Sunday 16 February 2014

NHỮNG NHÀ THƠ CÓ LỬA



Trên Diễn Đàn có cả ngàn người làm thơ chìm nổi
Quanh đi quẩn lại loại thơ có Lửa không được bao nhiêu !
Ngưỡng mộ Nữ Sĩ Ngô Minh Hằng dũng liệt đáng yêu
Nhà Thơ Ý Nga yêu Quê Hương, Nặng Nợ Nước
Bút Xuân Trần Đình Ngọc tả xung ,hưũ đột
Ngô Phủ dùng Đường Thi quyết liệt xuất chiêu
Nguyễn Đạt đập lũ Nằm Vùng tiêu điều
Trần Việt Yên đã từ giã cuộc chơi, thương tiếc !
Còn những vị khác thỉnh thoảng cũng có Lưả nhưng không nhiều
Thơ về Tình Yêu, Văn Học Nghệ Thuật  diễm kiều
Con người ai chẳng có Tình Yêu?
Tình phụ tử, mẫu tử, phu thê, bằng hữu 
Nhưng tình yêu Tổ Quốc thiêng liêng cao quý !
Một Dân Tộc lòng Yêu Nước không cao
Dễ bị diệt vong, đồng hoá
Nay vận mệnh Quê Hương tối đen như đêm ba mươi
Bao thế hệ máu xương hoang phí nhiều rồi
Nhất là dưới bàn tay dã man tàn bạo cuả Ác đảng
Nghiệt Súc hồ chí minh đoạn đành làm thân Nô Tài
Vâng lệnh thế lực đỏ, kẻ thù truyền kiếp, bi ai
Bán Nước, Buôn Dân theo kế hoạch Tầm Ăn Dâu cuà hán cẩu !
Ai còn nặng lòng với Quê Hương, quặn thắt nỗi đau
Nước Mất, Nhà Tan máu lệ tuôn trào
Vậy vẫn có kẻ nói  nước còn , cũng lạ ? !
Nếu nước còn , tại sao không về ở
Mà phải liều chết vượt biển khơi ? !
Nay no cơm, ấm cật, Nhổ Rồi Lại Liếm, phải không người ? !
Chứng tỏ không thuộc bài Công Dân Giáo Dục thời đi học
Có ba yếu tố cấu tạo thành quốc gia
Lãnh Thổ, Dân Tộc và Chính Quyền đó mà
Giờ đây đảng cướp nào có đại diện cho Dân ta ?
Dùng bạo lực để cướp chính quyền đè đầu cưỡi cổ hút máu 
Không qua lá phiếu bầu cử Tự Do, Dân Chủ
Lại đàn áp những Nhà Ái Quốc đấu tranh
Để giặc Tàu xây phố chợ, xây thành
Tầm ăn dâu gậm nhấm  
Nước còn ở chỗ nào vậy hả ? 

KIỀU PHONG (Toronto)

Operation Babylift: Chuyện bây giờ mới kể

Trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, Sài Gòn có quá nhiều biến cố: dòng người di tản từ cao nguyên, từ miền Trung dồn dập đổ về thủ đô trong khi quân đội VNCH ngày càng co cụm để bảo vệ Sài Gòn trước làn sóng tràn ngập của lực lượng miền Bắc. Người ta hầu như chỉ nghĩ đến bản thân và gia đình của mình trước đại họa đất nước nên có rất ít người chú ý đến một tin thuộc loại “chấn động” (shock news) nếu như trong thời bình.

Khoảng 4 giờ chiều, Thứ Sáu, ngày 4/4/1975, một chiếc phi cơ vận tải quân sự C-5A Galaxy của Hoa Kỳ mang ký hiệu 68-0218 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất trực chỉ Clark Air Base tại Phi Luật Tân. Đó là chuyến bay quân sự đầu tiên di tản các trẻ em mồ côi Việt Nam sang Mỹ trong sứ mạngOperation Babylift do đích thân Tổng thống Gerald Ford tuyên bố một ngày trước đó.

Tin “chấn động” vì chiếc C-5A Galaxy, phi cơ vận tải quân sự lớn nhất của không Hoa Kỳ vào thời điểm 1975, đã bị trục trặc kỹ thuật và rơi trong khi cố quay lại đường băng 25L Tân Sơn Nhất. Tai nạn xảy ra khiến 138 hành khách bị thiệt mạng, trong đó có 78 trẻ mồ côi người Việt và 35 nhân viên Văn phòng Tùy viên Quốc phòng (Defense Attache Office – DAO) người Mỹ tháp tùng.
Phi cơ vận tải C-5A Galaxy cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất

Nhà báo và ngày 17 tháng 2 - Mặc Lâm - RFA

chinese-pow
Tù binh Trung Quốc trong trận biên giới 1979













Trước kỷ niệm chiến tranh biên giới phía bắc 5 ngày, tác giả Hoàng An Vĩnh  có bài viết “Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979?”
Không phải đến bây giờ nhà báo Việt Nam mới thấm thía nỗi đau này. Từ năm 2009, sau hàng tháng trời chuẩn bị tư liệu và có mặt tại nhiều tỉnh biên giới phía bắc, nhà báo Huy Đức đã có bài phóng sự mang tên Biên Giới Tháng Hai. Bài phóng sự đầy mồ hôi của tác giả lẫn máu lệ của đồng bào chiến sĩ biên giới đã bị gở bỏ vào ngày 9 tháng 2 sau hai tiếng đồng hồ nằm trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị.

Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược

LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY BIÊN GIỚI VIỆT NAM 17 THÁNG HAI - Tưởng niệm những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ đất nước

Dân Làm Báo Đúng 09 giờ sáng nay, chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Buổi lễ sẽ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.

Tiếng chuông báo động - Việt Long

chu-2
Chuyên gia tài chính quốc tế Charlene Chu, "người đánh chuông"
Courtesy of wantchinatimes.com













Sinh trưởng ở Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale, nhà phân tích, chuyên gia tài chính Charlene Chu của công ty Fitch làm việc ở Bắc Kinh đã báo động sự sụp đổ về tài chính của Trung Quốc từ năm 2009.

Tiếng chuông báo động

Năm ngoái, bà nói Trung Quốc sẽ phải đối đầu với cuộc khủng hoảng nợ sau khi tiền cho vay tăng đến gấp đôi tổng sản lượng nội địa. Nhà chiến lược toàn cầu về tài chính Albert Edwards của công ty tài chính ngân hàng đa quốc Société Général SA tại Paris gọi bà là "nữ anh hùng", đáng được thưởng huân chương danh dự nhờ dự báo về bong bóng kinh tế tài chính Trung Quốc.  

Tiếng kêu từ quá khứ - Truyện ngắn - Phan Hạnh



Sáng hôm ấy, lần đầu tiên cắp tập vở đi học, Trung miễn cưỡng để bà ngoại nắm tay dắt đi. Thỉnh thoảng, cậu bé năm tuổi vùng vằng như muốn phản đối khiến bà ngoại phải bảo:

- “Con đã năm tuổi rồi thì phải đi học đặng năm tới sáu tuổi vô lớp năm trường làng.”

Trung thắc mắc hỏi:

- “Vậy chớ bữa nay đi học trường gì hả Ngoại?”