Saturday 26 April 2014

Anh Ở Đây - Thiên Kim

Kính gửi Quý vị và thân hữu bài thơ "ANH Ở ĐÂY"bắt nguồn  cảm hứng từ bài ca cùng tựa đề. Mời quý vị và các bạn nghe và xem  video phía dưới. Bài hát rất cảm động.Từ khi nghe bài hát cảm động này, tôi thường tìm nghe hoặc nghêu ngao hát để thấy lòng mình mãi hướng về Quê hương thời chinh chiến mà nhớ tới thời mình còn được sống trên đất Mẹ và được các anh chiến sĩ ngày đêm ghì tay súng bảo vệ đồng bào và giữ phần đất Tự do miền Nam thân yêu! Nhưng,

"Nước dưới sông có khi trong khi đục
Đời Anh hùng có khi nhục khi vinh"

Nhục vinh của người Anh hùng đành theo mệnh Nước nổi trôi!

Kính dâng lên hương hồn những chiến sĩ VNCH Quân-Dân-Cán- Chính đã đền nợ nước trong những trại tù Cộng Sản Việt Nam.

Thân mến gửi những Chiến sĩ Anh hùng đã hiên ngang đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa VNCH dâng cả tuổi hoa niên  trong lửa khói chiến chinh và hiện còn đang ưu tư cho nhiệm vụ giữ Quê hương và bảo vệ đồng bào không được hoàn thành như ước nguyện.

 Xin các anh vẫn tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Quê hương không còn bóng Cộng thù đã hạm hại đồng bào và xé nát Quê hương!

Thân mến,
Thiên Kim.


image

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông

MƠ TRONG NỖI NHỚ - Nguyễn Ngọc Phúc


MƠ TRONG NỖI NHỚ - Nguyễn Ngọc Phúc - Trình bày: "Tóp ca TRƯNG VƯƠNG" - Record & Mix , Video edit : CHAUHIEP studio - California 2012.

Thơ Ý Nga: ĐỐI TƯỢNG HAY ĐỐI THỦ?

Bên kia vớ vẩn ăn mừng
Bên này Quốc Hận! Nhắc chừng với nhau

CẢNH SÁT QUỐC GIA VNCH
HÌNH
From: Anh Kim Phan Dinh 
Date: 2014-04-24 14:54 GMT+02:00
Subject: FW: LUC LUONG CSQG/VNCH


ĐỐI TƯỢNG HAY ĐỐI THỦ?
*
Mến tặng Nghị (Canada)
và những thanh niên biết phân biệt rõ ràng
chánh tà trong trận chiến hôm nay với VC.
*

Người ta đối… tượng đảng
Họ ngụy quân, ngụy quyền
Còn em đối… thủ đảng
Rõ ràng điều ghét, thương!
*
Một thương người Lính can trường
Hai yêu đất nước phú cường, bình an
Việt gian: đối… tượng đảng, đoàn
Ngụy quyền thứ thật, ngụy quân trận tiền.
 
Còn anh: đối… thủ bạo quyền
Đương nhiên anh phải thề nguyền đổi thay
Đã từng nếm vị đắng cay
Sá gì ngon ngọt lúc này đầy mâm.
 
Tay run thắp nén hương trầm
Cầu chân anh cứng, đá mềm dưới chân
Để anh phục hận giùm dân
Để anh giữ vững tinh thần Quốc Gia!
 
Một thương dân, hai yêu Nhà
Ngụy quyền kia quyết không tha lỗi lầm
Chúng đi cùng với ngoại xâm
“Đỏ, vàng” đã rõ dã tâm ngụy nào!
 
Người Quen thiểu não khóc gào
Bảnh bao người “lạ” tràn vào làm cao
Người nào hoàn hảo đồng bào?
Người nào hút hết máu đào dân ta?

Ý Nga, 26-4-2014.

Tháng Tư, Nghĩ Về 2 Chữ Hy Sinh - Trần Mộng Lâm

Một lần nữa, tháng tư lại trở về, với ngày 30.

Người ta gọi tháng Tư này là tháng Tư đen,

Ngày 30 tháng Tư, chúng ta gọi là ngày Quốc Hận. Ở đây, nhiều người dich chử journée noire ra là «quốc hận», tôi thấy dịch như vậy không ổn. vì trong chữ journée noire không có chữ national, dịch như bên Mỹ người ta dịch: (Vietnamese) National day of shame có lẽ đúng hơn, vì đây là ngày đau thương, tủi hổ cho toàn dân Việt Nam Cộng Hòa.. Une «journée noire» nghĩa nhẹ hều, chỉ là một ngày buồn, ngày của các chuyện không may, thí dụ như một  black Monday, khi chứng khoán xuống giá, hay cùng lắm là ngày 11 tháng 9. Khi một tòa nhà bị bọn khủng bố phá hoại, chết vài ngàn người, tuy bị thương nhưng không  thể so với ngày 30 tháng tư đối với Miền Nam được.

Dù sao chăng nữa, ngày 30 tháng Tư đánh dấu việc kết thúc của một cuộc chiến tranh ô nhục, Miền Bắc CHXHCN tấn công và chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa.

39 năm đã trôi qua, nay đã đến lúc nhìn lại những hy sinh của cả các người lính cả hai bên.

Trong tiếng Việt, hy sinh có 2 nghĩa, một là chết, hai là mất mát lớn lao, cho một lý tưởng, một tập thể nào đó.

Trong cuộc chiến 1954-1975, quân lính cả 2 bên đã hy sinh.

Những sự hy sinh đó có cần thiết hay không.

Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày hôm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng chắc vẫn còn cầm ông chích.

Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày hôm nay, Sài Gòn còn chưa mất tên.

Nếu người lính Bắc không hy sinh, thì ngày nay các dinh thự, lâu đài Miền Nam không nằm trong tay các ông chủ mới. Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì Tây Nguyên không có các công ty Trung Hoa, mà «người lạ» lố nhố, xì xồ.

Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày nay Miền Nam đã có các cơ xuởng, nhà máy không kém Nam Hàn. Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày nay, có lẽ các cô thôn nữ Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn vui đùa bên dòng sông Tiền, sông Hâu, chứ không phải gian nan xứ người, bên những người chồng già nua hay tàn tật.

Còn Miền Nam ??

Nếu người lính Miền Nam không hy sinh, thì bây giờ bản thân tôi chắc đã đã vùi chôn dưới đất đen, hay cùng lắm là ngồi vá xe đạp nơi đầu đường xó chợ, chứ đâu có được ngồi tại Montréal vìết ra những dòng chữ này.

Nếu người lính Miền Nam không hy sinh, thì làm sao có được một tập thể 3 triệu người VN hải ngoại với các con, các cháu thành đạt, trở thành ông này, ông nọ.

Làm sao có nhà khoa học nổi tiếng X, nhà thương mại kinh doanh Y điều khiển nhiều công ty có mặt trên khắp hoàn cầu.

Và làm sao có những chính trị gia ngồi thoải mái nói chuyện trời biển trong  các salon sang trọng ??
Bởi thế cho nên, không có sự hy sinh nào không cần thiết hết.

Mỗi người, mỗi phía, hy sinh cho lý tưởng của mình, cho tập thể của mình.

Tôi là người chống Cộng Sản. Chống vì lý thuyết không tưởng, chống vì không thích một cuộc sống không có tự do, một cuộc đời phải cúi đầu đi theo các con đường mà người khác chọn cho mình.

Nếu nói Hòa Hợp Hòa Giải,  tôi có thể hòa giải, hòa hợp với bất kỳ người VN nào, người Bắc, người Trung, hay người Nam, nhưng  tôi không thể nào  hòa giải hòa hợp được với «người Việt Nam CS».

Ngược lại, tôi chắc họ  cũng không chịu hòa hợp với tôi, khi tôi không đầu hàng, chịu đứng vào hàng ngũ của họ.

Làm sao mà nước với lửa có thể hòa hợp với nhau ??

Trong khi quanh tôi, người ta rủ nhau về VN ăn Tết, mua nhà, làm giàu,chúng tôi, những người phản đối CS, không làm các điều đó, cam chịu kiếp lưu đầy.

Chúng tôi hy sinh cam chịu kiếp lưu đầy  như vậy cho khỏi thẹn với lòng khi nhìn người Tây Tạng tầm dầu tự thiêu lên đến mấy trăm người, khi đọc tin người  Ngô Duy Nhĩ của tỉnh Tứ Xuyên liều mạng đem cả gia đình vượt biên tìm Tự Do để rồi bị lính biên phòng VN bắt trao trả cho bọn quan thầy Trung Quốc, bất chấp quyền Tỵ Nan mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận.

Miền Nam đã mất.
Tây Tạng đã mất.
Tân Cương đã mất.
Việt Nam có nguy cơ rồi sẽ mất.

Nhưng không thể vì thế mà đánh giá, mà chê bai người lính Miền Nam ngày xưa, người Tây Tạng, Người Ngô Duy Nhĩ ngày nay  là đã có những «Hy Sinh không cần thiết».

Trong chữ Hy Sinh, đã tiềm ẩn một mục đích rồi. Vấn đề là có nhìn ra hay không những mục đích đó mà thôi.

Trần Mộng Tú - Ngụm cà phê tháng tư

Chỉ còn 4 ngày nữa là tròn 39 năm mất nước.
Tin tức, kỷ niệm, hồi ký, tự truyện và mọi chuyện của ngày tháng cũ dồn dập gửi lên web, chuyển về cho nhau.

Không phi là tôi không kịp đọc mà vì như tác giả của bài viết Trần Mộng Tú, tôi sợ phải đọc và sợ quay lại ngày tháng cũ, nơi của ngày trước và của ngày hôm nay, nỗi ám ảnh và nỗi lo sợ vẫn còn đó, chưa phai mờ và chưa thay đổi, mà hình như còn tệ hơn nữa.

Hơn ba mươi năm trước đây, ngày chưa ra đi, hình như mình vẫn còn một nỗi hy vọng để thoát khỏi cõi đêm tối sợ hãi của một kẻ thù duy nhứt Cộng Sản là vượt biên.

Mình đã nhìn thấy cuộc đời có 2 bộ mặt khác nhau trước 75 và sau 75 như trắng và đen. Phải chọn lựa con đường để đi.

Ngày nay, đằng sau bóng đêm đó còn có thêm bóng ma của bọn thái thú phương Bắc mà hàng ngàn con cháu của chúng đang trải dài và trồng người trên khắp mọi vùng của đất nước VN.

Thật đau thương cho dân tộc khi phải sống trong cổ đôi tròng như ngày nay. Cái tròng lớn chưa xiết vì chưa tới giờ.

Nhưng buồn thay con người VN còn phải nai lưng chạy xuôi chạy ngược để kiếm miếng cơm sinh sống. Làm sao họ hiểu được tương lai mình như thế nào trong 1 tháng, 1 năm, 5 năm, 10 năm khi mà thức dậy sang mai này, không biết có khá hơn hôm qua không? 

Tương lai của một ngày còn không biết thì làm sao hiểu được cả một đời của năm tháng dài?
Chữ vượt biên hình như không còn nghĩa gì với mọi người nhứt là những người sinh sau 75, những người chỉ nhìn thấy đằng trước và không hiểu chuyện gì đã xẩy ra trước năm 75. 

Cho nên, không có sự chọn lựa nào hơn là chọn ngày mai tốt hơn ngày hôm nay mà thôi.
Có lẽ, khi cái tròng lớn xiết vào, mọi người bắt đầu nói và viết chữ Tầu trong cuộc đời thì lịch sử sẽ trở lại trên trang giấy năm 1975 ngày 30 tháng 4.

Lúc đó,  người dân sẽ hiểu chữ tự do bằng tiếng Việt nghĩa là gì? 
 
Phil Nguyen

Trần Mộng Tú - Ngụm cà phê tháng tư


Trần Mộng Tú
Ta ngồi một mình
ly cà phê cạn
lòng như tháng tư
đứt ra từng đoạn.

Tháng tư, tôi ngồi trong quán cà phê Starbucks trên đường 20th của thành phố tôi cư trú. Tôi cúi xuống nhìn mầu cà phê đen đặc, sóng sánh sót lại một ngụm trong chiếc ly giấy. Tôi cầm chiếc ly chao nhẹ đi một chút, do dự chưa muốn ngửa cổ uống nốt ngụm cuối cùng. Ngụm cà phê trông như ngụm nước mắt đen. Chao ôi nước mắt đã có một lúc nào đó, ta ngửa cổ uống được cả ngụm hay sao!