Friday 18 July 2014

Thầy tôi, điêu khắc gia Lê văn Mậu (1917-2003) - Phạm Thế Trung

image001
       Điêu khắc gia Lê văn Mậu

Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước thành 2 miền Nam Bắc với vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Lúc bấy giờ, chính phủ miền Nam do Ông Ngô đình Diệm được trưng cầu dân ý để bầu làm Tổng Thống VNCH và thành lập một chính phủ hợp pháp và hợp hiến theo một thể chế tự do dân chủ và có nền lập pháp và tư pháp hẳn hòi.

Về mặt văn hoá và giáo dục phải kể đến là Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định được lập nên sau khi Tổng Thống Ngô đình Diệm lên chấp chánh. Người Pháp đã ra đi, để lại cho miền nam VN lúc bấy giờ một cơ sở giáo dục chuyên môn giá trị là Trường Mỹ Nghệ Biên Hoà, Trường Mỹ Nghệ Thực Hành Gia định (sau này là trường Quốc gia Trang trí Mỹ Thuật- Gia Định) cũng do người Pháp lập nên.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.7.2014

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.7.2014
Lễ Huý nhật lần thứ 6 Đức cố Tăng Thống Thích Huyền Quang tại Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định — Cư sĩ Lê Công Cầu tường trình cuộc làm việc với Công an Huế — Viện Hoá Đạo thỉnh cử Thượng toạ Thích Giác Đẳng lên ngôi vị Quyền Chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo



PARIS, ngày 18.7.2014 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế nhận được từ Viện Hóa Đạo trong nước 3 văn kiện để phổ biến : Tường trình của Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo về Lễ Húy nhật Đức cố Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định  Cư sĩ Lê Công Cầu trình bày Kết quả buổi “làm việc” ngày 8.7.2014 với Công an Huế  và Quyết định của Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo thỉnh cử Thượng tọa Thích Giác Đẳng lên ngôi vị Quyền Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.

Ukraina công bố ghi âm hội thoại giữa tình báo Nga và phe ly khai

alt


Cơ quan An ninh Ukraina(SBU) cáo buộc sĩ quan tình báo Nga có liên quan đến vụ máy bay Malaysia bị bắn hạ khiến 289 người chết. Hai bản ghi âm vừa được cơ quan này công khai như để chứng minh cho cáo buộc về sự liên quan giữa viên tình báo Nga và các thành viên của nhóm ly khai

Một cuộc điện thoại đã được thực hiện tại thời điểm 4h40 theo giờ Kiev, hay 20 phút sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay, bởi ông Igor Bezler, người SBU cho biết là một sĩ quan tình báo quân sự của Nga và chỉ huy hàng đầu của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng.
Ông này báo cáo với một người được SBU xác định là một Đại tá Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Vasili Geranin, liên quan đến việc bắn hạ máy bay, được xác định là do lực lượng ly khai thực hiện.
Cuộc trò chuyện thứ hai được phát hành bởi Cơ quan An ninh Ukraine giữa các tay súng tự xưng là "Thiếu tá" và "Grek".
Dưới đây là nội dung của cuộc hội thoại do Cơ quan An ninh Ukraina công bố:
Igor Bezler(IB): Chúng tôi vừa bắn rơi một chiếc máy bay. Nhóm Minera bắn. Nó rơi ngoài Yenakievo (Donetsk Oblast). 
Vasili Geranin(GB): Phi công. Phi công ở đâu?
 IB: Đi tìm và chụp ảnh máy bay. Nó đang bốc khói.
VG: Bao nhiêu phút trước?
 IB: Khoảng 30 phút trước đây. 
Bình luận của SBU: Sau khi xác định khu vực của máy bay, những “kẻ khủng bố” kết luận đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự. Phần tiếp theo của cuộc trò chuyện diễn ra khoảng 40 phút sau đó.
 "Thiếu tá": Những người Chernukhin đã bắn hạ máy bay, từ trạm kiểm soát Chernukhin. Những người Cossacks này có trụ sở tại Chernukhino. 
"Grek": Vâng, thưa Thiếu tá.
"Thiếu tá": Chiếc máy bay đã nổ trên không. Trong khu vực mỏ Petropavlovskaya.
"Grek": Ngài thấy gì ở đó?
"Thiếu tá": 100% đây là 1 máy bay dân sự.
"Grek": Có nhiều người ở đó không?
 "Thiếu tá": Chết tiệt! Các mảnh vỡ rơi ngay ở sân nhà dân.
"Grek": Đó là loại máy bay gì? 
"Thiếu tá": Tôi không xác định chắc chắn điều này. Tôi chỉ khảo sát hiện trường nơi các thi thể đầu tiên rơi xuống. 
"Grek": Có vũ khí không?
 "Thiếu tá": Hoàn toàn không có gì. Chỉ đồ dân sự, đồ y tế, khăn, giấy vệ sinh.
 "Grek": Có giấy tờ không? "Thiếu tá": Có, của một sinh viên Indonesia, đến từ một trường đại học tại Thompson.

Chuyến bay xấu số MH17
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC

Ngày 18/7, tờ Guardian của Anh cho biết 100 nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu về HIV/AIDS cùng nhân viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang trên đường đến Melbourne (Úc) để tham dự một hội nghị về AIDS đã thiệt mạng trên chuyến bay xấu số MH17.
Tiến sĩ Rachel Baggaley thuộc Phòng nghiên cứu HIV của WHO cho biết các thành viên tham dự hội nghị này đã vô cùng sốc và sững sờ khi nhận được tin 100 đồng nghiệp của họ thiệt mạng trên chuyến bay này, trong đó có ông Glenn Thomas, điều phối viên truyền thông của WHO.
Hộ chiếu của các nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay rơi

Tiến sĩ Baggaley cho hay bà vừa đặt chân xuống Melbourne thì nhận được tin dữ khiến bà bị sốc: “Tôi gần như bị suy sụp. Ông Thomas là người đồng nghiệp thân thiết mà tôi làm việc cùng hầu như hàng ngày. Ông ấy vừa mới qua ngày sinh nhật, và đang dự định tổ chức tiệc mừng.”
Ngoài ra, cựu chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế Joep Lange, nhà vận động chiến dịch phòng chống AIDS Pim de Kuijer cũng nằm trong số những hành khách xấu số có mặt trên chuyến bay này. Tin dữ về sự ra đi đột ngột của 100 đồng nghiệp đã được các chuyên gia, bác sĩ tham dự hội nghị AIDS lần này chia sẻ với nhau trên mạng xã hội.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sẽ diễn ra ở Melbourne, Úc từ ngày 20-25 tháng này. Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS), cơ quan đứng ra tổ chức hội nghị trên đã ra thông báo sau khi nhận được tin về thảm kịch.
Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 sắp diễn ra ở Melbourne, Úc

Trong thông báo này, IAS thể hiện sự đau buồn sâu sắc sau khi nhận được tin dữ, và khẳng định IAS luôn sát cánh cùng gia đình các nạn nhân và gửi lời chia buồn đến người thân của các nạn nhân thiệt mạng trong thời khắc tang thương và nhạy cảm này.
Được biết cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhà hoạt động Bob Geldof sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 diễn ra tại Úc.

Bên ngoài đại sứ quán của Hà Lan tại Ukraine, rất nhiều người đã tập trung đến đây đặt hoa để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng khiến 298 người thiệt mạng, trong đó có hơn một nửa là người Hà Lan.
Dòng người đông đúc đã tập trung trước đại sứ quán Hà Lan tại thủ đô Kiev của Ukraina để cầu nguyện cho 298 người thiệt mạng, khi chuyến bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi trên lãnh thổ đang thuộc quyền kiểm soát của tổ chức ly khai ở miền đông Ukraine.
Liên tục có những người dân Hà Lan tới đây để đặt hoa tưởng nhớ MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky

Dòng người thắp nến tại Đại sứ quán Hà Lan cho các nạn nhân trong thảm họa mang tên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MA

Nỗi xót xa hiện rõ trên khuôn mặt của những người ở lại. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MF

Chiếc máy bay xấu số này đã bị rơi ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, làm thiệt mạng toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn. Đó là một chiếc Boeing 777, bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã ra lệnh kéo tất cả các lá cờ của nước này xuống còn nửa cột sau thảm kịch. "Toàn bộ đất nước Hà Lan đang trong tang lễ", Rutte nói. "Ngày hè xinh đẹp này đã kết thúc một cách đen tối nhất có thể".
Theo thông tin mới nhất, Hà Lan là nước có số công dân bị thiệt mạng nhiều nhất trong thảm họa lần này. Cụ thể, trong tổng số 298 người thiệt mạng thì có đến 154 người Hà Lan.
Chỉ vài tháng sau thông tin chuyến bay MH370 biến mất khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3, thì MH17 là sự mất mát thứ hai cho Malaysia Airlines chỉ trong vòng 4 tháng trong một năm.
Một ông bố cùng cô con gái bé bỏng cũng đến cầu nguyện cho MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4MI

Hoa, nến, thú nhồi bông,... tất cả là dành cho 298 người thiệt mạng trên MH17. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NK

Một thông điệp chia buồn được để lại giữa nến và hoa gần Đại sứ quán Hà Lan tại Kiev. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko RTR3Z4NN

Quốc kỳ của Hà Lan được đặt vây quanh bởi hoa, nến, diêm cùng thông điệp. Ảnh: REUTERS/Valentyn Ogirenko


Một bé gái ôm gấu bông và nằm hẳn người xuống để bày tỏ sự xót thương đối với những nạn nhân xấu số trong thảm họa MH17. Ảnh: AFP/Sergei Supinsky

Ba mẹ con người Việt thiệt mạng trên chuyến bay MH17

Trong số 298 nạn nhân trên chuyến bay MH17, có chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con.

Ông Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, hôm qua trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cho biết có ba nạn nhân trên chuyến bay MH17 là người Việt. 
Theo nguồn tin từ một người bạn thân của các nạn nhân, ba người gốc Việt có mặt trên chuyến bay là Nguyễn Ngọc Minh (sinh năm 1977) và hai con là Đặng Minh Châu (sinh năm 1997) và Đặng Quốc Duy (sinh năm 2001). Tuần trước gia đình chị Minh vừa có mặt trong đám cưới của người bạn này tại Manchester (Anh). Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ transit tại Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi về Việt Nam nghỉ hè. 
ba-me-con-6991-1405733368.jpg
Bức ảnh được chụp tại đám cưới người bạn thân chị Minh tại Anh, ngày 13/7.

Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai cháu sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60km. Ba mẹ con chị Minh hiện mang cả hai quốc tịch Hà Lan và Việt Nam. Bố các cháu là Đặng Quốc Thắng vừa qua đời tháng 8 năm ngoái trong một tai nạn tàu.
Chị Minh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bạn bè trường cấp 3 Lý Thường Kiệt đều rất nhớ về "cô hoa khôi lớp 12B". Chồng chị định cư tại Hà Lan từ nhỏ. Anh thành lập công ty tại Hà Nội nên hai người đã có cơ duyên gặp nhau. Sau khi sinh con trai thứ hai, ba mẹ con chị định cư hẳn tại Hà Lan.
Chị Minh còn có một người em trai hiện sống cùng gia đình riêng và bố mẹ tại Hà Nội. Một người bạn cho biết, chị Minh rất gắn bó với bố mẹ, nên sau khi chồng mất, chị muốn đưa con trở về Hà Nội sống cùng gia đình.
Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh tại Hà Nội. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân.
Tùng Dương

GIỚI THIỆU SÁCH “BẢO ĐẠI (1913-1997)

Nhà xuất bản Non Nước Toronto vừa phát hành sách Bảo Đại (1913-1997) do tác giả Trần Gia Phụng biên soạn.  Sách dày khoảng 400 trang, khổ giấy sách thường, gồm có 22 chương sau đây:  Thời thơ ấu, Hiệp định Monguillot (6-11-1925), Ngày trở về, Năm cụ khi không rớt cái ình, Hoàng hậu Nam Phương, Trai năm thê bảy thiếp, Chuyện dân tình thời vua Bảo Đại, Nhật lật Pháp (9-3-1945), Chính phủ Trần Trọng Kim, Điềm chẳng lành tại điện Thái Hòa, ”Mắc lừa bọn du côn”, Họa phúc vô thường, Khi cựu hoàng đi vắng, Thắng cảnh Hạ Long, Cựu hoàng thành quốc trưởng, Các chính phủ thời quốc trưởng Bảo Đại, Thế cờ mới, Tái ngộ người xưa, Trưng cầu dân ý, Hậu trưng cầu dân ý, Phần đời còn lại, Nhìn lại.  Ngoài các chương trên, còn có ba chương không đề số là phụ lục, danh mục và sách tham khảo. 


Theo Lời nói đầu của tác giả, sách Bảo Đại (1913-1997) không phải là một quyển thông sử, cũng không phải là quyển dã sử hay tiểu thuyết lịch sử.  Sách nầy kể chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bảo Đại, có thể xem như quyển tiểu sử hay một một thứ truyện đời của Bảo Đại. 

THE DALALAMA TEACHING


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 18-7-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

KHÔNG BÁN NƯỚC


Bức ảnh không biết được chụp ở đâu vì background  không rõ lắm. Chỉ là những chấm sáng xanh đỏ của đèn đêm. Trong hình có hai phụ nữ tóc đen, rõ ràng là người Á châu. Một người ở gros plan có cầm trong tay một tấm bìa trắng  có những chữ viết bằng  bút đỏ. Kiểu chữ cho thấy người viết phải là người Việt vì dấu được đánh rõ ràng, đúng  chỗ, không phải là người không biết chữ Việt chỉ cố gắng … vẽ lại những chữ đó một cách vụng về.

Hàng chữ nguyên văn như thế này: “Bán trôn không bán nước”.

Trôn là tiếng ngày nay thấy ít có người dùng nhưng ý nghĩa thì mọi người đều hiểu. Ít người dùng có thể một phần  là vì ý nghĩa của nó không  thanh tao lắm. Ngay khi dùng nó, người ta cũng dùng để tránh khỏi phải dùng cái tên chỉ bộ phận kia, thô tục hơn nhiều. Trôn là bộ phận  dưới cùng của cơ thể con người dùng trong việc bài tiết. Người ta dùng trôn để không phải gọi bộ phận kia bằng đích danh của nó. Cũng có thể để đối với “miệng”, người ta dùng “trôn” chăng?