Tuesday 24 April 2018

Một cựu nữ đại sứ Mỹ tại Nhật và những “Shiwa” (nếp nhăn) - Vũ Ðăng Khuê

Từ sau ngày “giải giới” (về hưu), thì giờ có vẻ rộng rãi hơn nên “phải” đảm nhiệm luôn trách vụ đón đưa “mẹ cháu”. Trên đường đi, tự nhiên “mẹ cháu” bật ra vài tiếng: “Vết nhăn lúc này hơi nhiều, làm sao bây giờ.... ta?”. Cách nói “phong long” khiến mình cảm thấy nhồn nhột, nhưng rất hiểu “kimochi” (cảm giác) của người nói. Chả biết phải trả lời làm sao cho “phải đạo”, chợt nhớ lại một bài viết... năm xưa (tháng 1/2014). Buổi tối về và “nhờ” mẹ cháu xem lại bài viết với ước mong “thầm kín” thay cho lời giải đáp. Kết quả là .... mẹ cháu im lặng và chả thấy nói gì. Mừng quá! Ha Ha! Mời bạn ta cùng đọc chuyện nói về...


Ngày 15 tháng 11/2013, bà Caroline Kennedy (56 tuổi), con gái của cố Tổng Thống Kennedy đã sang Nhật để nhậm chức đại sứ Hoa Kỳ và cũng là nữ đại sứ đầu tiên thay ông John Roos vừa chấm dứt nhiệm vụ. Bà vừa là một luật sư, nhà văn, một thành viên của gia đình “hoàng tộc” Kennedy (Royal Family), một gia đình nổi tiếng nhưng chịu nhiều mất mát. Bà được ông Tổng Thống nước da “màu lam khói” Obama tuyển chọn vì 2 lý do:

Một Thời Quái Dị - Phan Thanh Tâm



Tác giả nuốt sống những chú chuột con.
Khi nói đến thơ tình người ta thường để ý đến các bức thơ tình của các ngôi sao vang bóng một thời trên sân khấu chính trị, màn ảnh, nghệ thuật hay mấy bức thư của các danh nhân, của ông vua, bà chúa, Napoléon Đại Đế, Hoàng Hậu Josephine, của Tổng Thống Washington, Lincoln, Roosevelt, của các văn hào thi bá Voltaire, Victor Hugo, Beethoven. Mới đây thư tình năm 1943 của viên phi công George H.W. Bush hồi thế chiến thứ ÌÌ trước khi trở thành Tổng Thống thứ 41 của nước Mỹ gởi cho vị hôn thê Barbara Pierce sau này là Cựu Đệ Nhất Phu nhân Barbara Bush qua đời ngày 17/4/18 ở tuổi 92 cũng đã được nhắc tới. Chẳng ai nghĩ đến thơ tình của những cặp tình nhân trong đám đông thầm lặng. Ấy vậy mà ông Võ Chinh Chiến, cựu Đại Úy VNCH vẫn nhớ như in từng dòng, từng chữ bức thư của một cán bộ gác cổng gởi cho người yêu nấu bếp vì ông thấy bức thư quá độc đáo, phản ảnh cả một thời đại.

Cái chết của Martin Luther King và cái lưỡi của Chu Ân Lai - Nguyễn Ngọc Giao

Hôm nay là ngày 4 tháng 4 năm 2018. Cách đây đúng 50 năm, mục sư Martin Luther King (MLK) đã bị ám sát tại Memphis. Cuộc đời hoạt động và cái chết của ông đã đi vào lịch sử như những cái mốc, những chặng đường của cuộc đấu tranh cho bình đẳng chủng tộc, bình đẳng xã hội, cho hoà bình. Cũng đã đi vào lịch sử câu nói nổi tiếng của ông : "Tôi có một giấc mơ...". 

Năm mươi năm sau, một người cùng chiến đấu với MLK, mục sư Finley Campbell, 83 tuổi, trả lời phóng viên báo Le Monde (số đề ngày 1-2-3/4/2018) ở Chicago, nơi Barack Obama đã "thực tập chính trị" trước khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Hỏi về "giấc mơ" của MLK, cụ Campbell nói : « Có hai giấc mơ. Giấc mơ của giới thượng lưu và giai cấp tư sản da đen thì đã thành công m mãn. Còn đối với giai cấp lao động, thì mơ vẫn hoàn mơ ».
Tất nhiên, những "giấc mơ" 1968, hoặc chưa thực hiện, hoặc mới chỉ được thực hiện một phần, hoặc đã trở thành hiện thực, nhưng với những hậu quả và hệ quả không mấy tốt đẹp. Nói tới mặt trái của tấm huân chương, không phải để phủ nhận hay làm giảm giá trị những thành quả đã đạt được, mà để cùng nhau nhận thức những việc, to lớn, còn phải làm.

Bàn thêm về câu hỏi: Ai giết Lê Lai?

le loi
Trúc Diệp Thanh 
Lời đầu :Lê Lai bị giặc Minh giết do hành vi đổi áo liều minh cứu Lê Lợi trong năm đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418) là sự tích anh hùng lưu truyền sử sách ngót 600 năm qua trong lòng dân tộc Việt nam.Song gần đây có một số nhà nghiên cứu đã phát hiện qua đọc Đại Việt Sử Ký Toàn thư,chính sử đời Lê đã phát hiện cuốn sử này chép:chính Lê Lợi đã giết Lê Lai vào năm 1427 vì “cậy công nói năng khinh mạn”!Vậy đâu là sự thật ?
Chuyện “Lê Lai liều mình cứu chúa” là một hành động anh hùng hy sinh vì đại nghĩa rất đáng được sử sách lưu truyền đời đời cho con cháu, làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt nam. Sự thật thần tượng Lê Lai đã đứng vững trong lòng dân tộc Việt nam đã ngót 600 năm bất chấp mọi biến đổi của thời cuộc. Dưới chế độ cách mạng hiện nay nhân vật Lê Lai vẫn được dựng tượng đài, đặt tên đường, đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho các thế hệ học sinh bên cạnh các anh hùng dân tộc xưa và nay. Một sự thật lịch sử tồn tại qua 6 thế kỷ trong lòng dân tộc Việt nam tưởng rằng không còn là vấn đề phải bàn cãi!
Song mấy năm gần đây có người lại đặt ngược vấn đề:
“Nếu không nghiên cứu thêm các sách sử khác mà cứ một mực tin theo như thế và lòng tin ấy vẫn kéo dài hằng mấy mươi năm, có thể cho đến khi chết vẫn yên trí như vậy, không biết điều đó có thật đúng như vậy hay không?

Tòa Án Đức Xét Xử Vụ Bắt Cóc Trịnh Xuân Thanh - Phạm Gia Đại



Sáng ngày 24 tháng Tư năm 2018, Tòa Thượng Thẩm Landgericht tại Berlin, Cộng Hòa Liên Bang Đức, đã mở phiên đầu tiên xét xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Theo phía Đức, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc đem về Việt Nam, bị đưa ra tòa án tại Hà Nội, bị kết án và tống giam. Tại Việt Nam, vụ án này coi như đã xong, nhưng với Cộng Hòa Liên Bang Đức, bây giờ mới chỉ là khởi đầu. Phiên tòa trong các ngày 24, 25 tháng 4, và 7, 8, 15, 17 tháng 5, còn kéo dài cho đến cuối tháng 8, và có thể kéo dài đến 4 tháng, sẽ xử các bị can liên hệ đến vụ bắt cóc. Địa điểm của các tòa án xử vụ này đã được công khai phổ biến cho công chúng và cơ quan truyền thông tham dự, nhưng phút cuối vẫn có thể thay đổi.

Đài truyền hình Đức RBB phát bản tin Tòa Thượng Thẩm Berlin bắt đầu xét xử nghi phạm mật vụ Việt Nam Nguyễn Hải Long. Theo AFP, Nguyễn Hải Long đã bị bắt tại Prague, Cộng Hòa Séc ngày 12 tháng 8 năm ngoái và được giải giao ngay về Đức. Theo cáo trạng ông Long chính là người đã thuê và lái chiếc xe đến một công viên ở thủ đô Berlin để đồng bọn thực hiện hành vi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ nước Đức hồi cuối tháng 7 năm 2017. Ông Long bị xét xử với hai tội danh: làm việc cho tình báo ngoại quốc, và hỗ trợ hành vi bắt cóc. Với hai tội này, ông Long có thể ngồi tù đến 20 năm.

Statement by Senator Ngo on the Adoption of the South China Sea Motion

April 24, 2018

Senator Thanh Hai Ngo today made the following statement regarding the adoption of the Senate motion to urge the government to take the steps necessary to de-escalate tensions and restore peace and stability in the South China Sea:

“By passing this motion, the Senate is stating its concern on China’s escalating and hostile behaviour in the South China Sea, and urging the Government of Canada to take a principled position on one of the biggest geopolitical conflicts of our time.

NEVER FORGET YOUR FRIENDS!!

A newlywed young man was sitting on the porch on a humid day, sipping ice tea with his Father.

As he talked about adult life, marriage, responsibilities, and obligations, the Father thoughtfully stirred the ice cubes in his glass and cast a clear, sober look on his Son.

"Never forget your friends," he advised, "they will become more important as you get older."
"Regardless of how much you love your family and the children you happen to have, you will always need friends. Remember to go out with them occasionally (if possible), but keep in contact with them somehow.

"What strange advice!" thought the young man. "I just entered the married world, I am an adult and surely my wife and the family that we will start will be everything I need to make sense of my life."
Yet, he obeyed his Father; kept in touch with his friends and annually increased their number. Over the years, he became aware that his Father knew what he was talking about.

Inasmuch as time and nature carry out their designs and mysteries on a person, friends are the bulwarks of our life. After 60, 70, 80 years of life, here is what he (and you) will have learned:

Time passes.

Life goes on.

The distance separates.

Children grow up.

Children cease to be children and become independent. And to the parents, it breaks their heart but the children are separated of the parents.

Jobs come and go.

Illusions, desires, attraction, sex....weakens.

People do not do what they should do.

The heart breaks.

The parents die.

Colleagues forget the favors.

The races are over.

But, true friends are always there, no matter how long or how many miles away they are.


A friend is never more distant than the reach of a need, intervening in your favor, waiting for you with open arms or in some way blessing your life.

When we started this adventure called LIFE, we did not know of the incredible joys or sorrows that were ahead. We did not know how much we would need from each other. Love your parents, take care of your children, but keep a group of good friends. Dialog with them but do not impose your criteria.

Send this to your friends (even those you seldom see) who help make sense of your life.

Đêm Chính Khí - Nguyễn-Xuân Nghĩa

Dẫn: Sau khi vua Hàm Nghi ban hịch Cần Vương để chống quân Pháp thì tháng Giêng năm Giáp Tuất 1874, tỉnh Nghệ An có hai người Tú Tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội các văn thân trong hạt, truyền hịch “bình tây sát tả” rồi kéo nhau đi đốt phá các làng theo đạo Thiên Chúa Giáo. Sử viết như vậy. Nhưng thế rồi không hiểu sao, người dân theo đạo lại không thấy họ vào đập phá nữa. Một số người am hiểu kể lại rằng bị giặc đuổi từ Hà Tĩnh về tới Kinh, đêm đó họ có lẻn vào một ngôi chùa. Phải chăng, họ đã nghe thấy chuyện này - từ một người trong cuộc?
****
Bình nhật, khi gia hình, bọn lính thường chúc ngọn côn xuống để đầu côn chấm đất cho tội nhân bớt đau.
Cũng chỉ là những tên nhà nông quanh vùng, đứa đói quá nổi loạn, đứa tòng quân nhập ngũ, lãnh được ít gạo hẩm của triều đình về nuôi vợ nuôi con, hành nhau làm chi quá tay? Nhưng, lần này, riêng với gã, rõ là bọn lính đang ra đòn thù. Năm mươi trượng được nện xuống tận tình, máu văng tung toé cùng mồ hôi và những mảnh vải cáu bẩn của manh áo rách che lưng. Những mảnh vải bay lên tơi tả như cánh bướm ma trong khi bọn lính canh liếc nhìn viên suất đội đứng gật gù trên kia.
Chúng vừa thở vừa đếm vừa chửi thề với sự thô bạo dễ ghét.
Gã thấy đau thấu xương. Bậm răng vào môi đến rướm máu, gã cũng lẩm nhẩm đếm số roi với vị máu mặn chát trong miệng. Gã không khỏi cười gằn trong dạ khi bọn lính thở rốc rồi xốc gã đứng đậy. Cây gông nặng mấy chục cân và chùm xích lòi tói kêu rổn rảng như tiếng cười đắc thắng của gã. Xong.
Nhưng, gã sẽ còn bị hành hạ tàn nhẫn hơn nữa, đúng như dự đoán.

Thư Mời Tham Dự Buổi Lễ Trao Giải Nghị Quyết Cờ Vàng tai TP. PEORIA, ARIZONA

image

Cho Những Người Chiến Sĩ Bị Bỏ Quên - Bùi Phạm Thành


He lives alone in the hills and the trees
He bares his soul to the cool mountain breeze
He talks to the spirit. He listens to the wind
They shield him from memories buried deep within
The world has forgotten the sacrifice he made
The scars he bears remind him of the high price he paid
Freedom is not given. But with blood it has been bought
By warriors such as he. And by the wars they fought
We can't forget our warriors or let them die in vain
But respect and honor we can help to ease their pain
Our freedom will be taken if no one will defend
God bless our Forgotten Warriors who live to fight again

Unknown

Một mình còn lại trên đồi,
Chìm trong gió lạnh, đất, trời và cây.
Hồn người phảng phất quanh đây,
Nằm nghe gió hát ru cây trên rừng.
Vùi chôn ký ức trong lòng,
Ai người nhớ những anh hùng hy sinh.
Đã dâng hiến cả đời mình,
Máu xương đổi lấy Thanh Bình, Tự Do.
Hãy ngủ yên giấc ngàn thu,
Người dân sẽ chẳng bao giờ quên anh.
Những người chiến sĩ hùng anh,
Vì dân, vì nước, hy sinh thân mình.

 Bùi Phạm Thành
(tháng Tư năm 2018)
Ghi chú: Tháng Tư buồn nhiều hơn vui, tôi buồn ngồi đọc lại những bài trong tập sách ghi chép, trong đó có ghi lại bài thơ "Forgotten Warrior", tôi nhớ ra là từ một chiến sĩ TQLC Việt Nam nhặt được tại Khe Sanh, có lẽ do TQLC Mỹ bỏ lại. Trận Khe Sanh ở biên giới Lào-Việt bắt đầu từ ngày 21 tháng 1 năm 1968, và kéo dài 77 ngày giữa TQLC Việt-Mỹ và quân cộng sản VN. (Lê Hữu Khái - cựu SVSQ/K15/TVBQGVN)

Bước Không Qua Số Phận - ĐỖ DUY NGỌC

image

1. Tôi học chung với Nhân từ năm đệ ngũ. Trước đó, tôi có năm năm học nội trú trường Pellerin, một trường dòng Lasan ở Huế do các frère giảng dạy. Những năm học ở đó, tôi luôn đứng đầu lớp, là niềm tự hào của các frère phụ trách và gia đình. Nhưng từ khi về học ở Đà nẵng, tôi chưa bao giờ vượt qua được Nhân. Lúc nhỏ tôi rất xấu tính, hay ganh tị, không muốn  ai hơn mình. Do vậy, tôi chẳng ưa gì thằng Nhân. 

Thành phố này có hai ông Đốc. Một ông Đốc học phụ trách chuyện giáo dục của toàn thành, ông Đốc này là ba Nhân. Ông Đốc thứ hai là ông Đốc tờ, tức là ba tôi, quản lý ngành y tế của thành phố. Mấy ông quan chức thường tụ họp nhau vào sáng chủ nhật ăn sáng, uống cà phê, bàn chuyện thời thế. Sau khi mất nhiều thì giờ trao đổi chuyện chính trị, chuyện thế sự, chuyện tiếp đó thường là chuyện con cái. Và lần nào cũng vậy, việc học hành giỏi giang, thông minh của Nhân lại được đem ra tán dương. Mỗi lần nghe chuyện, tôi rất khó chịu. Tự nghĩ mình cũng học giỏi có thua  gì Nhân mà chẳng bao giờ được nhắc tới. Nhân càng được gợi khen, tôi càng thêm ghét hắn. Khác hẳn tôi, Nhân rất muốn làm thân với tôi. 

Thơ Ý Nga (22.4.2018: THÁNG TƯ NHÌN LẠI)




Cập nhật ứng dụng Gia Đình Tôi cho iPhone/iPad, phiên bản 3.8

Kính thưa quý niên trưởng, quý bằng hữu, cùng quý em,

Nhằm nuôi dưỡng một không gian tràn đầy không khí gia đình, sinh hoạt lành mạnh trong các gia đình Việt Nam, hải ngoại cũng như trong nước, chúng tôi đã viết ứng dụng Gia Đình Tôi dùng trên iPhone/iPad.

Ứng dụng iPhone/iPad Gia Đình Tôi phiên bản 3.8, kỳ này, sẽ có thêm:

* Trang Media - Thông tin:
- Tủ sách Gia đình, quyển Chính trị Bình dân, tác giả Phạm Đoan Trang, phần I và II.
- Tủ sách Tuổi hoa: 
- Hoa Tím có Lữ Quán Giết Người của Minh Quân và Mỹ Lan; 
- Hoa Đỏ có Hai Tờ Di Chúc của Nam Quân; và 
- Hoa Xanh có Từ Một Buổi Chiều của Nguyễn Sỹ Nguyên.
- Nghe đọc truyện xưa: 
- Sóc Con Trăn của Lâm Chương; 
- Tỉnh Ngộ của Hải Ngữ; 
- Mảnh Giẻ Vụn của Võ Thị Điềm Đạm; và 
- Cũng Một Giòng Sông của Trần Băng Thạch.

* Trang Entertainment - Văn nghệ:
- Tiếng hát Việt Khang.
- Dòng nhạc Miên Du Đà Lạt
- Tin văn nghệ: 
- Tưởng nhớ Ns. Nguyễn Văn Đông; 
- Asia 82, Tình khúc Phạm Đình Chương; 
- PBN 125 Chiều Mưa Biên Giới, Tưởng nhớ cố Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông; 
- Những tình khúc bất hủ của Ns. Nguyễn Văn Đông từ TT Thúy Nga và TT ASIA.

* Trang Kids - Thiếu nhi:
- Bé hát về Mẹ của POPS Kids.
- Nhạc thiếu nhi của Kids VN.
- Dạy Việt/Anh/Pháp có những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản về các quốc gia Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nhật-bản, Tây-ban-nha, và Monaco.

* Ngoài ra, ứng dụng bản đồ (maps) của Apple và Googles cũng được cài vào để người dùng dễ tìm đường đi tới, hay gọi một vài cơ cở thương mại, trường học, v.v...

Quý vị có thể tải ứng dụng miễn phí này từ Apple itunes store bằng cách bấm vào liên nối (link) này:

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị.

Kính thư,

 

Screenshots

  •  
  •  
  •  
  •  

Ts. Lê Minh Thịnh, Ph.D.
Santa Ana, Quận Cam, California.

Con trai cố vấn Mỹ tử trận ở Việt Nam trò chuyện cùng RFA Diễm Thi, RFA

Ông Robert Celeste bên mộ cha, Major Raymond Celeste, tại nghĩa trang West Point, New York tháng 5/2017.
Ông Robert Celeste bên mộ cha, Major Raymond Celeste, tại nghĩa trang West Point, New York tháng 5/2017.
 RFA photo

















Chiến tranh Việt Nam kết thúc đến nay đã hơn 40 năm. Nhân dịp 30 tháng tư năm nay, RFA có cuộc trò chuyện với ông Robert Celeste, con trai út của Major Raymond Celeste, cố vấn cao cấp tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hòa, người tử trận tại Núi Thọ, Quảng Ngãi sáng sớm ngày 22/11/1965.
Khi cha mất, Robert mới chỉ ba tuổi nhưng hình bóng người cha chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí ông suốt 53 năm qua. Và cũng vì cái chết của người cha mà ông tìm hiểu về cuộc chiến Việt Nam. Hôm nay ông sẽ chia sẻ những suy nghĩ của ông về cuộc chiến này.
Diễm Thi: Chúng tôi rất vui khi ông có mặt tại đây hôm nay. Trước hết tôi xin chia buồn với ông về nỗi đau mất cha. Ông nhớ gì về cha của mình, về lần cuối cùng ông gặp cha, lần cuối cùng ông được nghe về cha?