Thursday 15 February 2018

ĂN TẾT BẰNG XƯƠNG MÁU MẬU THÂN THÌ HÒA HỢP-HÒA GIẢI VỚI AI?


Phạm Trần – Đả Đảo Cộng Sản - Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã tự tay bóp cò súng vào đầu khi mở tiệc liên hoan mừng “chiến thắng Mậu Thân 50 năm” mà mồm vẫn bô bô kêu gọi người Việt bỏ nước ra đi từ sau 30/04/1975 hãy “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai vì mục tiêu phát triển chung của cả dân tộc".

Đây là một bằng chứng nữa chứng minh người Cộng sản luôn luôn nói một đảng làm một nẻo và lươn lẹo có truyền thống.

Chúc mừng năm mới 2018



Chúc Mừng Năm Mới 2018. VTLV
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ.
CUNG NGHINH TIẾT NHẬT TUẤT THIÊN THAI.
CHÚC ĐẶNG TOÀN GIA ĐẮC THỌ TÀI
TÂN TIẾN TRÊN ĐƯỜNG ĐẦY NHỰA SỐNG
XUÂN VỀ PHƯỚC LỘC ĐẾN VỪA HAI.

Thư gởi hoàng phủ ngọc tường

Sau đây là lá thơ của Thiếu Tá Liên Thành, cựu Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, Thừa Thiên- Huế. Ông là học trò cũ của tên khát máu hoàng phủ ngọc tường, Ông khg những chỉ đích danh hpnt để chửi, mà ông lôi cả 3 đời dòng họ hoàng phủ để mạt sát và nhục mạ cho đúng với tội của thằng đồ tể máu lạnh đã uống máu đồng bào mình.
Thư gởi hoàng phủ ngọc tường.
Thưa Thầy,
Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.
Thưa Thầy,
Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v… Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

Bài Thơ Còn Lại - Hoàng Anh Tuấn

Nói về “Bài Thơ Còn Lại” của Hoàng Anh Tuấn, nhà báo Bùi BảoTrúc viết:
“Nếu phải đọc một bài thơ, xin hãy đọc "Bài Thơ Còn Lại".
Nếu muốn nhớ lại một bài thơ, xin hãy nhớ "Bài Thơ Còn Lại".
Nếu trí nhớ tàn tạ bắt chúng ta quên đi một phần của bộ nhớ,
Thì xin giữ lại vài ba câu của "Bài Thơ Còn Lại.'”

Bài Thơ Còn Lại
Hoàng Anh Tuấn

Bước rất nhẹ như mây mềm dưới gót
E nắng buồn làm rối tóc mưa ngâu
Em tìm anh nước uốn nhịp ven cầu
Năm tháng cũ rợn tình xưa tỉnh thức
Em vẫn bé, anh vẫn còn ngây ngất
Màu áo hường còn gợn bóng âm thanh
Mắt thuyền qua nên nón vẫn nghiêng vành
Chân cuống quýt nên guốc ròn gõ cửa
Anh mở vội cả nghìn lần hớn hở
Cho hồn nhiên, mắc cỡ với hoài nghi
Em cúi đầu và lặng lẽ bước đi
Từ hôm ấy cửa nhà anh bỏ ngỏ
Bước rất nhẹ như hường qua sắc đỏ
Như màu trời len lén bước vào xanh
Như thời gian vò nát lá thư tình
Bước rất nhẹ như vẫn còn đứng lại
Bước rất nhẹ như mùa thu con gái
Như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh
Như chưa lần nào em nói: yêu anh
Như mãi mãi anh còn nguyên thương nhớ
Bước nhè nhẹ như bóp mềm hơi thở
Như ngập ngừng chưa nỡ xé chiêm bao
Em có về ăn cưới những vì sao
Ðể chân bước trên dòng sông loáng bạc
Ở một chỗ tưởng chừng như đi lạc
Yêu một người mà cảm thấy mênh mông
Em đi ngang nhịp bước có lạnh lùng
Mà sao vẫn y nguyên bài thơ cũ?
Vẫn lặng lẽ để anh nghe vừa đủ
Vẫn thờ ơ cho rủ hết màn the
Vẫn mỉm cười rồi vẫn lấy tay che
Cho cặp mắt bỗng nhiên mười sáu tuổi
Tay vụng quá nên thư không viết nổi
Mực trong bình như cẩm thạch ngẩn ngơ
Giấy trắng tinh đem bóc nhẹ từng tờ
Tầu bay giấy ngượng ngùng bay qua cửa!
Em nguyên vẹn là bài thơ bé nhỏ
Anh còn nguyên là một kẻ yêu em
Em đi ngang xin ráng bước cho êm
Ðừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ
Ðừng đẹp quá để anh đừng rối chỉ
Lấy gì đây khâu vá lại tình xưa?
Có đi ngang xin chọn lúc bất ngờ
Ðừng nói trước để anh buồn vơ vẩn
Có đi qua xin em đừng đánh phấn
Tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai
Mắt vương tơ của những phút học bài
Tay khéo léo khi đánh chuyền với bạn

Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê
Những ngõ vắng, tối tăm..... anh dấu hết.

Fight on, Trump - "You magnificent bastard"

This is a great article!! A description of politics in the US since the mid-sixties.
Evan Douglas Sayet is a comedian and conservative speaker. He is the nation's leading conservative speaker, an in-demand Master of Ceremony for Republican events. Sayet is the author of The Kinder Garden Of Eden: How The Modern Liberal Thinks And Why He's Convinced That Ignorance Is Bliss.
 
He Fights
. by Evan Sayet 

My Leftist friends (as well as many ardent #Never Trumpers) constantly ask me if I'm not bothered by Donald Trump's lack of decorum.

They ask if I don't think his tweets are "beneath the dignity of the office." Here's my answer: We Right-thinking people have tried dignity. There could not have been a man of more quiet dignity than George W. Bush as he suffered the outrageous lies and politically motivated hatreds that undermined his presidency. We tried statesmanship. 

Could there be another human being on this earth who so desperately prized "collegiality" as John McCain? We tried propriety: has there been a nicer human being ever than Mitt Romney? And the results were always the same.

Mùa Xuân Trên Những Xác Người

The Incredible Journey of Elon Musk

Con người gồm phần “Con” và phần “Người”

Một cặp trai gái Việt du lịch ở Mỹ, đi thăm nhiều nơi. Một bữa đang ngồi uống cà phê trong một khu mua sắm nổi tiếng ở New York, trao đổi với nhau những nhận xét về nước Mỹ thì bất ngờ một người Mỹ ngồi bàn bên cạnh lên tiếng bằng tiếng Việt thật chuẩn:

“Chào mừng hai bạn đến thăm nước Mỹ!”

Cặp trai gái người Việt hơi bất ngờ, nhưng cùng đáp lại:

“Chào ông!…”

Người đàn ông Mỹ cười, nói tiếp:

“Tôi có thể ngồi chung bàn trò chuyện với hai bạn được không?”

Cặp trai gái Việt có vẻ lúng túng nhưng rồi gật đầu:

“Ok. Ông nói tiếng Việt giỏi quá!”

Tổng Thống Trump và Tờ Sớ Táo Quân Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 2

Inline image

… Một năm rồi, còn chưa rõ nữa sao? 

Bài trước đã nói rõ ai được gọi là bình dân trong trong loạt bài này. Nay xin thêm vào định nghĩa có tính xã hội đương thời; bình dân được mời nói chuyện bao gồm những ai chưa bị nhiễm bệnh dịch ghét Trump, chửi Trump. Không nhiễm bệnh thì mới còn đủ khả năng nhìn thấy người ta bệnh như thế nào. Bệnh dịch nào cũng vậy, thường do cá nhân vô tình, bất cẩn, thiếu sự chăm sóc vệ sinh cho mình và do loại vi khuẩn có tính lây lan rất mạnh và rất nhanh. Ở xứ tự do, truyền thông thiếu lương thiện trong thời đại này cũng tương tự như thế.

Nay tuy hết lịch năm cũ nhưng tính đến ngày tròn năm làm việc của TT thì bài viết này chưa quá muộn. Hơn nữa, để chuẩn bị tổng kết cuối năm âm lịch và đón Tết ta, người viết xin nọp bản danh Mục Thành Tích của TT Trump sau đây để người làm sớ táo quân dễ bề tra cứu. Người đọc có đủ kiên nhẫn mới có thể đọc hết vì nó dài hơn tờ sớ táo quân thường niên của cộng đồng Việt nam tỵ nạn.


BÁC NAM , BÁC NỮ

“Cứ đầy đi, không phải nghe lời bà ấy!”.

Minh họa: Internet

Trưa nay đi ăn đám cưới, mình được xếp ngồi cùng mâm với mấy bác già cả nam và nữ mình trẻ nhất mâm.
 
Người ngồi ngoài cùng rót tuần bia đầu tiên, đến lúc rót vào cốc bác nam đối diện mình thì bác nữ bên cạnh nhắc:
 
- Một chút gọi là thôi anh ạ, nhà em không uống được!
 
Bác nam phản ứng tức thì:
 
- Cứ đầy đi, không phải nghe lời bà ấy!
 
Tất nhiên cốc bia được rót đầy sủi bọt, tất cả cùng chạm cốc và bác nam làm một hơi hết sạch cốc bia, bác nữ cằn nhằn:
 
- Đã bảo uống ít thôi lại uống hết cả cốc to thế này, huyết áp lại tăng vùn vụt cho mà xem. Trước lúc đi đo là bao nhiêu?
 

Mậu Thân 1968 và những sự thú nhận nửa vời - Song Chi.

50 năm sau, biến cố Mậu Thân 1968 lại trở lại thành một chủ đề nóng, từ trên báo chí truyền thông nhà nước cho đến trên facebook, trong các cuộc tranh luận cùa người Việt.

Điều trước tiên chúng ta phải nói rõ, đó là chính đảng và nhà nước cộng sản đã khơi dậy vụ việc khi tổ chức hàng loạt hoạt động ăn mừng rình rang, tưởng niệm 50 năm “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1968”, tiếp tục tuyên truyền dối trá, bóp méo về một sự kiện lịch sử có thật, tiếp tục “tẩy não” người Việt như họ đã làm thế suốt bao nhiêu năm qua. Không có một sự thay đổi, tiến bộ nào trong thái độ, nhận định lại lịch sử sau 50 năm. Không có một lời nào nhắc tới vụ thảm sát hàng ngàn người dân thường ở Huế chứ đừng nói đến ăn năn, sám hối. Chính vì vậy mà những người có hiểu biết, có lương tri buộc lòng phải lên tiếng và sự kiện Mậu Thân lại trở lại nhức nhối ngay giữa những ngày này.
Mọi việc càng nóng hơn khi khi có bài viết của ông Nguyễn Đắc Xuân, lá thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường-hai trong số những cái tên của những “trí thức” người Huế nằm vùng được nhắc đến nhiều nhất lâu nay xung quanh vụ Mậu Thân, và những cuộc tranh cãi giữa những người bênh ông HPNT, người phản đối.

THẢM SÁT HUẾ TẾT MẬU THÂN Bác sĩ Elje Vannema, “The Vietcong Massacre at Hue”


Bút ký "The Vietcong Massacre at Hue" của bác sĩ Alje Vannema, người gốc Hòa Lan, có mặt tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968, một nguồn chứng cớ quan trọng vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế. Bài viết được Vintage Press, New York công bố năm 1976, sau đó được báo chí Việt ngữ tại Mỹ trích dịch đăng lại dưới tựa đề : Thảm sát Huế Tết Mậu Thân.
Xin phép tác giả và dịch giả được đăng lại, vì sự cần thiết “cung cấp” bằng chứng cho giới “trí thức Việt Nam”, những người tin vàosự "vô tội" Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hy vọng những người này sẽ đọc tài liệu này, để thấy rằng thảm sát Mậu Thân 1968 là chuyện “có thật”. Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân là hai “đồ tể xứ Huế” là chuyện có thật. Thảm sát Mậu Thân 1968 đã diễn ra tại Huế ra sao, ai chịu trách nhiệm?
50 năm sau lịch sử bị bóp méo, chôn vùi bởi tuyên giáo CS. Họ rùm beng ăn mừng chiến thắng Mậu Thân. Nhưng sự thật vẫn còn đó. Những trang bút ký này của bác sĩ Elje Vannema là sự thật, cần thiết cho những người có thiện chí muốn tìm "sự thật".

Mậu Thân Huế: Tại sao phải thảm sát?



Trong phần trước chúng tôi đã trình bày rõ Mỹ biết âm mưu của Cộng quân là huy động lực lượng chiếm Huế để làm thủ đô của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nên Mỹ đã huy động một lục lượng lớn, chờ Cộng quân rơi vào tử địa là tiêu diệt. Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày qua về tình trạng thảm sát ở Huế và phân tích lý do tại sao Hà Nội phải ra lệnh tàn sát.
THỰC HIỆN VIỆC THẢM SÁT
Trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công Huế, các thành phần ly khai bỏ đi theo Việt Cộng từ năm 1966 và các tên nằm vùng đã lập sẵn danh sách những người mà chúng cho rằng cần phải thanh toán. Vì thế, khi mới vào Huế, chúng đã mở cuộc lục xét khắp nơi để tìm những người này.
 Image result for images from thảm sát mậu thân năm 1968
Ngoài những người có tên trong “sổ đen”, các toán an ninh đi lùng bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn hay phản động như công chức, binh sĩ VNCH, cảnh sát, nhân viên sở Mỹ, các thành phần đảng phái, người công giáo, v.v.

Nợ ngưòi yêu nước

Tôi nợ những người yêu nước đấu tranh cho dân chủ Việt Nam...

Ở tù xong, bỏ nước vượt biển ra đi, trên sóng nước bềnh bồng nhìn lại quê hương, dãy Trưòng Sơn biến dần cuối chân trời. Trên chiếc thuyền con mong manh loại chạy trong sông, tôi trốn chạy cộng sản mà không nghĩ tới cái chết, không nghĩ tới tương lai, không nghĩ tới ngày về, quê hương, đất nước. Đầu óc gần như đông cứng.

Trời thương, cuối cùng tôi đến bờ Tư Do, cái đầu dần bình thường trở lại... và sau một thời gian, quê hương, đất nước "nẩy mầm" trở lại trong tâm trí, từ đó tôi mới lao vào các sinh hoạt đấu tranh, viết lách hơn 30 mươi năm nay. 

Nhiều lúc tôi tự nghĩ, nếu ngày xưa vượt biên không thoát, có thể tôi không sống đến ngày hôm nay, nếu may còn sống thì khó thoát cảnh thân tàn ma dại vì bị sốt rét ác tính sau khi ra tù, hoặc giả nếu trời còn chút lòng thương cho sống thì trước cảnh trái ngang, tàn ác của chế độ cộng sản, tôi cũng ngậm miệng hèn nhát như bao người khác để tránh tù đày. 

Chính vì thế, thú thật, tôi kính phục và mang ơn những nhà dân chủ đấu tranh trong nước ở trong hay ở ngoài nhà giam cộng sản, kể cả những nhân tố thoát ra được nước ngoài bằng cách này hay cách khác. Họ là những người yêu nước. Họ là những người vô cùng can đảm. Họ là những anh hùng. Họ là những nhân tố, những đóm lửa hồng của lịch sử. Họ có thể là những người bị công sản giam cần, hành hạ trong bóng tối mà tôi không biết tên tuổi, nhưng có những người tôi không thể quên... Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Ls Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Trần Anh Kim...

Xét về nổ lực đấu tranh mà họ đã hy sinh cho Tổ quốc, tôi mang ơn họ, tôi nợ họ. Trong thời gian cơ cực, tù đày... dù có ai còn lòng với đất nước mà dang tay giúp đỡ họ thì không nên coi đó là một hình thức ban ơn, để khi họ may mắn thoát khỏi nhà tù hay ra được nước ngoài thì đặt vấn đề nói lời ơn nghĩa, cám ơn... hay trách móc đủ chuyện trên đời.

Vâng! Tôi mang ơn những người yêu nước can đảm đấu tranh cho sự tồn vong của Tổ quốc. Tôi không làm được những gì mà họ đã và đang làm khi đất nước còn đang quằn quại trong cùm gông cộng sản... Hai bài hát "Việt Nam tôi đâu" và "Anh là ai" của Việt Khang cũng đã quá đủ về thân phận nghiệt ngã của quê hương!

Hải Triều
Nhóm Nhà Văn Quân Đội

------------------------------------------------------------------

"Việt kiều" máu thịt...

"Việt kiều" ... máu thịt Việt Nam
Bàn tay chắc đã nhúng chàm vi xi
Ngày xưa bỏ nước ra đi
Bây giờ trở lại đảng ghi tấc lòng!

Máu dân, nước mắt thành dòng
Bàn tay Hồ đảng là vòng nghiệt oan
Còn gì nước nước non non
Hoàng Trường Sa đã đâu còn Việt Nam!

"Việt kiều" và đảng lặng câm
Bắc phương Tầu cộng âm thầm vung tay
Việt Nam đang mất từng ngày
Nhìn về cố quốc... như mây cuối trời!

Hải Triều

Mẹ Quất


         Người ta đưa Quất về nhà vào khoảng giữa tháng chạp âm lịch, lúc ấy trời sắp sang Xuân, chỉ thỉnh thoảng còn vài đợt gió lạnh từ miền Bắc thổi về. Y như một cô dâu mới về nhà chồng, khăn áo lượt là, Quất khoác một chiếc áo vàng màu hoàng hậu, khiến căn phòng khách sáng rực hẳn lên.

          Bóng dáng xinh đẹp của Quất dường như đem cả mùa Xuân vào căn phòng ấm, ông chủ nhà là một tay sính văn chương, đã âu yếm tặng  cho Quất cái mỹ danh là cô "Kim Quất", như người ta vẫn gọi những người con gái đẹp là Kim Cương, Kim Hồng, Kim Hạnh v. v... Kim Quất vốn quê mùa, từ ngày sinh ra cho tới lúc lớn lên, trời cho có chút nhan sắc xinh đẹp tự nhiên, lại dễ sống cho nên mùa Xuân đến thì cô mượt mà lắm, nay lại được đem vào chỗ cao sang, nhà cao cửa rộng, Kim Quất bỗng thấy đời tưng bừng hẳn lên, dù chưa biết cái khổ của cảnh "cá chậu chim lồng".

Mật lệnh tấn công tết Mậu Thân - Trần Gia Phụng

Inline images 1

- Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng. Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết. 

Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.

Sau buổi lễ, nhật báo Nhân Dân của đảng Lao Động, bình luận rằng bài nói chuyện của HCM là “một mệnh lệnh tiến lên con đường vinh quang và là dấu hiệu của một đợt tấn công mới.” Báo Quân Đội Nhân Dân thì viết rằng “những lời nói của bác Hồ như tiếng kèn báo hiệu trận đánh.” (Don Oberdorfer, TET, New York: A Da Capo Paperback, 1971, tt. 66-67.) 

Hoa Kỳ đánh 500% thuế sắt thép đối với Việt Cộng!

Ảnh AFP


















Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 12 này đã ra thông cáo tăng thuế lên đến 500% cho các loại sắt thép chống rỉ sét nhập vào Hoa Kỳ từ Việt Nam và tăng thuế lên đến 200% cho các loại thép gia dụng vì cho rằng các loại thép này là sản xuất từ Trung Cộng, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam để trốn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ [(1)&(2)]

Hãng tin Reuter còn cho biết thêm tổng giá trị nhập khẩu sắt thép từ Việt Nam của Hoa Kỳ đã nhảy vọt lên 295 triệu Mỹ kim từ 11 triệu Mỹ kim sau khi mức thuế nhập khẩu sắt thép từ Trung Cộng đến Hoa Kỳ đã không được hưởng tiêu chuẩn hậu đãi tối huệ quốc nữa.

Hành động này cho thấy chính phủ Trump tiếp tục siết chặt mậu dịch với Trung Cộng và Trung Cộng đang tìm đủ cách len lỏi bán hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ bằng cách núp bóng các quốc gia đang được Hoa Kỳ ưu đãi về kinh tế, về thuế nhập khẩu, trong đó có Việt Nam.

Cộng đồng Việt Nam tại Pháp Từ di trú hội nhập đến tư cách công dân

Lê Mộng Nguyên *

NÓI về cộng đồng Việt Nam tại Pháp dưới hình thức chung sống hòa hảo giữa các cộng đồng tôn giáo thuộc cộng đồng Việt Nam và giữa những tín đồ của mọi tôn giáo di trú tại Pháp, là cả một thử thách. Bởi vì gom góp tài liệu  một cách chính xác về số người VN tại Pháp theo đạo Thiên chúa, Phật, Cao Đài, Hòa Hảo hay tôn giáo khác hoặc chỉ phụng thờ tổ tiên vân vân, là một chuyện rất khó, một việc không thể làm được. Bởi vì chúng ta sống tại Pháp và nước Pháp theo Hiến Pháp ngày 4 th. 10 năm 1958 ‘’ là một Cộng Hòa lãnh thổ bất khả phân, thế tục (phi tôn giáo), dân chủ và xã hội. Nước Cộng Hòa bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa các công dân không phân biệt căn nguyên (xuất xứ), sắc tộc hay tôn giáo.. Nước Cộng Hòa tôn trọng tất cả mọi tín ngưỡng’’ (Điều thứ Nhất). Vì vậy, Tổ quốc của Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền 1789 chính thức công nhận tự do tôn giáo, nhưng không một tôn giáo nào được đề cao thành tôn giáo quốc gia, bởi vì sự hành đạo là một việc riêng tư, thuộc lương tâm của mỗi một cá nhân... Mọi ghi chép  về tôn giáo hoặc tín ngưỡng trên Thẻ Căn Cước hay Thông Hành của một công dân đều cấm kỵ. Nhưng một cách tổng quát, chúng ta nhận thấy đa số người Pháp nghiêng về Thiên Chúa giáo cũng như chúng ta biết rằng đồng bào VN tại Pháp phần đông theo đạo Phật.
Đàm luận về quyền lợi và bổn phận  của cộng đồng VN nói chung và của mỗi một cộng đồng người Việt theo đạo Thiên Chúa hay đạo Phật, Cao Đài, Hòa Hảo vân vân, thật là khó, nhất là khi chúng ta có một lập trường không chấp nhận  chủ nghĩa cộng đồng trong áp dụng tuyệt đối những hội nhập của đồng bào VN vào xã hội Pháp.

CÁC KHUYẾT TẬT THÂM CĂN CỐ ĐẾ LÀM CẢN TRỞ SỰ LỚN MẠNH CỦA ASEAN - Đại-Dương

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành hình từ năm 1967 gồm Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Indonesia, Phi Luật Tân nhằm thể hiện tình đoàn kết trong vùng với các mục đích chính: "tăng tốc tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, tiến hoá văn hoá xã hội, đồng hành với sự bảo vệ ổn định trong vùng và cung ứng một bộ máy giúp các quốc gia hội viên giải quyết khác biệt bằng biện pháp hoà bình".

Họ cùng chia sẻ nỗi sợ hãi Chủ nghĩa Cộng sản, cũng như ấp ủ khát vọng về sự phát triển kinh tế nên dễ hiểu biết và phối hợp hơn nhờ thể chế chính trị và kinh tế tương đồng.

Vì thế, mỗi quốc gia đều đã chống cộng sản quyết liệt khi Mao Trạch Đông phát động chiến tranh giải phóng tại Đông Nam Á. Khối ASEAN cũng đã tham gia liên minh quốc tế nhằm ngăn chặn tham vọng của Cộng sản Việt Nam trên lộ trình tiến về Đông Nam Á thông qua con đường Cambodge năm 1979.

Brunei gia nhập ASEAN năm 1984, chỉ một tuần sau khi giành được độc lập.

Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991 cho phép ASEAN thực thi nền chính trị độc lập mạnh mẽ hơn nên đã thu nhận Việt Nam từ năm 1995, Lào và Myanmar 1997, Cambode 1999.


Where is my Vietnam - 1535874009 - Subtitle - Moddi


Moddi người Na-Uy tập hợp 12 bản nhạc bị cấm ở 12 nước trong một Album có tựa đề "Unsongs", trong đó có bản "Việt Nam Tôi Đâu" của Việt Khang. 
Moddi dịch ra tiếng Anh hay và thoát hết ý của bài gốc, lại thêm vài ý khác cùng nội dung.  

My Vietnam, I have known you for so long
Lately I've become aware of all your sorrow
People are hungry and afraid, while hundred miles away
Their leaders pig on pork chops and champagne

My Vietnam, there is rust upon your star
And your wealth is with those who are in power
They have betrayed your mountains and your rivers
They have all failed you and sold your land away

Where are you now, my Vietnam?
Where are your daughters and sons?
You must wake up and raise your voice as one
And though we deal but little strokes, in time we will fell great oaks
Who's with me now?
Ask "Where is my, where's my Vietnam?"

My Vietnam, how many young and brave
Must sleep beneath the waves, must fall before the cannons?
On Paracel and Spratly's bloody shores our name will stand or fall
A thousand years of darkness still remain

Our own have invited China in
They are cowards and lackeys of Beijing
Where are the heirs to your mountains and your rivers?
They will be here when they hear your call to arms!

So where are you now, my Vietnam?
Where are your daughters and sons?
You must wake up and raise your voice as one
And though we deal but little strokes, in time we will fell great oaks
Hold your fist high, together we'll fight for a new Vietnam