Saturday 19 March 2016

“Mình làm vậy không được đâu” (Tổng Thống Thiệu) - Lâm Mạnh Di

Hán Thành vào những năm 60
Hán Thành vào những năm 60

Sứ quán của VNCH tọa lạc trong một Building trong khu phố sầm uất Myeongdong, ở tầng thứ 11. Hán Thành những năm 60 nghèo xơ xác, người dân thất nghiệp rất đông.

Mỗi lần đến thăm sứ quán, tôi lại thấy hàng người xếp hàng từ tầng thứ 11 xuống đến từng 1, để làm thủ tục xin qua VN . Người nào được cấp giấy qua VN làm việc thì mừng như được trúng số. 

Những năm tháng tôi ở đó thường xuyên chứng kiến những cuộc biểu tình đẫm máu. Ngay trong khung viên Đại Học Yonsei nơi tôi học, gần như tuần nào cũng có biểu tình.

Nguyện vọng của những người biểu tình, đa số là sinh viên, là họ đòi hỏi Nam Hàn phải thống nhất với Bắc Hàn theo kiểu … Bắc Hàn (!). Hình của “bác” Kim Nhật Thành, bác Mao và những khẩu hiệu ca ngợi thiên đường XHCN được họ mang đi khắp đường phố.
Nhưng giới lãnh đạo Nam Hàn, đa số là tướng lãnh, lúc bấy giờ rất quyết liệt, họ dẹp biểu tình thẳng tay. Họ bắn đạn cao su, khi thấy không ngăn chặn được thì họ bắn bằng đạn thật. Ngày nào cũng đổ máu, ngày nào cũng có người biểu tình bị bắn chết. Mini Thiên An Môn xảy ra khắp nơi ở Hán Thành. 

Cỡ như Huỳnh Tấn Mẫm, Ngô Bá Thành, Lê Hiếu Đẳng v.v… bảo đảm nếu sống ở Đại Hàn, thì đã phải nằm trong nhà xác từ lâu rồi…

———————

Tư dinh của Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, đại sứ VNCH, ở Hán Thành nằm trên một ngọn đồi, trong khu ngoại giao được canh phòng nghiêm nhặt. Hôm đó là ngày nhân viên sứ quán và gia đình tụ họp, ăn bữa tiệc tiễn Tổng Thống Thiệu về nước. 

Ông Thiệu ngồi hàn huyên với ông Chiểu, bác Nguyễn Trọng Phu, anh Nguyễn Quang Mông, những tùy viên cao cấp của Sứ Quán. Các người khác thì to nhỏ hàn huyên trao đổi về cuộc sống lạnh lẽo ở Hán Thành. Tôi thì ngồi bệt xuống đất chơi với mấy em, con cháu của nhân viên sứ quán.

Cả phòng khách tự nhiên yên lặng khi TV chiếu về biểu tình chiều nay, quân đội kéo lê những xác chết của sinh viên bị bắn quẳng lên xe. Chúng tôi vừa theo dõi, vừa lắc đầu…
Tướng Chiểu quay lại ông Thiệu, giọng sang sảng:

– Các anh có thấy họ làm không, các anh ở SG sao mà dễ dàng cho chúng phá hoại như vậy, các anh không đọc những báo cáo chúng tôi gửi về sao…?

Không khí trong phòng khách như trùng hẳn xuống, tất cả im lặng hướng mắt về ông Thiệu chờ nghe câu trả lời… Ông Thiệu cuối đầu xuống trầm ngâm rồi thở dài… “Mình làm vậy không được đâu…”
—————————–

Miền Nam sụp đổ, CS biến cả nước thành tài sản cho chúng vơ vét. Năm mươi năm sau, ngồi viết những dòng chữ này mà tôi vẫn không hiểu rõ lý do gì mà “mình làm vậy không được đâu …”

Vì biểu tình phản chiến đang xảy ra khắp nơi, vì sợ Mỹ cúp viện trợ, vì nhân đạo hay vì nhu nhược… Tôi vẫn lẩn quẩn đi tìm câu trả lời…


Lâm Mạnh Di

Tại sao người ta thích danh xưng ?

rachel bilson zoe hart call me doctor

Ở Việt Nam, danh xưng đã trở thành một vấn nạn. Vấn nạn cấp quốc gia. Hầu như bất cứ ai cũng cố gắng làm tất cả có thể để có một danh xưng, kiểu như [mượn lời của cụ Nguyễn Công Trứ] “phải có danh gì với núi sông”. Người có quyền thế thì dùng chức danh trước tên họ. Người có bằng đại học thì dùng bằng cấp trước tên. Người có chức danh khoa học cũng ham dùng tên “học hàm” trước tên. Có nhiều trường hợp, người chức danh và danh xưng còn dài hơn cái tên của đương sự! Chưa có một đất nước nào mà quái đản như ở Việt Nam, nơi mà người ta viết những danh xưng kiểu như “TS BS” trước tên mình! Những danh xưng ngộ nghĩnh như thế khi dịch sang tiếng Anh trở thành một sự xấu hổ mang tầm quốc gia.

TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY & NHÀ BÁO PHẠM ĐOAN TRANG


Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với NHÀ BÁO
PHẠM ĐOAN TRANG
 “Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)

TRUYỆN CƯỜI DOANHDOANH

TRUYỆN CƯỜI DOANHDOANH
TẬP 1 
http://qhvn.org/truyencuoi_tap1.html

"Không Bao giờ Quên"

Hãng The Potbelly Pig Films xin hân hạnh giới thiệu đến quý vị khán giả bộ phim tài liệu về thời kỳ hậu chiến đầy đen tối của Việt Nam, mang tên UNFORGOTTEN - "Không Thể Nào Quên". Bộ phim được sản xuất và đạo diễn bởi nữ đạo diễn trẻ Diễm Thúy, cô tốt nghiệp kinh doanh và nghệ thuật tại Hoa Kỳ, là con gái một cựu tù binh cộng sản, một chiến sĩ VHCH. 

Được tập hợp từ hồi ức của những con người thật, bộ phim Không Thể Nào Quên nói về tâm tình các em học sinh, sinh viên đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, thực tâm tìm hiểu về quê mẹ, đồng thời tự vạch ra cho mình một hướng đi trong sáng và một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Qua những mẫu chuyện nhỏ của các nhân chứng sống trong bộ phim "Không Bao giờ Quên" sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ một phần nào về sự thực của bối cảnh lịch sử Việt Nam sau ngày Saigon sụp đổ, về thân phận của những chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị cộng sản giam cầm, khổ sai trong tù cải tạo sau 30/4/1975 và thân phận của gia đình họ đã phải hứng chịu thảm kịch vô cùng đen tối, cố gắng  tìm cách thăm nuôi người thân.

Đồng thời phim cũng ghi lại lời nhắn nhủ của thế hệ cha anh đối với thế hệ mai sau.

Thứ Bảy ngày 26 Tháng Ba, 2016
từ 2 đến 5:00 giờ chiều
Parkdale Public Library
1303 Queen Street West
Toronto, Ontario M6K 1L


Nước mất dần trong cơn say... - Thương dân oan khuất đoạn trường... - Tạ Ơn

1.
Nước mất dần trong cơn say...

Nước đang mất, dân nhậu không thấy nhục 
Nhậu suốt ngày không cần biết núi sông 
Đảng cũng biết rượu bia say tới bến 
Đảng dễ dàng cai trị với cùm gông!

Đất biên ải mòn dần... đường Nam tiến 
Hoàng Trường Sa cờ giặc vẫn tung bay 
Đảng phó mặc, dân mỗi chiều cứ nhậu 
Cả sông hồ quằn quại giữa cơn say!

Trời nước Việt, sử xanh từng trang sử 
Đang mờ dần theo từng tháng năm qua 
Nếu vẫn ngủ, vẫn say, đầu vẫn cúi 
Giang sơn này sẽ thành bãi tha ma!

Lê Khắc Anh Hào

* Sài Gòn, chiều xuống các quán nhậu rất đông. Chủ đề bên bàn nhậu đa số xoay quanh nội dung "dạo này dùng điện thoại gì", "đã đổi xe chưa", họ trao đổi cho nhau địa chỉ những quán nhậu mới mở có món lạ, khoe những mối quan hệ dích dắc. Những cặp mắt đỏ ngầu vì rượu bia ngơ ngác khi được nghe khái niệm "quyền con người". 
Một xã hội mà người dân không hiểu được quyền của mình thì đương nhiên họ sẽ không thèm quan tâm đến quyền của những người xung quanh. Một môi trường sống mà ai cũng bằng mọi cách làm sao cố giành phần lợi về cho mình sẽ dẫn đến một xã hội hỗn loạn, bất ổn. Điều bất hạnh lớn nhất là họ không hiểu được họ vừa là nạn nhân đồng thời vừa là thủ phạm của một xã hội bất ổn. 
Họ vẫn thản nhiên giáo dục con cái họ sống hèn hạ và vô cảm. Mấy chục năm sau con cái họ cũng lại ngồi nhậu như họ mỗi buổi chiều. Họ coi đó là hạnh phúc.
(Hoang Huy Vu)

2.
Thương dân oan khuất đoạn trường...

Thương dân oan khuất đoạn trường
Khổ trong tay đảng bạo cường vô tâm
Thương dân lệ đẫm uất câm
Trong đêm ngục tối, trong hầm trại giam
Thương dân... vết đánh vết đâm
Bàn tay đảng cộng, thân bầm thịt da
Thương dân tiếng khóc vỡ òa
Chồng con tù ngục, cửa nhà tiêu tan
Thương dân đoạn ruột bầm gan
Bao nhiêu tù ngục, bao hàng lệ rơi!

Đảng Hồ bũa vây dòng đời
Thương dân khổ hận dưới trời vàng sao
Đảng Hồ là núi thương đau
Đại dương nước mắt chừng nào cạn khô?

Hải Triều


TẠ ƠN.


Tạ ơn ai? giữa trời ngang, đất dọc?
Tạ ơn Mây đã che nắng bao phen
Tạ ơn Mưa nâng hoa mọc chồi lên
Tạ ơn Nắng cho bướm vàng rực thắm
Tạ ơn Đất đỡ chân sa vực thẳm
Tạ ơn Cây cho không khí an hòa
Tạ ơn Gió thổi êm mát đời ta
Tạ ơn Cỏ làm nệm lưng ta ngủ
Tạ ơn Sông nuôi dân ta no đủ
Tạ Núi Đồi làm thành lũy Việt Nam
Tạ ơn Anh, Tạ ơn Em, mầu áo lam
Làm lính trận cho em thơ đi học
Tạ ơn Chiến sĩ Cộng Hòa! Ta bật khóc
Thương đời trai bom đạn vẫn như không
Ôi! Anh Hùng lửa rực ánh phiêu bồng
Xin một lời chào,
Tạ Ơn! Tạ Ơn Người mãi mãi..

Chu Tất Tiến, 2016.

TÔI ĐÃ THẤY GÌ SÁNG HÔM NAY

(Trong Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng và Ngày Phụ Nữ Việt Nam tại Boston,
19 tháng 3 năm 2016)


Tôi thấy hội trường rất đông vui
Hai, ba thế hệ, rộn tiếng cười
Góp tay chuẩn bị cho buổi Lễ
Với tình thân ái thật thắm tươi

Tôi thấy giới trẻ có nhiệt tâm
Có tài lãnh đạo, rất chuyên chăm
Tập hợp mọi người vào công tác
Làm việc ngày đêm trong âm thầm

Tôi thấy nhiều người biết hy sinh
Đàn anh, đàn chị đã quên mình
Sẵn sàng đóng góp trong vai phụ
Giúp bày em,cháu,  thắm chân tình

Lễ Rước Hai Bà rất trang nghiêm,
Mọi người cung kính đứng ngưỡng chiêm
Hai vị Anh Thư từng cứu nước
Đuổi giặc xâm lăng, bẻ xích xiềng

Bàn thờ lộng lẫy, khó đâu bì
Với ảnh Hai Bà, dáng nữ nhi
Nhưng mà đôi mắt như rực lửa
Cỡi voi, vung kiếm, thật uy nghi

Những màn võ thuật đẹp tuyệt vời,
Lồng trong hoạt cảnh cuả một thời
Nhị Vị cỡi voi đi đánh giặc
Quân Việt hò reo rộn góc trời

Tôi thấy Lễ này, Lễ năm nay
Đông, vui, nô nức, khác xưa rày
Tất  cả cộng đồng cùng đóng góp
Hy sinh hết mực, đáng quý thay

Cám ơn giới trẻ đã dấn thân
Quyết tâm vượt thắng mọi khó khăn
Lấy sự kết đòan làm sức mạnh
Đưa vai gánh chịu mọi nhọc nhằn

Tôi thấy vững tin ở tương lai
Bởi vì giới trẻ thật đa tài
Nhiệt tâm phục vụ vô vị lợi
Tre già măng mọc,quả không sai

Boston, ngày 19 tháng 3 năm 2016
Bác sĩ Vũ Linh Huy

http://nguoivietboston.com/?p=32827
http://nguoivietboston.com/wp-content/uploads/2016/03/DSC_7778.jpg

SAIGON BÂY GIỜ! Thiên Kim

Inline image 1
 
SAIGON BÂY GI!
Thiên Kim

Saigon bây giờ, buồn lắm anh ơi
Thành ph thay tên của kẻ tội đồ
Tìm đâu  đường xưa,  mộng hoa lối cũ
Còn đâu tà áo, nón lá nghiêng che
 
Hàng me ngày xưa, em bước trên hè
Lá rơi trên tóc nhẹ cánh li ti
Đâu còn bóng anh trong ngày phép ngh
Đợi em không hẹn, cổng trường mi khi
 
Saigon bây gi không mộng, không mơ
Thiếu nữ ngây thơ, nghèo bán xuân thời
Nhan sắc đổi trao nhà cao, ngọc qúy
Người giữ đức hạnh, lam lũ anh ơi!
 
Người nghèo lê la, lếch thếch cuộc đời
Bọn đại gia đỏ,  tham nhũng lên ngôi
Xa hoa, phung phí, chênh lệch  đất trời
Dân oan không nhà, nghèo đói tả tơi!
 
Saigon bây giờ, nhìn tháng ngày trôi
Nước sắp mất rồi, vì đâu nên nỗi
Mang tên thành phố, chính kẻ tội đồ
Phải đòi lại tên Saigon đi thôi
 
Văng vẳng đâu đây hịch xưa vang dội
"Toàn dân nghe chăng, nguy biến sơn hà "
Hãy đồng một lòng, đáp lời "Quyết chiến"
Phương xa anh hi! Chung sc diệt thù...
Thiên Kim

Bánh mì Saigon (a piece of history)

Banh-mi-Huong-Lan-2-Bis

Bánh mì Sài gòn theo dòng thời gian‏

BanhMi
Bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng được biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định. Ngoài người Pháp, cách làm bánh mì đầu tiên được người Hoa tiếp thu, sản xuất bán ra thị trường và trong số khách hàng mua bánh mì thời kỳ đó có cả người Việt: Bồi bàn, thông ngôn, thầy ký có lẽ là những người nếm bánh mì đầu tiên; Kế đó là công chức tân trào, rồi đến tầng lớp Tây học, thị dân và lần lần tỏa rộng phổ biến cả thành thị lẫn nông thôn”
– Huỳnh Ngọc Trảng

Nghĩa muội Tạ Phong Tần

“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”
Tạ Phong Tần
Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.
Tạ Phong Tần là một trong những người này. Tôi “kết” em ngay sau khi đọc bài viết khai bút (“Mỗi Blogger Hãy Là Một Nhà Báo Công Dân”) vào ngày đầu năm 2008:
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”

Thư Đông Kinh 15-3-2016


Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

Khoảng cách giàu nghèo và khoảng cách giữa quan với dân - Văn Quang - Viết từ Sài Gòn


  Biếm họa sáng cắp ô đi tối cắp về
 

Trong giờ làm việc, cả Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long kéo nhau đến quán nhậu Ngân Vinh “liên hoan chuyển giao quyền lực.” (Ảnh trên báo Zing.vn)

Ở bất cứ nước nào tình trạng giàu nghèo là chuyện đương nhiên, không thể tránh khỏi. Ai cũng muốn làm giàu và chẳng ai muốn nghèo cả. Nhưng làm giàu bằng cách nào mới là điều đáng nói. Làm giàu bằng tài năng, trí lực như Bill Gates được người đời kính trọng, làm giàu bằng ăn hối lộ, buôn gian bán lận người đời khinh ghét. Cái khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam vừa được một ông đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) VN nêu ra trước Quốc Hội.

Hệ Thống Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ - LÊ QUỐC

us-losing-its-superpower-status

Tư bản là một thế lực vô tổ quốc. Nơi nào có thể làm ra tiền là nó đến. Nơi nào không còn kiếm được tiền thì nó đi… Nó chẳng cần phân biệt bạn hay thù, dân chủ hay độc tài, Cộng sản hay Tự Do. Mục đích tối hậu của nó là TIỀN. Cho nên, lắm khi vì tiền mà nó hy sinh mạng sống đồng bào của nó, chà đạp lên xác chết của nhân loại, hy sinh cả một quốc gia mà trước đó nó là Đồng Minh – thậm chí phản bội Dân tộc và Tổ quốc của chính nước nó.

Nền chính trị Hoa Kỳ- qua 44 trào Tổng Thống – đều do một thế lực tư bản vô hình có tên gọi là "Hệ thồng siêu quyền lực" phía sau, hoạch định chính sách và đường lối. Tổng Thống (Hành Pháp) hay Quốc hội ( Lập pháp ) là những cơ quan thi hành chính sách của siêu quyền lực vạch sẵn. Có nhiều người thuộc đủ mọi thành phần chánh khách, trí thức, bình dân hay hỏi nhau: Trung Tâm quyền lực Hoa kỳ ở đâu ? và ai là người điều khiển ? – Tổng Thống dân cử ? – Chủ Tịch Quốc hội dân cử ? hay Phán quyết của 9 Thẩm phán Tối cao Pháp viện ?