Thursday 24 April 2014

28.04.2014: Chuẩn bị cho Ngày Tri Ân TPB VNCH

VRNs (24.04.2014) – Sài Gòn – Theo thông báo đã được phổ biến từ ngày 12.04, Ban tổ chức đã nhận được 421 ông thương phế binh ghi danh tham gia Ngày Tri Ân – 28.04.2014, tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn. Sau ngày 22.04, vẫn còn nhiều ông thương phế binh muốn ghi danh, nhưng chúng tôi không thể tiếp nhận vì đã quá hạn, và số người ghi danh tham dự đã vượt số dự kiến (200 người) của Ban tổ chức, nên rất mong quý ông chưa được tham gia kỳ này thông cảm.


140424tpb1


Trần Trung Đạo – Câu hỏi tháng Tư

Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi người nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ.

Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ

Nghệ sỹ Kim Chi cùng các cây viết Tô Oanh (trái), Ngô Nhật Đăng (phải) và Nguyễn Đình Hà ở Washington
Hai nữ dân biểu Hoa Kỳ dự kiến tổ chức điều trần về tự do báo chí Việt Nam ở Quốc hội Mỹ với sự tham gia của các nhà hoạt động từ Việt Nam.
Thông báo từ văn phòng của hai dân biểu California, các bà Loretta Sanchez và Zoe Lofgren cho biết "buổi điều trần Quốc hội về tự do thông tin tại Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới" sẽ diễn ra tại Cannon House Office Building của Quốc hội ở Washington DC vào ngày 29/4.

Chuyện “Vũ đi, Ly về” - Hiệu Minh Blog

Anh Vũ đi Mỹ. Ảnh: BBC VN
Anh Vũ đi Mỹ. Ảnh: BBC VN
Đó là câu chuyện anh Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh sau khi ra tù và chị Khánh Ly về Việt Nam “hát cho đồng bào tôi nghe”.

Cả tuần nay, tôi mải chơi, chẳng viết gì cho blog dù tin tức nói nhiều điều thú vị về những nhân vật bất đồng chính kiến. Luật sư Cù Huy Hà Vũ vừa được trả tự do và sang Washington DC.

Sau đó là anh Nguyễn Tiến Trung và nhà đấu tranh dân chủ Vi Đức Hồi. Trước đó là ông Nguyễn Hữu Cầu, và sau này thầy giáo Đinh Đăng Định cũng được thả, dù ông đã mất sau vài tuần ra tù.

NƯỚC MẮT THÁNG TƯ! - Thiên Kim

Ôi, những giòng  nước mắt rơi vội vã
Nước mắt tháng Tư thác lũ vỡ òa
Dòng lệ đau thương mất đất chan hòaLòng quặn thắt nhìn anh hùng gục ngã

Súng  gẫy, đạn  vơi  tháng Tư năm ấy
Bao liệt oanh. Thôi vỡ vụn từ đây!
Đoạn trường tả tơi những vùng địch lấy
Chiến binh tuẫn tiết viên đạn cuối ngày!

La liệt đầy đường người dân tức tưởi
Chạy lìa, lũ giặc say máu bắn bồi
Cụ già hết hơi thở ra lần cuối
Đứa bé bò bên xác mẹ lạnh rồi!

Ôi những Anh hùng thành người chiến bại
Cái ngày "man rợ" chiến thắng "văn minh"
Tháng Tư buồn hiu tan tành hết cả
Từ đây Quê Mẹ đầy bóng quỷ tà !

Tháng Tư con tàu chở người vội vã
Thuyền nhân đẫm lệ rời bỏ quê Cha
Ra đi không hẹn ngày mai trở lại
Tìm bến Tự do đành bỏ nước nhà!

Bãi biển xanh hờn đạn thù vẫn xả
Máu đỏ pha thành tím lịm hải hà
Ngưòi bước đi  khóc biệt người quỵ ngã
Bến biệt ly pha mặn lệ chia xa !


Cộng vào Saigon dân buồn xơ xác
Mất hết cả rồi khi mất Quê hương
Nhà tù mở ra dẹp các học đường
Chiến sĩ vào tù, trẻ em bới rác!

Anh hùng từ đây hùm thiêng thất thế
Cờ Vàng tâm niệm ôm trọn tái tê
Tung hoành bao phen lẫy lừng chiến thắng
Đại bàng gẫy cánh tù ngục ê chề!

Khắp nẻo Quê hương hờn đau sinh tử
Máu lệ thành dòng đổ xuống biển Đông
Tháng Tư ngàn năm ghi vào lịch sử
Nước mắt đoạn trường đầy ắp tâm tư!

Bao giờ khô được lệ buồn thôi đổ?
Sẽ là một ngày có nắng hiền nhu
Cờ Vàng phất bay trên quê hương cũ
Thần phong thổi hết những đám mây mù...

Thiên Kim

THE BITTER END - KẾT CUỘC ĐẮNG CAY - Toàn Như dịch

Hồi Ký ‎của HARRY G. SUMMER, JR., (1)
(Đại Tá Trưởng Phái Đoàn Hoa Kỳ trong
Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên
sau Hiệp Định Paris 1973.)

Đó không phải là một ngày đáng tự hào để làm một người Mỹ. Ngày đó là ngày 30 Tháng Tư năm 1975, vào lúc 5 giờ 30 sáng, khi chiếc trực thăng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) CH-46 rời khỏi mái nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn mang theo những người Mỹ cuối cùng, không kể những người lính TQLC, để tới chiếc tầu USS Okinawa và nơi an toàn, toàn bộ sự phản bội của chúng ta đã chấn động tận quê nhà. 420 người dân di tản ở phía dưới, những người mà chúng tôi đã hứa hẹn nghiêm chỉnh rằng sẽ không bỏ rơi, đã bắt đầu dồn ép những người lính TQLC cũng đang rút vào bên trong tòa đại sứ.

Gửi những người dân Duy Ngô Nhĩ

Gánh Hàng Hoa (Danlambao) - Nghe tin Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh, mình muốn nhắn gửi họ một lời xin lỗi và nói với họ rằng cách hành xử vô nhân đạo đó không phải là của người dân Việt Nam, mà là của đảng CSVN.

Người dân VN cũng là nạn nhân của CS không khác gì người Duy Ngô Nhĩ.

Không phải là Việt Nam đâu 

Tôi muốn nói với anh
Những người Duy Ngô Nhĩ
Viên đạn nghiệt ngã đó 
Không phải của Việt Nam.

Dân tộc của chúng tôi
Cũng ngàn năm đau khổ
Không khác dân tộc anh
Đất nước đầy sóng gió.

Chúng ta là nước nhỏ 
Luôn bị giặc ngoại xâm
Bị Trung Quốc đô hộ
Lịch sử một ngàn năm.

Mao đi theo cộng sản 
Hồ lại cũng theo Mao
Quê hương anh khốn đốn
Tổ quốc tôi lao đao.

Người dân Việt Nam tôi
Tỵ nạn giặc cộng đỏ 
Chạy từ Bắc vào Nam
Cũng y như anh đó.

Chúng tôi cũng vượt biên
Cũng liều mình với chết
Tài sản đều mất hết
Nên tôi hiểu được anh. 

Cho tôi xin lỗi anh 
Chúng tôi không muốn thế
Người dân không tiếng nói
Nhà nước độc tài làm.

Tôi muốn nói với anh
Những người Duy Ngô Nhĩ
Viên đạn nghiệt ngã đó 
Không phải của Việt Nam.


________________________________

Sự dối trá của báo chí Việt Nam về sự kiện biểu tình ở Trung Quốc

Bạo động đã bùng phát ở TQ khi mà một người đàn ông quay phim lại việc đánh đập dã man của lực lượng trật tự đô thị đối với 1 phụ nữ bán hàng rong. Khi bị phát hiện quay phim, những người của lực lượng này đã dùng búa tạ đánh hộc máu anh này, trên đường đi cấp cứu thì anh ta đã trút hơi thở cuối cùng. Như giọt nước tràn ly bởi phải nhịn nhục và đè nén lâu nay, người dân đã phản ứng tiêu cực, dân chúng đã bao vây đánh chết tại chỗ 4 người của lực lượng này.

Hàng trăm công an Trung Quốc đã được điều động đến để trấn áp, đã khiến tình hình càng bùng lên. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thị trấn Lingxi, thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc từ hôm 19-4 sau khi xuất hiện các tin tức về chuyện cán bộ Trung Quốc đánh dân đến chết
Báo chí VN khi đưa tin đã chỉ nói là có xô xát và dân chúng “manh động” và “tấn công cán bộ” – một kiểu đưa tin láo đã quen trong chế độ CS lâu nay. Sự dối trá vẫn bao trùm để giúp che đậy cho tội ác của chế độ quan thầy.

Lê Như Đức – Tháng Tư: Khóc Cho Một Đất Nước

Không phải chuyện nước Mỹ những là chuyện trong đầu nhiều thế hệ người Việt tại Mỹ. Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con- hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức đã nhận giải bán kết 2001 và là một trong những tác giả được đặc biệt quí trọng.
* * *
Năm xưa tôi dùng tên cậu con trai út, Tuấn Khoa, để viết cho các diễn đàn trong nước và bên Âu Châu. Mặc dù không được đăng trên các diễn đàn trong nước, nhưng vẫn được một số người ghi nhận trong diễn đàn Đàn Chim Việt. Xin được viết lại những mong muốn cho quê hương chúng ta trong ngày mất nước năm nay.
*

Mỗi lần nhắc đến hai chữ Việt Nam, tôi đều nghĩ đến đời sống khốn khổ của hơn tám mươi triệu người dân nước tôi, chứ tôi không hề nghĩ đến một vài chục ngàn người được may mắn có một đời sống khá giả trong số họ.

 NHỮNG HÌNH ẢNH KHÓ QUÊN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI SÀI-GÒN


Tại Dinh Độc Lập Ngày 8 - 4 - 1975.

Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cộng nằm vùng),
 lái chiếc A-37 ném bom.
Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinhnhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ.
Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tổng Thống đã đưa Đệ Nhất Phu nhân rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự. Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành, nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30 - 4 - 1975. 

Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương

Sách Y Học Thường Thức - Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida

Xin trân trọng giới thiệu:

YHTT_1-2

Sách: Y Học Thường Thức 
Do Hội Y Nha Dược Sĩ Việt Nam Florida biên soạn và ấn hành.

Sách dày 500 trang, gồm những bệnh thông thường, ngắn gọn, dễ hiểu,
rất hữu ích cho đời sống.

Nội dung gồm 6 phần:

- Bảo vệ sức khỏe
- Các triệu chứng
- Các bệnh
- Sản phụ khoa'
- Nhi khoa
- Ung thư

Giá mỗi cuốn 10 MK. 

Tiền thu được sẽ dùng để ấn hành thêm và phổ biến rộng rãi.

Xin liên lạc: BS Hoàng Cầm
Tel: 904-781-4103. Fax: 904-781-9141

Trân trọng,

Bs Đỗ Văn Hội

Xin vui lòng phổ biến rộng rãi.

Thơ Ý Nga: ĐUỐC THIÊNG, nhạc Dân Chủ Ca

Xin Chị nhé! Giữ Đuốc Thiêng hậu thế
Đã cận kề cùng tập thể Quốc Gia

Ảnh: Blog LÊ THỊ HOÀI NIỆM

ĐUỐC THIÊNG

Chạy trối chết, chưa trở lui, vì Cộng
Mỏi mòn trông ngày nước Việt hóa rồng
Biết bao người mất chồng, vợ, bà, ông?
Cờ giương lộng, ngọn lửa hồng luôn giữ.
 
Trang huyết sử, nước mắt dư chứng cứ
Bao nhân tài biệt xứ, hồn hồi cư?
Hận thiên thu từ chính sự Tháng Tư
Ôm uất ức mà giã từ trần thế.
 
Xin Anh nhé! Giữ cờ Vàng ngạo nghễ!
Mai có về: dâng tặng những hồn oan
Những Chiến Binh đã trung nghĩa lưỡng toàn
Thời tao loạn giữ an toàn Quê Mẹ!
 
Xin Chị nhé! Giữ Đuốc Thiêng hậu thế
Đã cận kề cùng tập thể Quốc Gia
Nuôi thù Nhà, noi gương sáng Ông, Cha
Mang chí cả, Lửa vẫn chuyền xứ lạ!

Ý Nga, 23-4-2014.

Công Ước Về Quyền Trẻ Em Của Liên Hiệp Quốc - Trần Mộng Lâm

Đó là một Công Ước Quốc Tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.

Công Ước này được đưa ra ký ngày 20 tháng 11 năm 1989. Có 193 nước đã ký kết và phê chuẩn Công Ước này, chỉ có 2 quốc gia chưa ký là Hoa Kỳ và Somalia.

Somalia có những lý do của họ.

Riêng Hoa Kỳ, tuy đã đóng góp tích cực trong việc soạn thảo Công Ước, nhưng chưa phê chuẩn. Một trong các lý do của Hoa Kỳ là: Công Ước bác bỏ án tử hình cho các can phạm chưa đến 18 tuổi trong khi nhiều tiểu bang của Mỹ chưa chấp nhận điều này.

Nội dung của Công Ước gồm 54 điều khoản, quy tụ quanh các quyền căn bản sau đây :

Quyền được sống sót (The right to survival)

Quyền được phát triển toàn diện (The right to develop to the fullest)

Quyền được bảo vệ không bị xách nhiễu, khai thác (Protection from harmful influences, abuse and exploitation),

Quyền được tham dự vào các đời sống văn hóa, gia đình và xã hội (The right to participate fully in family, cultural and social life)

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên Thế Giới phê chuẩn Công Ước về quyền trẻ em.

Trẻ Em Tại Canada.

Trẻ em tại Canada được bảo vệ tối đa.

Theo như sự quan trọng của các nhóm người, xã hội Canada nói tóm tắt có thể chia ra:

Trẻ Em.
Chó.
Đàn bà.
Đàn ông.

Nhiều người Việt Nam khi mới sang Canada tỵ nạn không hiểu rõ luật lệ, còn hay nghiêm khắc trừng phạt, nhiều khi cho roi, cho vọt, nghĩa là đáng đập, hay tát tai con cái khi chúng hỗn láo như cha mẹ, ông bà ngày trước dậy bảo mình, thì bị luật pháp ở đây nghiêm cấm, nhiều khi mất quyền nuôi dưỡng đứa con, có khi lại bị tù tội.

Nhiều cập vợ chồng đã ly dị, chỉ một trong hai người vì oán hận, vu khống cho người kia tội xâm phạm tình dục với đứa trẻ, thì lãnh đủ những trừng phạt của xã hội.

Khi một đứa trẻ vào nhà thương, bác sĩ nghi là nó đã bị đánh hay hành hạ, là cả một cuộc điều tra sẽ được mở ra, chỉ để bảo vệ đứa trẻ không cho các cha mẹ bất xứng quyền nuôi dưỡng con cái.
Tại Pháp. tại Mỹ, xã hội cũng tương tự như vậy.

Trẻ Em Tại Việt Nam.

Nhắc lại Việt Nam là nước đầu tiên tại Á Châu. nước thứ hai trên Thế Giới phê chuẩn Công Ước.
Tuy nhiên, đọc trong báo trên mạng, ta thấy được biết bao thảm cảnh. Những người mẹ không may không chồng mà có con, muốn rảnh tay, bán đứa trẻ cho các người tâm địa độc ác. Đứa trẻ bị mua về, sau đó bị bẻ chân, bẻ tay làm thành tàn tật,chân tay lở loét,  rồi sau đó được các bà mẹ hờ đem ra làm đối tượng cho lòng thương hại của người qua đường, xin ông đi qua, bà đi lại cho chút tiền. Tưởng tượng cảnh đó diễn ra trên đường phố Montréal, chắc là báo chí sẽ la làng, các chương trình như JE trên TV sẽ la lên chói lói, và ông bộ trưởng Y Tế Xã Hội sẽ đứng ngồi không yên.

Một bài báo khác lại tiết lộ là những đứa trẻ này được cho uống thuốc ngủ để khỏi khóc trong các buổi «làm việc» như vậy. Nhiều khi chúng bị cho thuê đi, thuê lại trong các dịch vụ ăn mày đó.

Tại sao chính quyền Cộng Sản chấp nhận những việc làm vô nhân đạo đó. Tại sao đứa trẻ đó không được giải phóng khỏi các bàn tay cha mẹ (Có khi là thật, nhiều khi là giả) bất xứng, bất lực đó ??

Mới đây, người ta chuyển cho nhau tấn hình một đứa bé được cho là ở Điện Biên. Bức hình rất cảm động. Sau đây là vài lời bình luật ghi được :

Tuy tuổi còn rất nhỏ, độ 3,4 tuổi, nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua, bắt ốc. Trên người em, không có lấy mảnh vải che than, thứ duy nhất để bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.

Một người khác nhận xét :

-Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng đực nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn các đứa trẻ sẽ không làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn….với những người xem ảnh, điều này khiến họ cảm thấy chua xót.

Ông T.T.N sau khi xem ảnh, kết luận:

-Thương thay cho các trẻ em vùng cao, còn nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn, thử hỏi ai không động lòng ??

Ai động lòng không biết, nhưng chắc chắn không phải các «đại gia», cán bộ gộc CS đang nắm quyền.Họ đâu cần để ý đến chuyện nhỏ đó.

Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em, Chính Quyền CSVN ký nhưng không thi hành, như tất cả các hiệp ước họ  đã ký trước đó. Phải chi họ có thể tôn trong, dù chỉ một lần, chữ ký của mình.

Ngày nào đó, nếu chính quyền Việt Nam biết phá hủy các nhà tù, trại giam, để xây dựng nên những nhà nuôi trẻ mồ côi, bụi đời, nuôi dưỡng chúng nên người, thì quả là một biến chuyển tốt đẹp cho đất nước này. Tiếc rằng ngày đó còn quá xa vời.

Đề phòng suy thận và cách lọc thận bằng khí để phục hồi khả năng co bóp của thận thay vì lọc bằng nước - Đỗ Đức Ngọc

Nếu đo áp huyết, chỉ số bơm máu ở 2 ngón chân thứ 3, một bên đúng áp huyết tiêu chuẩn 140-150/75-85mmHg và chỉ số bơm máu 3.0-9.0 là thận tốt, nếu có 1 bên tốt và bên chân kia cao hơn hay thấp hơn tiêu chuẩn thì thận bên đó bị bệnh thực chứng hay hư chứng. Còn bệnh suy thận âm hay dương thường có những số đo như sau :
Nếu đo áp huyết ở hai cổ chân nơi huyệt Tam Âm Giao có khí lực thấp (số tâm thu thấp), có lượng máu dưới chân thấp (số tâm trương thấp là hẹp van tĩnh mạch chân) và đo nhịp mạch bằng máy Quest cao hơn 80 trở lên 120 là nhiệt, thận nóng, thận sẽ bị teo nhỏ lại, chỉ số bơm máu thiếu thì thuộc thận hư nhiệt, tiểu ra máu, khô xương, thiếu tinh tủy...do thiếu máu thiếu nước chuyển hóa.

Dạ Tiệc Vinh Danh Mẹ Hiền - Emerald Bay


Vinh Danh Mẹ Hiền
 
Hằng năm khi ngày Mother's Day về, hình như không gian xung quanh tưng bừng xao xuyến, các cửa hàng của các shopping malls quảng cáo những mặt hàng dành cho mẹ, truyền thông báo chí cho phổ biến tài liệu hay bài viết vinh danh hay ca tụng các gương từ mẫu, công ơn mẹ hiền. Chủ đề về cha mẹ vẫn vĩnh viễn đúng, và được trân quý từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với xã hội Huê Kỳ nơi chúng ta đang ở, Mother's Day là một trong những dịp lễ trọng đại trong năm. Nào, hãy lược sơ qua về lịch sử ngày của mẹ, Mother’s Day, bạn nhé.
 
Anna Jarvis là một người phụ nữ đặc biệt, bà được công nhận là người sáng lập Ngày Lễ Mẹ tại Mỹ Quốc. Mặc dầu bà Anna Jarvis không bao giờ có gia đình hay có con riêng, bà được coi là người hiền mẩu của dịp lễ Ngày Của Mẹ, một biệt danh được gán cho một phụ nữ đã tranh đấu thật hăng say để dành cho được một ngày tri ân các bà mẹ. Là một người con đáng yêu, Anna không bao giờ quên được những lời ao ước của mẹ mình, và khi mẹ bà qua đời vào năm 1905, bà dấn thân vào việc hoàn thành lòng mong muốn của mẹ bà để có ngày lễ về các bà mẹ.

Lịch sử Đền Thờ Quốc Tổ (Melbourne)

Mỗi khi nói đến Đền Thờ Quốc Tổ (ĐTQT) thì ít hay nhiều người ta sẽ liên tưởng đến những sự đánh phá ròng rã, dai dẳng kéo dài bao năm trời của một nhóm người nhắm vào ĐTQT, cá nhân ông Nguyễn Thế Phong và BCH CĐNVTD/VIC.
 
Ông Nguyễn Thế Phong thì bị thưa kiện ra tòa Trung Thẩm Victoria (County Court) với lời cáo buộc là đã chụp mũ một cá nhân "là cộng sản, là tay sai cộng sản". Vụ xử kéo dài 10 ngày và cuối cùng toà đã phán quyết là bị cáo không chụp mũ nguyên đơn là cộng sản, là tay sai cộng sản, có nghĩa là ông Nguyễn thế Phong đã thắng kiện (http://lyhuong.org/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=2359:2359&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58).
 
Còn vụ cáo buộc CĐNVTD/VIC tham lũng tiền công quỹ thì kéo dài 3, 4 năm trời. Nhưng trong phiên toà chung quyết tại toà Sơ Thẩm (Magistrates' Court) thì bên nguyên đơn hoàn toàn vắng mặt. Cuối cùng vị Thẩm Phán đã đi đến quyết định là huỹ bỏ vụ kiện, và bắt bên nguyên đơn phải trả mọi án phí đồng thời phải bồi thường cho CĐNVTD/VIC (http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2106-2106).
 
Luật sư bên bị cáo cho biết là án phí và tiền bồi thường mà bên nguyên đơn phải trả cho vụ kiện ông Nguyễn Thế Phong là trên $100.000, còn vụ kiện CĐNVTD/VIC tham lũng công quỹ thì khoảng $50.000, tuy nhiên trong cả hai vụ kiện bị cáo đã không nhận được một đồng bồi thường án phí nào cả.
 
Riêng đối với ĐTQT, thì một mặt bị kẻ gian lén vào đập phá, đánh cắp một số máy móc, vật dụng, một mặt thì bị cho rằng ĐTQT đã được xây cất trái phép và thiếu tiêu chuẩn, cho nên đã bị Hội Đồng Thành Phố Brimbank tạm thời "niêm phong" một thời gian. 

Sau khi được sửa chửa và tu bổ thì ĐTQT đã được chính thức cho phép hoạt động trở lại và đã được khánh thành vào ngày 05/04/2009 với sự tham dự của các quan khách Úc, của các vị dân cử, đại diên chính quyền địa phương - Ông Thị Trưởng thành phố Brimbank Cr. Troy Atanasovski, Ông Dân Biểu Thứ Trưởng phụ tá Thủ Hiến Luke Donnellan, các nghị viên thành phố Brimbank. Đây là một niềm vui lớn lao, niềm hãnh diện cho đồng hương, cho CĐNVTD/VIC, tuy nhiên vẫn có người không chia sẽ niềm vui này cùng với cộng đồng mà vẫn tiếp tục mĩa mai, xách mé bằng một bài viết với tựa đề "Đền Thờ Quốc Tổ: chuyện dài chưa có hồi kết".
 
Inline image 2

Inline image 1

Hình ảnh buổi lễ Khánh Thành Đền Thờ Quốc Tổ (05/04/2009)
 
Tóm lại, mọi việc trắng đen đã được phơi bày, minh bạch dưới ánh sáng công lý, những vẫn có những người vì cảm tính nên vẫn cố tình không chấp nhận sự thật hoặc không có can đảm nhìn vào sự thật mà chỉ muốn nghe những lời đồn đãi vô căn cứ, những mẩu tin "giật gân". Những người này, làm như vậy, đã "vô tình" hạ thấp giá trị của mình, tự đánh mất đi sự quý trọng của những người chung quanh.
 
Với cuộc phỏng vấn về "Lịch sử Đền Thờ Quốc Tổ" do đài Viễn Xứ thực hiện (xin bấm vào link đính kèm bên dưới để nghe), ông Nguyễn Thế Phong đã tuần tự nói về sự thành hình của ĐTQT trãi qua bao nhiêu khó khăn, sóng gió cùng với những điều huyền bí, linh thiêng mà chỉ những người có niềm tin mới cảm nhận được.
 
Nếu những chi tiết này được nói ra trong thời gian ông Nguyễn Thế Phong đang bị đánh phá, thưa kiện thì sẽ bị cho là ông Phong biện bạch, chống đỡ, thanh minh thanh nga. Nhưng nay ông Phong không những đã thắng kiện mà không còn giữ các chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD/VIC, Chủ Tịch Liên Bang hay Trưởng Ban Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ thì lời nói của ông sẽ không bị bóp méo hay gán ép một cách sai lệch.
 
Melbourne
Mùa Phục Sinh 2014
 
Cuộc phỏng vấn về "Lịch sử Đền Thờ Quốc Tổ" do đài Viễn Xứ FM88.9 thực hiện -

Quốc Hận 30-4-2014 Toàn Cầu

Global Commemoration and Demonstration on the Black April 30th 2014.

San Diego


Sinh viên Ðài Loan thắng lớn trong cuộc đấu tranh đòi chính quyền - HOÀNG NGỌC NGUYÊN


alt
Sinh viên Ðài Loan đã thành công. Sau khi chiếm trụ sở Quốc Hội ba tuần lễ, chính quyền đã chịu nhượng bộ. Chủ tịch Viện Lập Pháp (Quốc Hội) chấp nhận ngưng thảo luận về hiệp định trao đổi “phục vụ mậu dịch” với Trung Cộng. Ông Vương Kim Bình (王金平) nói sau khi có một đạo luật thiết lập một cơ cấu giám sát việc giao thương giữa hai nước Trung Hoa mới bàn tiếp về bản hiệp định mà chính phủ đã ký với chính phủ Trung Hoa lục địa từ năm ngoái. Viện Lập Pháp sẽ bàn một dự luật trong đó sẽ buộc chính quyền phải tham khảo ý kiến của các đại biểu quốc hội và dân chúng “trước khi” ký bất cứ một hiệp định nào với chính phủ Bắc Kinh.
 

39 năm (30/4/1975 - 30/4/2014): Xuyên tạc - ngụy biện gây chí thù hận

Phạm Trần (Danlambao) - Mỗi dịp 30 Tháng Tư về lại thấy mọc thêm ra từ miệng người Cộng sản Việt Nam những cạm bẫy tẩm độc mang tên “hòa giải và hòa hợp” dân tộc.

Chiến lược năm nay (2014), 39 năm sau ngày Quân đội miền Bắc chiếm Sài Gòn 30/04/1975, bắt đầu từ cuộc vận động “kiều bào” từ 09 đến 29/03/2014 ở Gia Nã Đãi, Hoa Kỳ và Hàn Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt ở nước ngoài (NVNONN).

Món nợ tuổi hai mươi

Trần Trung Đạo (Danlambao) - (Đọc "Mãi mãi tuổi hai mươi", nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở chiến trường Quảng Trị 1972)

Tôi đọc nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của anh Nguyễn Văn Thạc, người lính miền Bắc chết ở Quảng Trị lần đầu trên chuyến bay từ California về lại Boston một thời gian ngắn sau khi phát hành 2005. Nhật ký dày 296 trang, tính cả phần giới thiệu, bắt đầu từ ngày 2 tháng 10 năm 1971, 28 ngày sau khi anh nhập ngũ, đến trang cuối cùng ở Ngã Ba Đồng Lộc ngày 3 tháng 6 năm 1972. Tôi đã có lần đề cập đến Mãi mãi tuổi hai mươi trong một bài viết khác, nhân dịp 30-4 muốn viết một bài riêng.

Obama coi nhẹ quan hệ với VN? - Theo BBC


Tổng thống Barack Obama  muốn khẳng định Mỹ coi trọng châu Á
Tổng thống Barack Obama muốn khẳng định Mỹ coi trọng châu Á

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bắt đầu chuyến thăm châu Á và bốn điểm dừng chân của ông trong chuyến đi kéo dài tám ngày này là Nhật Bản, Nam Hàn, Malaysia và Philippines.

Dù Trung Quốc không nằm trong lịch trình của chuyến đi, quốc gia này vẫn bao trùm lên toàn bộ chuyến công du của ông Obama.

Với Việt Nam, việc ông Obama vẫn chưa quyết định tới thăm dù đây là lần thứ sáu ông tới châu Á ít hay nhiều cho thấy giữa Washington và Hà Nội vẫn còn có nhiều bất đồng.

Khám bệnh ở VN


8-kham-benh-8316-1397444619.jpg

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 25-4-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

Ngày 21 tháng 4 năm 2014
Bạn ta,
Gửi bạn mấy bài thơ viết trong những năm ở ngoài Việt Nam...
XA NHÀ ĐỌC THƠ HẠ TRI CHƯƠNG
Tưởng tượng mai về khu Ngã Sáu
Chiều ra đầu ngõ đứng trông xe
Có người quen hỏi : "Lâu không gặp?"
Đáp khẽ: "Đi xa mới trở về."
Cũng hệt như Hồi Hương Ngẫu Thư (*)
Tóc xanh giờ đã bạc như tơ
Tiếng quê nghe vẫn đầy âm cũ
Mà cũng lạ tai câu trẻ thơ
Ô hay, tiền bối Hạ Tri Chương
Tiền bối xa quê thuở Thịnh Đường
Sao thơ hệt chuyện bây giờ nhỉ
Thuở ấy mà sao cũng não lòng
Tôi cũng như ông, đời biệt xứ
Trẻ ra đi, già vẫn tha hương
Mấy chục năm buồn trên xứ lạ
Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.

(*)Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương:

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao thôi
Nhi đồng tương kiến bất thương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?

Tuổi trẻ đi xa, già mới trở về
Tiếng quê hương không có gì thay đổi chỉ có tóc là bạc
Bọn trẻ trông thấy ta không biết ta là ai
Nên cười và hỏi ta từ đâu đến