Sunday 20 January 2019

Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi

Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi

Chương Trình Hôm Nay

Buổi phát thanh hôm nay 

Giành lại Hoàng Sa chỉ là ảo tưởng?

Trận hải chiến ở Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, tính đến nay đã là 45 năm, gần nửa một đời người. Trận chiến đó cho thấy Trung Cộng vẫn theo đuổi mộng bá chủ của một "Hán đế" trong vùng Đông Nam Á, mà ở đấy chỉ có Việt Nam là một quốc gia lúc nào cũng phải đương đầu với hiểm họa xâm lăng của Trung Hoa ngày trước và Trung Cộng ngày nay. Một trong những điều kiện tiên quyết để một dân tộc tồn tại và phục hưng những giá trị vật chất và tinh thần đã bị cưỡng đoạt bởi một nước mạnh láng giềng là niềm tin vào sự trường tồn của lịch sử dân tộc và xây dựng nội lực chờ cơ hội quốc tế để giành lại chủ quyền.
Một danh ngôn chắc ai cũng biết “Mọi đế quốc đều sụp đổ” và lịch sử đã chứng minh các đế quốc như Mông Cổ, La Mã, Ottoman... đều sụp đổ. Ai có thể tưởng tượng rằng một Liên Xô vĩ đại cũng tan rã trong vòng 70 năm, và các quốc gia Đông Âu nhỏ bé, vì thế, đã phục hồi được nền độc lập. 
Nhân ngày kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa, Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài bình luận của Trân Trung Đạo để thấy rằng "Mọi người Việt quan tâm đến vận mệnh đất nước trong thời điểm vô cùng khó khăn này đừng nên gieo rắc các ý tưởng đầu hàng Trung Cộng và cũng không nên lấy chiều dài của đời mình để đo lịch sử. Một người bình thường sống lâu nhất là trăm tuổi nhưng lịch sử là lịch sử trường tồn. Một người yêu nước, khôn ngoan, thức thời là người biết chọn một chỗ đứng, một hướng đi về phía dân tộc để tranh đấu và nếu cần để chết vì tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng cho con cháu mai sau."

http://www.dslamvien.com/2019/01/gianh-lai-hoang-sa-chi-la-ao-tuong.html


Đặc San Lâm Viên

Má Ơi! Con Vịt Chết Chìm - Hàn Sĩ Nguyên

Không có mô tả ảnh.

Tôi vốn nguời miền Bắc, quê quán ở xứ lụa La Phù, Hoài Đức, Hà Đông, được thấm nhuần những lời ru “Ạ ơi ơi, Ạ ời ời” đầy tình tự quê hương từ thuở nhỏ. Tình cảm đối với điệu ru ấy là trường cửu, là vĩnh viễn, là bất diệt. Thế rồi, cuộc đời đưa đẩy, mười năm lăn lóc ở Vĩnh Long, và Trà Vinh giúp tôi biết đến và yêu mến vô cùng những câu hát “Ầu ơ”. Sau này, dù đi đâu, về đâu, ở đâu thì những câu hát điệu hò ấy vẫn mãi mãi còn nguyên trong ký ức. Đây là vài câu hát tiêu biểu của điệu ru “Ầu ơ” phương Nam ấy:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi
Khó đi, mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời
Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Bước ngang qua nhà má
Tay tui xá
Cẳng tui quỳ
Vì thương con má sá gì thân tui
Chiều chiều ong nữ đi đăng
Cá tôm nhảy hết nhăn răng cười hoài
Má ơi con vịt chết chìm, Con thò tay con vớt, Con cá lìm kìm nó đớp tay con! v.v .....

Nature's Best Photographer of the Year: Art Wolfe

Công dân Mỹ bày tỏ lòng biết ơn với Tổng thống Trump

Là những Việt Nam tị nạn chúng ta cũng phải tỏ lòng biết ơn với TT Trump, vì chưa một tổng thống nào trực diện không chấp nhận xã hội chủ nghĩa, đẹp bỏ Trung Cộng, một quốc gia đang ăn tươi nuốt sống Việt Nam vớ sự nô lệ vô điều kiện của lũ lãnh đạo không có cái đầu csVN ... một bọn đầu trâu mặt ngựa, chửi Mỹ, ghét Mỹ, thù Mỹ... nhưng vẫn thèm dollars Mỹ; gửi thân nhân, con cháu qua sống chui rúc trong cộng đồng người Việt đề dược yên thân,  vì có lũ gà què Việt hải ngoại sẵn sàng bưng bô, cung cấp dịch vụ, làm tay sai... để kiếm sống... coi trọng đồng tiền, sẵn sảng nô lệ, tôi mọi mà không nghĩ đếm hiểm họa quốc gia Việt Nam ...

Không tin, hỏi TT Nguyễn tấn Dũng, TT Nguyễn xuân Phúc, ct quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân, hay ct Trung Cộng Tập cận Bình thì biết rõ... bọn lãnh đạo này có con cháu, thân nhân đang sinh sống tại Mỹ!

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Samira Bauaou / Ä áº¡i Ká»· Nguyên tiếng Anh)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Samira Bauaou)


Cảnh đẹp Page Arizona và sa mạc Phi Châu - pps

Image result for page arizona

https://www.dropbox.com/s/4zavxbtklgcjbgq/Page%2C%20Arizona.pps?dl=0

Image result for sahara africa deserts

https://www.dropbox.com/s/pg2l05o73vm84vh/African%20Desert.pps?dl=0

CHỊ MÈ - Nguyễn đại Thuật

Đầu năm tôi vào học lớp nhất trường tiểu học, gia-đình tôi có thêm một người giúp việc. Lúc bấy giờ gia đình tôi đã có một chị giúp việc lớn tuổi chuyên lo về công việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ quần áo, lo giữ nhà cửa sạch-sẽ.

Cha mẹ tôi có tất cả năm người con, và trong tương lai gần mẹ tôi sẽ có thêm một đứa con nữa. Có lẽ vì vậy mẹ tôi đã thuê thêm chị Mè. Cha mẹ tôi có một cơ-sở làm ăn tương đối lớn, bận rộn công chuyện suốt ngày, mấy anh chị em chúng tôi thiếu người săn sóc, nên chị Mè được giao cho công việc nầy.

Chị Mè còn trẻ lắm, chị khá đep, tóc ngắn ngang vai, kiểu tóc mà thời bấy giờ người ta gọi là tóc thề. Chị gốc người làng Trà-Kiệu, thuộc tỉnh Quảng-nam, cả làng theo đạo Thiên-chúa, nơi người ta nói đã có lần Đức Mẹ hiện ra.

Hàng ngày chị Mè tắm rửa, thay quần áo, lo cho ăn uống và đưa đón anh chị em tôi đi học.

Chị Mè không biết chữ, nhưng chị thuộc kinh Chúa, đêm nào chị cũng đọc kinh trước khi ngũ. Cha mẹ tôi gốc đạo Phật, nhưng tôi chưa có dịp đi chùa lần nào, cũng chưa biết ông Phật là ai, nhưng qua chị Mè, tuổi thơ tôi thấm nhuần rất nhiều về đạo lý của Thiên-chúa do chị kể. Chị đã dạy cho tôi thuộc kinh Kính Mừng, Kinh Lạy cha và tôi đã được nghe chuyện rước mình Thánh chúa, nếu ai nhận mình Thánh chúa không để tụ tan trong miệng, nuốt liền vô bụng thì mình Thánh chúa sẽ biến thành lửa đố cháy ruột để trừng phạt. Chị khuyên tôi làm điều tốt, không nên làm điều ác, làm điều tốt sẽ được lên Thiên-đàng gặp Đức-chúa Trời, làm điều ác sẽbị đọa vào Hỏa-ngục, bị quỷ ăn thịt, bị đốt thành lửa.
 

Nắng Xuân về trên chợ hoa Phước Lộc Thọ

 

Niềm vui đón Xuân giữa phố hoa rực rỡ. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Sáng Thứ Sáu, 18 Tháng Giêng, vừa đúng ngày khai trương chợ hoa Phước Lộc Thọ ngay tại Little Saigon thì trận mưa tầm tã suốt tuần qua cũng vừa dứt.

Lúc 1 giờ trưa, bầu trời còn nặng nề mây xám sũng nước, nhưng các gian hàng vẫn vừa được bày biện xong, và khách du Xuân đã lũ lượt đi chợ sắm đồ mừng năm mới.

Mới hôm qua còn là bãi đậu xe vắng lặng vì cơn mưa lớn, thì hôm nay cả một góc phố đã rạo rực sắc Xuân.

Cô Cindy Thu Thủy Võ, cư dân Garden Grove, than: “Trời ơi, kiếm tới 30 phút mới có chỗ đậu xe, lâu hơn từ nhà em tới đây luôn đó.”


Chiến Lược Mỹ Thay Đổi Như Thế Nào Ở Biển Đông? - Nguyễn Quang Duy

Theo Hồi ký của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người trực tiếp chỉ huy hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974:
“… việc tấn công lực lượng Trung Cộng là hoàn toàn do tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lịnh, không có sự đồng ý của Hoa Kỳ và không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ dù là nhân đạo tối thiểu như vớt người trôi trên biển cả.”
Sau 45 năm chiến lược Á Châu Thái Bình Dương của Mỹ đã hoàn toàn thay đổi.
Tưởng niệm 45 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa là cơ hội tìm hiểu về chiến lược Biển Đông của Mỹ để từ đó rút ra bài học
Vì sao Trung cộng không chiếm được Trường Sa?
Theo Phó Đề Đốc Thoại thiệt hại phía Việt Nam Cộng Hòa đã nặng, nhưng phía Trung cộng vì bị tấn công nên thiệt hại nặng hơn.
Soái hạm Kronstad 274 bị chìm. Đô đốc Phương Quang Kính, tư lịnh phó Hạm Đội Nam Hải và hầu hết bộ tham mưu đều tử trận.
Hộ tống hạm Kronstad 271 và hai Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng.
Cùng lúc đó 17 chiến hạm Trung cộng tiến xuống Biển Đông đã phải dừng lại bảo vệ Hoàng Sa tránh nguy cơ Việt Nam Cộng Hòa phản công chiếm lại.
Nếu không bị tấn công, không bị thiệt hại các chiến hạm Trung cộng có thể đã tiếp tục tấn công Trường Sa và chiếm đóng Biển Đông cho đến ngày nay.
Ngày 25/1/1974, Đô đốc Thomas H. Moorer tường trình với Ngoại Trưởng Henry Kissiger như sau:
Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng này.”

Người vợ mù - Khái Hưng

❇Tình yêu là gì ? Tình người là gì ? Câu chuyện ngắn dưới đây kể về sinh hoạt của một đôi vợ chồng không còn trẻ, thuộc tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Việt Nam vào thời nhà văn Khái Hưng cầm bút; sẽ giúp mọi người tự nhìn thấy bóng mát của tình yêu, hơi ấm của tình người..... man mác trong bóng dáng của "gìn vàng giữ ngọc"......

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và râu

Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ có một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp.


Hồi đó tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn, một bến tầu thủy khá sầm uất trên con sông Tranh. Cách tiêu khiển của tôi là chiều tối ra bờ sông xem tầu tới, tầu đi, giữa một cảnh náo nhiệt với những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú lính tuần cảnh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.

Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.