Monday 7 March 2016

Buổi Giao Thời - Tưởng Năng Tiến

Công lý Đồng Nọc Nạn thời kỳ thực dân vào năm 1928 vẫn là một giấc mơ cho nhiều người Việt Nam vào năm 2015.
Photo by Paula Bronstein /Getty Images
Photo by Paula Bronstein /Getty Images
Mùa Giáng Sinh năm kia, hay năm kìa (gì đó) có người bạn gửi cho cuốn tiểu thuyết The Time in Betweencủa Maria Dueñas. Sách loại bìa mỏng mà ngó giống y chang như cái gối, thấy mà ớn chè đậu. Bỏ thì thương vương thì tội nhưng tôi quyết định liền, với ít nhiều áy náy: “Thôi, dục (bà) nó đi!”
Tui già cỗi và mệt mỏi quá rồi. Cả ngàn trang sách tiếng Anh thì đọc chắc tới tết, hay (dám) tới chết luôn – cho dù tác phẩm được giới thiệu là # 1 international best seller.
Tuần rồi, tôi mới khám phá ra rằng The Time in Between đã được chuyển thành phim. Maria   Dueñas bắt đầu câu chuyện vào tháng 3 năm 1922, khi nhân vật chính còn là một cô bé đang học việc trong một tiệm may, ở Tây Ban Nha.

Hương Kiều Loan

Xin gửi đến qúy vị một bài mới nhất của HKL--
Xin xem thêm 31 photo khác trong bài, tất cả chụp bằng cell tel.

Trần Trung Đạo: Hạnh Ngộ Đầu Năm

Kỷ niệm. Một đời không hẳn là dài, một ngày không hẳn là ngắn, nhưng là những gì được đóng khung trong ký ức sau khi hầu hết đã phôi phai.

Chúng ta, những giọt nước chảy trong cùng một giòng sông, cùng trôi qua những bến bờ, có lúc êm đềm, lắm khi ghềnh thác, rất riêng tư, xa cách nhưng cũng vô cùng gần gũi. Có thể lúc nào đó không nhận ra nhau, không tìm thấy nhau, hay quên nhau đi, nhưng nếu còn duyên, rồi một ngày sẽ gặp lại nhau như tôi đã gặp lại bà Vú, chủ quán Cà Phê Bà Vú ở đầu hẻm 220 Trương Minh Giảng, Sài Gòn trong ngày đầu năm dương lịch ở Atlanta.

Nhớ lại hơn hai năm trước, tôi đến Atlanta tham dự một chiều thơ nhạc. Chương trình khá dài. Đến cuối chương trình, đa số khán giả đã lần lượt ra về, tôi nhìn xuống, ngoài thân hữu văn nghệ, vẫn còn một gia đình đồng hương, có vẻ xa lạ với các sinh hoạt thơ văn, ngồi im lặng như đang chờ ai ở phía cuối hội trường. Thì ra họ chờ tôi.

Cựu Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan qua đời

Tư liệu - Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Nancy Reagan đến viếng mộ chồng bà, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, vào ngày giỗ thứ 10 của ông, ở thành phố Simi Valley, bang California, ngày 5 tháng 6, 2014.
Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Nancy Reagan đến viếng mộ chồng bà, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, vào ngày giỗ thứ 10 của ông, ở thành phố Simi Valley, bang California, ngày 5 tháng 6, 2014.

Cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan, người bạn đời khắng khít của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40 Ronald Reagan, đã qua đời vì suy tim, hưởng thượng thọ 94 tuổi.

Trang tin giải trí TMZ loan tin bà từ trần đầu tiên ở khu Bel-Air của thành phố Los Angeles, tieu bang California, vào Chủ nhật.

Ông bà Reagan, đều từng là diễn viên, là vợ chồng hơn nửa thế kỷ và làm chủ Tòa Bạch Ốc từ năm 1981-1989.

Tiếng nói lương tâm còn sót lại của một xã hội vô cảm?

12508996_10204613006639812_3541570269496245549_n
Ngày 2 tháng 3 năm 2016, phiên tòa Phúc thẩm ở Long An đã tuyên án 2 năm 6 tháng tù giam cho tù nhân vị thành niên (vừa chạm ngõ tuổi 16!) Nguyễn Mai Trung Tuấn, về tội “chống người thi hành công vụ”! Những hình ảnh được lan truyền rộng rãi cho thấy thái độ của Tuấn rất bình tĩnh. Thấy được cả nụ cười, thay vì căng thẳng tột cùng, khi một mình lẻ loi trước vành móng ngựa, đối mặt với những người nhân danh quyền lực đã làm tan nát gia đình em. Nhà cửa không còn. Cha mẹ đều bị tù rạc. Em gái thì bơ vơ không nơi nương tựa! Mà “công vụ” ở đây là những người áp dụng lệnh cưỡng chế phi pháp về đất đai. Theo đúng theo nghĩa đen thì vì gia đình Tuấn đã đến bước đường cùng nên Tuấn phải “bẻ nạng chống trời”, chống bọn cướp đất, cướp nhà trong vô vọng!
Cội nguồn của việc “cướp đất cướp nhà hợp pháp” là luật “đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước quản lý”! Nôm na là chỉ sở hữu “cho có chuyện”, còn quyền sử dụng là của đảng. Do đó từ nay Tự điển tiếng Việt cần phải cập nhật định nghĩa về 4 chữ “sở hữu đất đai”. Phải định nghĩa “sở hữu đất đai” là quyền sử dụng đất thuộc về đảng CSVN! Vì chỉ có chủ mới có toàn quyền sử dụng những gì mình sở hữu!

Nguyễn Tất Thành

Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật.
Chỗ nào ông muốn viết hoặc chỉ thị cho viết, chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này, chúng tôi chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến 1923. Thời gian này, ông tự nhận là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên tên tuổi và huyền thoại Hồ Chí Minh.
Thật vậy, về Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tường Bách, em Nhất Linh Nguyễn Tường Tam viết: "Ngày 2/9 chính phủ Hồ Chí Minh làm lễ tuyên thệ độc lập ở Quảng trường Ba Đình. Tôi đã biết từ lâu Hồ Chí Minh ngày nay là Nguyễn Ái Quốc mà chúng tôi vẫn khâm phục như một nhân vật thần kỳ thời thiếu niên. Éo le là vận mệnh đã làm cho tôi đứng vào hàng ngũ đối lập"[1].
Đặng Thai Mai cũng viết tương tự: "Chúng tôi được đọc báo Nhân Đạo và những tờ báo Bác Hồ viết ở Pháp như tờ Le Paria. Chúng tôi nhận những sách báo đó qua cụ Ngô Đức Kế, lúc đó đang làm báo Hữu Thanh (...) Kể từ những năm 1925 trở đi, chúng tôi hiểu được Liên Xô hơn vì được đọc các báo Việt Nam Hồn, Le Paria, L'Humanité, do Thủy thủ Pháp, đảng viên đảng Cộng Sản đưa vào Sài Gòn"[2].

Bác Nguyễn Ngọc Bích - Trịnh Hội



Image copyrightTrinh Hoi
Image captionGiáo sư Nguyễn Ngọc Bích và Trịnh Hội ở hội nghị tại Philippines trong năm 2015
Đêm nay là đêm Chủ Nhật, một đêm không trăng ngày 6 tháng 3.
Tôi đang ngồi trên chuyến bay của hãng hàng không Philippines bay đến London.
Còn bác Bích, chính xác hơn là thi hài của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, thì đang bay ngược trở về Mỹ. Sau đúng ba ngày kể từ khi ông mất. Cũng trên một chuyến bay đêm như đêm nay.
Bác mất trên chuyến bay từ Istanbul đến Manila đáp xuống sân bay Ninoy Aquino International Airport vào lúc 8 giờ tối thứ năm ngày 3 tháng 3.

Giảo nghiệm trong đêm

Chủ thuyết Các Mác và chủ nghĩa Cộng Sản: tai họa của nhân loại - Chu tất Tiến

Trong đại hội nhà văn, nhà báo tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2010, nhà văn Trần Mạnh Hảo đã đọc một bản tham luận gây sửng sốt cho toàn thể cử tọa. Nhiều nhà văn, nhà báo muốn trừng trị ông, có kẻ muốn cúp tiếng nói công chính của ông bằng cách giật “micro” trong tay ông, trong khi ấy, một số người có đầu óc cấp tiến lại coi việc ông làm là một hành động anh hùng, đáng kính trọng. Một số khác thì im lặng, giữ thái độ trung dung, cầu an, tránh né mọi xung đột cho dù họ đều nghĩ rằng những điều ông nói đểu dựa trên sự thật.  
Bản tham luận của ông nêu lên rất nhiều điểm mang tính cách chiến đấu trong văn chương, nhưng thực tế, những tư tưởng đó đã tấn công trực diện vào thành trì lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngoài việc tố cáo những việc làm mất nhân tính của giới lãnh đạo đã đẩy đưa đất nước đến chỗ suy vi vì tham nhũng, vì việc giáo dục thé hệ sau lỗi thời lạc hậu với bằng giả, học giả tràn lan, vì những hành vi bán nước của giới lãnh đạo, nhà văn Trần Mạnh Hảo còn cho rằng lý thuyết Các Mác (Karl Marx, 1818 -1883) như một sản phẩm của tội ác nhân loại.

Trong cuộc nói chuyện khác của ông, Nhà văn Trần Mạnh Hảo đã đưa ra một nhận xét mới: Học thuyết Mác Lê không phải duy tâm, không phải duy vật, mà là học thuyết Duy Ác, hàm ý là mọi người trên thế giới này đều bị cái Ác cai trị. Với Trần Mạnh Hảo, Các Mác đã bị ảnh hưởng quá nặng bởi lý thuyết “sống còn” của nhà nghiên cứu Darkwin cho nên đã cho rắng vạn vật phải cạnh tranh, phải giêt lẫn nhau để sinh tồn. Vì thế mà chủ nghĩa Các Mác muốn dùng bạo lực để tiêu diệt đối lập, hầu tạo ra một thế giới mới, thế giới hoang tưởng Thiên Đàng Cộng Sản.

Đọc Báo Vẹm 465 & 466 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi phụ trách



TỦ SÁCH KIM ĐỊNH Bộ Kinh-Triết-Sử-Văn với 33 tác phẩm

alt
TIỂU SỬ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ĐỊNH
 
Lương Kim Định (1914-1997)
 
  Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.