Monday 29 February 2016

Lời Dặn Con - Trần Mộng Lâm

Tôi có 2 con trai, nay đều là những người thành đạt tại Canada. Hai con tôi  biết rất ít về cuộc chiến vừa qua vì chúng không sanh ra tại Việt Nam, nên tôi thấy cần phải dặn các con đôi điều. Tôi nói với chúng :
1)  Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch : Gia đình chúng ta bỏ nước ra đi vào năm 1978, khi đó các con chưa ra đời. Ngày 30 tháng 4 năm1975, Bố mất nước, đại gia đình chúng ta khánh tận, sau đó bố vào tù. Ngày 30 tháng tư rõ ràng là một ngày đen tối cho người Miền Nam, ngày Quốc Hận, Tổ Quốc mất vào tay một nước láng giềng hiếu chiến là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước Cộng Sản. Mới đây, tại Canada có một đạo luật gọi ngày 30 tháng tư là Ngày Tìm Về Tự Do, Đó là một đạo luật không thể nào chấp nhận được đối với đại đa số dân Miền Nam. Các con phải biết điều đó và đừng bị chi phối bởi những bào chữa khôn khéo đánh lạc dư luận. Ngày 30 tháng tư là ngày Miền Nam mất nước, chỉ có thế mà thôi.

Mùa Hè 1972 NHẨY DÙ TỬ CHIẾN VỚI BẮC QUÂN TẠI MẶT TRẬN QUÃNG TRỊ .Mũ Đỏ Trương Văn Út (Útbạchlan)


Mày cứ viết ra vài trang nhật ký
Đọc nghe chơi coi thử khóc hay cười ?
Tuổi học trò tuổi đời rồi tuổi lính
Tuổi vào tù, tuổi vượt biển ra khơi
(Trạch Gầm)


Chúng ta, những người sinh trưởng tại nước Việt, nhất là ở miền Nam dưới thể chế Việt Nam Cộng Hoà miền nắng ấm ban mai lan toả bao nỗi niềm tự do, hạnh phúc, an bình của những năm 1955 - 1960 và chắc hẳn như bao học sinh ngày ngày cắp sách đến trường khó có thể quên được bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính, lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học….”. Và có tôi trong số những cậu học trò nhỏ đó nữa… Vâng, chính tôi với những ngày xưa còn bé cắp sách đến trường học hành, vui chơi cùng “đám học trò” ngây ngô bắt dế, đá gà, trèo cây hái trái, phá phách dễ thương trong xóm làng bình dị, mộc mạc có tiếng võng đu đưa kẻo kẹt và lời mẹ ru con à… ơi lẫn tiếng chim cu đồng gáy gọi nhau nghe buồn xao xác trong buổi trưa hè oi ả …! Cứ mỗi buổi tan trường, chào thầy cô phấn bảng trở về nhà, rồi lớn dần theo thời gian … tôi thường lang thang trên những con đường dưới hàng cây bóng mát, buông lời chọc ghẹo vẫn vơ với những nữ sinh trung học dung dăng tà áo dài phất phơ bay theo cơn gió nhẹ và đem về nhà nỗi tương tư dệt nên dăm đoá mộng diễm tuyệt lung linh và ôi…thời gian đầy hoa mộng đó vội qua mau như áng mây bay qua cửa sổ.! Khi bước chân vào Quân Ngũ phải hành quân miệt mài trên đoạn đường chiến binh, lặn lội đi suốt những con đường dài hun hút gió heo may…Những con đường mòn trên dãy núi rừng Trường Sơn bạt ngàn, lởn vởn những bóng ma trơi và thần chết chực chờ từng giây, từng phút để vung tay tử khí quơ mẽ lưỡi hái đoạt hồn chiến binh trong thâm lâm u ất…! Có lúc phải chặt cây choáng chằng chịt vừa đủ chỗ để chui qua dưới những bụi tre già dày đặc um tùm thăm thẳm mịt mùng… Đi ngày chưa tới, phải cố gắng đi đêm…Còn đâu những buổi ráng chiều nắng nhạt, nhàn du dung dăng dung dẽ thơ thẩn dưới những hàng dừa nghiêng ngã nên thơ “sao không thấy em lại để cùng anh thẩn thơ” đâu đấy thoảng nghe văng vẳng có tiếng sáo diều vi vu trên cánh đồng nội cùng với tiếng bao tiếng cười nói rộn rã của những cô học trò nghịch ngợm ở lứa tuổi trăng tròn…!!! Bây giờ là gót giày Sault dẫm lên chông gai, bùn lầy ướt sũng nước đọng mùa mưa, khô héo quắc queo mùa nắng cháy bõng da người trên khắp nẽo đường hành quân lùng và diệt địch trong những “mật khu bất khả xâm phạm” của địch quân…Còn đâu những bước chân dệt đầy mộng đẹp lứa tuổi học trò, bỏ lại sau lưng những mùa hè có hàng cây phượng trổ hoa nở đỏ thắm rực rỡ với tiếng ve sầu kêu vang và trao vội cho nhau vài hàng lưu bút ngày xanh còn thơm mùi mực mới…! Con đuờng gian khổ, hiểm nguy miệt mài bây giờ là con đường đi biết bao giờ đến đâu và về đâu, đi mãi rồi sẽ “nhỡ” một mai “rách áo“ hồn bay vào hư vô với tử thần chực chờ đón tiếp và “anh trở về hòm gỗ cài hoa”…! Sống còn tồn tại hay từ giả cõi đời chỉ trong tích tắt cây kim gió đồng hồ quả thật là như loài phù du trên mặt nước vô tình !

Hạt lệ khô như gió nam Trường Sơn
Qua bao tuổi tác bấy nhiêu buồn…!


Đảng Cộng Hòa trong cơn khủng hoảng © Đoàn Hưng Quốc

Fot.-Mike-Licht. Nguồn Flickr

Trong số ba ứng cử viên dẫn đầu của đảng Cộng Hoà: một ông tỷ phú không đáng tin cậy; một người gốc Cuba cực đoan cánh hữu và bị nhiều người ghét; một người khác cũng gốc Cuba cực hữu và nhẹ ký (lightweight). Đứa con cưng và con gà nòi của đảng Cộng Hoà là ông Bush em nhanh chóng bị đá văng ra khỏi vòng sơ bộ dù trước đó được sự ủng hộ trong cơ cấu đảng (party establishment) để gầy dựng quỹ tranh cử lên đến 150 triệu USD.

Các lãnh tụ của đảng Cộng Hoà bối rối hốt hoảng: bậc trưởng lão như ông Bush cha, ông Bob Dole không thể hiểu nổi tại sao Donald Trump và Ted Cruz lại nổi lên như diều gặp gió; cánh trong Quốc Hội hoang mang không biết sẽ hợp tác như thế nào nếu một trong hai người này trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng. Chỉ còn vài hôm nữa là đến ngày 1 và 15 tháng 3 vô cùng quan trọng – có thể là thời điểm quyết định – nên nhiều người trong đảng đành vội vả tô bóng cho Marco Rubio như chọn lựa ít tệ hại nhất, xúi ông này đánh gấp hạ bàn mong hạ gục đối phương.

Thư Đông Kinh 1/3/2016 - Đỗ Thông Minh

Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

Đọc Báo Vẹm 465 & 466 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách



Wednesday 24 February 2016

Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam

Ngày 23 tháng 1 năm 2016
Lời Kêu Gọi
Kính thưa quý vị,
“Ngày Quốc Tế Đồng Hành cùng Dân Oan Việt Nam” sẽ được tổ chức khắp nơi vào thứ bảy 27 tháng 2 năm 2016 sắp tới để:
- Cùng một ngày, người Việt và những người bạn ngoại quốc có quan tâm từ mọi nơi trên thế giới sẽ đồng hành và chia sẻ nỗi đau cùng Dân Oan Việt Nam - tạo thế đồng thuận và hỗ trợ cho tiếng nói chung của Dân Oan trên khắp đất nước Việt Nam, gây tiếng vang lớn để cho người dân trong nước và cộng đồng thế giới biết đến thảm cảnh Dân Oan tại Việt Nam
- Đồng loạt xuống đường đòi Công lý và Quyền Con Người phải được tôn trọng để chấm dứt hiểm hoạ Dân Oan càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt vì Việt Nam đang là một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà trách nhiệm hàng đầu là phát huy và bảo vệ Quyền Con Người trên toàn thế giới

Tuesday 23 February 2016

Cuộc chiến bị lãng quên - Kính Hòa, phóng viên RFA

000_Hkg10255403
Người dân tưởng niệm những người đã ngã xuống trong ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam 37 năm trước. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17/2/2016.
AFP photo

Sự lãng quên trong sách sử
Ngày 17 tháng hai hàng năm là một ngày được nhiều người Việt Nam ghi nhớ, đó là ngày hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tấn công Việt Nam cách đây 37 năm. Người Việt Nam ghi nhớ và tổ chức kỷ niệm hàng năm, cho dù năm ấy, ngày ấy có thể không rơi vào con số chẵn. Cuộc chiến tranh dù chỉ kéo dài hơn một tháng, nhưng lại là một cuộc chiến thêm vào trong hàng trăm cuộc chiến suốt mấy ngàn năm qua của lịch sử Việt Nam chống xâm lược phương Bắc.
Một điều khác với những cuộc chiến ở các thế kỷ trước là cuộc chiến biên giới 17/2 năm 1979 dường như không được sách sử của nước Việt Nam ngày nay ghi nhận một cách đúng đắn.
Tại sao giờ đây người ta lại muốn quên đi ngày đó ? Vì sao mà lớp con cháu mình hôm nay không được dạy để biết rằng đó là ngày không bao giờ được quên?
- Cây bút Nguyễn Thị Oanh 

Ai bán vỉa hè? Dân đi bộ bằng cách nào? - Văn Quang

  Biếm họa lề đường bị bán rồi.

 Bách bộ trên phố Hàng Quạt chỉ có cách đi dưới lòng đường.

Nơi trông giữ xe trên phố Phạm Sư Mạnh tràn xuống cả lòng đường. 

Một quy định của chính phủ VN ban hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2, 2016 tức là trước Tết Nguyên Đán vài ngày khiến người dân khắp nơi ngỡ ngàng và đã có một số người bị Cảnh Sát phạt. Đồng thời cũng dấy lên một luồng dư luận phản đối dữ dội bởi vỉa hè đã bị lấn chiếm gần hết rồi, dân buộc phải đi bộ dưới lòng đường, dù họ biết rằng đi như thế là rất nguy hiểm song không còn cách nào khác.

Hơn thế, người dân thừa biết vỉa hè đã bị “bán” rồi. Vậy ai “bán”? Phường “bán”? Cảnh sát khu vực hay Giao thông công chính “bán”? Người dân chẳng thể biết. Nhưng nhất định là có sự “mua bán đổi chác” ở đây. Bởi người lấn chiếm vỉa hè phải nộp thuế, nộp phí và tất nhiên không thể không có tiền hối lộ hàng tuần hàng tháng cho những vị có chức có quyền, đó là một hình thức “bán vỉa hè” và người mua vỉa hè để bày hàng buôn bán coi như hợp lệ. Nếu không nộp phí thuế và hối lộ thì vừa bày hàng ra là bị “hốt” ngay, có khi mất trắng cả gánh hàng. Chuyện đó người dân nào chẳng biết.

Tham luận 112 Biển Đông trước những thực tế và những hệ quả có thể xãy ra

1.- Mưu đồ bất chánh:
Trung Cộng khoanh vùng biển để tự nhận mình là chủ nhân ông qua Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà không cần chứng minh bất cứ văn kiện pháp lý nào, dù là tối thiểu. Chính Tập cận Bình từ lúc tóm thâu quyền bính (2013) với cuồng vọng bành trướng đại Hán, không còn dấu diếm sách lược chiếm lấy Biển Đông: “Đường chín đoạn và các đảo trong Biển Nam Trung Hoa là thuộc sở hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”và tự coi Biển Đông là ao nhà của họ, họ tự cho quyền đơn phương bồi đấp các đảo nhơn tạo, xây dụng cơ sở hạ tầng, tăng cường quân sự hóa dưới những hình thức khác nhau, và gần đây họ cho ba phi cơ đáp xuống một hòn đảo mà họ vừa bồi đắp” (trích bài viết Tương Lai Biển Đông Mờ Mịt Sau Thượng Đỉnh Mỹ-Asean  của Bs.Mã Xái, ngày 19/02/2016).

Vùng lưỡi bò chin đoạn nầy chiếm hết 90% của Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam mà chúng đã xua quân tiến chiếm vào năm 1974, là lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa đã được Hiệp Định Genève năm 1954 xác định; Bao gồm quần đảo Trường sa gồm một phần của Việt Nam, một phần của Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei và đặc biệt bao gồm hết khu vực của hải phận quốc tế, vùng tự do hàng hải và không lưu quan trọng vào bật nhứt trên thế.

Để củng cố cho chủ quyền vùng biển vừa cướp đoạt của các nước trong vùng, Tập Cận Bình cho xây dựng ngay các ngọn hải đăng, lập các cơ sở hành chánh để điều hành và chánh thức đặt tên là quận Tam sa gồm vùng biển và các nhóm đảo Hoàng sa, Trường sa.

Saturday 20 February 2016

Mỹ đổi tên đường, Trung Cộng nổi điên

Con đường này là nơi Trung Cộng đặt tòa đại sứ. Như vậy, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đặt tai 3505 International Place, sẽ có tên mới 1 Liu Xiaobo Plaza.

 http://baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2016/02-11-2016_Cali_Thu/free-liuap.jpg
 Photo courtesy: AP

Cali Today News – Trung Cộng phản ứng mạnh mẽ khi Thượng Viện Hoa Kỳ đồng loạt thông qua việc đổi tên đường từ International Place ở Hoa Thịnh Đốn thành đường mang tên Lưu Hiểu Ba, một nhà văn bị bắt sau vụ thảm sát Thiên An Môn, một nhà đối kháng lừng danh của Trung Cộng từ vụ Thiên An Môn đến nay, một khôi nguyên Nobel Hòa Bình (2010) bị nhốt tù từ năm 2008 đến nay qua bản án 11 năm tù vì tội soạn thảo tuyên ngôn 08 nhằm bảo vệ cải tổ chính trị hòa bình tại Trung Quốc.

Con đường này là nơi Trung Cộng đặt tòa đại sứ. Như vậy, tòa đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ đặt tai 3505 International Place, sẽ có tên mới 1 Liu Xiaobo Plaza.

Như vậy, mọi thư tín và công văn của tòa đại sứ Trung Cộng tại Mỹ sẽ phải ghi tên nhà đối kháng Lưu Hiểu Ba.

Báo chí Trung Cộng tấn công sự thay đổi này, xem là một hành động chơi dơ, trước đà vươn lên của Trung Cộng.

Luật đổi tên đường nói trên do thượng nghị sĩ Ted Cruz  đề ra, và được thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng như thượng nghị sĩ Pat Toomey đồng bảo trợ.

Với TPP và biển Đông, Việt Nam "bất chiến tự nhiên thành" - HÀ NHÂN VĂN

alt

Bính Thân năm nay lại một mùa Xuân thắng lớn cho dân tộc Việt Nam trong một tương lai không còn xa. Sấm ký Trạng Trình tiên tri cách nay trên 400 năm, Trạng đoán chưa có một biến cố nào sai, kể từ năm 1975 trở về trước.

Bính Thân này, thế giới đang chuyển mình, ứng vào câu Sấm Trạng "Thân Dậu niên lai kiến thái bình", trong bối cảnh lịch sử đang diễn tiến từ Biển Đông, Việt Nam sẽ "bất chiến tự nhiên thành".

NGỪA UNG THƯ BẰNG THỰC PHẨM Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Phỏng theo tác phẩm nổi tiếng: «Les aliments contre le cancer - La prévention et le traitement du cancer parl’alimentation» par Richard Béliveau PhD. et Denis Gingras PhD. (Trécarré, Quebecor Media, 2005)

Les Aliments contre le cancer - La prévention et le traitement du cancer par l'alimentation

 Vidéo –Dr  Richard Béliveau- Comprendre et prévenir le cancer (Tìm hiểu và ngừa ung thư) -57mn- 17/oct/2015

Trường FIU - Nam Florida vinh danh cờ vàng trong những ngày đầu năm



Ngày 9/2/16 (mồng 2 Tết Bính Thân) tai trường FIU thuộc thành phố Miami - Nam Florida đã tổ chức một buổi lễ thượng kỳ để vinh danh lá cờ vàng, lá cờ đại diện cho tự do - dân chủ mà nhiều xương máu đã hy sinh để đánh đổi. Buổi lễ có sự có mặt của nhiều đại diện hội đoàn, đồng hương Việt Nam và các sinh viên gốc Việt tại trường FIU, cùng ban giám hiệu nhà trường. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự sau đây. 

Hồ Chí Minh Và Tật Ấu Dâm Của Ông Ta.

Bài viết này mở đầu bằng một scandale trong lãnh vực Điện ảnh đang làm rung chuyển giới nghệ sĩ Québec.

Image result for claude jutra

Claude Jutra là một nhà làm phim lẫy lừng của tỉnh bang này.. Tên tuổi ông ta  lớn đến nỗi đươc giới điện ảnh ở đây dùng để đặt cho một đại hội phim ảnh hàng năm quan trọng như giải Oscars bên Mỹ.  Gala des Jutras và giải Jutra dành cho diễn viên xuất sắc nhất trong năm là giải mà  mọi diễn viên điện ảnh đều mong muốn  chiếm được.

Năm nay 2016, tự nhiên xuất hiện một nạn nhân của Jutra (Ông Jutra này đã tự tử chết 30 năm về trước vì bệnh Alzheimer). Người nạn nhân dấu tên này cho biết ông ta đã là nạn nhân của Jutra từ năm lên sáu tuổi. Jutra là người quen thường đến chơi với gia đình của nạn nhân, và lần nào đến nhà chơi cũng mầy mò, xục xạo vào những chỗ thầm kín của đứa trẻ, rồi bắt đứa trẻ nằm trên bụng mình, bắt nó rờ rẫm của quý của mình, và làm những chuyện ghê hồn, không tiện kể ra ở đây. Nạn nhân sau đó lớn lên,bị khủng hoảng tinh thần và  không học hành gì được, nay sống cô đơn với vài con chó . Năm 2016, anh ta quyết định kể lại chuyện đời mình nhưng vẫn còn ngại ngùng không dám nêu tên thật và xuất hiện trước công chúng. Tại Québec, mắc những bệnh mà ở đây người ta gọi là pédophilie hay ấu dâm (liên hệ tình dục với trẻ em) là một tôi kinh tởm, không thể tha thứ được. Do những lẽ đó, người ta dự định năm nay cho giải Jutra sẽ được đổi tên. Tệ hơn nữa, tại 2 thành phố là Montréal và Québec, tất cả các con đường, công viên mang tên Claude Jutra đều bị thay tên. Đây hiện là một đề tài mà báo chí, đài truyền hình Montréal khai thác mỗi ngày, và Claude Jutra đang từ một nhân vật lịch sử tiếng tăm rớt xuống hành một con quỷ dâm dục.

Một Thoáng Sài Gòn

Tôi như nhiều người không sinh ra tại Sài Gòn nhưng suốt học trình từ tiểu học lên đại học được sống với thủ đô của miền Nam, mà qua tên gọi mỹ miều là “Hòn Ngọc viễn Đông”. Tôi suy tư về nguồn gốc các danh từ Sài Gòn và Hòn Ngọc viễn Đông.

Bản tin # 2 - Hội Phụ Nữ VN Toronto

Xin kính gởi quý hội đoàn, hội viên & thân hữu bản tin số 2 của Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto (VWAT Family Services) - số đặc biệt mừng Xuân Bính Thân 2016
Xin mở PDF file đính kèm hoặc bấm vào link sau đây để download:


Xin cảm ơn quý cô bác, anh chị em đã đóng góp bài vở trong bản tin đặc biệt này, mong quý vị tiếp tục hỗ trợ Hội trong các sinh hoạt kế tiếp.

Chân thành cảm ơn
Ban Quản Trị Hội Phụ Nữ Việt Nam Toronto (VWAT Family Services) 

Đọc Báo Vẹm 464 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách

Thư Đông Kinh 15/2/2016

Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.


Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.
Đ T Minh

HUY PHƯƠNG: Nỗi buồn tháng Chạp!

Những ngày cuối năm mọi người giàu nghèo gì cũng tưng bừng đón năm mới, quên đi chuyện buồn của một năm qua, vậy thì nói chuyện buồn cuối năm hay nỗi buồn tháng Chạp là chuyện… ngược đời. Câu chuyện này, thiên hạ cho là thường tình, nhưng đối với tôi thì đây là chuyện không vui.
 
Số là trong tháng Chạp này, gia đình tôi  nhận được hai lá thư của hai ngôi chùa lớn nhất nhì trong vùng Bolsa này. Lá thư thứ nhất là lá thư chúc mừng năm mới của Viện Chủ Chùa, kèm theo một  lá thư màu hồng hay màu vàng để gia đình người nhận chú ý, ghi danh cầu an (cho người sống) hay cầu siêu (cho người chết.) Tờ thư này có phần chú thích: Quý Vị điền tên vào sớ và gửi về chùa sớm để sắp xếp. Quý Vị thành tâm tuỳ hỉ cúng dường, xin ghi chi phiếu: Chùa XYZ và gửi về địa chỉ ở dưới.
 
Lá thư thứ hai, ngoài lá sớ cầu an, cầu siêu còn thêm một tờ giấy màu trắng in đủ  90 loại tuổi,  từ đứa trẻ mới 11 tuổi đến ông cụ 100 tuổi. Chúng tôi không thể kể hết các sao-hạn của 90 tuổi này, thứ nhất trang báo không dư giấy vẽ voi, thứ hai không muốn làm phiền độc giả,
 

Nguyễn Tuấn - Chuyện khủng bố

Thời đại ngày nay, đánh bom vào đám đông bất kể vì lí do gì được xem là khủng bố. Và, đúng như thế, vì ngay cả chính phủ Việt Nam vẫn thường hay lên án vụ khủng bố đám bom, kể cả vụ đánh bom ở khách sạn Marriott (Jakarta) gần đây. Ấy thế mà mới 2 hôm trước, báo Tuổi Trẻ có đi một bài ca tụng một vụ đánh bom vào khách sạn Caravelle trước đây (1)!
Vụ đánh bom này được thực hiện với một mục đích … lãng xẹt. Chỉ vì chính quyền VNCH lúc đó huênh hoang tuyên bố rằng “Sài Gòn sạch bóng Việt Cộng”, nên mấy người này chủ trương “phản biện” bằng 37 kg chất nổ TNT! Đúng là một cách phản biện nguy hiểm và có phần [xin lỗi các bạn] stupid. Bài báo cho biết hơn 50 năm trước, ngày 25/8/1964, ba người biệt động là Bảy Bê (Nguyễn Thanh Xuân), Minh Nguyệt (Trần Thị Minh Nguyệt) và Năm Bắc thực hiện vụ đánh bom vào khách sạn nổi tiếng Caravelle. Một trong 3 người từng là nhân viên của khách sạn. Họ đặt 37 kg TNT vào tầng 5 của khách sạn, làm cho "kiếng bể văng tung tóe ở vài ngã tư đông đúc của thành phố" (1). Thời đó, khách sạn Caravelle là nơi lui tới của các phóng viên quốc tế và những nhân vật quan trọng trong chính quyền. Nhưng vụ đánh bom chẳng gây cái chết cho ai, vì hôm đó mấy nhà báo bận đi công tác. Có thể nói là vụ khủng bố không thành công, nhưng cũng gây tác hại đáng kể cho khách sạn.

Lan Khuê, người con gái Việt Nam














Dâu bể tang thương (Danlambao) - Tình cờ tôi đọc được nội dung một bài báo có tiêu đề như sau "Bản đồ Việt Nam chỉ hoàn hảo khi có đủ Hoàng Sa, Trường Sa" (1). Phải nói rằng tôi cảm thấy vô cùng xúc động khi biết được một người con gái Việt ngoài nhan sắc xinh đẹp lại có một tấm lòng yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm tuyệt vời đến như vậy. Điều này đã thôi thúc tôi phải cầm bút viết đôi dòng để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân hoa hậu Việt Nam Trần Ngọc Lan Khuê.

DỰNG LẠI CỜ VÀNG TRÊN QUÊ HƯƠNG (Phải Lên Tiếng)



DỰNG LẠI CỜ VÀNG TRÊN QUÊ HƯƠNG (Phải Lên Tiếng)

DỰNG LẠI CỜ VÀNG TRÊN QUÊ HƯƠNG Ca Nhạc Đấu Tranh (Trung Tâm Asia) Phải Lên Tiếng...

Son Hằn Trên Tóc Bạc - Trần Văn Lương

       Vết son đỏ hằn trên tóc bạc,
     Đôi mắt già dáo dác láo liên,
          Bần thần tiếc nuối không yên,
Mỉa mai ngọn gió bên hiên xầm xì.
     Thầm nghĩ mình ngu si quá đỗi,
     Đi tin người đáng tuổi cháu con,
          Mày ngài, má phấn, môi son,
Lại thương ông lão đã non bát tuần.
     Quên căn cước thuyền nhân tỵ nạn,
     Hùa kéo bè kết đảng lang thang,
          Nhởn nhơ áo gấm về làng,
Vung tiền trợ cấp vênh vang lòe đời.
     Gặp khách già ham chơi trống bỏi,
     Nàng "chân dài" sành sỏi ra tay,
          Chỉ trong nhấp nháy mấy ngày,
Con nai tám bó rơi ngay vào tròng.
     Nàng ỏn ẻn cố công làm nũng,
     Một rằng "anh", hai cũng rằng "anh".
          Nhìn đôi mắt ướt long lanh,
Hồn già như cưỡi mây xanh mấy từng.
     Con tim héo tưng bừng mở hội,
     Thầm tự khen đến buổi xế chiều,
          Lại còn gặp được "tình yêu",
Hí ha hí hửng quyết liều đưa chân.
     Biết bao lần thân nhân ngăn cản,
     Bạn bè cùng can gián lắm khi,
          Nhưng lòng đã muốn ra đi,
Lo chi tình nghĩa, sá gì trúc mai.
     Trau chuốt mảnh hình hài khú đế,
     Chưng diện đồ như thể diễn viên,
          Nhướng mày nhíu mắt làm duyên,
Nói cười tựa gã thiếu niên phát cuồng.
     Sung sướng được sổng chuồng về xứ,
     Cho bõ ngày lữ thứ lưu vong.
          Cháu con giờ cũng tạm xong,
Tiền già rủng rỉnh thong dong mặc tình.
     Ly dị vợ, một mình giong ruổi,
     Đem căn nhà bán vội chia đôi,
          Cầm về sắm sửa cơ ngơi,
Chủ quyền cho đứng tên người tình con.
     Trốn biệt bạn bè còn kẹt lại,
     Vì lòng luôn e ngại gặp người
          Cùng nhau chiến đấu một thời,
Nay đang chịu cảnh đổi đời đắng cay.
     Vui thụ hưởng từng giây từng phút,
     Của mang về vùn vụt sang tay.
          Một ngày thức giấc chợt hay,
Tiền nong đã chắp cánh bay qua cầu.
     Người tình nhỏ giờ đâu biệt tích,
     Chỉ công an đến tịch thu nhà.
          Chủ quyền tên của người ta,
Tên mình chẳng có, xót xa ra đường.
     Ôm trọn nỗi đau thương về Mỹ,
     Tìm gia đình năn nỉ ỉ ôi.
          Nhưng dù gãy lưỡi mòn môi,
Vợ con nhất quyết trọn đời không tha.
     May mắn được vô nhà dưỡng lão,
     Sáng trưa chiều trệu trạo miếng ăn,
          Đêm dài mộng mị trôi lăn,
Hoang mang nẻo nhớ, nhọc nhằn lối quên.
                            x
                       x        x
     Vết son vẫn hằn trên tóc bạc,
     Chốn mơ tàn, lác đác sao rơi.
          Trong căn phòng trọ cuối đời,
Có người ngồi nắn tuổi trời mà đau.
                   Trần Văn Lương
                      Cali, 2/2016