Monday 29 December 2014

NHÂN QUẢ - Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân", "Đại nhân" hoặc là "Thánh Gandhi".

Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.

Cô Lành Về Quảng Nam... - Phạm Thành Châu

Cô Lành ở Mỹ về Việt Nam tìm thăm bạn cũ. Xuống máy bay ở Sài Gòn, cô đón xe ra Ðà Nẵng, mấy hôm sau, cô đi Vĩnh Ðiện, một thị trấn nhỏ, cách Ðà Nẵng vài chục cây số. Thực ra, trước đó vài ngày, cô có vô Vĩnh Ðiện, hỏi han vài người ở bến xe điều gì đó rồi cô lại về Ðà Nẵng. Lần nầy, cô đi Vĩnh Ðiện sớm. Trời còn lất phất mưa nên cô Lành phải mặc áo đi mưa trước khi xuống xe. Khi xe vừa ngừng thì những người chạy xe ôm vây quanh mời mọc. Họ nhao nhao lên với cô: "Ði mô cô? Tui đưa cô về nghe! Mời lên xe". Cô Lành nói: "Tôi là khách quen của anh Hai Tí. Thấy ảnh đâu không?" Mọi người dãn ra: "Phải Tí Kế Xuyên không? Hắn ngồi quán đằng kia kìa"

Chữ "Kế Xuyên" dùng để chỉ những người nhà quê, bảo thủ, nhất là có giọng nói rặc Quảng Nam, giống như ta dùng chữ "Sịa" để chỉ dân Huế nhà quê. Tuy là Việt kiều nhưng cô Lành trông rất xập xụi. Cô mặc một bộ bà ba cũ, ngoài khoác áo đi mưa, mang đôi dép lẹp xẹp, tay cầm giỏ lác nhẹ tênh, giống các bà nội trợ, đi chợ buổi sáng về nấu ăn cho gia đình. Cô Lành theo hướng người xe thồ chỉ, đến một cái quán nhỏ, giống bất cứ quán nào ở bến xe thị trấn nghèo và vắng vẻ. Trước hiên quán là một chiếc bàn cũ với hai chiếc ghế dài. Một bình tích với bốn cái ly thủy tinh không được sạch lắm. Ngay bên trong là một cái kệ bày mấy thứ kẹo, bánh, chuối, ổi... Một người đàn ông, ngồi dựa lưng vào vách, tay cầm chiếc bánh ú, miệng nhóp nhép nhai, mắt nhìn tận đâu như đang suy nghĩ điều gì nên không thấy cô Lành bước vào.

Người Việt sang Nga lao động chui, thảm khốc trên đường trốn chạy

Họ phải bỏ ra từ 3.000 – 4.000 USD/người để được Út Nhị – một phụ nữ ngụ ở xã Phước Thạnh, H.Củ Chi, TP.HCM đưa sang Nga lao động. Thế nhưng, nhiều người đặt chân lên đất Nga đã vỡ mộng đổi đời, thăm thẳm đường về, với bao hiểm nguy vì cư trú bất hợp pháp. 
Nga
Ngày 18/12, khi các nạn nhân tìm đến báo để tố cáo đường dây môi giới xuất khẩu lao động chui, thì ở Nga, cảnh sát vừa mở một đợt truy quét người cư trú bất hợp pháp, có đến ba người Việt Nam khi trốn chạy bị lạc rồi chết cóng giữa đường…

Một Giáng Sinh Buồn

Những ngày lễ Tôn giáo và Tếtquan trọng đối với mọi người nhưng nó lại lànhững ngày đau buồn nhất cho những tù nhân chíng trị cô đơn đặc biệt là những tù nhân sắc tộc thiểu sốvì thân nhân bên ngoài còn khốn khổ thiếu thốn thì làm sao cứu giúp được người tù.Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: "Một Giáng Sinh Buồn " của Chu Mạnh Sơn sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

Cứ mỗi khi Đông về, cái rét giá lạnh của khí hậu Miền Bắc thấm sâu vào da, vào thịt làm cho thân xác con người tê tái, làm cho ai cũng phải rùng mình khi gió lạnh tràn về. Với tôi dù được sinh ra và lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt của mùa đông, dù đã được rèn luyện bởi môi trường sống nơi đây nhưng vẫn phải vật lộn với thời tiết thì huống gì những người xa xôi không sinh ra và lớn lên ở nơi đây.
Mùa đông cũng là lúc mà không khí đón chào Ngày Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới đến gần, lòng người khắp nơi xôn xao náo động, khắp nơi tưng bừng ngày hội. Dịp Lễ tết ai cũng mong được đoàn viên bên người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, những ai đã từng ở trong hoàn cảnh lao tù mới biết được cảm giác đó như thế nào? Trong chốn nhà tù âm u lạnh lẽo, cô đơn tĩnh mịch thì những con người khốn khổ lại tràn đầy cảm giác u uất nặng trĩu tâm hồn.

Viện Khổng Tử: cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa. Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.

*

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Đánh cắp xấu hổ

 - Con người ta có được sự xấu hổ mới có được bản lĩnh, một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất.

Kể từ năm 1226 khi Hoàng thúc Lý Long Tường cùng sáu ngàn gia thuộc rời cửa Thần Phù, Thanh Hóa trên các chiến thuyền nhằm tránh sự truy sát của nhà Trần, đến nay đã gần 800 năm. Trên đường đi mặc dù đã ghé vào Đài Loan xong Ngài vẫn quyết định đi tiếp sang Cao Ly và định cư ở vùng Hoàng Hải, gần giới tuyến quân sự Bàn Môn Điếm ngày nay. Sao ngài không tìm đường sang Nam dương hay Bắc quốc? Phải chăng có một điều gì đó như tâm linh mách bảo trong quyết định của ngài?

Triều Tiên, dẫu vẫn còn chia cách làm hai miền, nhưng nói đến đất nước này người ta không thể không nói đến một Bắc Triều Tiên đã tự chế tạo được tàu ngầm, tên lửa và có thể là cả vũ khí hạt nhân; một Nam Hàn đủ tầm sánh vai với các cường quốc năm châu về khoa học, công nghệ.

Những bài viết của ĐẶNG CHÍ HÙNG (Cập nhật 28-12-2014)

Tôi viết cho anh

Ngày 12/12/2013, khi tôi bị bắt có rất nhiều người đã nhớ đến tôi và một trong số người đó là anh, anh Nguyễn Ngọc Già. Tôi cũng chưa biết thật 100% có phải anh là Nguyễn Đình Ngọc như thông tin từ phía lề đảng đã thông báo và sự lên tiếng của RFA hay không (1). Nhưng tôi vẫn phải viết vài dòng cho anh.
Anh Nguyễn Ngọc Già, anh có là ai chăng nữa thì những gì anh viết mới là quan trọng chứ không phải cái tên. Tôi viết bài này không phải để trả ơn anh khi anh viết bài về tôi (2) khi tôi bị bắt mà không lâu sau khi vào tù thì anh Trần Quốc Hiền đã in và gửi vào tù cho tôi. Tôi đọc những gì anh viết, anh Nguyên Thạch, bạn tôi Phạm Thanh Nghiên viết thật làm tôi xúc động không cầm nổi nước mắt. Những gì anh viết về tôi không ca ngợi tôi và tôi cũng không cần điều đó. Nhưng anh đã nói đúng về những gì cộng sản muốn bịt miệng tôi. Họ sợ rằng những tiếng nói lên sự thật sẽ càng làm cho người dân Việt Nam đang nằm trong chế độ cộng sản sẽ vùng đứng lên. Một lần nữa tôi cảm ơn anh vì những gì anh đã giành cho tôi.