Friday 12 September 2014

GIÁO DỤC HỌC SINH CĂM THÙ ĐIỀN CHỦ NGUYỄN THỊ NĂM - Nguyễn Quang Duy

Để mở đầu cuộc Cải Cách Ruộng Đất, điền chủ Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên Hồ Chí Minh ra lệnh xử bắn.

Với bút hiệu C.B. (Của Bác), Hồ Chí Minh viết bài Địa Chủ Ác Ghê, đăng trên Báo Nhân Dân, đấu tố và khép tội bà Năm. Bà nay đã trở thành một nhân vật lịch sử.

Vụ án bà Nguyễn Thị Năm và hằng trăm ngàn nạn nhân vô tội khác, đang được mở lại. Hai câu thơ cuối bài Địa Chủ Ác Ghê đã được trả về cho tác giả của nó Hồ Chí Minh:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, 
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tội ác đã đến ngày phải trả, nhờ cuộc Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất tại Hà Nội nhiều tài liệu về tội ác do đảng Cộng sản gây ra đã đựợc phổ biến trên mạng.

Trong đó có tài liệu tả lại cảnh đấu tố bà Nguyễn Thị Năm dùng để dạy cho học sinh. Tài liệu này là Bài Số 8 “ẤN CỔ NÓ XUỐNG” trong mục “Vạch mặt Địa Chủ Cường Hào Gian Ác” trong sách giáo khoa do BỘ GÍAO DỤC xuất bản. Bài như sau:


ẤN CỔ NÓ XUỐNG

"Có người dắt Thị-Năm và đội Hàm tới. Vòng ngoài hội nghị có vài tiếng xì xào: "Đội Hàm đã đến". Hàm cười gượng, cố làm ra vẻ vênh váo, tức thì có hàng nghìn tiếng thét lớn:

- Bắt nó cúi mặt xuống! Bắt nó cúi xuống!

- Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ!

- Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm!

- Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!

Hai đứa gian ác vội vã quỳ xuống, dáng tiu nghỉu. Trước sức mạnh đoàn kết của nông dân giác ngộ, uy thế của bọn nó sụp đổ tan tành".

(Theo tài liệu của các báo chí về vụ Cát-Hanh-Long).

Tài liệu này phần nào giải thích được lý do tại sao có quá nhiều người biết đến bà Nguyễn Thị Năm và tại sao Hồ Chí Minh phải sử dụng cả một guồng máy tuyên truyền thêu dệt nhiều huyền thọai xoá đi tội ác Hồ Chí Minh đã đấu tố và ký lệnh xử bắn bà Năm.

Tài liệu còn là một bằng chứng giải thích lý do tại sao nền giáo dục tại Việt Nam càng ngày càng khủng hỏang.


Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
12/9/2014

alt

alt
__._

Nạn Đói Ất Dậu 1945 - Hải Minh

Nạn đói ở Thái Bình: Bóp cổ, moi thức ăn từ miệng 

người khác

Kỳ 1: Những câu chuyện bi thương

Trong Viện Sử học Việt Nam có lưu bức thư của một tác giả nước ngoài là Vespy viết tháng 4/1945 tả về thảm cảnh nạn đói 1945: “Họ đi thành rặng dài bất tuyệt, người nào người ấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc giơ xương, ngay cả những thiếu nữ đến tuổi dậy thì đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế.

Thỉnh thoảng họ dừng lại vuốt mắt cho một người đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột một miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng để che thân người đó. Nhìn những hình người xấu hơn con vật xấu nhất, nhìn thấy những xác chết nằm co quắp cạnh đường chỉ có vài nhành rơm vừa làm quần áo vừa làm vải liệm, người ta thật lấy làm xấu hổ cho cái kiếp con người”.