Saturday 10 November 2018

Tin Tức Đài VOA 10-11-2018

RFI Tiếng Việt - Tú Anh

TÚ ANH

ANH ƠI EM NHỚ QUÊ NAM CỦA MÌNH

Cảm ơn anh Hai (Lão Mã Sơn)
Cựu CSQG, gợi nhớ viết bài nầy.

DTDB

Ai qua Ngã Sáu ăn xôi
Mùi lươn xã ớt đứng ngồi không yên
Cá lốc cháo ám ăn liền 
Bắp chuối xắt ghém lá riềng rau răm
Dù xa cũng biết tiếng tăm
Tôm càng Mỹ Thuận, bánh tầm Đồng Nai
Bóng trứng kho tộ, canh khoai
Mỹ Tho cơm trắng ăn hoài chẳng no
Rạch Giá cá sặc lò tho
Me dốt nấu mẳn thêm ngò, chanh, tiêu
Long Xuyên có kẹo hột điều
Còng lột làm mắm, cá thiều, Gò Công
Bánh giá dòn béo Kiến Phong 
Cần Thơ kho trứng, cá bông, thịt đùi
Châu Đốc ăn cá nướng trui
Cà Mau ong tổ con nuôi rừng tràm
Nước Việt từ: Bắc, Trung, Nam
Mỗi miền đều có vạn ngàn món ăn
Thời bình, thời giặc khó khăn
Thị thành, rừng núi khô cằn xác xơ
Dân Nam chưa đói bao giờ
Dân Nam chưa chết hoặc khờ, thiếu ăn
Cá đen, cá trắng, Sóc Trăng
Canh chua, nấu lẩu, nấu măng, vịt tiềm
Cũng là đặc sản Vũng Liêm
Bánh ú Vàm Cống, Phong Điền củ co
Nếp hương bánh tét nước tro
Bánh xèo, bánh khọt có no cũng thèm
Nha Mân, Cai Lậy bì, nem
Gỏi và, gỏi cuốn ăn kèm bún rau
Vĩnh Bình cá chái ngon sao!
Hiếm quý nước lợ dễ nào lưới câu
Vũng Tàu nổi tiếng mãng cầu
Sài Gòn mì gõ canh thâu vẫn còn
Biên Hòa bưởi, nhãn, bòn bon
Lái Thiêu dâu chín no tròn vàng tươi
Cua đinh, rùa, rắn... Tháp Mười
Dừa nạo, dừa rám... gọi mời Bến Tre
Ốc gạo trộn gỏi Cái Bè
Thác lác, cá trạch, cá he chiên dòn
Phú Quốc có nước mắm Hòn
Bầu sao nấu cá rô don nồng nàn
Hởi anh lính chiến qua ngang
Làng em chẳng có cao sang món nào
Thật tình mời các anh vào
Cơm canh đạm bạc miễn sao đỡ lòng
Anh nguồn hy vọng mênh mông
Nên không phải để hoài công dân chờ
Giặc tràn như nước vỡ bờ 
Tang thương dân tộc mịt mờ núi sông
Thuyền chài em vượt biển Đông
Anh bị cải tạo cùm gông giặc thù
Oán hờn chất ngất thiên thu
Bây giờ nước Việt nhà tù khắp nơi!
Em thân chùm gởi xứ người
Làm sao quên được nửa đời cố hương
Một niềm vương, cả đời thương
Món ăn thanh đạm thông thường riêng mang
Dù nơi thắng cảnh danh lam
Anh ơi em nhớ quê Nam của mình!

California, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Tệ xá Diễm Diễm Khánh An

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Email: dtdbuon@hotmai,com

Xin mời tham dự: chùa Giác Hoàng có buổi lễ cầu an cho Hoa Thượng Quảng Độ

Vào lúc 11 giờ chủ nhật Ngày 11 thang 11 năm 2018 tại chùa Giác Hoàng có buổi lễ cầu an cho Hoa Thương Quảng Độ, xin anh chị em lưu tâm đến tham dự.và thông báo rộng rãi cho nhiều người biết. Cám ơn, kính

Tâm Thư Khẩn Mời

Ngày 15 tháng 9 vừa qua, Đại Lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã phải rời bỏ Thanh Minh Thiền Viện, Sài gòn nơi Ngài bị an trú dưới hình thức giam lỏng từ nhiều năm qua. Đến đầu tháng 10, Ngài đã phải trở về nơi sinh quán và hiện đang quy ẩn tại Chùa Long Khánh, thôn Đông Đoài, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Kể từ ngày đó đến nay, 27 tháng 10, 2018, rất ít thông tin và hình ảnh của Ngài đã đến được cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt tại Hoa kỳ, khiến công luận hết sức quan ngại.

Về mặt thế gian, Ngài là một vị học giả và dịch giả, bậc mô phạm trong hàng giáo phẩm, một nhà nghiên cứu uyên thâm Phật học. Về mặt Đạo, Ngài là bậc thạch trụ, là tấm gương sáng thể hiện các phẩm chất Bi-Trí-Dũng của bậc Long tượng, Đại sĩ cho hàng hậu học noi theo.

Năm nay Ngài đã ngoài 91 tuổi với nhiều bệnh trạng do những năm tháng tù đầy cùng sự già yếu của cơ thể, Ngài cần có thị giả để giúp đỡ trong cuộc sống đơn độc hàng ngày và nhất là, cần có sự chăm sóc của y khoa khi bệnh hoạn.

Vì hoàn cảnh xa xôi cách trở trong và ngoài nước, nên chúng ta thành tâm đốt nén Tâm hương dâng lên chư Phật, chư Bồ tát và các Thiện thần trong mười phương Pháp giới xin gia trì cho Ngài được Pháp thể khinh an và an nhiên tự tại trong mọi tình huống. Khẩn mời chư tôn thiền Đức, quý vị đồng hương, và đạo hữu Phật tử hoan hỷ tham dự:

LỄ CẦU AN cho Đại Lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, được tổ chức đúng 11 giờ sáng Chủ nhật, 11 tháng 11, năm 2018 tại CHÙA GIÁC HOÀNG, số 5401 16th street N.W., Washington, D.C. 20011. 
Điện thoại liên lạc: (202)- 829- 2423, (571)-217-7583, (703)-231-3885, và (240)-476-8216.

Phối hợp tổ chức: Ông Nguyễn Mậu Trinh, Ông Phan Thanh Thu, Ông Nguyễn Quang Lạc, Ông Phạm Xuân Việt. Các Huynh trưởng GĐPT: Đặng Đình Khiết, Vũ Đình Long, Huỳnh Tâm Anh, Nguyễn Như Khuê, Võ Đình Ngoạn, Trần Đình Khoa.

Tàu chiến nước ngoài "ùn ùn" tới Biển Đông, thông điệp gì cho Trung Quốc? - Minh Thu (lược dịch)

Thay vì săn đuổi các tàu ngầm của Nga, tàu hộ vệ HMCS Calgary của Canada lại tham gia cuộc tập trận chung cùng các tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tàu hộ vệ HMCS Calgary của Canada neo đậu tại Nhật Bản. 
Reuters đưa tin, Nhật Bản và Mỹ đã huy động 57.000 thủy thủ cùng lực lượng thủy quân lục chiến và phi công tới tham dự cuộc tập trận mang tên "Keen Sword" diễn ra từ ngày 5/11 và kết thúc vào hôm nay 8/11.
Theo Reuters, sự xuất hiện của tàu chiến Canada được xem là nhằm thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng hải quân quốc tế nhằm kiềm chế hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mà cụ thể trên Biển Đông.

Tôn Tẫn, Bàng Quyên Đấu Trí

Ngụy Huệ Vương cũng học theo Tần Hiếu Công, muốn tìm một nhân tài kiểu Thương Ưởng. Ông ta bỏ ra nhiều tiền bạc để chiêu mộ hào kiệt trong thiên hạ. Lúc đó có người trong nước tên là Bàng Quyên đến xin gặp, trình bày kế sách làm nước giàu binh mạnh. Ngụy Huệ Vương rất hài lòng, liền phong Bàng Quyên làm đại tướng.

Bàng Quyên đúng là tướng tài, ngày ngày thao luyện binh mã, trước hết đánh mấy nước nhỏ, đều giành thắng lợi, sau lại đánh bại cả nước Tề. Đến lúc đó, Ngụy Huệ Vương càng tín nhiệm Bàng Quyên. Bàng Quyên tự cho mình là người tài giỏi. Nhưng ông biết rằng bạn học của mình là Tôn Tẫn, người nước Tề, còn giỏi hơn mình. Theo truyền thuyết, thì Tôn Tẫn là dòng dõi của Tôn Vũ nước Ngô khi trước chỉ riêng Tẫn nắm được “Binh pháp Tôn tử do tổ tiên truyền lại.

Ngụy Huệ Vương cũng nghe danh tiếng của Tôn Tẫn, nên có lần nói với Bàng Quyên về Tôn Tẫn. Bàng Quyên cử người mời Tôn Tẫn tới cộng sự với mình cùng phục vụ nước Ngụy.Ngờ  đâu Bàng Quyên nuôi ý xấu, ngầm gièm pha với Ngụy Huệ Vương là Tôn Tần tư thông với Tề. Ngụy Huệ Vương nổi giận, liền đưa Tôn Tẫn ra xử tội, thích chữ vào mặt và tháo hai xương bánh chè của Tôn Tẫn.

May nhờ có một sứ thần nước Tề sang thăm Ngụy, ngầm cứu được Tôn Tẫn, đem về nước Tề.

Buổi Hội Thảo Về An Toàn Thực Phẩm Trong Quốc Hội Canada Ngày 01/11/2018 Do Liên Hội Người Việt Canada Bảo Trợ.

 

Buổi Hội Thảo có khoảng 40 vị tham dự đến từ nhiều nơi. Chúng tôi xin ghi ra một số vị mà chúng tôi biết.

Calgary: Bác sĩ Trương Hữu Độ và bác sĩ Trương Liễu Kim.
Montreal: Bác sĩ Đào Bá Ngọc - thay mặt bởi bà Đặng Thị Danh, Luật sư Nguyễn An Lạc, ông Lê Hoàng Châu, ông Le Mark/ Ngô Tài Minh, ông Phan Thế Hậu.

Ottawa: Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và phu nhân, Tiến sĩ Trương Công Hiếu, bà Nguyễn Thị Hiếu, ông Lương Lê Phan, Dr. Trương Minh Trí, Tiến sĩ Lê Duy Cấn. 

Kitchener: Ông Nguyễn Đình E và bà Nguyễn Thị Chơn, ông Tôn Ngọc Quang và bà Tôn Mộng Hoàng. 

Toronto: Bác sĩ Lê Thuần Kiên, Bác sĩ Khổng Bích Ngọc & ông Vũ Hưng, Tiến sĩ Lê Xuân Lộc & bà Hoàng Hoa, Dược sĩ Nguyễn Ngọc Diệp, ông Nguyễn Minh Khoa, ông Nguyễn Thành Nguyên, ông Trương Phước Nhỏ, ông Lê Minh Tuấn, bà Nguyễn Thúy Thanh, cô Lưu Tường Linh và Đặng Hoàng Sơn.

SBTN: Thanh Tâm, Mộng Thu và Tuấn Võ.

Kính mời quý vị theo dõi các videos và hình ảnh buổi Hội Thảo duới đây.


Trong văn phòng Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải.

Nói chuyện Với Bình Dân Kỳ 37 Những Vần Đề Sau Bầu Cử 2018 - Vĩnh Tường

Cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua (6/11/18), là trận chiến sinh tử giữa TT Trump và đảng DC – nói sâu hơn là sự tranh đấu để sống còn của hai hướng đi trái chiều cho đất nước HK. Quốc gia, Dân Túy hay hướng về Chủ nghĩa xã hội, như chúng ta đã bàn qua những bài trước.  Nay, nhìn kết quả và những diễn biến liền theo đó, chúng ta nhận định thế nào về tương lai của hai bên, và xem ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta.
Kết quả, mặc dù Hạ viện đã chuyển đa số vào tay DC, Tổng thống Trump đã phát biểu trong cuộc họp báo dài đến 90 phút rằng, CH gần như toàn thắng. Phải chăng ông đã phóng đại? Nếu chúng ta chịu khó nhìn kỹ một chút về về khía cạnh lịch sử và cả lợi thế của người đi thương lượng, thì quả thật TT Trump đã nói khá chính xác.
Về ghế thượng viện trong kỳ bầu cử giữa mùa đầu tiên, phe Tổng thống trong thời Kennnedy 1962, giành được thêm một số, và chỉ có 4 lần bầu cử giữa kỳ, từ năm 1934 đến nay phe TT chỉ giành thêm được một ghế thượng viện.
Trong thời Obama, trong điều kiện TTDC hoàn toàn thuộc về của DC, ngày đêm ca tụng Obama như nhà tiên tri mới hạ san, nhưng trong bầu cử giữa mùa đợt 1 (2010) DC mất ghế thượng viện, và 63 ghế hạ viện. Đến đợt giữa mùa lần 2 (2014), DC mất ghế thượng viện và 13 ghế hạ viện.  
Nhưng kỳ này, tuy Tổng thống ngày đêm bị đánh xù đầu suốt hai năm, và TTDC không thèm tường thuật những thành công vượt kỷ lục của ông, nhưng Thượng viện CH không mất mà lại thêm đến 3 ghế, và có thể được 4, 5 vì hiện nay tổng số phiếu phía CH nhiều hơn, nhưng DC đòi đêm lại –( ở Florida, Rick Scott CH 50.1%, và Bill Nelson DC, 49.9%; ở Arizona Martha McSally CH, 49.4%, và Kyrsten Sinema 48.4%, Angela (Green,) 2.2%.). Tổng thống đã vận động cho 11 người và đem lại thắng lợi 9.

KHÁNH THÀNH BIA TRI ÂN ALEXANDRE DE RHODES TẠI IRAN


Khánh thành bia tri ân Alexandre de Rhodes tại Isfahan (Iran) 
Mai Hưng Nguyên 
07 - 11 - 2018

Bia tri ân đã được chính thức khánh thành long trọng và trang nghiêm tại mộ phần cha Alexandre de Rhodes sáng hôm 5/11/2018, đúng ngày giổ thứ 358 năm của ông tại thành phố Isfahan (Iran).

Buổi lễ đã có sự tham dự của chính quyền thành phố (ông Mazaheri, cộng đồng Hồi giáo tại Isfahan), cộng đồng chủ quản (ông Gestabian, cộng đồng cơ đốc giáo Armenian tại Isfahan), nhà thờ VANK (Bà Gukasian, trưởng phòng quan hệ dân chúng)và 20 công dân Việt Nam đến từ ba miền đất nước, có cả người Việt định cư ở nước ngoài !
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc ngữ và Bảo Tồn tiếng Việt (ĐH Duy Tân), TS Nguyễn Thị Hậu, nhà văn Hoàng Minh Tường đến từ Việt Nam đã phát biểu tri ân sâu sắc sự đóng góp của Alexandre de Rhodes  đối với văn hóa Việt Nam.
Theo dự định, tại đây sẽ xây dựng không gian Tri ân và Tưởng niệm tiếng Việt và Chữ Quốc Ngữ. Không gian này sẽ được phát động thiết kế, huy động vốn thực hiện từ năm 2019.
.....................................

Câu Chuyện Cuối Tuần: Kỷ Niệm 30 Năm Thành Lập Danh Xưng Little Saigon - Cao Minh Hưng


blank

Ngày hôm nay, nếu quý đồng hương Việt Nam từ khắp nơi có dịp về thăm Little Sài Gòn, phần lớn chắc sẽ không còn bỡ ngỡ hay ngạc nhiên trước sự phát triển lớn mạnh của cộng đồng người Việt chúng ta nơi đây. Toạ lạc trên hai thành phố chính là Westminster và Garden Grove, hiện nay, Little Saigon tiếp tục phát triển về hướng Nam đến các thành phố Fountain Valley, Huntington Beach hay về hướng Bắc đến các thành phố Anaheim, Stanton, v.v.  Rất nhiều cơ sở thương mại, các nhà hàng, các nhà thờ, chùa, trung tâm văn hoá, các đài phát thanh, truyền hình, tòa soạn báo, v.v. với những bảng hiệu tiếng Việt ở khắp nơi trên khu phố Little Saigon, đặc biệt là trên con đường Bolsa mà hiện nay còn có thêm tên là Đại lộ Trần Hưng Đạo.

Một trong những điều mà có lẽ chúng ta nhìn đã quen mắt là những tấm bảng exit trên freeway 405 hay 22 có tên "Little Saigon". Mấy ai trong chúng ta biết được chặng đường vận động đầy chông gai và cam go để danh xưng Little Saigon có được như ngày hôm nay? Bắt đầu từ năm 1986, một nhóm các vị nhân sĩ và doanh nhân trong cộng đồng đã có ý tưởng thành lập ra danh xưng "Little Saigon". Ban đầu, danh xưng này đã gặp sự chống đối dữ dội của nhiều thành phần khác nhau, từ những người bản xứ vốn vẫn có thành kiến cho là người Việt Nam chỉ là một nhóm người tị nạn hay những người Hoa thì muốn được đặt tên là China town hay Asian town, v.v. 

Tuy nhiên, với sự vận động kiên trì của một số thành viên trong Ủy Ban Phát Triển Little Saigon lúc đó với các ông Nguyễn Hữu Bào, Vũ Bội Minh Giao, Đặng Bá Huy, Phạm Thanh Liên, Lê Khắc Lý, Nguyễn Tư Mô, Võ Tư Nhượng, Phạm Văn Phổ, Trần Đức Thanh Phong, Phùng Minh Tiến, Phạm Đình Tuân, Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Vân và Đỗ Ngọc Yến, cùng với sự hỗ trợ của LS Trần Thái Văn và TNS Ed Royce, buổi lễ cắt băng khánh thành bảng Little Saigon với sự tham dự của Thống Đốc California, ông George Deukmejian, đã diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 1988.

Theo Cựu Đốc Sự Phùng Minh Tiến, hiện là Tổng Thư Ký của Ủy Ban cho biết vào Chủ Nhật, 11 tháng 11 năm 2018, chương trình Kỷ Niệm 30 Năm Danh Xưng Little Saigon sẽ được tổ chức tại hội trường Westminster Community Civic Center lúc 1 giờ để vinh danh những vị trong Ủy Ban đã vĩnh viễn ra đi cũng như trao lại công việc gìn giữ danh xưng này cho thế hệ trẻ tiếp nối.

Với những mưu đồ xâm nhập vào Little Saigon của cộng sản Việt Nam từ trong nước bằng đường kinh tế và văn hóa, mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục bằng mọi cách gìn giữ để danh xưng "Little Saigon" mãi mãi là biểu tượng "Thủ Đô Của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản" nhằm giúp cho các thế hệ mai sau biết rõ căn cước tị nạn cộng sản của mình.

Cao Minh Hưng

Canada và rặng núi Rocky hoang dã - Trịnh Thanh Thủy

Nếu bạn là người mê cảnh hoang dã, thích sự an bình, yêu núi đồi, sông suối và thích chụp hình, quay phim, thì hãy sắm sửa hành lý, mang theo hộ chiếu để lên đường đi bạn. Canada và dãy Rockies Mountain luôn ở đó, mỗi mùa một vẻ giang tay đón bước chân của bạn. Thú vị nhất là bạn được ngắm nhìn những giải núi và sông băng Glacier hùng vĩ được tích tụ từ hàng triệu triệu năm trước giờ đang từ từ tan chảy. Chúng thu nhỏ theo thời gian, rồi thay phiên nhau sụp đổ vì hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Bạn không thăm viếng sớm, sẽ không còn cơ hội nữa bạn ơi.

Hoa Kỳ là một nước sát cạnh Gia Nã Đại(Canada), phí máy bay qua Canada rất rẻ, nếu bạn ở Mỹ, điều kiện dễ dàng hơn và có nhiều lợi thế, vì với Mỹ, Canada là nước anh em. Qua đó, bạn có cảm tưởng như đang ở Hoa Kỳ, vì thức ăn, đồ uống, các thương hiệu, kiến trúc phố xá đều na ná như Mỹ. Khung cảnh thân quen và gần gũi tạo cho chúng ta cảm giác an toàn và yên tâm là điều cần yếu của khách du lịch. Quả vậy, phải nói là dân Canada hiền hoà và lịch sự, ít trộm cắp, móc túi, cảnh thiên nhiên lại rất nhiều, đã là những thỏi nam châm hút hồn du khách.

blank
Pic 1 Sông băng Athabasca Glacier

Canada hợp pháp hóa cần sa: Con bạch tuộc lắm vòi

TTCT - Hôm 17-10-2018, sau 95 năm cấm đoán, Canada trở thành nước đầu tiên trong khối G7, và nước thứ nhì trên thế giới sau Uruguay, hợp pháp hóa cần sa giải trí.


a sign for mariguana on a canadian background
Được so sánh với việc chấm dứt cấm rượu ở Mỹ trong thập niên 1930, sự kiện này được đón chờ mấy năm qua sau khi Đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau lên cầm quyền năm 2015 và lập tức bắt tay thực hiện một trong những lời hứa then chốt khi tranh cử.
Lợi bất cập hại?
Dư luận Canada hiện vẫn còn phân hóa về vấn đề này. Theo một cuộc thăm dò của Forum, 52% ủng hộ, 41% phản đối. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát do Postmedia thực hiện, 52% cảm thấy việc hợp pháp hóa sẽ lợi bất cập hại, và 48% có quan điểm ngược lại.