Tuesday 2 September 2014

Song Chi - Một xã hội sặc mùi kim tiền

77.png

Câu chuyện thứ nhất là về việc thương xá Tax, một trung tâm thương mại sầm uất và lâu đời nhất của VN, được người Pháp xây dựng vào năm 1880 đến nay đã 134 năm tuổi, sắp bị phá bỏ đế xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn cao 40 tầng.
Thông tin này khiến nhiều người Việt trong và ngoài nước gắn bó với Sài Gòn, cảm thấy nuối tiếc. Bởi thương xá Tax không chỉ là nơi để mua sắm, từ lâu, nó đã trở thành một hình ảnh thân thuộc của Sài Gòn, cùng với những công trình kiến trúc xưa khác ở khu vực trung tâm như chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Nhà hát Thành phố (trước kia là Hạ nghị Viện của chế độ Việt Nam Cộng hòa), Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP.HCM (trước kia là Tòa Đô Chính)…
Trong những năm qua, những người yêu Sài Gòn đã phải chứng kiến một phần linh hồn của Sài Gòn xưa dần dần mât đi như vậy.

Đêm Nhạc Tháng Chín "Cho Đồng Bào Tôi" Thứ Bảy ngày 13 tháng 9, 2014

Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt-Học 
Trân trọng kín mời quí thân hữu tham dựĐêm Nhạc Tháng Chín
 
Cho Đng Bào Tôi
Th By ngày 13 tháng 9, 2014 
7:30 PM - 10:00 PM 

Vào Cửa Tự Do 
 Chỗ ngồi giới hạn  
Dịch vụ giữ chỗ có lệ phí tượng trưng
Quí khách muốn giữ chỗ xin liên lạc: (714) 837-0047  
 
 
Viện Việt-Học
15355 Brookhurst St., Ste. #222
Westminster, CA. 92683 – (714) 775-2050

Biếm thi Ý Nga: ĐẺ BỌC ĐIỀU?

ĐẺ BỌC ĐIỀU?

Dinh này, phủ nọ nguy nga
Đoàn kia, đảng đó hóa ra ậm ờ
Đồng môn, đồng chí một lò
Xúm nhau ăn chực, nằm chờ dân nuôi.

Ý Nga, 2-9-2014
           
*”Thông thường khi người mẹ chuyển bụng sinh, thì bọc nước ối chứa thai nhi trong bụng mẹ sẽ vỡ ra trước
rồi đứa bé sẽ ra ngoài, nhưng có vài trường hợp cái bọc đó không v
mà bị đẩy ra ngoài với đứa bé bên trong (gọi là bọc điều vì dính máu huyết của mẹ)
y tá phải dùng kéo cắt bao và ẳm em bé ra. 
Những trường hợp hiếm hoi như vậy dân gian gọi là đẻ bọc điều 
và tin rằng ai sinh ra như thế đều sống sung sướng hay gặp may mắn


CHUYỆN LĂNG HỒ CHÍ MINH - Trần Gia Phụng

Hồ Chí Minh (HCM) chết ngày 2-9-1969.   Ngày 2-9 là quốc khánh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên Bộ chính trị đảng Lao Động (BCTĐLĐ), sợ xui xẻo, cho đổi ngày chết của HCM là 3-9-1969.  Di chúc chót (thứ ba) của HCM bị Lê Duẫn, bí thư thứ nhất đảng LĐ, sửa đổi rồi mới cho công bố, đề ngày 10-5-1969. (Toàn văn các bản di chúc của HCM được Nxb. Thanh Niên, TpHCM ấn hành năm 1990.)

Bản di chúc do Lê Duẫn sửa đổi, hoàn toàn không đề cập đến việc chôn cất HCM.  Trong bản di chúc đầu tiên do HCM đánh máy và ký tên ngày 15-5-1965, có chữ ký "chứng kiến"[nv] của Lê Duẫn, HCM viết: "Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng"... Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn.  Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt...thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam…" (Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc, Nxb. Thanh Niên, TpHCM, tt 13-16.) 

Lễ Tuyên Thệ Nhận Chức Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc của ông Lê văn Hiếu

Người Việt tỵ nạn đầu tiên giữ chức vụ cao nhất ở nước ngoài.
 
 Vào lúc 12 giờ 30, chiều thứ Hai, ngày 01/9/2014, các quan khách đã tề tựu về trước tiền đình và trong phòng tiếp tân của Adelaide Convention center (trung tâm Hội Nghị Trường Adelaide) chờ đúng giờ mở cửa, để vào tham dự Lễ Tuyên Thệ nhận chức của ông Lê Văn Hiếu AO Tân Toàn Quyền tiểu bang Nam Úc.
 
Đúng 01 giờ 00 Sảnh đường bắt đầu mở cửa, quan khách xếp hàng, trình Thiệp Mời với nhân viên an ninh (security) và được Ban Tiếp Tân hướng dẫn vào ghế ngồi, theo thứ tự ưu tiên.
 

Mời xem lại hình ảnh hơn 1/2 thế kỷ trước, xe Honda đã tràn ngập miền Nam-VN

Xe Honda đầu tiên tại Việt Nam
Những chiếc xe máy Honda xuất hiện đầu tiên tại miền nam Việt Nam vào đầu thập niên 1960 do những thiện nguyện viên Mỹ đến làm công tác dân sự vụ nhằm giúp đở phát triển kỹ thuật và kinh tế tại miền nam sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 ký kết giửa Việt Nam DCCH và Pháp.

Trong bối cảnh thị trường xe 2 bánh gắn động cơ vào thập niên 1950, đa số các loại xe sử dụng tại miền nam Việt Nam được nhập từ Âu Châu: Vespa, Lambretta, Puch, Mobylette-Motobécane, VéloSolex, các loại xe gắn động cơ Sachs như Goebels, Phénix… Một phần do độ tin cậy vào hàng hoá của Âu Châu sản xuất, một phần nghi ngờ vào độ bền những sản phẩm Nhật Bản sản xuất sau Thế Chiến thứ hai 1939-1945.

Chuyện bây giờ mới kể: Bức tượng “Thương Tiếc” - Nguyễn Ngọc Chính

Hình 1: Bức tượng “Thương Tiếc”, nặng 10 tấn, cao hơn 6m,
được đặt tại cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
Hình 1: Bức tượng Thương Tiếc sau 30/4/1975

Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi Biên Hòa.

Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh Thu, được lệnh của Tổng thống Thiệu lên đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (American Cemetery in Manila), được coi là một nghĩa trang đẹp nhất Á châu. 

Người Đọc Sách - Thiên Kim

image

Tâm sự của một... "nguyên" cháu ngoan bác Hồ nhân ngày 2.9













Em Bụi (Danlambao) - Trước hết, Em Bụi gửi lời cảm ơn tất cả cô bác, anh chị em còm sĩ đã dành cho Bụi một tình cảm, một sự ưu ái đặc biệt trong bài "Tôi là một Thành viên Dân Làm Báo". Bởi trước đó, sau khi viết xong bài, Bụi đã đắn đo mất gần một ngày chỉ để đưa ra quyết định "gửi bài" hay "không gửi bài" tới BBT. Bụi sợ khi đọc bài, mọi người sẽ cho là sến, là ngốc xít, hơn nữa Bụi lại mới ngoài 20, đang sống giữa mảnh đất Hà Thành, kinh nghiệm không có nhiều, mọi suy nghĩ, hiểu biết còn nông cạn, để viết một bài và phân tích sâu sắc như những tác giả trên Dân Làm Báo thì... thực sự quá khó đối với Bụi. Nhưng đọc những comment của mọi người, Bụi có một cảm giác ấm áp trong lòng và được khích lệ rằng "cứ viết tiếp đi, hãy viết những gì mình nghĩ, mình cho là đúng, đừng xuyên tạc láo khoét như các trang báo của đảng và nhà nước... là được". Hay như lời khích lệ của một người anh sau khi đọc bài của Bụi "you see, just write it down!!!"....

"Mark Owen" đã kể tỉ mỉ về cuộc hành quân "Neptune Spear" hôm 1/5/2011 tiêu diệt Osama bin Laden

Sau trận nổ súng, họ đã giết Osama bin Laden và bắt giữ xác chết của y". TT Mỹ xem cuộc hành quân này là "thành tựu nổi bật nhất cho tới nay trong nỗ lực của cả nước đánh bại al-Qaeda". Ông ca tụng các anh hùng "vô danh" này và cám ơn đội biệt kích SEAL; nói rằng "Nhân dân Mỹ không chứng kiến việc họ làm; cũng không biết tên họ".

 
Nơi ẩn náu của trùm khủng bố Osama bin Laden (OBL). Photo courtesy: theaustralian.com.au
 
HÀ BẮC
Cali Today News - Từ chương 10 của quyển hồi kí "No Easy Day", sau những mô tả về quá trình huấn luyện và tham gia các cuộc hành quân giải cứu con tin viết trong các chương trước đó, tác giả mang tên ngụy trang "Mark Owen" đã kể tỉ mỉ về cuộc hành quân "Neptune Spear" hôm 1/5/2011 tiêu diệt Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan. "Abbottabad" được đặt theo tên của Thiếu-tá James Abbott trong quân đội hoàng gia Anh, người đã đóng quân và khai hoang vùng này thời thực dân Anh cai trị Ấn-độ; bao gồm Pakistan ngày nay.

Luận điệu bẩn thỉu nhằm duy trì sự ngu xuẩn thống trị - Vương Quế Phương

TS. Vũ Duy Phú, Phó Chủ tịch thường trực Viện những vấn đề Phát triển (Bấm VIDS ) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật VN (Vusta), nói:
"Việt Nam chưa có đa nguyên, nếu có đa nguyên thì đã có tự do, dân chủ. Thực ra đa đảng là một cách thể hiện của đa nguyên, nhưng không nhất thiết cứ đa đảng mới thực hiện được đa nguyên. Nếu một đảng mà thực sự dân chủ, có thật nhiều tư tưởng tự do khác nhau phát biểu để tranh  luận đến chân lý, thì như thế cũng tốt.
"Chứ không nhất thiết đa đảng mới đa nguyên được. Nếu một đảng mà sáng suốt, cho phép trong nội bộ đảng tranh luận, không lấy một cái gì làm thống soái để quyết đoán, thì vẫn có thể đạt đa nguyên được và vẫn tìm ra chân lý được."

Hồ Chí Minh và Bà Nguyễn Thị Năm - GS Nguyễn Văn Tuấn

Tôi đang tìm mua cuốn “Đèn cù” của Trần Đĩnh, nhưng đọc qua vài bài điểm sách tôi thấy có nhiều thông tin rất quan trọng mà tôi muốn biết bấy lâu nay. Đó là vai trò của ông Hồ Chí Minh trong cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ ông Hồ không có can dự vào cuộc CCRD hay không muốn giết bà Nguyễn Thị Năm. Ông từng đứng ra “xin lỗi” về thảm hoạ CCRĐ. Nhưng cuốn Đèn cù làm tôi bắt đầu suy nghĩ lại …
H1
Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) như chúng ta biết là một “đại gia” (nói theo ngôn ngữ ngày nay), nhưng cũng là một ân nhân của ông Hồ và những người lãnh đạo cao cấp trong đảng. Bà đóng góp 700 lạng vàng cho Việt Minh. Con trai của bà theo Việt Minh và làm sĩ quan trong quân đội. Các lãnh đạo Việt Minh thời đó như Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt đều tá túc hay được bà giúp đỡ. Nói chung, bà là người tư sản và là người tốt bụng.

TẠI SAO DÂN VIỆT NAM GỌI ĐẢNG CSVN LÀ ĐẢNG CƯỚP, HỒ CHÍ MINH LÀ HỒ TẶC?


Lê Duy San

Trong bài “Nếu dân Việt chọn một đảng chính trị” đăng trên Người-Việt Online, ông Ngô Nhân Dụng viết “Một đảng chính trị là của những đảng viên họ đồng ý với nhau về mục tiêu giành lấy quyền hành để cai trị theo chủ trương của họ.”  Dĩ nhiên cái chủ trương ấy là một cái chủ trương mà mọi đảng viên của họ cho là tốt đẹp và được nhiều người dân ủng hộ thì họ mới giành được quyền hành. Cũng như một chính trị gia, muốn thành công không những phải là người có khả năng ăn nói mà ngay cả những chương trình tranh cử của người ấy cũng phải thu hút được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng, Vì thế, ngay cả đảng Cộng Sản Việt Nam, là một đảng duy nhất nắm quyền cai trị, nhưng trong cương lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như những chính sách mà chúng đem ra áp dụng cũng phải dựa vào long dân với những chủ trương tốt đẹp như: Cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng ruộng đất, xã hội tự do, nam nữ bình quyền, v.v…trong cương lĩnh của đảng năm 1930 và xã hội công bằng, do nhân dân làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân v.v…trong cương lĩnh của đảng năm 1991.

Chuyện ở Học Viện Quân Sự West Point

Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia thì thôi coi như mình cầm chắc 1 suất rớt. Đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO của các tập đoàn ở Mỹ tốt nghiệp trường West Point, tỷ lệ CEO trên sinh viên tốt nghiệp ( nhớ là tỷ lệ nhé) cao hơn Harvard, Stanford hay Yale...Ở Mỹ nghe ai nói tao từng học ở West Point, người ta nhìn mình từ trên xuống dưới, như 1 thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì nó không có tiêu chuẩn để xếp.

Vậy West Point là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, phần lớn các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm một MBA rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một slogan là cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành 1 công dân ưu tú.

Xem Nam Hàn làm Đường Cao Tốc Dưới Đáy Biển


Mời xem Nam Hàn với sự chỉ huy cuả người Hoà Lan xây đường xa lộ dưới đáy biển

Thơ Vũ Hạ: Quê Cha Đất Mẹ

Quê Cha

Con tôi xoe mắt trong veo vẻo
« Có thấy gì đâu chỉ thấy nghèo ! »
Suối cạn, cỏ hoe run rẩy gió
Ao nông nước đục nhởn nhơ bèo
Mái tranh xiêu vẹo chiều nghiêng đổ
Đường đất quanh co bụi bám theo
Văn Hiến bốn nghìn chinh chiến nối
Quê Cha Đất Mẹ có đâu nghèo !

Đất Mẹ

Đất Mẹ Quê Cha đâu có nghèo
Bà về quà chợ vỗ tay reo
Chuồn chuồn chúi nhủi, mưa đi tắm
Đom đóm lập lòe tối đuổi theo
Cùng bọn Hải nhô đầu sóng vỗ
Với con Thúy điệu ngọn trầu leo
Dòng sâu đắm đuối đời trôi nổi
Tội quá, mầm non chốn khác gieo

Vũ Hạ

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc


Tuần trước, một viên chức cấp cao của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến Bắc Kinh để tìm cách xoa dịu những mối căng thẳng phát sinh từ vụ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown của đài VOA tại Hà Nội, căng thẳng giữa đôi bên vẫn còn âm ỉ, 3 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan khổng lồ ở ngoài khơi Việt Nam.
Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Chuyến đi Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh đã gây ra những suy đoán là Việt Nam và Trung Quốc đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Chuyến đi Bắc Kinh của một viên chức cấp cao của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra những sự suy đoán là hai nước đang tiến tới trong những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.

TẬP CẬN BÌNH CHUẨN BỊ HẠ BỆ GIANG TRẠCH DÂN - Lê Thọ Bình


Thời gian còn lại của Giang Trạch Dân chỉ còn được đếm từng ngày. Kẻ thống trị hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua hiện đang bị điều tra tại chính sân sau của ông ta, thành phố Thượng Hải.

Tin về đoàn điều tra chống tham nhũng của lãnh đạo đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đến làm việc tại Thượng Hải đã được thông báo rộng rãi. Một công bố ngắn gọn vào ngày 11 tháng 8 trên trang web chính thức của Viện kiểm sát tối cao Thượng Hải, cơ quan chịu trách nhiệm việc điều tra và truy tố tội phạm, cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành một cách nghiêm túc.

Bàn Về Tác Phẩm - Tư Tưởng HCM - Đỗ Thông Minh


Bàn Về Tác Phẩm - Tư Tưởng HCM - Đỗ Thông Minh
Xin bấm vào đây
http://www.mediafire.com/view/mbidd4ziirdxpmf/Tác_Phẩm_-_TÆ°_TÆ°á»ng_HCM.docx

Những người mang tên Yêu Nước

Tất cả những công dân đang âu lo cho quê hương đang bị nghiêng ngửa hiện nay đều là những nhà ái quốc. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" Những người mang tên Yêu Nước " của Dân Làm Báo qua sự trình bày của Nguyên Khải.

Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải được nhắc đến như là những bloggers. Các anh chị cũng được xem là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Những tháng ngày tù đày cũng biến các anh chị thành tù nhân chính trị. Nhưng đứng lên trên tất cả mọi tên gọi, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải đều mang một tên gọi chung: Người Yêu Nước Việt Nam. Xét xử họ, một lần nữa, đảng CSVN đã đem lòng yêu nước ra để mà xử tội.

Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan -- Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma & Howard Cutler

Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan -- Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma -- www.HoPhap.Net
Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan -- Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma -- www.HoPhap.Net
NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃONguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Nhà xuất bản: Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chương 5
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN
“À, tuần này chúng ta đang nói về những sự phân chia Chúng Ta chống lại Họ, và những hiểm họa của sự tiến triển này đến thành kiến, xung đột, và bạo động.  Tôi vừa mới nghĩ rằng việc xác định với xứ sở hay quốc gia của một người dường như cũng là những thí dụ đầy sức thuyết phục về Chúng Ta.  Dường như rằng đi theo một thời điểm khủng hoảng của một quốc gia, ở đấy luôn luôn dường như là sự sống lại của chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa quốc gia.  Dĩ nhiên, nhiều lúc chủ nghĩa quốc gia này tự tuyên bố như một loại chủ nghĩa yêu nước đầy âm thinh, những biểu hiện hổ trợ cho xứ sở một người, nhiều sự vung vẩy cờ xí, v.v… Nhưng một cách  lịch sử, khuynh hướng của loại chủ nghĩa quốc gia này càng nhiều, hiểm họa rơi vào những kiểu thức tàn phá càng lớn, và không có nhiều khoảng cách để đi từ một loại nhiệt huyết yêu nước đến sự thù địch công khai đối với những quốc gia khác.  Sự việc thứ này đã hành động như một loại nhiên liệu cho nhiều xung đột trong lịch sử.
“Tôi vừa tự hỏi, chính ngài nắm giữ gì về chủ nghĩa quốc gia, lợi ích của nó chống lại những bất lợi hay khả năng tàn phá của chủ nghĩa quốc gia?”

Để tôn trọng Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà - Trần Văn Tích


Trên internet có người đưa tin là trong một buổi sinh hoạt của đồng bào tỵ nạn tại Hoa Kỳ, có kẻ đã không nghiêm chỉnh đứng dậy chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà khi buổi sinh hoạt khai mạc và nhân vật phụ trách điều khiển chương trình hôm đó là Nhạc sĩ Nam Lộc. Anh Nam Lộc đã cải chính với bằng chứng hết sức đáng tin cậy.
 
Tuy nhiên chuyện không ngừng ở đây, chắc chắn như thế. Thực tế chúng ta thấy rằng cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng các thành phần do chế độ cộng sản gửi ra ngoại quốc càng ngày càng tăng. Chúng có thể là những du sinh, những kẻ đi du lịch, những tên cán bộ cộng sản v.v.. Chúng sẽ tìm cách tham gia các sinh hoạt cộng đồng của tập thể lưu vong không phải để hỗ trợ mà để dò xét và nhất là để gây rối. Ngoài ra cũng không thể bỏ qua những kẻ vong thân mất gốc tuy xuất thân từ chế độ quốc gia Miền Nam nhưng nay thay đổi chính kiến, phản bội chính nghĩa, phủ nhận căn cước. 
 
Tổ chức là tiên liệu. Những hội đoàn hay cá nhân tổ chức những buổi gặp mặt có nghi lễ khai mạc với Quốc ca và Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà phải chuẩn bị biện pháp để đối phó trong trường hợp có những tên vô giáo dục, bất lịch sự đến tham dự sinh hoạt của cộng đồng tỵ nạn mà từ chối không đứng nghiêm chỉnh khi cử quốc ca và khi chào quốc kỳ. 
 
Trước hết, phải bố trí một lực lượng giữ gìn trật tự bảo vệ an ninh sẵn sàng can thiệp khi hữu sự. Thành phần nòng cốt của lực lượng này là giới trẻ, nam cũng như nữ nhưng bên cạnh cũng cần một hai nhân vật đứng tuổi hay cao tuổi cùng tham gia. Những người này phải có kinh nghiệm giao tiếp hằng ngày, phải có trình độ văn hoá, biết nhu biết cương, biết ăn biết nói. Họ phải có sẵn các phương tiện liên lạc với giới chức hữu trách địa phương khi cần thiết : điện thoại cầm tay, số điện thoại cảnh sát; đương nhiên họ phải thông thạo ngoại ngữ sở tại. Nhưng tiểu ban an ninh trật tự này không những chỉ can thiệp khi có biến cố bất thường mà còn phải thường xuyên quán xuyến việc kiểm soát hội trường nhằm phát hiện mọi sự kiện bất thường để đề phòng bất trắc hữu hiệu và kịp thời ứng phó linh hoạt. 

Thứ nữa, người phụ trách điều khiển phần nghi thức khai mạc phải rất đề cao cảnh giác. Đương sự phải có chỗ đứng sao cho vừa có được tầm nhìn bao quát tất cả hội trường vừa có khả năng liên lạc bằng tín hiệu cùng các thành viên thuộc tiểu ban an ninh trật tự. Ngược lại, các thành viên tiểu ban này cũng phải tự đặt mình trong tư thế báo động để cấp thời hành động khi nhận được thông báo từ phía điều hợp viên.
 
Nếu thấy cần thiết – chẳng hạn nếu nhận biết sự hiện diện của một thiểu số bất hảo trong hội trường – thì ban tổ chức phải cảnh cáo trước qua thông báo rõ ràng cho tập thể cử toạ biết là sắp đến giờ khai mạc, sẽ có cử quốc ca và chào quốc kỳ, kính xin mọi người lưu ý, nếu ai không muốn tham gia thì đó là quyền cá nhân, yêu cầu rời khỏi hội trường ngay lập tức; bằng không khi chúng tôi thấy có những hành vi bất nhã và vô lễ, chúng tôi buộc lòng sẽ phải can thiệp rất cương quyết và dứt khoát. Nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa vừa kể mà vẫn phải đối đầu với trường hợp hữu sự – nhận thấy có kẻ ngồi yên không đứng dậy khi toàn thể hội trường được yêu cầu đứng dậy – thì điều hợp viên không được tuyên bố tiến hành nghi lễ khai mạc mà phải dõng dạc thông báo là có kẻ cố tình xúc phạm quốc ca và quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà, đề nghị tiểu ban an ninh trật tự hành động. Chỉ khi nào những thành phần đốn mạt vì bị tiểu ban an ninh trật tự áp dụng biện pháp tống xuất dưới áp lực của tập thể hiện diện rời khỏi hội trường, chỉ vào lúc đó, điều hợp viên mới tuyên bố rằng nghi thức khai mạc chính thức tiến hành.
 
Rất may mắn là ở Hoa Kỳ và qua sự điều khiển của MC Nam Lộc, tình trạng có kẻ cố tình xúc phạm quốc ca quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà đã không thể xảy ra. Nhưng rất có thể nội vụ sẽ diễn biến bất lợi tại một nơi khác, vào một dịp khác. Không bắt buộc phải là Hoa Kỳ mà có thể là Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Hoà Lan, Na Uy, Pháp, Đức, Bỉ v.v.. Vì thế phải lo toan tính toán ngay tự bây giờ.

Ngày độc lập nào cho Việt Nam? - Luật sư Lê Công Định


"Hoàng đế Bảo Đại vào 11/3/1945 đã ký đạo dụ 'Tuyên cáo Việt Nam độc lập', khôi phục nền độc lập của đất 
nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ"
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:

Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.

Đọc Báo Vẹm 388 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi