Wednesday 12 September 2018

Giáo Dục Việt Nam Thời “Buôn Chữ Bán Sách”. - Nguyễn Quang Duy

Sau 40 năm dạy thử, đến nay bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục vẫn tiếp tục được dạy "thí điểm" cho 800.000 học sinh tiểu học, tự nó đã là một vấn đề xã hội đáng quan tâm.
Cách dạy đánh vần C, K, Q đều là "cờ" và cách dạy tiếng Việt theo hình vuông, tròn, tam giác cũng sau 40 năm mới được đem ra tranh cãi cho thấy câu chuyện không đơn giản chút nào.
Hiểu rõ về nhóm lợi ích và phương cách bảo vệ lợi ích bên trong ngành giáo dục sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tình trạng giáo dục "buôn chữ, bán sách" tại Việt Nam.
Nhóm lợi ích thời toàn trị
Tại miền Bắc trước 1975, giáo dục và đào tạo con người hoàn toàn nằm trong kế hoạch Nhà nước.
Ai được đi học? Học cái gì? Học như thế nào? Học ở đâu? Học ai? Học để làm gì? Tùy thuộc vào Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
Nội dung dạy, sách giáo khoa, phương cách giảng dạy, trường lớp, đến cuộc sống cả của thầy giáo lẫn học trò đều được Đảng và Nhà nước lo cho.
Khi học xong có sẵn vị trí được Đảng và Nhà nước thu xếp để đi làm.
Trên lý thuyết guồng máy chịu ảnh hưởng kế hoạch hóa kiểu Liên Xô. Nhưng trên thực tế giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ, chính trị, tư tưởng nói chung toàn là xã hội miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung cộng.
Ngành giáo dục được hoàn toàn định hướng theo lợi ích của Đảng và của Nhà nước nên khi ấy lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm còn rất hạn chế.

Mũi Tên Và Ca Khúc - Song Ngữ , Tâm Minh Ngô Tằng Giao


The Arrow And The Song

I shot an arrow into the air,
It fell to earth, I knew not where;
For, so swiftly it flew, the sight
Could not follow it in its flight.

I breathed a song into the air,
It fell to earth, I knew not where;
For who has sight so keen and strong,
That it can follow the flight of song?

Long, long afterward, in an oak
I found the arrow, still unbroke;
And the song, from beginning to end,
I found again in the heart of a friend.

Henry Wadsworth Longfellow

Mũi Tên Và Ca Khúc

Tôi bắn lên trời một mũi tên,
Tên rơi xuống đất, biết tìm đâu;
Vì tên phóng lên nhanh vun vút
Theo dõi đường bay khó biết bao.

Tôi gửi lên trời một khúc ca
Lời vang xuống đất, biết nơi nao
Nào ai tinh mắt nhìn được rõ,
Để dõi theo lời khúc ca đâu?

Trên một cây sồi mãi về sau
Mũi tên tôi thấy vẫn còn nguyên;
Và ca khúc với lời trọn vẹn
Tôi gặp trong tim một bạn hiền.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao - chuyển ngữ

Tẩy chay, vũ khí của chúng ta - Huy Phương

Ở Hoa Kỳ, chúng ta chỉ có một cộng đồng tị nạn người Việt ở hải ngoại, không có quân đội, không có chính phủ, không có ngân khoản khổng lồ trong ngân hàng, nhưng thật sự là chúng ta có vũ khí trong tay. Đó là quyền sử dụng đồng đô la và quyền tẩy chay!
Dư luận tố cáo một tiệm bún bò Huế ở Bolsa còn lưu luyến chơi nhạc VC “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” trong quán ăn này, chúng ta có quyền tẩy chay không đến quán này nữa. Mở quán ăn, chủ nhân cần có khách, nhưng khách có thể chọn quán bún bò khác hay nghỉ ăn bún bò vì không muốn chịu nhục.
Chúng ta có quyền tẩy chay các ca sĩ, các đoàn văn công, các cuộc trao đổi văn hóa từ trong nước gửi ra với mục đích giao lưu hay trao đổi, mà không cần phải biểu tình, treo cờ, giăng biểu ngữ, la ó, chửi bới. Cách tốt nhất là xa lánh, không mua vé, không tham dự dù có giấy mời, không thèm đăng quảng cáo lấy tiền, thì đương nhiên sân khấu sẽ tắt đèn và ca sĩ, văn công sẽ cuốn gói về nước. Còn nói hô hào chống Cộng, chồng đã bị cầm tù, con chết vượt biên, mà còn trang điểm, ra tiệm làm tóc, mua vé danh dự để được ngồi hàng đầu, mỗi khi có gánh hát, có văn công, “soái ca” đẹp mã sang đây trình diễn, thì nên về nhà đóng cửa, soi kính, xem lại chân dung và bản sắc của mình.

Cái Đầu Gà - Tạp Ghi Huy Phương

Tôi rất thích mấy lời hát sau đây của nhạc sĩ Trần Quang Lộc:“...Về đây nghe em, về đây nghe em- Về đây cùng khóc trên sông nước buồn- Chở lòng người trở về quê hương- Chở hồn mình vào dòng suối mát- Chở thật thà vào lòng dối trá...” Nhưng tôi cũng vừa bật cười vừa xót xa khi đọc câu chuyện sau đây xẩy ra trên quê hương: “Trong khi chuyến tàu dừng lại ga, một bà hành khách trên tàu đang trả giá mua một con gà luộc của một em bé bán hàng dưới sân ga. 

Cuộc ngã giá chưa xong thì tàu lại bắt đầu chuyển bánh. Cuối cùng cũng thuận mua vừa bán, khách trả tiền xong, em bé chạy theo con tàu, vội vã đưa con gà lên cho khách. Khách cầm lấy đầu con gà kéo lên, nhưng... tàu đã chạy nhanh, trong tay bà khách chỉ còn cái đầu gà, còn thân gà ở lại trên sân ga trong tay con bé bán hàng. Người đàn bà bị lừa giận dữ, chỉ còn cách kêu lên:“Tổ mẹ nó!”


Người khách ấy chửi con bé mới nứt mắt ra đã biết đi lừa thiên hạ, mấy tiếng “tổ mẹ nó” như còn âm vang trong tai của tôi, một người bàng quan không dính líu gì tới chuyện cái đầu gà, mà vẫn thấy đau. Nếu đây là một câu chửi của một du khách ngoại quốc đến du lịch Việt Nam thì câu chửi đó dành cả cho dân tộc này, nhưng đây là câu chửi của một người đàn bà bình thường đi lại trên con đường Bắc Nam, thì hẳn lời chửi này dành cho chế độ đương thời. Cái gia đình sống nhờ vào hành khách của những chuyến tàu xuyên Việt này được một ngày vui vì một con gà luộc bán được hai lần. Chuyện này cũng có thể lặp lại nhiều lần trên sân ga này mà không bị phát hiện, vì trong hàng trăm nghìn hành khách, sẽ không có ai bị lừa hai lần vì một lối lừa cũ. Người ta có thể vịn vào cái lý do nghèo, đói để gian dối, lừa bịp người khác như thế không?

Hình ảnh, video Ngày Đấu Tranh Cho Tự Do - Nhân Quyền Tại Việt Nam -Toronto Ngày 2/9/2018



Mời xem thêm hình do Roger Trung, Báu Chính thực hiện

Lễ Chào Cờ - Phút Mặc Niệm..

Phỏng Vấn về Tổ Chức Tưởng Niệm Nhà Thơ Bất Khuất Nguyễn Chí Thiện trên Tiếng Hát Hậu Phương

Xin mời quý vị xem phỏng vấn rất vui của BS Phạm Đỗ Thiên Hương và anh Nguyễn Bá Thành về ngày 7 Oct. 2018: Tưởng Niệm Tinh Thần Bất Khuất của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trên đài Tiếng Hát Hậu Phương/Hồn Việt
tại Nam California, tối Sept. 11th, 2018.

Kính mời quý vị đến tham dự đông đảo lúc 1pm chiều Chủ Nhật Oct. 07th, 2018 tại Moonlight restaurant, để giúp thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền cho người dân tại quê nhà.
Chương trình sẽ khai mạc đúng 1pm. 

Xin quý vị đến sớm để giữ chỗ. 
Vào Cửa Tự Do.

Trân Trọng Cám Ơn,

Phạm Gia Đại
(T/M Ban Tổ Chức và Nhóm Thân hữu Nguyễn Chí Thiện)

CHUÔNG GỌI HỒN JOHN MCCAIN - MAI LOAN

Sự kiện ông John McCain vừa mới qua đời vào cuối tuần trước phải được coi như là một biến cố thời sự lớn và nổi bật nhất khi chúng ta nhìn vấn đề trên nhiều góc cạnh đa dạng. Tự bản thân và tiểu sử cá nhân, John McCain đã là một nhân vật được nhiều người chú ý và bàn luận. Ông là nghị sĩ liên bang đại diện cho tiểu bang Arizona trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp từ hơn 30 năm qua, đại diện cho phe Cộng Hoà kiên cường, nhưng có một bản tính độc lập đặc biệt, không bè phái và thường được nhiều người và giới truyền thông đặt cho biệt hiệu là “maverick”.
Chữ “maverick” có nhiều nghĩa đa dạng. Một trong những nghĩa nguyên thủy của nó là nói đến một loại con bê không có được đóng dấu để xác định thuộc loại giống bò nào, chẳng hạn như một con bê mới sinh ra nhưng bị lạc vì mất mẹ v.v. Từ đó, chữ “maverick” thường được dùng để nói đến một nhân vật nào đó có cách xử sự độc lập và khác thường, không theo những quy tắc thông thường trong xã hội, không nhất thiết có cùng quan điểm với tất cả những người cùng trong nhóm mình trên mọi vấn đề. Chẳng hạn như trong một đoàn thể, một đảng phái, một người được gọi là “maverick” có nghĩa là người đó không phải lúc nào cũng nhắm mắt ủng hộ theo bè phái, nhưng sẵn sàng có những nhận định hay lập trường độc lập tuỳ theo từng vấn đề riêng biệt.

“Ông Năm” Yersin - Nguyễn Ngọc Chính

Vào thế kỷ thứ 19, người Việt ở Nha Trang gọi Bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943) là “Ông Năm”. Theo cấp bậc nhà binh, ông là Đại tá Quân y trong lực lượng viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương với lon mang 5 vạch, tức “quan năm”.

Ông Năm lại còn được người bản xứ gọi thân mật là “Ông Tư” vì theo cách gọi của người Miền Nam, ông là người con út thứ ba trong gia đình của một giáo sư người Pháp và sinh sống tại Thụy Sĩ. Yersin mồ côi cha khi mới ra đời được ba tuần tuổi do bố ông bị xuất huyết não.  

Yersin nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa khi mới 25 tuổi, sau đó ông qua Berlin (Đức) để kịp ghi danh theo học lớp vi trùng học do Bác sĩ Heinrich Hermann Robert Koch (1843-1910) giảng dạy. Giáo sư Koch là một bác sĩ và nhà sinh học nổi tiếng với việc tìm ra trực khuẩn bệnh than (1877), trực khuẩn lao (1882) và vi khuẩn bệnh tả (1883).

Nguợc Xuôi Nguồn

Là những người đã trưởng thành tại Việt Nam và hiện đang sinh sống tại hải ngoại, hẳn chúng ta cũng đã hơn một lần có những câu hỏi về bổn phận và trách nhiệm của chúng ta đối với Việt Nam và cũng như đối với quốc gia mới - nơi mà chúng ta đã "xin nhận nơi này là quê hương."  Và không phải lúc nào chúng ta cũng đều có câu trả lời thoả đáng.
Đối với các thế hệ sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, thì những câu hỏi trong hướng như vậy cũng dễ được đặt ra những khi họ có thắc mắc về bản sắc (identity): Nguồn gốc của tôi là đâu? Tôi là người Mỹ, Đức, Úc, Canada, Pháp... hay Việt Nam? 
Với các thế hệ lớn lên tại nước ngoài, thì khi nói được tiếng Việt lưu loát, có nhiều bạn bè nói tiếng Việt, rất yêu thích thực phẩm Việt Nam như một người Việt trong nước, thì có lẽ các bậc ông bà, cha mẹ rất mừng là các em là người Việt Nam.
Tuy vậy, đến khi gặp phải những câu hỏi như: Where are you from? (hoặc tương tự bằng tiếng Pháp, Đức, Nhật...) [ Bạn "đến" từ quốc gia nào? Hay bạn là người nước nào?], thì câu trả lời thành thực của các em có khi lại không đơn giản như nhiều người lớn vẫn nghĩ.
Đặc San Lâm Viên xin mời độc giả theo dõi vài khía cạnh nhỏ, rất nhỏ, liên quan đến nguồn gốc của người Việt đang sống tại Mỹ qua một truyện rất ngắn của Trần Trung Tín: Nguợc Xuôi Nguồn.



Lớn lên tại Mỹ, đi học ở trường dùng toàn tiếng Anh, nhưng về nhà con bé lại nói toàn tiếng Việt.  

Hết năm cuối bậc trung học, con bé cùng bố mẹ đi nghỉ hè xa tại một vùng rừng núi Nam Mỹ. Dọc đường mòn, ngang khe suối, giữa đất trời rộng mở, tha hồ sảng khoái cười nói bằng tiếng Việt.

Tạt vào bìa rừng tìm bóng mát, con bé và gia đình gặp hai mẹ con người da trắng đang nghỉ chân.

Bà mẹ da trắng vui vẻ bắt chuyện, hỏi cả gia đình con bé: Are you from Vietnam?

Con bé nhanh nhẹn cười đáp lễ, trả lời: No, I am not.

Hơi sững người, bà mẹ da trắng: Xin lỗi, tôi đã tưởng lầm vì nghe như quý bạn đang nói tiếng Việt.

Người bố mỉm cười, xua tay: Không, không, bà không lầm đâu. Chúng tôi 'đang nói tiếng Việt.'

Bà mẹ da trắng reo vui: Có thế chứ! Chúng tôi mới vừa du lịch tại Việt Nam và hiện vẫn còn nghe quen thanh âm tiếng Việt của quý bạn. Còn hai mẹ con chúng tôi thì đến từ Ái Nhĩ Lan.

Người mẹ con bé: Con gái chúng tôi sinh tại Mỹ. Còn hai chúng tôi, trước đây, đều 'đến từ Việt Nam.'

Tình cờ gặp gỡ bên đời. May mắn cùng sử dụng một ngôn ngữ chung. Cùng chia sẻ những hùng vĩ của núi rừng, và xác xơ của cây cỏ. Rồi cùng đến lúc hai bên phải tiếp tục bước đi...

...Tiếp tục bị cuốn hút theo hai nguồn sống. Xuôi. Ngược. Quyện lẫn vào nhau. Ẩn chứa đâu đó. Vẫn là những xa rời và khác biệt. Như hai ngôn ngữ Anh và Việt của con bé và bố mẹ. 
Trần Trung Tín
(Đặc San Lâm Viên)

Mỹ phát thông điệp dằn mặt Nga, Trung

Aircraft carrier air wings are the eyes and ears of U.S. Navy presence around the globe protecting the interests of America and its allies.

See the source image

Tung loạt HKMH diễn tập, Mỹ phát thông điệp dằn mặt Nga, Trung

Washington tỏ ý sẵn sàng đối phó tham vọng hải quân của Bắc Kinh và Moskva thông qua nhiều đợt tập trận với tàu sân bay.

Hải quân Mỹ tuần trước đồng loạt triển khai ba tàu sân bay tham gia các đợt huấn luyện, diễn tập ở những khu vực then chốt như Biển Đông và Đại Tây Dương. Giới quan sát cho rằng động thái này nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Nga và Trung Quốc, hai đối thủ cạnh tranh có sức mạnh quân sự tương đồng với Mỹ, theo Business Insider.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm 31/8 diễn tập cùng Nhóm Tác chiến Hộ tống số 4 thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) ở Biển Đông. Trong cuộc diễn tập này, JMSDF đã triển khai tàu sân bay trực thăng JS Kaga cùng các khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường.

Chuyên gia quân sự Alex Lockie cho rằng cuộc diễn tập là một phần trong chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do", nhằm ngăn tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng hoạt động quân sự hóa của Tc.

TRUMP QUYẾT KẾT LIỄU TRUNG CỘNG TRONG CHIẾN DỊCH THU – ĐÔNG NĂM 2018 - Tran Hung

trump

Điều mà Tập Cận Bình không bao giờ nghĩ tới đó là tại sao Trump lại quyết tâm “tốc chiến – tốc thắng” trên chiến trường thương mại đến như vậy mặc dù Tập đã cố gắng khoét sâu vào những nơi mà Tập cho là điểm yếu của Trump như đánh vào nông dân Mỹ, kích động Kim Jong Un trở cờ với Trump, kích động lực lượng thiên tả, thế lực ghét Trump tìm mọi cách đánh phá Trump trước khi nước Mỹ bước vào đợt bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018 này,… nhưng tất cả đã không ngăn được bước tiến của Trump mà ngược lại nó còn làm cho Trump thêm hưng phấn, quyết truy bức Trung cộng vào thế quy hàng trong chiến dịch Thu – Đông năm 2018 này.

Âm mưu đảo chánh Đức Giáo Hoàng Phanxicô - Trần Mạnh Trác

Trong những ngày qua có nhiều phân tích về biến cố mới đây cuả Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi đã đem tới cho quí độc giả nhiều bản dịch từ các nguồn tin chính thức cuả giáo hội, như CNA, NCR (trực thuộc giáo hội điạ phương Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, xin nói một cách thẳng thắn, các nguồn tin đó thuộc loại ‘Bảo Thủ’, mà mới đây đã bị tố cáo với nhiều dẫn chứng là có dính dáng đến một âm mưu nhằm triệt hạ uy tín cuả Giáo Triều. 

Vậy thì, để cho có sự quân bình, chúng tôi xin trình bày những ý kiến ‘khác chiều’, chọn lọc từ những nhân vật có tiếng, là những học giả từ môi trường đại học hay là các nhà báo được nhiều hãng thông tấn lớn trích dẫn.

Đã đến lúc đảng CSVN và nhà nước CHXHCNVN phải trả lời nhân dân Việt Nam về việc Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc
















Vũ Đông Hà (Danlambao)
 - Đừng để có ngày Việt Nam sẽ bị xoá tên trên bản đồ thế giới, lịch sử Việt Nam bị viết lại để trở thành một phần của lịch sử Tàu - trong đó có câu: Ngày 2 tháng 9 năm 1945 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử Trung Hoa. Đó là ngày đồng chí người Trung Hoa - Hồ Tập Chương đã trở thành chủ tịch của nước VNDCCH, được cả tỉnh Việt Nam lúc đó tôn vinh làm cha già dân tộc Việt. Ngày đó là điểm khởi đầu cho hành những đứa con hoang trở về với nước mẹ Trung Hoa vĩ đại...

*
Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Sự việc này đã được chính Hồ Chí Minh xác nhận gián tiếp trong bài viết "Đảng Ta" vào năm 1949 dưới bút hiệu Trần Thắng Lợi bằng một câu tám chữ: "ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi". Bên cạnh đó, vào ngày 09/08/1932, Báo L’Humanité (Nhân đạo) của đảng cộng sản Pháp cũng công bố Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù tại Hong Kong vì bị bệnh lao vào giữa năm 1932. Thông tin về cái chết của Nguyễn Ái Quốc cũng được Báo Điện tử CSVN - Cơ quan Trung Ương đảng CSVN đăng tải lại vào ngày 10/06/2003.

Với những thông tin "chính thống" thuộc về đảng CSVN, đến từ chính ngòi bút của Hồ Chí Minh, sự việc Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc là một sự thật không thể chối cãi

Hai bức thư của Hồ Chí Minh xin chỉ thị Stalin để giết dân Việt (Tài liệu lịch sử từ Cục Lưu Trữ Quốc Gia Nga)

Bức thư thứ 1
HoChiMinh Stalin

Mai chị về - Lang Phạm

Mai chị về
Ven lối mòn yêu dấu cũ
Rặng liễu thưa ủ rũ cạnh bờ đê
Bốn mươi ba năm rồi
Chị đã xa quê
Nay trở lại lòng ủ ê em ạ

Chị ra đi
Bơ vơ nơi xứ lạ
Em bên này
Lệ đắng mãi tuôn rơi

Mai chị về
Chị sẽ khóc em ơi
Thương dân mình sao sống đời khổ nhọc

Trời hỡi đã bao năm
Đọa đày lừa lọc
Lũ vô nhân
Gieo rắc vạn đau thương

Ngày ấy chị đi
Lòng cứ mãi vấn vương
Thương em ở lại lo tìm đường lao động

Mai chị về
Sẽ hát vang trong trời cao biển rộng
Mang về em một hy vọng 
Tự Do

Bốn mươi ba năm
Chị cầu mãi
Mong Trời cho
Hãy gắng đợi
Hỡi em yêu
Niềm ước mơ em ạ

Mai chị về
Sẽ mang từ xứ người bao điều mới lạ
Điều ấy là Dân Chủ Tự Do
Đã bao năm dân ta mỏi mòn xin mãi
Nay Trời cho!

phamphanlang
9/9/2018 
ANH...NHỚ MANG VỀ CHO EM. 
Mai anh về
Nhớ lần theo con đường cũ 
Ánh trăng thề, vẫn ấp ủ bờ đê 
Hơn ba mươi năm rồi 
Quê vẫn là quê 
Đời lam lũ... khối "nhiêu khê" anh ạ.
 
Anh thoát đi
Được nhìn muôn thứ lạ
Em nơi nầy
Muôn kiếp lá thu rơi!
 
Mai anh về
Chớ cười nhé, anh ơi
Mong thông cảm cho những mảnh đời khó nhọc.
 
Đằng đẵng bao nhiêu năm
Ngút ngàn lừa lọc...
Em chứng nhân
Học gần đủ đau thương...

Ngày ấy anh đi
Lưu lại nỗi vấn vương
Em nghèo quá, chỉ còn đường lao động.
 
Mai anh về
Nhớ mang theo vùng trời cao đất rộng
Bù cho em một ước vọng.
Tự Do.
 
Hơn ba mươi năm
Em xin mãi
Chẳng ai cho!
Lòng cố đợi
Như thuở yêu
Mình hẹn hò anh ạ.
 
Mai anh về
Nhớ mang theo những thứ mà dân mình thấy lạ
Thứ ấy là 
Dân Chủ Tự Do 
Những thứ mà gần cả đời, em xin mãi
Đảng chẳng cho!.

Nguyên Thạch