Image insérée
NGỤY QUÂN TỬ
 
Thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc, Hán Sở tranh hùng, người ta thường nghe hai tiếng “quân tử” và “tiểu nhân”, nhưng trong cuộc sống thường ngày của người Việt hải ngoại, chúng ta ít khi  nghe nhắc đến hai từ này. Chúng ta nghe thường xuyên những từ như chơi bẩn, chơi hạ cấp, đạo đức giã.
 
Quân tử”, hành động và làm việc minh bạch, cao thượng, không vì lợi ích cá nhân, không đố kỵ, luôn luôn nghĩ đến tập thể. Đọc Kiếm hiệp của Kim Dung, những nhân vật như Quách Tĩnh, Hồng thất công, Hoàng dược sư, nhiều khi hành động của họ hơi cổ quái nhưng lúc nào họ cũng thể hiện tình thần vì nước vì dân, tranh đấu cho công bằng và lẽ phải. Ngược lại, những nhân vật ban đầu xuất hiện là bậc quân tử, sau một thời gian bộc lộ cái tính tiểu nhân của họ. “Tiểu nhân” chì những người có cử chỉ, hành vi, thái độ và lời nói không đi đôi với việc làm, những việc làm của tiểu nhân thường áp dụng theo phương cách MACHIAVÉLISME của người Tây phương.
 
“Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt!” (Quân tử đạt về cái lý cao thượng, còn tiểu nhân đạt về cái lý hèn hạ!). Tiểu nhân ai nhìn vào  cũng thấy, khó mà lầm được, nên dễ đề phòng cảnh giác. Thói thường, người ta thường thích giao du với người quân tử, xa lánh kẻ tiểu nhân. Nhưng sự đời phân biệt quân tử với tiểu nhân không đơn giản như lựa đậu đen với đậu trắng, mà thực tế lẫn lộn, thật giả khó lường.