Thursday 31 March 2016

Viên Gạch 3. Phạm Quỳnh là bạn thân của Nguyễn Ái Quốc - 1945 PQ bị giết bởi HCM - Con của PQ viết: “Đảng Đã Cho Ta Sáng Mắt Sáng Lòng”

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) -  “Lịch sử như cái sân gạch - mỗi số phận người như 1 viên gạch - bọn quỷ như những hố bom, vết đạn - tôi là người đi san hố bom, bịt vết đạn và lựa gạch - Danlambao là ông chủ thầu xây dựng - ý kiến của các bạn như là xi là cát - chúng ta cố gắng cùng nhau đặng xây nên một cái sân lịch sử.”

***

(Tiếp theo bài Viên Gạch 1. Vì sao Cha, Mẹ và 2 Bác - 4 Trí thức nhà ông Bùi Tín bị chết cùng thời điểm 1947-1949? - Giải thích không chỉ Bùi Tín không biết Hồ như thế nào - Xin lỗi độc giả vì chưa viết Viên gạch 2 như đã hẹn, mà lại viết Viên gạch 3.)

Nhớ về ngày 30 thứ tang. HUNG THẦN ĐỖ MƯỜI - Minh Diện

Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, như nghẹt thở. Mấy trăm cán bộ cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố phía Nam được triệu tập về đây từ hai, ba ngày trước. Ăn, ngủ ngay tại đây, nội bất xuất, ngoại bất nhập, công an giám sát chặt chẽ. Tôi là phóng viên báo Tiền Phong, Trung ương Đoàn trưng dụng làm “nhiệm vụ đặc biệt” cũng nằm trong số đó.

Nhiệm vụ đặc biệt gì không ai được biết. Qua vài thông tin rò rỉ, các “quân sư quạt mo” nhận định chuẩn bị đánh tư sản thương nghiệp, mật danh X-3, dưới sự chỉ huy của “Bàn tay sắt” Đỗ Mười và giờ G đã điểm! Khi đó, ông Đỗ Mười là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.

Hôm đó, Đỗ Mười mặc chiếc quần Kaki màu cà phê đậm, chiếc áo sơ mi ngắn tay cùng màu, chân đi dép, khổ người khệnh khạng, mặt chữ “nãi”, trán ngắn đầy nếp nhăn, miệng cá trê, bờm tóc dựng trông rất dữ. Tôi đã được nghe nói nhiều về tính bốc đồng, nóng nảy của Đỗ Mười, hôm đó được giáp mặt, quả đúng vậy.

 

DI CẢO CỦA NHÀ SỬ HỌC TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

LTS Diễn Đàn Thế Kỷ.- Tòa soạn DĐTK rất cám ơn Bác sĩ Ngô Thế Vinh đã gửi bài viết cuối cùng của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, sau khi đã bỏ rất nhiều công phu soạn lại từ bản in và thêm nhiều hình ảnh có tính cách tư liệu, trong đó quý nhất là bức ảnh hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn chụp trước khi anh Tạ Chí Đại Trường lên máy bay về Việt Nam, đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua.

Bác sĩ Ngô Thế Vinh có được các tài liệu này là do gia đình của anh Phùng Nguyễn cung cấp.

Chúng tôi rất hoan nghênh ý định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh trong việc phổ biến rộng rãi những ý kiến, những tâm sự về Sử học sau cùng của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Theo ý chúng tôi, hiểu được tất cả những gì sử gia đã viết trong bản Di Cảo này không phải là điều dễ dàng, có thể vì nhiều vấn đề quá chuyên môn, có thể vì tác giả viết về những trường hợp quá riêng biệt mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu hết. Nhưng nhìn tổng quát, chúng ta có thể cảm nhận được tinh thần muốn mang lại công bằng cho một số vấn đề của Sử học mà tác giả gặp phải, và thấy cần ghi lại trước khi ra đi. Và chúng ta đón nhận những dòng ghi lại ấy như là một Di Cảo.
Đối với một Di Cảo, vật chứng của người vừa rời khỏi cuộc sống, chúng ta phải tôn trọng và việc công bố rộng rãi cho nhiều người biết là cần thiết. Việc giải thích các trường hợp lịch sử quá cá biệt, giải mã những đoạn ngôn ngữ quá cô đọng, nếu được càng đông người tham gia, nhất là những vị có chuyên môn Sử học cao, thì các nỗi u ẩn của người quá cố sẽ sớm được bạch hóa.
DĐTK


ĐỂ VÀO ĐÂU
Để vô chỗ Huỳnh Thị Ánh Vân
viết về "Bình Nam đồ" trên tờ Nghiên cứu Lịch Sử.

TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

Lời Dẫn Nhập: Tuần lễ đầu tháng Mười 2015, Phùng Nguyễn từ miền Đông về California thăm Mẹ. Ngày 3 tháng 10 năm 2015, cũng là ngày thứ Bảy cuối tuần, buổi sáng sớm như thường lệ, Phùng Nguyễn hẹn tôi cùng đi bộ trên bãi biển Huntington Beach. Sáng hôm đó là ngày phát tang nhà văn Võ Phiến. Phùng nhận được điện thoại của chị Diệu Chi Nguyễn Mộng Giác cho biết, buổi tối cùng ngày anh Tạ Chí Đại Trường sẽ lên máy bay về Việt Nam. Như lá rụng về cội, anh TCĐT chọn về chết ở quê nhà. Nghĩ rằng đây là dịp cuối cùng được gặp anh TCĐT, bậc đàn anh mà Phùng rất quý mến và thân tình từ những ngày sinh hoạt với nhóm Văn Học, cũng là nơi Phùng Nguyễn khởi sự nghiệp văn. Quyết định không đến Peek Family dự đám tang Võ Phiến, Phùng đã tới gặp được anh TCĐT, đang trên con dốc tử sinh với sự sống được đếm từng ngày, và Phùng nghĩ rằng đó là một cuộc gặp mặt và chia tay vĩnh biệt. Tôi gặp lại Phùng sáng Chủ nhật hôm sau cũng trên bãi biển Huntington Beach. Dù biết anh TCĐT không còn ăn được gì nhưng Phùng vẫn mua và đem tới món gỏi cuốn Brodard mà TCĐT thích. Phùng Nguyễn còn cho biết, TCĐT có tặng Phùng một ít sách quý mà anh không thể mang theo về Việt Nam, cùng với bản thảo một bài viết mà anh dặn để Phùng đọc trước và chỉ cho phổ biến sau khi anh TCĐT mất. Nhưng rồi chẳng thể ngờ, người ra đi trước lại là Phùng Nguyễn[17.11.2015]. Nay thì anh TCĐT cũng vừa mất [24.03.2016]. Việc tìm lại và phổ biến bài viết như một di cảo của anh TCĐT, là một nghĩa vụ cần thiết. Rất may là bài viết ấy đã được gia đình em gái Phùng Nguyễn gìn giữ và cung cấp cùng với mấy tấm hình hiếm quý như di ảnh cuối cùng của hai cố tri Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn. Sự ra đi của hai anh Tạ Chí Đại Trường và Phùng Nguyễn là một mất mát lớn cho ngành sử học và văn học của Việt Nam. Đây cũng là nén hương tưởng nhớ của bằng hữu gửi tới hai Anh. [Ngô Thế Vinh, California 26.03.2016]

Váy ngắn, ngực trần và ‘dân chủ đến thế là cùng!’ - Hoa Cải


Trường Đại Học Ứng Dụng Amsterdam đã cấm phân phát tạp chí Folia vì tạp chí này có đăng hình một bộ ngực trần ở trang bìa.


Ngày 12 tháng 3 năm 2016, một nữ sinh của trường đã phản đối việc này bằng cách khỏa thân phần trên ngay trong ngày hội thông tin trường học của trường dành cho các sinh viên tiềm năng và phụ huynh. Khắp các trang báo trong ngày tràn ngập hình ảnh một cô gái tươi cười, đứng phân phát tạp chí ngay tại lối vào trường cùng bộ ngực trần.

Sử gia / Người viết sử Tạ Chí Đại Trường (1935-2016) - Lâm Bình Duy Nhiên

ta_chi_dai_truong
Sử gia Tạ Chí Đại Trường (1935-2016)
Nguồn: Internet
Sử gia Tạ Chí Đại Trường qua đời vào đêm 24/3/2016 tại Sài Gòn, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, hưởng thọ 81 tuổi.
Bác Trường vốn là chỗ thân tình với cha mẹ tôi. Ông là bậc đàn anh của cha tôi. Cùng quê gốc ở Bình Định. Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường được cha chở đến thăm bác tại nhà của Tạ Chí Đông Hải, anh ruột bác Trường.
Xuất thân từ một gia đình khoa bảng Nho học. Thân phụ là cụ Cử nhân Hán học Tạ Chương Phùng, đồng chí và hoạt động chung với cụ Ngô Đình Diệm, từng làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Anh họ của bác Trường là nhà chí sĩ Tạ Chí Diệp, bị thủ tiêu bởi chính quyền họ Ngô.

Tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa (1962) và Cao học Sử (1964) tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, Tạ Chí Đại Trường còn phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vòng 10 năm.

5 năm nữa, Việt Nam sẽ có 1 triệu người mắc ung thư - Nam Anh

Nếu tình trạng thực phẩm bẩn không được cải thiện, ‘cơn bão’ ung thư sẽ tấn công người Việt và trong vòng 5 năm tới, Việt nam sẽ có gần 1 triệu người mắc ung thư.

Bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K 3 Tân Triều.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2012 số người trưởng thành được chẩn đoán mắc ung thư trên toàn thế giới là 14,1 triệu người.

Chốn Cũ Đường Xưa

Truyện viết theo giọng văn miền Nam đọc thấy khoái quá làm nhớ Saigon vô cùng.

Tôi là người Bàn Cờ.

Tất cả các tình tiết của  xóm làng từ ngã từ LVDuyet + Phan D Phùng tới cuối đường PDPHung + Lý Thái Tổ đều không bao giờ quên được.

Chỉ có mỗi tội là không thể viết nó lên được để làm sống lại ngày tháng cũ như chàng hiu 374.
Kể lể để nhớ nhung thương tiếc không phải là câu chuyện hay mà tác giả muốn nói.

Cái hay của câu chuyện nó nằm trong tình tiết éo le và lý lắc của người trong truyện mà tác giả nhớ và viết ra, dựng lại nhân vật với chữ nghĩa Nam Ky Saigon một cách bình dân giản dị đến độ đọc như ngồi nói chuyện dóc với nhau.

Thế mới hấp dẫn như tác giả đang nói chuyện với chính mình chứ không phải người xa lạ và chỉ có 2 người quen với nhau.

Không biết người vùng ngoài chỗ kể truyện có vui không chứ tôi và những người lớn lên ở đó thấy Saigon, Vườn Chuối và Bàn Cờ muôn đời không quên.

Phil Nguyen

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm ….nửa thế kỷ lận nhen …
Đèn xe sơn vàng phía trên
….Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là …hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều !

NGƯỜI VIỆT ĐỘC ÁC VỚI NHAU TỪ BAO GIỜ VÀ BAO GIỜ SẼ THÔI? - Trần Trung Đạo

12932790_866976160078298_6700108689861124561_n
Theo tổng kết của WHO được báo chí đăng lại, mỗi năm, Việt Nam có thêm 200.000 người mắc ung thư và trong số đó 70.000 phải chết. Theo tỉ lên dân số, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tỉ lệ mắc và chết vì ung thư. Nguyên nhân chính đến từ thực phẩm nhiễm độc. Người Việt đầu độc nhau.

Hai câu hỏi, đúng ra là hai câu than thở thường nghe: “Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau?” và “Người Việt bắt đầu độc ác với nhau từ lúc nào?”

Để biết đâu mới là Thiên Đường - Phan Huy

 
Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:
 
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.
 
Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc: