Tuesday 20 March 2018

GIÀ KHÚ ĐẾ! - Bs Đỗ Hồng Ngọc

Khi chúng ta già, chỉ mong hạnh phúc như thế này thôi - Ảnh 13.
Ghi chú : Có bạn trách sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú… đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ… “khú đế”.. Trên 70 tuổi mới nên đọc…
 
1. “Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú… đế”. Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần lượt.. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen… Còn ta, ta chần chờ, chểnh mảng, làm ngơ… Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội… Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già…khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan.. Quên tuốt những ký ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia, thứ này với thứ khác, tai không nghe rõ, nói không trôi chảy, mắt không nhìn tinh… như làn sóng đã bắt đầu tung tóe!

 

Luận về Whisky - Tăng Quốc Kiệt

 Image result for whisky brands
       Khổng Tử dạy"Thực bất tri kỳ vị", có nghĩa là ăn mà không biết mùi vị gì cả! Vậy thì, mỗi khi ăn uống nên để ý đến mùi đến  vị.
   
       Về Whisky, ở Việt Nam, trước kia tôi chỉ biết Johnny Walker,  Black and White, Ballantine's nhưng qua đây mới biết mấy chai whisky mà Mỹ đem qua bán ở PX Việt Nam đó chỉ dùng để pha cocktail mà ít người uống sec. Gần đây ở Việt Nam người ta ưa chuộng Chivas, nhưng trên cõi đời này còn có nhiều thứ whisky ngon hơn, giá cũng phải chăng, chúng ta cũng nên biết qua mà nếm thử để biết mùi đời.

CHỈ LÀ SẮC KHÔNG HƯƠNG – Ó Biển 227 LC

Related image
 
Bạn khoe tôi mình vừa thăm xứ Việt
Rằng “bây giờ đẹp hết biết  ông ơi
Nhà lầu cao ốc sang trọng chọc trời”…
Tôi bình thản cười cười cho bạn nói

Được trớn bạn uyên thuyên can không nổi:
“Ông biết không, mỗi tối tớ ra đường
Bà con tung tăng chật cả phố phường
Quán nhậu, hàng ăn khai trương tấp nập

Bao tụ điểm, bao công trình sáng lập
Độ ăn chơi bảo đảm chấp thế gian
Vào chỗ đăng-xinh chai rượu cả ngàn
Thoải mái tiêu không hề than một tiếng…”…

Còn nhiều nữa nhưng tôi ngừng câu chuyện
Cám ơn ông khoe diễn biến hiện thời
Nhưng toàn là những cảnh tượng ăn chơi
Bên cạnh đó bao mảnh đời sinh tử

Cao ốc, công viên không vào trang sử
Nước mất nhà tan người cứ ăn chơi
Thì làm sao cứu vãn được, ông ơi?!
Có ấm ức hỏi Trời, Trời cũng chịu!

Ông khoe mẽ ăn chơi không ngượng nghịu
Chuyện Tàu vô, coi nhỏ xíu, vô tư
Ăn chơi vầy là nó sợ mình ư?
Thôi, xin lỗi, đừng khoe ngu nữa nhé

Tôi chi thưa chứ không hề bắt bẻ
Cũng không màng chi những kẻ ham chơi
Kiếp sau đừng than trách nhé ông ơi
Bởi hậu quả đến từ đời kiếp trước…

Tôi biết không thể trách ngăn ông được
Nhưng hình ảnh kia là sắc không hương
Ăn chơi không làm đất nước phú cường
Đừng nghe xúi dục của phường bán nước

Được thế tôi xin cám ơn ông trước
Cầu cho nước mình sớm được tự do
Cho dân tộc mình mau được ấm no
Cầu Chúa ban Ơn Lành cho đất Việt…
Ó Biển 227 LC

KHÁM PHÁ SỰ THẬT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG MÀ CHÚNG TA THOÁT KHỎI ĐƯỢC NHIỀU BỆNH NAN Y - Đỗ Đức Ngọc


TÀI LIỆU TỰ HỌC CÁCH KHÁM BỆNH VÀ TỰ CHỮA KHỎI CÁC BỆNH THEO PHƯƠNG PHÁP Y HỌC BỔ SUNG THỰC DỤNG.
PHẦN LÝ THUYẾT

I-CÁCH KHÁM BỆNH CẦN PHẢI CHO BIẾT :
Cao bao nhiệu, cân nặng bao nhiêu ?
Đo áp huyết 2 tay (lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim) và đường-huyết 3 giai đoạn
Đo áp huyết 2 tay là biết bệnh của ngũ tạng (lấy cả 3 số tâm thu, tâm trương, nhịp tim) và đường-huyết 3 giai đoạn :
Đo bên trái biết bệnh của tâm, tỳ vị và phổi
Đo bên phải biết bệnh của tim gan, thận
Đo áp huyết 2 tay và đường trước và sau khi ăn sẽ biết tất cả nguyên nhân các bệnh từ đó cách chữa là điều chỉnh lại ăn, uống tập luyện cho áp huyết và đường trở lại bình thường theo tiêu chuẩn tuổi thì khỏi bệnh.
a-Trước khi ăn : Đo áp huyết 2 tay và đường ?
b-Sau khi ăn :Đo áp huyết 2 tay và đường  ?
c-Sau khi tập bài gì theo tài liệu hướng dẫn.: Đo áp huyết 2 tay và đường  ?
Bất cứ ăn hay uống thuốc gì, hay tập luyện bài gì, cũng phải kiểm chứng kết quả bằng máy đo áp huyết 2 tay và đường mà không cần hỏi ai, nếu áp huyết và đường lọt vào tiêu chuẩn thì tốt, không lọt vào tiêu chuẩn là sai .

Ở Hiền Gặp Lành - Bửu Uyển

            Từ lúc còn học Trung học, tôi đã thích nghề dạy học, thích được tiếp xúc, gần gũi với các em học sinh. Nhưng số phận lại không cho tôi đậu vào trường Sư Phạm, mà lại đậu vào trường Quốc Gia Hành Chánh.
 
            Sự  yêu thích nghề dạy học cứ theo  đuổi tôi , ngay cả khi tôi đã là một viên chức hành chánh.Năm 1967, tôi được bổ nhiệm làm Phó Quận Trưởng quận Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Sự yêu thích được dạy học đã thúc đẫy tôi làm đơn gởi đến Ty Giáo Dục tỉnh Thừa Thiên, sau khi được sự chấp thuận của Trung Tá Quận Trưởng.  Ty Giáo Dục Thừa Thiên đã đồng hóa văn bằng Tốt Nghiệp Quốc Gia Hành Chánh của tôi với văn bằng Cử Nhân. Và họ sắp xếp cho tôi dạy Công Dân Giáo Dục lớp Đệ Tứ và Quốc Văn lớp Đệ Ngũ tại trường Trung Học Phú Lộc. Tôi thỏa mãn với ước nguyện của mình là được sống và sinh hoạt với các em học sinh tươi trẻ . Tôi chăm chỉ giảng dạy và rất thương mến các em. Số học sinh của tôi vào khoảng 5, 6 chục em, cả nam lẫn nữ. Trong số các nam sinh lớp Đệ Tứ, tôi mến em Liêm nhất. Em thông minh, tánh tình hiền hòa, các bạn trong lớp ai cũng mến em.
           

Trở lại Paris


trở lại Paris
ngay lúc sông Seine dâng nước, mọi người sợ lụt
con sông tưởng hiền từ nhưng năm nay lên cơn dữ
những ngôi nhà cô lập, lối đi biến mất
thành phố xôn xao mưa bão
dõi trông mực nước từng phút từng giờ
người đàn bà đứng bên cửa sổ
vẫn giữ nụ cười
làm mọi người thán phục

                          *

những con đường chen chúc
đầy nghẹt xe cộ
ngày cuối tuần, khu phố Tàu nhộn nhịp
dân da vàng sửa soạn Tết âm lịch
nhìn thiên hạ mua sắm, bỗng thấy mình bao dung
chẳng hiểu tại sao
dạo chơi xứ người
gặp lại bạn xưa, nói năm ba câu vớ vẩn
đứa làm nghệ sĩ vẽ tranh, nắn tượng
đứa hát hò, văn nghệ líu lo
thế mà vui
giống như đứa bé được cho túi kẹo
nhìn đời đẹp hơn chút xíu
Paris chiều sương gió lâng lâng

                          *

những hàng rào sắt bâng khuâng
nhìn theo bước chân rong rêu
hình như có dấu chim sẻ trên từng lát đá
vài cô mãi dâm châu Á lân la không dám mời khách
mùa đông hụt hẫng
Paris, thành phố muôn đời của tình nhân
vẫn âm thầm
đừng bao giờ đặt câu hỏi
mỗi trái tim là một thế giới bí ẩn

                          *

những khu vườn đi vào lịch sử
anh hùng, liệt nữ chết cho dân chủ tự do
tình thương, máu và nước mắt
niềm hãnh diện của một dân tộc
Paris vuốt ve mái đầu thưa tóc
hôm nay bão lụt
cơn gió lốc qua đời
thổi vào lòng viễn phương những rung chuyển bồi hồi

                          *

mơ hồ như có lửa đốt lên từ dòng sông
ta về, trời Paris như sống lại
một thời hương khói sử thi
có tiếng ai gọi trên cành lá
và hạt mưa vỡ trên tay
bất tận sơn hà…

thy an
Paris - cuối 01-2018 - mùa nước dâng sông Seine

TƯỞNG NIỆM CỐ TT: TRẦN VĂN HƯƠNG Một Nhân Sĩ Suốt Đời Giữ Tiết Tháo

Trong phạm vi bài này, xin mạn phép kể lại những ngày sau cùng của một chính khách thanh liêm, cương trực, suốt đời giữ được tiết tháo và lòng yêu nước: 


Ngày 29/04/1975 Đại sứ Hoa Kỳ ông Martin đến Tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp.



Đại Sứ Martin nói:



Thưa Tổng thống tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhân danh chánh phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Ngài rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng thống muốn. Chánh phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng thống cho đến ngày Tổng thống “Trăm tuổi già”



Cố Tổng Thống Trần Văn Hương mỉm cười trả lời bằng tiếng Pháp:



Thưa ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông Đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết Cộng sản vào được Saigon, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông đại sứ đã đến viếng tôi.



Khi nghe câu “Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), Đại Sứ Martin giật mình nhìn trân trân cụ Trần Văn Hương.




Bơ Bretel




Beurre Bretel được sản xuất bởi hãng Maison Bretel Frères năm 1871 sáng lập bởi hai anh em Eugène Bretel và Adolphe Bretel ở Valognes (Pháp). Hãng phát triển mau chóng, sản xuất từ 95 tấn năm 1871 nhảy vọt lên 1840 tấn năm 1879, là một trong những hãng sản xuất bơ quan trọng nhứt của Pháp thời bấy giờ. Hãng đã nhận được nhiều huy chương trong nhiều hội chợ quốc tế năm 1878, 1889, 1900 ở Paris, 1893 ở Chicago … và sống nhờ xuất cảng ra ngoại quốc (80% beurre được xuất cảng).

Hãng tiếp tục phát triển mua lại nhiều cơ xưởng khác trong vùng Normandie và mở thêm chi nhánh mới ở Rennes: Nouvelle Beurrerie d’Ile-et-Vilaine, sau đó hãng nầy được mua lại bởi Raoul Le Doux, là cháu của hai người sáng lập. Lúc đó Maison Bretel Frères đã có tất cả là 17 cơ xưởng và được sáp nhập với nhóm Union Laitière Bricquebec vào năm 1960 nhưng sau đó được mua lại bởi hãng Gloria vào năm 1972.

Thương tiếc Chiều Mưa Biên Giới


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ông Bút (Danlambao) - Trên Dân Làm Báo, có chuyên gia Cao Đắc Tuấn, thường phân tích nhạc, ông ta rành rẽ về nhạc lý, và cả lãnh vực văn, thơ. Do đó bài phân tích của tác giả Cao Đắc Tuấn rất đắc hàng. Từ khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông qua đời tới nay, tôi trông hoài không thấy ông hạ bút, nên tôi viết bài này, theo suy nghĩ hạn hẹp của mình, không có trăng, dùng sao, thưa quý vị.
Tạ lỗi với thầy. 

A. Thầy dạy vẽ: 
Khi lên trung học đệ nhất cấp, lớp đệ thất, tôi may mắn được học vẽ với thầy Trương Đình Quế, một điêu khắc gia nổi tiếng, những tranh vẽ, bức tượng của thầy, không phải lúc tuổi thơ mà cho tới bây giờ, tôi cũng không hiểu được ý nghĩa nói gì! Sau 30/4/1975 chạy loạn, mẹ cha còn lạc, huống gì thầy trò, thế nhưng năm 1998, nhờ gió trời đưa đẩy, thầy về ở xóm tôi, thuộc nông trường Cao Su An Viễng, (*) thầy là nghệ sĩ thứ thiệt, vì thành phố náo nhiệt, thích nơi thôn dã thầy mới tạt về đây, chứ thầy yếu đuối, dễ cuốn theo chiều gió, làm công nhân cao su sao được. Năm 2010 thầy tặng mấy anh em nhà tôi, bức tượng bán thân của mẹ tôi, tôi đem qua Mỹ thờ, nhìn tượng mẹ, nhớ ơn thầy, không quên những yếu kém khả năng học hỏi của mình. 

Cú Và Chim Se Sẻ (Owl and the Sparrow) - Bản Chính Thức - meFILM

Chín nén nhang cho gia đình Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh


Image result for Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh
Đối với tôi, ở tuổi 11 vào năm 1975, tôi còn nhỏ. Xã hội quanh tôi cũng nhỏ: gia đình, vài đứa bạn tiểu học, hàng quán quanh nhà, chợ Ông Tạ, nhà thờ An Lạc, nhà thờ Nam Thái, trường Bắc Hải… Vậy thôi! Thế nhưng cái xã hội nhỏ và đơn giản của tôi phải mang một dấu ấn sắc, nhọn, nhầy nhụa, dã man. Ba mươi năm sau “ngày ấy”, tôi viết lại câu chuyện này để một lần nhìn vào dấu sẹo trong tâm hồn mình. Viết để lý giải về nó một cách bình tĩnh và trưởng thành hơn. Viết để nói với những người đã đem đến cho tôi kinh nghiệm kinh khủng đó. Nói chung, viết là lối giải tỏa tâm lý ẩn ức của người viết.

Tội của Tổng Thống Donald Trump Và Những Lời Cảm Ơn Không Cần Nói - Vĩnh Tường

Để biết sự thật, bình dân Việt nam thường nói: “Một trăm lần nghe không bằng một lần thấy - một trăm lần thấy không bằng một lần làm”. Và câu nói bất hủ trong thế kỷ 20 của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, không chỉ là lời nhắc nhở cách nhìn sự thật riêng về chính trị ở một thời, mà bình dân đã dùng giá trị của nó trong mọi sinh hoạt: ‘Đừng nghe mà hãy nhìn kỹ!’ . Hiện nay, trong giới truyền thông và chính trị gia cũng như dân chúng Hoa Kỳ, kẻ binh người chống ông Trump có thể tính đến hàng triệu, và không ai bảo đảm con số chính xác hơn kém bao nhiêu. Cứ gửi niềm tin vào mấy con số tỉ lệ lượng giá (Poll) có khác nào người mù được dắt đi sờ voi, bỡi lẽ cái máy tính chỉ cộng - trừ - nhân - chia theo lệnh của người sử dụng. Bao giờ cũng vậy, chính con người là vấn đề và ở đó luôn luôn là câu hỏi. 


Tiếng Hát Trong Khu Vườn Hoang


Một lần nữa mùa Xuân lại trở về với đất trời. Tiếng hát của nàng xuân từ những khu rừng xa thẳm vang dần đến thành phố, nơi đã quá mệt mỏi với một mùa Đông dài. Hoa Thủy Tiên nở rộ ở lối vào của đường xe điện ngầm, những chiếc xe chở hàng cồng kềnh làm chật đường phố, trẻ con tụ tập từng nhóm như những cụm hoa nơi ngưỡng cửa, tiếng xe chạy, và những tiếng rao hàng một lần nữa lại vang lên khắp nơi.

Vâng, mùa xuân đã về, và thành phố trở nên thơ mộng hơn với những giàn hoa nhài thơm ngát, những tiếng chim hót trên cây táo già đang trổ lá non, những cây dương như vươn mình lên trong lớp vỏ trắng, những bông hoa súng trong hồ nước bắt đầu hé nở để khoe sắc thắm trong những buổi sáng mùa xuân trong lành, tươi mát.

GIẢI ẢO TV 🔔 Putin ơi Tiền đâu mà Ngông - NGUYEN XUAN NGHIA

16-03-2018 : Thuyết đấu trí giữa Donald Trump và Tập Cận Bình - Nguyễn Xuân Nghĩa

Chủ Lạy Đầy Tớ - Tôi vái anh một lạy!

 Image may contain: 1 person, sitting and outdoor
Tôi vái anh một lạy !
Anh chết cho tôi nhờ
Nào của dân , đầy tớ
Tất cả đều xin - cho
Tôi vái anh một lạy !
Anh đẩy tôi ra đường
Miệng anh hô " giải phóng "
Mang đến toàn tang thương
Tôi vái anh một lạy !
Nay mất biển , mất nhà
Gạc Ma , rồi Biên Giới
Bô- xít , với Mosa
Tôi vái anh một lạy !
Nhìn trẻ em mỗi ngày
Chân không , em lạnh , đói
Lội suối và đu dây
Bố xuất khẩu lao động
Mẹ dọn dẹp , ô - sin
Con lớn lên thiếu cả
Tình thương , một gia đình
Một lạy , tôi vái anh !

Trị Nguyễn

Chiều nhạc Du Ca

Vào hồi 2PM ngày hôm qua, chủ nhật 3/18/2018 tại Hội Trường Le Petite Tranion trên đường số 5, thành phố San José bắc California, Chiều nhạc Du Ca 2018 đã được Đoàn Du Ca bắc Cali tổ chức với sự tham dự thật đông Thân hữu cùng Đồng hương trong Vùng cùng một số bạn bè từ phương xa nhân dip mùa Xuân cùng về thăm San José và ghé tham dự.

Vẫn là những ca khúc đẹp mãi với thời gian của Cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, người sáng lập Phong trào Du Ca từ khoảng thập niên 60, cùng với những nhạc phm của thành viên sáng tác, đặc biệt năm nay ca sĩ Đồng Thảo đã trình bày một nhạc phẩm của Việt Khang, ca ngợi lòng yêu nước của Tù nhân Lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người thanh niên vì yêu Tô Quốc mà bị CS kết án 16 năm tù,

Sau đây là một số hình ảnh xin đựơc chia xẻ đến Quý Bạn Xa Gần, cùng gõ nhịp tim hoà với những bản hùng ca do Đòan Du Ca Bắc CaLi trình bày :

Xâm Lăng Không Tiếng Súng: Trung Quốc Biến Nợ Thành Lãnh Thổ - Lê Minh Nguyên

Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẩn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, TQ vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch “Vành Đai và Con Đường” còn gọi là “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21” (BRI – Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1,700 tỷ đôla mỗi năm và 26,000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (http://cnb.cx/2tWJJUV).
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/03/image5.jpegỞ Brunei, TQ đang xây dựng một khu phức hợp lọc dầu và hóa dầu và một cây cầu nối khu liên hợp với thủ đô Bandar Seri Begawan, trị giá 3.4 tỷ đôla trên đảo Muara Besar, đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Brunei. Nhưng đó chỉ là giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trị giá khoảng 12 tỷ đôla (http://bit.ly/2tPxlWs).

Chân dung người phụ nữ lặng lẽ sau hào quang, làm điểm tựa bình yên cho cuộc đời Stephen Hawking

alt
Ngày 14 tháng 3 vừa qua, nhà vật lý Stephen Hawking đã nói lời vĩnh biệt với nhân thế. Cộng đồng khoa học mất đi một nhà nghiên cứu tận lực và tài năng. Còn người Jane Wilde, người vợ đầu tiên của Hawking mất đi tình yêu lớn nhất của cuộc đời bà.
 
Stephen Hawking ra đi và để lại phía sau rất nhiều cống hiến quan trọng cho giới khoa học. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những lý thuyết về vũ trụ và tấm gương về nghị lực sống, một món quà đẹp khác mà Stephen Hawking để lại cho cuộc sống này chính là câu chuyện tình yêu với người vợ đầu, bà Jane Wilde – món quà quý giá mà cuộc sống đã rất ưu ái dành tặng cho ông.
 
Stephen Hawking được biết đến là một nhà vật lý học vũ trụ tiêu biểu của thời hiện đại, người đã dành cả đời mình cho những nghiên cứu khoa học, cho “nàng thơ Vật lý” theo cách gọi của vợ ông. Tuy nhiên, sẽ không ai biết đến sự tài năng của Stephen Hawking nếu không có sự xuất hiện của một người phụ nữ.
 

Nói Chuyện Với Đầu Gối. Phiếm Luận về Văn Học và ngôn ngữ - BS Nguyễn Thượng Vũ

Khi tôi còn trẻ, tôi muốn học làm nghề Viết Văn nhưng Bố tôi nói: con viết tiếng Việt đầy lỗi chính tả, làm sao mà tính sinh sống bằng nghề viết Văn được? Con phải chọn một nghề vững chắc có thể nuôi sống mình chứ không thể tin cậy vào nghề viết Văn. Các nhà văn Pháp mà con học trong trường như Hugo, Lamartine, Baudelaire, Apollinaire .. đều nghèo đói cả khi về già. Con nhớ ông Petrus Trương Vĩnh Ký là một nhà Văn, một nhà Bác Học bậc nhất nước Việt Nam mà vào tuổi già cũng sống trong cảnh nghèo túng, bệnh tật…
 
Bố tôi còn nhắc cho tôi 1 câu thơ bằng Hán Văn mà tới giờ này – hơn 60 năm sau- tôi vẫn còn nhớ  như hôm nào còn là một thanh niên trẻ , đầy nhiệt huyết và ảo tưởng:
 
Lập thân tối hạ thị văn chương.
 
(mà lúc đó tôi hiểu một cách nôm na là ở đời, chọn nghề khổ nhất,  bết bát nhất, nghèo nhất là chọn nghề Viết Văn) .
 

Đọc Báo Vem 573 Ngày 20/3/2018

Nói chuyện về Tiếng Việt



Nhà nghiên cứu Đỗ Thông Minh nói chuyện với nhà báo Nguyễn Giang của BBC về Tiếng Việt

QUÊ HƯƠNG TÔI NGÀY XƯA ẤY.. - Thiên Kim

Quê hương tôi non nước mến thương

Chữ S bao quanh biển miên trường

Nắng rọi đồng quê vàng lúa đẹp

Cầu tre thôn nữ má duyên hương



Vườn cây hoa trái ngập trên cành

Trái ngọt đan thanh đẹp bức tranh

Mời anh chiến sĩ  "sầu riêng" chín

Một trái ngọt bùi nặng nghĩa tình
 

Sai Gòn thành phố "Ngọc Viễn Đông"

Mưa nắng hai mùa mây vẫn trong

Áo trắng trên đường tà áo lượn

Tan trường cánh bướm trắng niềm thương!



Cao nguyên buổi sáng quyện mù sương

Quanh co đồi núi vẫn mộng thường

Sơn nữ nắng hồng môi má thắm

Tóc mềm buông thả dáng mây vương

 

Phiên gác đêm Xuân trên đồi núi

Cùng bao chiến hữu nợ quê hương

Giang sơn một gánh đồng cộng khổ

Mang nặng tin yêu của giống nòi



Chiến địa tung hoành mong chiến thắng

Dakto, An Lộc vững niềm tin

Tái chiếm Cổ Thành bao oanh liệt

Thế rồi ! Buông súng những ngày buồn!



Vẫn nghĩ một ngày hoa mai nở

Cánh hoa dựng lại một màu cờ

Ngày hoa Dân chủ bừng hương sắc

Người về nối lại mảnh Tình Quê
Thiên Kim

Chuyện về người giữ 16 tấn vàng của VNCH vừa qua đời tại Thái Lan - TS Đinh Xuân Quân

Ông Lê Quang Uyển, người có trách nhiệm giữ 16 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia (NHQG), tài sản của Việt Nam đã qua đời tại Chiang Mai, Thái Lan thọ 81 tuổi. Ông sinh Tháng Chín năm 1937 và mất ngày 26 Tháng Giêng năm 2018. Nhân dịp 49 ngày ông mất, tôi xin có bài sau đây.


Trong giới kinh tế tài chính, nhất là vào những năm chót của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ai cũng biết đến Thống đốc trẻ tuổi của Ngân Hàng Quốc Gia là ông Lê Quang Uyển.


Sau khi tốt nghiệp HEC (Hautes Etudes Commerciales) tại Paris năm 1960, ông Lê Quang Uyển về Việt Nam phục vụ. Ông đã làm một thời gian ngắn làm cho Ngân Hàng Pháp Á (BFA – Banque Francaise de l’Asie). Sau đó ông Lê Quang Uyển cũng như nhiều chuyên viên trẻ khác cũng bị động viên vào quân đội và lên đến cấp bậc đại úy.



MẸ LẤY CHỒNG - Vũ Thị Huyền Trang

NPC8
Từ độ trong năm đã thấy mẹ nói gióng “sau tết mẹ lấy chồng”. Tưởng chỉ đùa vậy thôi hóa ra mẹ lấy thật. Nhẹ hều như chuyện chẳng có gì to tát. Như là mẹ qua sông đi chợ, như ba lô quần áo kia chỉ đủ để mẹ đi thăm bạn bè cũ vài ngày. Trước hôm theo chồng mẹ quét tước cửa nhà tinh tươm, hái nốt đợt chè xuân, lót sẵn ổ rơm cho mấy con gà mái.
Cây mai trước nhà vừa trổ nụ vừa rực vàng thay áo, chiều nào lá cũng tức tưởi rơi. Mẹ không nhớ đã nhặt nó ở đâu về trồng, không phải mai miền Nam cũng chẳng phải giống mai tứ quý. Giống mai gì kì lạ, năm nào cũng đỏng đảnh nở hoa sau tết, vàng rực một màu trong nền lá non đỏ lịm. Mẹ tiếc mãi hoa không kịp nở, nên trước lúc ngồi sau xe người ta trôi đi mẹ đã hái vài nụ mai nhét vội trong ba lô quần áo. Tôi đứng đó nhìn theo, trong cổ họng vẫn còn vị tanh của canh cá nấu khế vườn nhà. Bữa cơm đạm bạc tiễn mẹ về nhà chồng chỉ có rổ rau má, canh cá và đĩa tép khô. Thịt thà mẹ không ham, mấy thứ đó lúc nào muốn chả có. Lấy chồng về phố, mẹ chưa gì đã thấy thương mình những ngày tháng xa quê…