Wednesday 10 April 2019

ĐẢNG DÂN CHỦ VỀ ĐÂU KHI "THỦ LÃNH TINH THẦN" ĐÃ CHẾT?

Image may contain: 30 people, people standing

Với lối tuyên truyền đậm chất của cộng sản là "nói như rồng leo, luôn vẽ ra khung trời hoa mộng kèm theo những hứa hẹn hão huyền,..." những thập kỷ qua đảng Dân chủ đã "cướp được" hầu hết cảm tình của các cử tri có trình độ "chánh trị bình dân" ở nước Mỹ.

Ngược lại các nghị viên ưu tú của Đảng Cộng Hòa vì quá phụ thuộc vào "bầy cá mập" ở Mỹ bởi sau lưng các cá nhân của ứng viên tổng thống đều có cả đống đô la của bầy cá mập. Đây là một điểm yếu đã bị phe Dân chủ công phá thành công.
Bằng chứng là khi Obama đắc cử tổng thống, ông ta đã ban hành Đạo luật thuế theo phương châm "lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo", đánh thuế rất cao vào những người có thu nhập cao để chia lại cho những người "không muốn làm mà muốn hưởng thụ với mức độ thụ hưởng phải chăng".

Gửi Con Vô Viện Mồ Côi Để Chúng Đi Mỹ - Trương Lệ Chi

Đây là câu chuyện đã xảy ra trong gia đình tôi, hoàn toàn sự thật.

Trước năm 1975, tôi có 6 đứa con khi ba chúng nó qua đời. Đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất là 3 tuổi. Thân cô, thế cô, tôi làm sao sinh sống, làm sao lo nổi cho tương lai các con. Ba chúng mất đi, để lại cho tôi gánh trách nhiệm quá nặng, với cả ngàn câu hỏi không có câu trả lời.

Giữa lúc quá khổ, tháng 3 năm 1974, tình cờ tôi được một bà bạn cho biết có một trung tâm từ thiện chuyên lo giúp trẻ mồ côi để các gia đình Mỹ nhận về làm con nuôi. Bà bạn tử tếø đã đích thân đưa tôi đến trung tâm từ thiện này.
Có hai trung tâm từ thiện mà tôi được biết là FCVN (Friend of children of VN) và “Welcome home”. Khi tôi đến, họ cho tôi xem những tấm hình bằng cớ xác thật về những đứa trẻ Việt đã đến Mỹ và những gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. Họ cũng cho tôi biết, khi các con tôi đến Mỹ, tôi vẫn có thể thường xuyên liên lạc được với chúng.


Hãy để Bố - Trần Văn Lương

Đêm bệnh-viện, sầu tơi trên tóc trắng,
Người già nằm, bóng hạc lắng chiều sương,
Mắt ngu ngơ như nắng lỡ độ đường,
Nhìn con gái dựa bên giường gà gật.
 Đầu ngật ngầy váng vất,
Thương con mình tất bật ngược xuôi,
Mấy ngày qua luôn túc-trực không rời,
Đến tối mịt mới về nơi tổ ấm.
 Bàn tay già chầm chậm,
Thờ thẩn nắm tay con.
Từ rãnh mắt xoáy mòn,
Giọt thương cảm lăn tròn theo vết cũ.
 

Khuya rồi đó, sao con chưa về ngủ,
Chuyện tuổi già, con ủ-rũ làm chi.
Chín mươi rồi, Bố chưa bị cất đi,
Mình may mắn, có gì mà áo-não.
 Hãy để Bố vào ở nhà dưỡng lão,
Như mọi người vừa khuyên bảo sáng nay,
Vì một mai khi rời khỏi nơi đây,
Khó khăn sẽ theo tháng ngày dai dẳng.
 Bố không muốn mình trở thành gánh nặng,
Để cho con phải lo lắng miệt mài
Đời con còn nhiều trách-nhiệm trên vai,
Đâu có thể chực-chầu hoài sớm tối.
Thân gầy còm yếu đuối,
Sao kham nổi đường xa.
Thêm việc sở, việc nhà,
Chuyện con cái, dễ gì mà vất bỏ.
Người già thường cau-có
Nằm liệt giường, càng khó tính gấp trăm.
Dù cho con chẳng quản ngại nhọc nhằn,
Nhưng chịu đựng tháng năm dài sao thấu.
Bố vẫn muốn sống đời bên con cháu,
Dẫu cơ-hàn, mà rau cháo có nhau.
Bao năm qua mất Mẹ , bấy năm sầu,
Bố gượng sống với niềm đau-lẻ-bạn.
Buồn nhớ lại ngày vượt biên hoạn-nạn,
Bỏ quê nhà, chấp-nhận vạn gian-truân,
Chết trong tay đã nắm chặt chin phần.
Mạng sống chỉ ngàn cân treo sợi nhỏ.
Con thuyền khốn khổ,
Sóng gió tả-tơi,
Phút chót đã kề nơi,
Lối định-mệnh, ai người sống sót.
Tưởng chỉ được nhìn Mẹ, con lần chót,
Nhưng Trời thương cho trót-lọt qua đây,
Trong khi bao người biển cả vùi thây,
Giờ sao nữa, chẳng mảy-may tiếc rẻ.
Bố chỉ hận mình không còn sức khỏe,
Đở đần con việc lẻ-tẻ hôm mai,
Để chiều về, con bớt phải loay-hoay,
Được yên nghỉ sau ngày dài kiệt sức.
Khi bị đẩy vào trong phòng hồi-lực,
Bố biết mình gần tới lúc xuôi tay.
Dù thoát nạn hôm nay,
Đời cũng phải rẽ ngay vào lối ngoặc.
Bố tự biết như ngọn đèn sắp tắt,
Nên cố tình bẳn gắt mấy ngày qua.
Nếu chẳng may phải theo gót ông bà,
Con cũng đở xót xa giờ đưa tiễn.
Mai kia rời bệnh-viện,
Con đừng bịn-rịn xót xa,
Hãy nghe lời y-tá dặn ngày qua,
Mà đưa Bố thẳng ra nhà dưỡng lão.
Cuộc sống mới dù là mưa hay bão,
Bố không buồn,tự bảo vẫn còn may,
Vì biết rằng, chỉ quanh-quẩn đâu đây,
Con cháu Bố đang vui vầy hạnh-phúc.
Rồi sẽ có những buổi chiều hun-hút,
Bố nặn dần từng phút ngóng người thân.
Nhưng rủi con chẳng tới được một lần,
Bố cũng hiểu, đừng bận tâm ray-rứt.
Bố không ngại chặng cuối đời khổ cực,
Nhìn thấy con hạnh-phúc, Bố vui lòng.
Tuổi đã nhiều, phận Bố thế là xong,
Con phải sống cho chồng, cho con cái.
Hứa với Bố, con sẽ không buồn mãi,
Nếu mai này, khi Bố phải ra đi,
Mà con không kịp đến lúc phân-kỳ,
Nói cùng Bố lời chia-ly vĩnh-viễn.
 
Đêm trơn giấc, người con rời bệnh-viện,
Đôi mắt già quyến-luyến vọng đưa chân.
Trong ký-ức phai dần,
Khuôn  mặt những người thân vùng hiển-hiện.
Lòng chợt thoáng bùi-ngùi khi nghĩ đến
Phút lên đường, theo ước-nguyện ba-sinh,
Chân bơ-vơ trong tăm tối một mình,
Mò mẫm lối hành-trình về thiên-cổ.


TRẦN VĂN LƯƠNG

ANH Ở ĐÂYTRÊN QUÊ HƯƠNG NÀY! - Thiên Kim

Kính gửi Quý vị và  Quy' Thân hữu bài thơ:

"ANH Ở ĐÂY TRÊN QUÊ HƯƠNG  NÀY!" bắt nguồn  cảm hứng từ bài ca 
cùng tựa đề. Mời quý vị và các bạn nghe và xem  video phía dưới.

Bài hát rất cảm động.Từ khi nghe bài hát cảm động này, tôi thường tìm nghe hoặc nghêu ngao hát để thấy lòng mình mãi hướng về Quê hương thời chinh chiến mà nhớ tới thời mình còn được sống trên đất Mẹ và được các anh chiến sĩ ngày đêm ghì tay súng bảo vệ đồng bào và giữ phần đất Tự do miền Nam thân yêu! Nhưng,

"Nước dưới sông có khi trong khi đục
Đời Anh hùng có khi nhục khi vinh"

Nhục vinh của người Anh hùng đành theo mệnh Nước nổi trôi!

Kính dâng lên hương hồn những chiến sĩ VNCH Quân-Dân-Cán- Chính đã đền nợ nước trong những trại tù Cộng Sản Việt Nam.

Thân mến gửi những Chiến sĩ Anh hùng đã hiên ngang đứng dưới ngọn cờ chính nghĩa VNCH dâng cả tuổi hoa niên  trong lửa khói chiến chinh và hiện còn đang ưu tư cho nhiệm vụ giữ Quê hương và bảo vệ đồng bào không được hoàn thành như ước nguyện.

 Xin các anh vẫn tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Quê hương không còn bóng Cộng thù đã hạm hại đồng bào và xé nát Quê hương!

Thân mến,
Thiên Kim.

ANH Ở ĐÂY TRÊN QUÊ HƯƠNG  NÀY!

Anh ở đây ngủ yên Anh nhé!
Những ngày qua đã quá ê chề
Bên "thắng cuộc" hả hê man rợ
Trên  lưng anh hằn vết roi thù 

Anh gầy yếu tháng ngày tù tội
Trong tù, cơm chẳng đủ cầm hơi
Cuộc đời anh rách nát tả tơi
Kiếp lưu đầy hận thù, chất ngất

Nhớ mẹ, thương vợ con quay quắt
Nhìn Quê hương tủi hận chập chùng
Nhớ ngày nao anh dũng lên đường
Yêu  Tổ quốc hiến dâng lẽ sống  
 
Anh ghì súng , bình yên sông núi 

Vững cõi bờ, quốc thái an vui
Gặp vận nước suy yếu ngậm ngùi        
Cộng "Thắng cuộc"! Dập vùi, thảm họa...

Giặc đến, dân chịu bao đầy đọa 
Đất nước điêu tàn, nhà cửa nát tan
Đầu dân tộc chít trắng khăn tang 
Đảng tàn bạo giết dân không nghỉ  

Anh bị nhục hình từ ác quỷ
Khi thả về thân thể tả tơi
Hoặc nằm xuống , yên giấc ngủ đời
Bên ven rừng, góc biển, chân trời !

Nén tâm hương dâng niềm thương tiếc 
Tỏa hương dào dạt lệ khó vơi
Các anh chiến sĩ Cộng Hòa ơi!
Ngủ đi anh, nối giấc mộng đời

Đất Mẹ hỡi, đưa tay ôm ấp
Nến mặt trời, hãy thắp tin yêu
Sao đêm  trường, lấp lánh yêu chiều
Anh ở đây! Núi rừng quen thuộc

Chim rừng nhớ hót lời âu yếm
Nhớ ru Anh giấc mộng triền miên
Gió nhớ reo tình khúc thật hiền
Tình dân tộc Ru Anh miên viễn...

Giòng nước mắt cho những người nằm xuống!

Thiên Kim
 
Mời Qúi vị nghe " ANH Ở ĐÂY" qua giọng ca của Ca sĩ Đoàn Chính

VIỆT NAM NGÀY XƯA

Ngày xưa tôi đã có một thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viển Đông. Tuy nó còn thua xa những thành phố ở những nước phát triển, nhưng nó là điều gần nhất với văn minh mà đất nước tôi có. Ngày xưa tôi đã có một thành phố mà những người ở vùng khác luôn ngưỡng mộ và ao ước để trở thành một người dân ở đó.

Thành phố đó tuy nhỏ nhưng luôn mở rộng cửa để đón người tứ xứ về làm ăn buôn bán. Người dân ở thành phố đó chẳng bao giờ quan tâm đến bạn từ nơi đâu tới, cha mẹ bạn là ai, bạn nói tiếng Việt với giọng bắc, trung hay nam. Họ cũng không bao giờ phân biệt người khác qua cái hộ khẩu. 

Quốc Hận: Nhớ Là Bổn Phận - Vi Anh

Hơn 50 năm sau, nhân dân và chánh quyền nước Đức thống nhứt vẫn tổ chức tưởng niệm Bức Tường Bá Linh. Dù không còn nữa Bức Tường Bá Linh, bên Đông Đức CS khi xây gọi là “bức tường ngăn chận Phát xít” và  bên Tây Đức tự do gọi là “bức tường ô nhục”. Nhân dân và chánh quyền nước Đức bây giờ một nước giàu mạnh nhứt Âu châu vẫn làm lễ tưởng niệm hàng năm, vào ngày 12 rạng 13 tháng 8. Có rất nhiều lý do để nhân dân và chánh quyền Đức thống nhứt làm cái việc đầy ý nghĩa này. Lý do chánh, quan trọng nhứt là bổn phận nhớ (devoir de mémoire), để ôn cố tri tân, để không cho một sai lầm hại dân, hại nước như thế tái diễn nữa.

Quốc hận của quốc gia dân tộc Đức, đại hoạ của lịch sử Đức ấy là, ngày 12 rạng 13 tháng 8 năm 1961, Đảng Nhà Nước CS Đông Đức  ra lịnh làm một hàng rào để cô lập phần phía tây của thành phố Berlin là thủ đô lâu đời của nước Đức.

G7 ‘quan ngại’ về Biển Đông, không nêu đích danh Trung Quốc - Viễn Đông

Các nhà ngoại giao cấp cao của G7 tham dự cuộc họp hôm 6/4.

Ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới trong nhóm G7 mới ra thông cáo bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình trên Biển Đông, nhất là chuyện quân sự hóa vùng lãnh hải tranh chấp này, nhưng không đề cập cụ thể Trung Quốc.
“Chúng tôi nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động đơn phương nào gây leo thang căng thẳng và làm suy yếu ổn định khu vực và trật tự hàng hải theo luật lệ quốc tế, như việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, việc lấn biển quy mô lớn và việc phát triển các tiền đồn cũng như việc sử dụng chúng cho các mục đích quân sự”, các nhà ngoại giao hàng đầu của nhóm gồm Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italia và Canada ra tuyên bố hôm 6/4, sau hai ngày họp ở Pháp.
Họ cũng nhắc tới việc phải “tuân thủ” Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Việt Nam từng nhiều lần nêu lên trong khi ra các tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp với nhiều nước.

Thà chết, không hàng giặc – Bảo Ðịnh​

VNAF Chinook CH47.jpg
Ðại Úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Ðoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Ðoàn 1 Không Quân, QLVNCH.

Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:

“Ðường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Làng Lai Hà thuộc quận Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên, dù không có một lịch sử lâu dài, chỉ mới thành hình kể từ sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa năm 1558, dưới đời vua Lê Anh Tôn, nhưng cũng đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Ðiển hình là một người thuộc vào hàng chú bác của Bôi, vào khoảng thập niên 1930, hoạt động chống chính quyền Bảo Hộ Pháp, bị bắt, nhưng đã tuyệt thực cho đến chết ở trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, khi quân viễn chinh Pháp, theo thỏa hiệp sơ bộ với chính phủ Hồ chí Minh, đưa quân vào Việt Nam để lập lại sự đô hộ, một người thuộc vào hàng ông của Bôi bị giặc Pháp bắt, không chịu đầu hàng, đã hô câu: “Việt Nam muôn năm” trước khi một tràng đạn oan nghiệt của quân xâm lược nổ vào người ông, kết liễu cuộc đời của một lão nông anh dũng.

Ký ức một thời tù cải tạo

"Trại Cải Tạo" ba chữ như ba nhát dao mang đầy hận thù của "kẻ thắng cuộc" chém xuống cuộc đời của những "người thua cuộc". Và nếu "người thua cuộc" không chết bởi những nhát dao đó thì vết sẹo sẽ hằn lên cuộc đời họ như vết thương không bao giờ lành, in sâu trong tiềm thức, thường ẩn hiện trong giấc ngủ trằn trọc về khuya trong xuốt quãng đời còn lại của họ.
Tháng Tư lại về như nhắc nhở những "người thua cuộc" rằng họ đã trải qua một giai đoạn thăng trầm đen tối nhất của lịch sử, là chứng nhân của một chế độ hà khắc, đã hủy diệt ước vọng của cả một dân tộc. Và cũng là nạn nhân của một tập đoàn cầm quyền, vì cuồng vọng nhất thời, đã đưa dân tộc tới bờ vực thẳm đói nghèo, biến đổi một nếp sống văn minh trở thành chậm tiến, lạc hậu.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài "Ký Ức Một Thời Tù Cải Tạo" của tác giả Trần Nhật Kim để thấu hiểu tình cảnh của những "người thua cuộc" bị đày đọa trong các trại "tù cải tạo", một cái tên ngụy trang cho địa ngục trần gian mà số người chết vì đói, lao động khổ sai và đòn thù của bạo quyền không bao giờ được đếm cho chính xác.
Hai tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp phía sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc chéo bốn giây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Vùi nông một khối hận thù sâu.

http://www.dslamvien.com/2019/04/ky-uc-mot-thoi-tu-cai-tao.html


Đặc San Lâm Viên