây là bước kế tiếp không kém phần quan trọng trong tiến trình lập pháp, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn tha thiết kêu gọi đồng hương tiếp tục ký Bản Kiến Nghị trên trang mạng:


Tiểu Bang California là nơi có cộng đồng người Việt Nam lớn nhất tại hải ngoại và người Mỹ gốc Việt khắp nơi đã đóng góp rất nhiều trong lãnh vực xã hội, văn hóa và kinh tế trong hơn bốn thập niên qua. 
Về Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn được đa số cử tri Địa Hạt 34 của California bầu chọn qua một cuộc bầu cử vào năm 2014. Với chiến thắng này, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trở thành phụ nữ đầu tiên đại diện Địa Hạt 34 và là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử được bầu vào Thượng Viện California. Bà hiện cũng là dân cử gốc Việt cao cấp nhất tại California.

Địa Hạt 34 bao gồm các Thành Phố Fountain Valley, Garden Grove, Los Alamitos, Santa Ana, Seal Beach, Westminster, và hai cộng đồng Midway City và Rossmoor, cũng như một phần các Thành Phố Anaheim, Huntington Beach, Long Beach, và Orange.

Janet Nguyen | 12866 Main Street, Suite 202Garden Grove, CA 92840
Unsubscribe lanfromhue@gmail.com
Update Profile | About our service provider
Sent by janetnguyen@janetnguyen.com in collaboration with
Trusted Email from Constant Contact - Try it FREE today.
Try it free today