Thursday 30 August 2018

Tại Sao Dân Úc Từ Chối Nền Cộng Hòa Đại Nghị? - Nguyễn Quang Duy

Chưa đầy 11 năm nước Úc đã có 6 lần thay đổi thủ tướng và chưa thủ tướng nào làm đủ nhiệm kỳ 3 năm.
Nhân Thủ Tướng Malcolm Turnbull vừa bị áp lực của nội bộ đảng Tự Do phải từ chức chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chính trị để rút ra những bài học cho tương lai Việt Nam.

Hệ Thống Chính Trị Úc

Ngày 1-1-1901, Úc trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến trong Khối Thịnh Vượng Chung, Nữ hoàng Anh Elizabeth II hiện thời là nguyên thủ quốc gia.
Tổng Toàn Quyền đại diện cho Nữ Hoàng có quyền ký các đạo luật và quyền giải tán chính phủ.
Quốc hội Liên bang bao gồm Thượng Viện và Hạ Viện. Luật Liên bang phải được cả hai Viện thông qua và phải có chữ ký của Tổng Toàn Quyền.
Quốc Hội vừa làm luật (lập pháp) vừa lo việc hành pháp. Đảng nào chiếm được đa số ghế hay tạo được liên minh có đa số ghế tại Hạ Viện sẽ được đứng ra thành lập chính phủ.
Chính phủ gồm toàn những dân biểu và nghị sỹ. Các dân biểu và nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền bầu cho 1 dân biểu làm lãnh đạo đảng và vị này trở thành Thủ tướng.
Đó là đầu mối của các cuộc khủng hoảng lãnh đạo gần đây.

Giải Ảo Thời Sự 30-8-2018 với KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Argentina xin cấp cứu



Phần 2: Tiền Tầu trong nước Việt

THẾ CỜ VÂY - Phạm Phú Khải

Việt Nam Sẽ Chết Bởi Tay Tàu Cộng - Nếu Dân VN Không Đứng Lên Giải Quyết Vấn Đề Của Dân Tộc 
Lực Lượng Vũ Trang Đã Sẵn Sàng 
Chỉ Cần Người Dân Đứng Lên Tổng Biểu Tình
Đông Hơn, Mạnh Hơn & Liên Tục Hơn
Đồng Bào Cùng Xuống Đường Nhân Dịp 2/9


Năm 2049, chỉ hơn ba thập niên nữa, giấc mộng bá chủ của Trung Quốc có thể được hoàn thành, theo một trong những chuyên gia kinh nghiệm hàng đầu về Trung Quốc tại Hoa Kỳ, tiến sĩ Michael Pillsbury [1]. Là người từng làm việc trực tiếp với tầng lãnh đạo cao nhất trong chính quyền của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên bốn thập niên qua, từ Richard Nixon, Henry Kissinger vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 mở đường cho chính sách bình thường hoá quan hệ với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai của Trung Quốc, cho đến các giới lãnh đạo chính trị, ngoại giao và quân sự của cả hai bên mãi gần đây, ông Pillsbury đã tiết lộ nhiều bí mật quốc gia mà có lẽ chưa có cuốn sách tiền lệ nào như thế.

Cuộc chạy đua 100 năm.

Trong “Cuộc chạy đua Marathon 100 năm, các chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường quốc toàn cầu”, ông Pillsbury đã trình bày chi tiết các mưu kế của Bắc Kinh trong việc chủ động bậc đèn xanh để sẵn sàng bắt tay với Hoa Kỳ hầu chống lại Liên Bang Sô Viết thời đó. Pillsbury là người nắm giữa các vai trò then chốt của chính phủ Hoa Kỳ, khởi đầu trong chức vụ tình báo tại Liên Hiệp Quốc đối với Liên Sô, và sau đó cho cả FBI và CIA, lại rành rõi tiếng Hán với sự hiểu biết sâu sắc của các ý nghĩa thâm sâu và bí ẩn trong ngôn ngữ ngoại giao, và nghiên cứu tỉ mỉ các cuốn Tôn Tử Binh Pháp, Tam Quốc Chí và các tài liệu mật quốc gia hàng đầu bằng tiếng Hán mà ông đã thu thập được trên bốn thập niên qua.

Ngày 2 tháng 9, 2018, Toàn dân Việt tái hiện Lịch sử Hội nghị Diên Hồng

Năm 1287:

Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ , lần này lương thực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh , nhiều tướng giỏi , chú trọng đến thủy binh.

Tháng 12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:

Thoát Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta .

Tin Tức về Biển Đông Mấy Ngày Qua - Nguyễn Thứ Dân

Biển Đông (Thái Bình Dương), kể từ khi Tập Cận Bình với giấc mơ khôi phục bá quyền của một thời Đại Hán xa xưa đã khiến cho biển Thái Bình Dương không còn yên bình như tên gọi.
Biển Đông dậy sóng, ngòi thuốc nổ của Đông Nam Á, vùng tranh chấp chủ quyền là những tựa đề nóng bỏng thường xuyên được dùng để nói về tình hình an ninh của khu vực một thời hiền hòa này.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài tổng hợp tin tức về Biển Đông do Nguyễn Thứ Dân biên soạn để thấy rằng tình hình an ninh ở vùng Biển Đông vẫn đang có những "cơn sóng ngầm" rất nguy hiểm cho an ninh của vùng biển này cũng như toàn thế giới.


Việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như việc quân sự hóa các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn tiếp tục. Dưới đây là tổng hợp những tin tức trong tuần qua.

Việt Nam

Nhà cầm quyền csVN đã lên tiếng khiếu nại về một sản phẩm quả địa cầu bằng nhựa của Ukraine cho thấy tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam là lãnh thổ Trung cộng (TC). Quảng Ninh là một thành phố ráp ranh biên giới Việt Nam - Trung Cộng và nổi tiếng trên thế giới về Vịnh Hạ Long. Công ty bán sản phẩm này của Ukraine cho biết họ đã mua những quả địa cầu này từ một hãng sản xuất của TC ở Kharkov, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine. Sau thư khiếu nại của VN gửi đến Bộ Ngoại Giao của Ukraine, việc bán các quả địa cầu bằng nhựa nói trên đã bị ngưng.

Tháng Năm vừa qua một số du khách TC mặc áo thun có hình đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) đã gây làn sóng tức giận của người Việt Nam trong nước và những du khách này đã bị nhân viên của phi trường yêu cầu thay những chiếc áo thun đó để tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra.

TẠI SAO HAI NƯỚC CHIÊM THÀNH VÀ CHÂN LẠP BIẾN MẤT TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI ? - Phan Hưng Nhơn

Gần đây trên một bài báo nọ, có người đã viết:  “công bằng mà nói thì dân tộc nào cũng có đầu óc thực dân cả, không nhiều thì ít, nhưng tôi nghĩ rằng thực dân Việt siêu hơn thực dân Pháp và Tàu nhiều, không tin ư ?.  Thì Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp đã bị xóa trên bản đồ thế giới đó.”
Thật là một phát ngôn kém suy nghĩ, kém hiểu biết về lịch sử bang giao Việt – Chiêm, phụ hùa với những dư luận lỗi thời từng đổ lỗi cho người Việt Nam về sự suy thoái của nước Chiêm Thành.  Vì vậy, cũng nên tìm hiểu nguyên do suy thoái của nước Chiêm Thành thật sự từ đâu ?  Sở dĩ có dư luận đó, là do căn cứ trên hiện tượng người Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đã dễ dàng Nam tiến sinh sống trên vùng đất cũ của Chiêm Thành và đồng bằng sông Cửu Long.
SỰ SUY THOÁI CỦA NƯỚC CHIÊM THÀNH
Người Việt nam gọi họ là Chàm.  Chiêm Thành là do người Hán đặt ra.  Người Chiêm Thành gồm nhiều sắc tộc khác nhau.  Mỗi sắc tộc lại bao gồm nhiều thị tộc riêng lẻ, thường hay lẫn lộn đánh nhau.  Có hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca hay Kokosno) sống ở vùng đất Indrapura phía bắc thuộc các tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Nghĩa Bình ngày nay; vùng lãnh thổ họ có tên là Amaravati (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10).  Còn thị tộc Cây Cau chiếm cứ vùng lãnh thổ mang tên là Panduranga từ đèo Cù Mông đến lưu vực sông Đồng Nai do tập tục, lề thói khác nhau nên giữa hai thị tộc này cũng thường xảy ra xô xát các thị tộc nhỏ khác tuy sống trong hai vùng này nhưng tại các nơi rừng núi vẫn giữ độc lập với nhau.  Tổ chức chánh quyền không chặt chẽ như thế, từ nội bộ Chiêm Thành mầm mống chia rẽ vì sắc tộc đã có sẵn.  Thêm vào đó, giới thượng tầng tăng lữ và qúy tộc tuy thiểu số lại điều khiển đa số dân chúng qúa nghèo khổ.  Người Chàm thường hoặc là làm nông, đi biển hoặc làm hải tặc.

BUỔI TƯỞNG NIỆM & ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI Ngày 07 tháng 10-2018

Kính Mời tham dự Buổi Tưởng Niệm Năm Thứ 6 Thi Sĩ Bất Khuất Nguyễn Chí Thiện & Cùng Đồng Hành với Đồng Bào Quốc Nội:

Chủ Nhật 07 tháng 10 năm 2018 (1pm-4pm)
Moonlight Restaurant
Phần văn nghệ do Đoàn Du Ca Nam Cali phụ trách
VÀO CỬA TỰ DO

Sự tham dự đông đảo của quý vị sẽ thắp bừng sáng lên ngọn đuốc đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền cho người dân trong nước.
(xin xem bích chương flyer)

Phạm Gia Đại (T/M Ban Tổ Chức & Nhóm Thân hữu Nguyễn Chí Thiện)

Inline image

San Jose: Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam bị phá hoại

San Jose (NBC Bay Area) – Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại trung tâm thành phố San Jose bị phá hoại vào thứ Bảy cuối tuần qua, và có thể bị hư hại vĩnh viễn.

Kẻ phá hoại cho chảy sơn trắng từng dòng từ trên xuống ở góc trái, phía trước đài.

Có 142 quân nhân San Jose hy sinh trong cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc tên vinh danh trên đài tưởng niệm. Đối với các cựu chiến binh chiến tranh, việc phá hoại giống như tấn công cá nhân vào bản thân họ.

“Thật đáng buồn,” cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam Dennis Fernandez chia sẻ, “vì có 8 người bạn học chung trung học với tôi trên bức tường tưởng niệm đó.”

Ông Fernandez cùng vợ bà Sandra đã chung tay cùng với Quỹ Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại San Jose xây dựng đài tưởng niệm vào năm 2013. “Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam không được vinh danh khi họ trở về quê nhà, vì vậy chúng tôi quyết định xây đài tưởng niệm để có thể luôn luôn vinh danh họ,” và Sandra Fernandez nói.

See the source image

"Sons of San Jose"
A memorial honoring the 142 San Jose residents who died in the Vietnam War was vandalized on Aug. 25, 2018.

Frederic Chopin - Chàng Nhạc Sĩ Đa Tình - Phạm Văn Tuấn

Trong một dàn nhạc giao hưởng thì chiếc đàn vĩ cầm (violin) vẫn được gọi là Nữ Hoàng (Queen) và chiếc đàn dương cầm (piano) được gọi là vua (King). 
Nói đến đàn dương cầm thì phải nói đến Frederic Chopin bởi vì các sáng tác của Chopin đều liên hệ chặt chẽ với cây đàn dương cầm, đặc biệt nhờ vào sự tăng thêm các phím đàn. Chopin lại là nhạc sĩ rất khéo léo, tìm ra nhiều phương pháp bấm phím mới, dùng hết khả năng của ngón cái hay ngón thứ 5 trên các phím đen, tận dụng cách trượt ngón từ phím đen xuống phím trắng hay dùng kỹ thuật bắt chéo tay. Nhờ kỹ thuật ngón tay của Chopin, các bản đàn rất khó trình diễn trước kia, nay trở nên dễ dàng và do trí tưởng tượng sáng tạo về kỹ thuật, các luyện khúc của Chopin đã làm cho các bài tập tầm thường biến thành các nhạc phẩm mang tính chất trình diễn. Bởi thế Nhạc sĩ Schumann đã gọi Frederic Chopin là "một tinh thần thơ nhạc táo bạo nhất và hãnh diện nhất của thời đại."
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài biên khảo về Chopin của tác giả Phạm Văn Tuấn để biết thêm về người nhạc sĩ tài hoa này, người đã được các nhạc sĩ đương thời xưng tụng là "thi sĩ của cây đàn dương cầm."


1/ Trường phái Cổ Điển và trường phái Lãng Mạn.

Các thời kỳ lịch sử của bộ môn Âm Nhạc được phân biệt bằng các trường phái hay giai đoạn trong đó một đường hướng diễn tả âm thanh đã được thịnh hành. Các nhà nghiên cứu đã dùng các danh từ như "cổ điển" và "lãng mạn" để phân biệt về tác giả, tác phẩm và thời kỳ.
Trong các năm từ 1770 tới 1800 và đôi khi tới tận 1830, nét nhạc của các nhạc sĩ lừng danh như Haydn, Mozart, Beethoven đã mang nhạc vẻ "cổ điển". Danh từ này hàm chứa các ý nghĩa về sự toàn hảo, tiêu chuẩn, dùng làm mẫu mực cho các sáng tác âm nhạc về sau. Việc phân loại cũng đã được căn cứ vào số lượng nhạc âm (musical sound) bị giới hạn, vào cách hòa âm căn bản, do cách sử dụng nhịp điệu (rhythm) và nhạc thức (form) và do cả cách truyền cảm đi từ nhạc sĩ sáng tác qua nhạc sĩ trình diễn tới thính giả.