Saturday 9 May 2015

Luật S-219, Biết Rồi, Khổ Lắm, Nói Mãi.- Trần Mộng Lâm

Ngày 3 tháng 5, khi hai người đàn bà Việt Nam nổi tiếng Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư đến Montréal nói chuyện, thì tôi không có mặt. Không phải vì tôi không tha thiết với buổi nói chuyện của 2 nhân vật mà tôi rất ái mộ, mà vì những gì tôi muốn nói, tôi đã nói và viết rất nhiều rồi.
Đạo luật S-219 gây chia rẽ rất nhiều trong cộng đồng các người tỵ nạn CS tại Montréal, Toronto, Alberta….v.v. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi.Tôi có chứng cớ, có tên tuổi các người này (Đừng chụp mũ họ là CS, tôi biết là sẽ có kẻ làm chuyện này, cũng như có kẻ đã  chụp mũ tôi, chuyện trẻ con). Riêng tôi, không có mặt là vì  thấy mình không cùng quan điểm với BCH .
Tuy không có mặt, nhưng mới đây,tôi được xem video của buổi hôi thảo đó, với những trao đổi giữa các diễn giả và các hội thảo viên. Qua video này,tôi thực cảm thấy  là mình đã quyết định đúng khi chọn thái độ vắng mặt. Sau đây là những gì  ghi nhận được :
Ông Đào Bá Ngọc nói: Luật S-219 chỉ áp dụng cho người Canada. Nếu nói vậy thì đạo luật này không dành cho người Việt Nam??? Và  Bà Lữ anh Thư đã đặt vấn đề ngay khi  ông Ngọc phát biểu như vậy. 

Treo Cờ Rủ Tại Canada - Trần Mộng Lâm

Cờ rủ là lá cờ được treo ở giữa cột cờ. trong những trường hợp thật đặc biệt, ngày Quốc Tang (deuil national) hay một thiên tai (Tragedie), chỉ được quyết định bởi một quốc gia, và do một ủy ban chính thức lo về nghi lễ. Đó là những gì người ta tìm hiểu được trong Wikipedia.
Cờ được kéo lên tới đỉnh, rôi hạ xuống lưng chừng. Theo nguyên tắc, tất cả các cờ khác cũng được kéo xuống như vậy hay đưa ra chỗ khác.

MẸ NGỦ MỘ SÂU - Như Thương




MẸ NGỦ MỘ SÂU

Bây giờ Mẹ ngủ mộ sâu
Đâu còn ra Bắc thảm sầu thăm ba
Đâu còn xương xẩu với da
Rã rời đòn gánh chiều tà chợ tan
Đâu còn chân nhuộm phèn vàng
Gió bay tóc rối muộn màng tuổi xuân
Đâu còn ánh mắt xa gần
Đêm đêm lén khóc thương phần ba con...
Đâu còn nhín nhút miếng ngon
Một bầy con dại...vẫn còn Mẹ đây
Đâu còn manh áo mỏng dày
Vá bao nhiêu miếng cho đầy tình thương
Đâu còn bao vạn dặm đường
Ngóng con giữa chợ, đời thường chông gai
Đâu còn tay Mẹ hao gầy
Đan chồng tấm áo đọa đầy chốn xa
Đâu còn cầu khẩn người ta
Mẹ, con xin gặp chồng, cha trong tù
Thôi thì nến thắp nghìn thu
Mẹ ơi một cõi giấc ru kiếp người

Như Thương

Bốn Mươi Năm, Kể Lại - Khôi An


Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose. Với nhiều bài viết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online. Bài mới của Khôi An là chuyện kể về một nhóm sinh viên VNCH du học tại Hoa Kỳ vào thời điểm tháng Tư 1975.

o O o

Trăng sao tin yêu ai dối trá, đất trời hiền hòa ai đốt phá
và đem thê lương che kín núi sông này.*


Họ gánh đồ đạc trên vai, cõng em bé trên lưng. Băng qua xác người nằm ngổn ngang. Sau lưng họ, lửa cháy ngút trời. Khói đen cuồn cuộn. Già, trẻ, lớn, nhỏ dắt díu nhau. Súng nổ, người thét. Hoảng loạn. Họ chạy về phía chúng tôi. Càng lúc càng gần…

Chớp một cái, những hình ảnh kinh hoàng biến mất. Màn hình sáng lên với những màu sắc tươi đẹp. Mục tin Việt Nam đã chấm dứt nhưng chúng tôi vẫn ngồi lặng, nhìn trân trân vào cái TiVi.

Cả phút sau mới có người cất tiếng “Vậy là mất thêm mấy tỉnh nữa rồi!”

ĐỌC BÁO VẸM: Sau 40 năm, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vẫn nói láo

Ngày Hội Ngộ Văn Hóa Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu toả sáng trong Tháng Tư Đen 40 năm tị nạn.


Inline image 1
Nữ tác giả Trần Khải Thanh Thủy phát biểu trước cử tọa đông đảo. Photo by Nguyễn Minh.
Văn học Việt Nam dưới ách cai trị của đảng Cộng Sản.

Kính thưa bà con, cô, bác, anh, chị, em có mặt trong hội trường hôm nay!

Thưa toàn thể các bạn đồng nghiệp yêu quý của  tôi!

Trong 30 thứ tang mà đảng cộng sản dành cho dân tộc Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 (từ vượt biển, ép dân đi kinh tế mới, đổi tiền, đánh tư sản mại bản, xua người dân vào cái đũng chật hẹp của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa “bao nhiều, cấp ít” v.v… ) thì văn học cũng bị bức tử không thương tiếc, trở thành niềm thương, nỗi nhớ, sự đau đớn, xót xa cho những người hiểu biết, có lương tri thời đại, đặc biệt là có lương tâm văn học.

Người Việt trồng xoài ở Úc

LỜI MẸ KHẼ RU của Nguyễn Ngọc Phúc - Tiếng hát: Hồng Tước


Mẹ ôm con Mẹ ru
Khẽ hát những thương nồng
Một mai đây, tuổi thơ qua
Mẹ chia tay giấc mơ hồng
Thương Mẹ yêu - Thương Mẹ yêu

THỜI ÁO TRẮNG - Mỹ Nga


“Tuổi tôi áo trắng bay mềm
Hồn tôi là buổi chiều êm lặng lờ ...”

Những buổi sáng nắng vàng tươi rải nhẹ dọc con đường, áo trắng đến trường tung tăng những tà áo dài rộn ràng với gió như áng mây nhẹ nhàng lướt qua dòng người. Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của các nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực. Và không gian chừng đang lan tỏa mùi hương con gái.

Với tôi, thời áo trắng không chỉ thuần là ký ức học đường mà đó là cả thế giới mộng mơ của thời mới lớn, một thời đã biết vui biết buồn khi bắt đầu tập làm thiếu nữ. Màu trắng biểu trưng cho mọi tấm lòng thanh khiết, hồn nhiên ...

Kateryna Myronyuk giới thiệu dân ca Việt - Lê Văn Khoa

           

Cuối tháng Giêng năm 2005 tôi đến Kyiv. Thủ đô của Ukraine đang phủ đầy tuyết trắng, mặt sông đã đóng đá từ lâu, thuyền bè không di chuyển trên sông được nữa. Trong thời tiết đó, tôi đến Ukraine để thu thanh Symphony Việt Nam 1975 cho kịp ngày đánh dấu 30 năm ly hương 30-4-2005. Trong ba tuần lễ lưu lại Kyiv để làm việc, tôi ở trọ trong nhà (apartment) của Nhạc trưởng Taras và Kateryna Myronyuk. Vợ của Taras, cô Kateryna là một cô gái trẻ đẹp, dịu dàng, hiếu khách. Cô tốt nghiệp âm nhạc từ Nhạc viện Tchaikowsky, năm 2005. 

Kateryna tiếp đón tôi rất ân cần, lo thức ăn sáng mỗi ngày, lúc nào cũng muốn tôi ăn thật nhiều những món ăn cô dọn cho tôi và Taras. Mỗi sáng chúng tôi ba người ngồi ăn với nhau trong một nhà bếp thật nhỏ. Kateryna không biết tiếng Anh. Cô chỉ nói tiếng Ukraine, có thể biết ít nhiều tiếng Nga. Tôi hoàn toàn mù tịt hai thứ tiếng này, nên chúng tôi dùng dấu hiệu bằng tay thay lời nói.

Sự vô liêm sỉ đã không còn giới hạn..

Du khách không có chuyên môn vẫn ở lại giúp người địa phương cứu người trong khi các quan chức chữ thập đỏ VN qua nhờ người ta học tập lại bỏ chạy thoát thân sau khi động đất nổ ra. Nhục hơn nữa là tru tréo chữ thập đỏ nước chủ nhà  giúp đỡ để lùng vé máy bay tranh chỗ ra đi của đàn bà trẻ con

Sự kiện 10 người trong " Chữ Thập Đỏ Việt Nam" đã hèn nhát bỏ về trong sự nhục nhã cùng sự vô liêm sỉ của họ khi bào chữa cho cái hèn. Họ đi học hỏi về công tác chống động đất thì gặp cơn động đất như vậy thì họ phải coi như đó là một cơ hội tốt để thực hành những điều đã học trong thực tế chứ. Họ là những người được đào tạo về các kỹ năng đối phó với khủng hoảng, và được trả tiền để làm việc đó. Nhưng họ lại làm ngược lại cái trách nhiệm được giao một cách hèn nhát, nhục nhã. Cho họ và cho đất nước của họ...

Dân ca Việt Nam qua đàn dân tộc Bandura của Ukraine - Thanh Trúc, phóng viên RFA

05072015-won-ukrai-hear-thru-pop-bandu.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Dàn nhạc giao hưởng ( Kyiv Symphony Orchestra) do giáo sư Lê Văn Khoa điều khiển (nhạc sĩ  Kateryna Myronyuk mặc áo trắng)

Với nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại Ukraine, đây là nơi đất lành chim đậu nếu không có chiến tranh, một nơi rất dễ sống khi mà  đa số người Việt gần như làm chủ chứ không làm công, làm thầy chứ không làm thợ.

Người Việt ở Ukraine chí thú kinh doanh buôn bán và không để ý đến chuyện gì khác. Ít ai biết nếu người Việt coi Đàn Tranh là nhạc cụ cổ truyền thì người Ukraine lại hãnh diện với cây đàn truyền thống Bandura có âm thanh du dương không kém Đàn Tranh nhưng âm vực thì rộng hơn nhiều so với ngũ cung trong đàn tranh. Về kỹ thuật trình diễn, người chơi đàn Bandura có thể cùng lúc vừa đàn giai điệu vừa đàn tiếng đệm của bè trầm vừa vỗ thùng đàn để hòa vào phần nhịp của trống tựa như khi đàn Tây Ban Cầm.

Học giả = làm ruộng - GS Nguyễn Văn Tuấn

H1

Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng. Mới đọc bên fb của Hoàng Oanh thấy người ta tổ chức hội thảo 100 năm ngày sinh của ông, và cái hình chụp lại tờ “Giấy thông hành” cấp cho ông vào ngày 24/5/1955 (tức thời Cải cách ruộng đất) rất thú vị. Tờ giấy ghi nghề nghiệp của ông là “làm ruộng”, nhưng phía dưới ghi mục đích của chuyến đi là “gặp Ban nghiên cứu Văn Sử Địa”. Vui thật! Một anh nông dân mà có việc gì phải đi gặp một cơ quan nghiên cứu, mà còn nghiên cứu văn sử địa!

Tờ giấy thông hành là một chứng từ cho một thời tăm tối. Thời đó, dĩ nhiên những người như cụ Nguyễn Đổng Chi được xem là thành phần trí thức, tức là nằm trong nhóm bị “Đào tận gốc, trốc tận rễ”. Cho nên, ông quan chức công an Hà Tĩnh mới thương tình cho ông cái nghề rất hiền lành là “làm ruộng” cho an toàn trên đường đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội.

"Văn tự bán nước" giá bao nhiêu? - Nhà văn Võ Thị Hảo

000_Hkg8860693.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 05 tháng 8 năm 2013.
 AFP photo
Giàn khoan TQ mừng 30/4 VN
10h 18’ ngày 30/4/2015, Trung Quốc đã cho một giàn khoan nước sâu mới mang tên Hưng Vượng, tương tự giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động phi pháp trong  năm 2014 xuống khu vực biển Đông.
Thật mỉa mai khi trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lại lớn tiếng đổ tội cho VN.
Tại cuộc họp báo ngoại giao ngày 29/4, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói : từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippin, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung Quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay…”.

Thất Bại Đầu Tiên Của Cộng Sản VN: Hồ Chí Minh là Thiếu tá Hồ Quang của Quân đội Trung Cộng - Phạm Đình Hưng

2015 MAY 4 HCM.300
PHỤ LỤC Dành cho Diễn Đàn Thế Kỷ Hình Hồ Chí Minh trong quân phục Giải Phóng Quân Trung Cộng (được trưng bầy trong viện bảo tàng ở Hà Nội)

Nhân dịp Tết Ất Mùi, đảng Cộng Sản Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm thành lập đảng để phô trương các “thành tích” vĩ đại. Để đánh giá đúng đắn các “thành tích” của đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta cần phải xét duyệt trước tiên quá trình thành lập tổ chức nầy.

Nói chung, ngoài việc cướp đoạt chánh quyền một cách bất hợp pháp bằng bạo lực cách mạng để được thụ hưởng giàu sang phú quý với một nếp sống xa hoa vương giả như vua chúa dưới thời phong kiến, đảng Cộng Sản Việt Nam đã gặt hái nhiều thất bại hơn thành công. Ngược dòng lịch sử cận đại, người Việt trong và ngoài nước hãy khách quan và trung thực tìm hiểu giai đoạn thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam dày đặc dối trá.

Thiệp Mời

Inline image 1

Con ngựa thành Troie đã trở lại sân khấu, vận nước sẽ đổi thay - Lê Quế Lâm

40 năm oan khiên nghiệt ngã

Tuần qua các thân hữu của Hoa Tự Do có nhận được bài 30/4 và “Con ngựa thành Troie” của Nguyễn Thị Cỏ May. Nội dung chính viết về Thành phần thứ ba hay Lực lượng thứ ba và Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam.Trong phần cuối tác giả đề cập đến Con ngựa gổ thành Troie: “Sau 10 năm bao vây, không vào được Thành Troie, quân Hi-Lạp có sáng kiến làm một con ngựa gổ khổng lồ, giấu trong bụng ngựa một số lính tinh nhuệ, đem tới cho Thành Troie như một món quà lớn. Dân Troie nhận quà, mở tiệc ăn mừng, say xỉn ngã lăn ra đất. Lính Hi-Lạp chui ra, chiếm thành, cướp sạch thành Troie, giết hết đàn ông, con trai, bắt hết đàn bà, trẻ con gái làm nô lệ. Khi nói tới “Thành Phần Thứ Ba” trong chiến tranh Việt Nam hay “Mặt trận Giải phóng Miền nam” người ta gọi đó là “Con Ngựa Thành Troie”.

Nhân ngày Mother’s Day: My Mother - Phan Duc Minh

http://www.xinquanedu.com/uploads/allimg/130902/189-130Z2154641441.jpg

Verse: My Mother

(With affection, offered to all mothers, especially Vietnamese ones)

I grew up on a piece of land
Which, now, is very far from my sight.
About it,
I’d like to talk with you, my dear friends,
But I can’t find out any words to write.
From this side of the Pacific Ocean,
Incessantly I have been thinking
Of my beloved natal country;
Like a battleship on the vast sea,
It had been, with sorrow, gradually sinking.
My Fatherland had been devastated by terrible wars
That also destroyed all my childhood’s memories:
Valleys, villages. fields and cities,
But the greatest is surely My Mother,
The image of an oriental woman
Immolating her whole life for husband and children.
I’ve lost the most valuable part of my life,
Since the highest sweltering period of wars,
But she never disappears from my sight.
It made me cry at this moment: Oh, Mother!

California – U.S.A.
Phan Duc Minh
- Member of the International Society of Poets – Outstanding figure in Literature 2004 of Asian community & ASIA journal in San Diego, California
oOo

Hòa giải Hòa hợp Dân tộc kiểu Giả cầy. 40 năm là quá đủ.



Tâm tư của người trong nước về ngày 30.4 và Hoà Hợp Hoà Giải

Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận và Hành Trình Tìm Tự Do Trên Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimt_sBlxMSXjY8Cpbs2H16v7AWYaKIlNW3AEDUowfY7xEHnJWhGCNSyXAep6GpmVJsdSP_j22zH5LqO8WvlCd7V_qjvyU2DZ9SleMXNblrC59yoXMuj3fgjR1_3ibb21jNoabw4HptWB8W/s1600/CIMG9792.JPG

Hôm nay mọi người lại hãnh diện nhìn lá quốc kỳ cuả Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền bay phất phới bên cạnh lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trên đỉnh cột buồm cuà Hàng Không Mẫu Hạm Midway.

Việt Nam Sắp Bị Bắc Thuộc Lần Thứ Hai - Phạm Trần

Thảm họa Bắc thuộc” là tựa đề cuốn phim tài liệu của nhóm Film Club ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ phát hành vào hạ tuần tháng 6 (2015), đánh dấu 25 năm ngày hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngọai giao (1990-2015).

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Việt Nam và Trung Quốc đã gián đọan ngọai giao trong 10 năm từ 1979 đến 1989, sau khi quân đội Trung Quốc mở các đợt tấn công vào Việt Nam để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lệnh của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.

Cuộc chiến do Trung Quốc chủ động chia làm 2 đợt:

- Lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, kết thúc ngày 5/03/1979. Có trên trên 600,000 quân Trung Quốc được xe tăng và đại pháo yểm trợ đã tràn qua biên giới tấn công vào 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiếu dài của chiến trường là 1.200 cây số từ tây sang đông.

Lý do thầm kín của Bắc Kinh trong lần tấn công này là để cứu đàn em Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ khi ấy cai trị Kampuchea, không bị 200,000 quân Việt Nam tiêu diệt nhanh chóng.


Thụy My - 70 năm chiến thắng phát-xít và nỗi đắng cay của các nước Đông Âu

Một đơn vị pháo tự hành của Nga diễn tập tại Quảng trường Đỏ trước lễ mừng chiến thắng, ngày 07/05/2015. /REUTERS/Grigory Dukor
Ngày 8 tháng Năm, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trước phát-xít Đức, báo chí Pháp tập trung cho đề tài này, với những góc nhìn đa dạng.

Trên trang ý kiến của Le Figaro, nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, Viện trưởng Viện Lịch sử Xã hội không quên nhắc đến « Nỗi đắng cay về ngày 8 tháng Năm năm 1945 đối với người Ba Lan, Tiệp, Hung, Rumani và các nước vùng Bantich ». Đó là vì người dân Trung Âu và Đông Âu được giải phóng khỏi chế độ quốc xã, nhưng lại bị rơi vào một cái ách khác của chế độ Stalin.

Lập pháp Mỹ gặp giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang bị quản thúc tại gia.
Dân biểu Mỹ Alan Lowenthal thăm Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang bị quản thúc tại gia.
Phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam tuần này đã gặp gỡ giới bất đồng chính kiến trong nước để thảo luận về tình hình nhân quyền, vấn đề quan tâm hàng đầu của Washington trong bang giao với Hà Nội.
Thông cáo của văn phòng dân biểu liên bang Alan Lowenthal hôm 7/5 cho biết chuyến đi khởi sự hôm 2/5 tại Sài Gòn với các cuộc tiếp xúc các vị lãnh đạo tôn giáo và các đại diện trong giới thương mại trước khi ra Hà Nội họp với các giới chức trong chính quyền Việt Nam và các nhà hoạt động nhân quyền.
Ở Sài Gòn, đầu tuần này, phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ đã đến viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và gặp riêng Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang bị quản thúc tại gia; và nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung, người được phóng thích tháng 4 năm ngoái sau thời gian bị cầm tù với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.’

Những con số tướng lãnh VC: Nên hiểu như thế nào?

Nhiều năm trước, một anh bạn làm nghề báo chí nhưng không hẳn là kí giả, đưa ra một nhận xét làm tôi giật mình. Anh nói với tôi: "Ông nói nhiều về lạm phát con số giáo sư và tiến sĩ, nhưng ông không chú ý là VN còn lạm phát về tướng tá." 

Một tay nâng tách cà phê Trung Nguyên, tay kia anh chỉ ra đường nơi một người cảnh sát giao thông đang làm việc, anh nói: "Có thời nào trong lịch sử VN mà trung tá đứng đường phạt vi phạm giao thông?" Nhưng hôm nọ khi nghe Phùng đại tướng nói không phong tướng thì "anh em tâm tư" (1), giờ tôi mới hiểu một chút tại sao VN có nhiều tướng tá. Tôi phải sưu tầm con số tướng lãnh để trước hết là hiểu vấn đề, và sau là để tham khảo sau này.

Số tướng lãnh quân đội 
Tổng kiểm tra cửa hàng bán quân tư trang chui

























Con số tướng lãnh hiện chức trong quân đội hình như không được công bố, nên công chúng không biết chính xác được. Đài BBC có nhiều bài viết về tình trạng phong tướng ở VN cũng chỉ đưa ra những con số chung chung như "Con số tướng trong quân đội cũng lên tới hàng trăm" (2). Hàng trăm là bao nhiêu? Thông tin trên wikipedia cho biết đến năm 2008, số tướng trong biên chế là 587 người, nhưng số người còn công tác thì dĩ nhiên ít hơn (3). Con số này có vẻ ăn khớp với một nguồn tin có vẻ "biết chuyện" (4). Theo nguồn tin này thì đến tháng 4/2014, VN có 366 tướng lãnh quân đội, trong số này có 2 đại tướng, 7 thượng tướng, và 272 thiếu tướng.