Thursday 2 October 2014

Tuổi Trẻ Hôm Nay - Thiên Kim

image

Tại sao những cuộc biểu tình sinh viên vắng bóng sau năm 1975 - Kính Hòa, phóng viên RFA

1368241956-305.jpg
Một cuộc biểu tình của giới trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975.
File photo


Sinh viên là những người đại diện cho tương lai đất nước. Trong năm 2014 này người ta chứng kiến thế hệ tương lai đó ở Đài Loan, và bây giờ là Hong Kong cất lên tiếng nói, sự quan tâm của mình đối với các vấn đề chính trị của quốc gia. Những cuộc biểu tình của giới sinh viên như thế đã diễn ra ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Và nay nó hoàn toàn vắng bóng. Tại sao?

Nền dân chủ phôi thai bị bóp nghẹt

Hình ảnh biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ gây xúc động nhiều cho giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Họ đặt ra câu hỏi tại sao cuộc đấu tranh chỉ diễn ra ở Hong Kong mà không phải ở Việt Nam, nơi những vấn đề thực thi dân chủ còn kém hơn nhiều lần? Tại sao sinh viên của nhiều quốc gia thường hay lên tiếng khi có những vấn đề chính trị xã hội bị xấu đi? Trong khi ở Việt Nam thì những vấn đề như vậy xuất hiện ngày càng nhiều và không thấy sinh viên lên tiếng? Và gần gũi nhất là cách đây hơn 40 năm, sinh viên học sinh dưới chế độ Việt Nam cộng hòa rất thường hay biểu tình, từ phản chiến cho đến chống thuế giá trị gia tăng, còn sau năm 1975, sinh viên học sinh không còn hoạt động gì nữa. Tại sao?

PARIS SOLIDARITY WITH HONG KONG


Chiều thứ tư 01-10-2014 sinh viên Hong Kong tại Paris tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ sinh viên và người dân Hong Kong đấu tranh đòi dân chủ cho Hong Kong. Tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản tại Pháp đã có mặt tham dự biểu tình yểm trợ tinh thần sinh viên và người dân Hong Kong đấu tranh hoà bình đòi dân chủ.
Photo : Groupe Truyền Thông Cờ Vàng
Video : TVParis13 thực hiện


Hồn đạo, sự đời - Phạm Thế Định

Mấy câu hát hay nhất là mấy câu mà người ta nghe xong rồi không thể quên, nó tiềm ẩn trong con người, sóng thời gian, chỗ không gian không làm mờ phai được. Chúng hay có lẽ vì trình độ nghệ thuật cao, làm rung động những góc cạnh xâu sa nhất của lòng người, hoặc chúng hay vì đã nói lên đúng nỗi lòng của người nghe, mở cái khóa của một sự thực, một niềm tin.

Tôi yêu mấy câu ca cải lương nghe từ thưở còn chạy tắm mưa ở Sàigòn, vọng ra từ những cái máy phát thanh của một nhà nào đó:

 "Ai nức nở qùy bên chính điện
 Khi chuông chùa vừa vẳng tiếng canh thâu
 Nhưng tín nữ ơi, đi tu làm sao cho thành chánh quả
 Bởi vì làn phấn son còn in trên đôi má dạn phong ớ ơ ơ trần"

Cải lương thiệt tình, nhưng không cải lương thì không thể tới được, nghe mùi quá thể, nghe đã như uống một ly cà phê đá giữa trời nắng Sàigòn.

NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (2)

Kiều Phong

01-10-2014
4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.
Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.
Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

Hãy để Hồng Kông chinh phục lục địa trước khi Trung Hoa muốn chinh phục thế giới

Huỳnh Ngọc Chênh/ Blog Huỳnh Ngọc Chênh
Nếu Tập Cận Bình là người có học thức, có nền tảng giáo dục, có tâm với đất nước, luôn canh cánh chuyện đưa Trung Hoa của ông lên thành một nước văn minh hiện đại sánh ngang với các nước Âu –Mỹ, làm rạng rỡ cho đất nước ông và làm rạng rỡ Châu Á như nước Nhật đã làm thì ông nên trân trọng và tự hào nhìn vào những gì đang diễn ra ở Hồng Kong như là một điểm sáng chói lọi, là vốn liếng quý giá mà cả ngàn đời qua Trung Hoa không thể nào tạo dựng ra được.

Chương Trình Từ Cánh Đồng Mây với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang 27-9-2014


Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây

Hồng Kông có Joshua Wong, Việt Nam cũng có Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy ….

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trong những ngày qua không những Hồng Kông rung động, thật ra cả đế quốc Tàu và đế quốc cộng sản còn tồn tại trên thế giới - Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba - đang lên cơn sốt của căn bệnh đột tử “Honkola”, tương tự cơn dịch Ebola đang hoành hành tại Phi Châu.

Nguồn gây ra trận dịch “Hongkola” tại Hồng Kông và cả đế quốc Tàu là một bạn trẻ, rất trẻ, tuổi đời chỉ mới 17. Đó là Joshua Wong. Một gương mặt khi nhìn là “dễ ghét” muốn véo một cái, chữ “ghét” mà cha mẹ chú bác thường dùng để nựng con em đáng yêu của mình. Không có ai nghĩ rằng với gương mặt “dễ thương” búng ra sữa như vậy mà Joshua lại là một người đang lãnh đạo của một phong trào bất tuân dân sự chống lại một đảng cộng sản Tàu và một nhà nước của một đế quốc cộng sản với dân số hởn một tỷ người mà ngay cả quốc gia hùng mạnh nhất của hành tinh xanh, Mỹ, cũng phải gờm.

Bài học Ukraina cho Việt Nam

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Ukraina và Việt Nam có những điểm tương đồng, đó là cả hai nước đều nằm bên cạnh hai quốc gia khổng lồ có thực lực vượt trội và tham vọng thay đổi nguyên trạng để chiếm thế thượng phong trong tranh chấp khu vực và quốc tế.

Nếu Ukraina nằm bên cạnh liên bang Nga với một Vladimir Putin đầy lòng thù hận Mỹ và Phương Tây cộng với một chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi thì Việt Nam chúng ta lại nằm bên cạnh Trung cộng một chế độ độc tài tàn bạo với chính người dân của mình và một lịch sử xâm lược đã gây ra những cuộc chiến tranh đẫm máu để thôn tính các quốc gia láng giềng nhỏ yếu hơn, và hiện nay chủ nghĩa dân tộc Đại Hán đang được đảng CS Trung Hoa kích động để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”.

Vương quốc Anh có thể kiện Trung Quốc vi phạm cam kết khi trao trả Hồng Kông?

ThuTuongAnhQuoc.jpg 
NGUYỄN HƯỜNG

(GDVN) - Vương quốc Anh có thể là nước đầu tiên sẽ gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh trong vấn đề biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.

Tờ Channel News Asia ngày 1/10 đưa tin cho biết, phản ứng của London đã tăng sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay để trấn áp những người biểu tình ủng hộ "cuộc cách mạng dù" ở Hồng Kông.

Bộ Ngoại giao Anh hôm 29/9 đã lên tiếng kêu gọi một cuộc "thảo luận mang tính xây dựng" giữa những nhà lãnh đạo Bắc Kinh với những người lãnh đạo phong trào biểu tình.

Thủ tướng David Cameron hôm 30/9 cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình biểu tình ở Hồng Kông, trong khi Phó Thủ tướng Nick Clegg tuyên bố ý định triệu tập Đại sứ Trung Quốc ở London để bày tỏ sự "báo động".

Tuy nhiên, các áp lực ngoại giao không thể che giấu một thực tế cơ bản là "không có bất kỳ một quốc gia nào có thể ngăn cản Bắc Kinh nếu họ quyết định trấn áp cuộc biểu tình", Richard Ottoway - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại tại Hạ viện Anh cho biết.

Trước đó, BBC cho rằng dựa trên tuyên bố Trung-Anh khi trao trả Hồng Kông năm 1997, London có thể kiện Trung Quốc không tuân thủ lời hứa trao quyền dân chủ cho nhân dân Hồng Kông và dừng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2017 tại thành phố này.

Tuy nhiên, Rod Wye - một chuyên gia về châu Á tại Việc quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh đã bày tỏ hoài nghi về khả năng Anh có thể gây ảnh hưởng tới Bắc Kinh.

"Họ có thể hỗ trợ nguyện vọng dân chủ hơn của người Hồng Kông, nhưng người Trung Quốc dường như không có bất kỳ ý định nào sẽ chấp nhận điều đó. Họ nói rằng Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không ai có quyền can thiệp. Vì vậy, Anh có thể làm gì?", ông Wye nói.

Tuy nhiên, ngay cả khi cơ hội thành công rất mong mong thì London cũng không muốn từ bỏ áp lực đối với Bắc Kinh.

Athar Hussain, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Trường Kinh tế London (LSE) cho rằng: "Họ (Trung Quốc) không thể sử dụng vũ lực quá mức bởi vì sẽ gây ra những hậu quả cho mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và giới phê bình Đài Loan. Tôi cho rằng việc Anh và các nước Tây Âu thể hiện sự bất bình ít nhất sẽ khiến Bắc Kinh thận trọng hơn và không trấn áp trong tương lai gần".

Theo ông Rod Wye, việc Bắc Kinh sẽ không sử dụng các biện pháp cứng rắn trong thời gian tới là có khả năng bởi hiện nay, phong trào này chưa gây ra mối đe dọa nào trực tiếp tới chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm rằng nếu phong trào lan rộng tới Trung Quốc đại lục thì tình hình sẽ thay đổi.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 3-10-2014


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

BÁC HÊN DỄ SỢ!

Báo Hà Nội Mới  cho biết tòa án nhân dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn  đã quyết định truy tố Kèo Sòn Thúy ra tòa về tội xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những “hành động dâm ô” với những “biểu hiện ngoại hình khiêu dâm  đồi trụy”.

kst2kst1

Đây không phải lần đầu tiên bị cáo có những hành động như thế, mà 2 năm trước  đó, theo bí thư ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc là  Hoàng Chánh Tân, đương sự cũng đã có những việc làm tương tự.  Kèo Sòn Thúy  đã nhiều lần xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và những việc làm đó đã khiến  nhân dân   huyện Cao Lộc hết sức “bức xúc”. Tuy nhiên, vì  cha của đương sự,  Kèo Sòn Minh,  là người có công lớn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nên  huyện  chỉ cảnh cáo và giao đương sự lại cho gia đình giáo dục uốn nắn. Nhưng  Kèo Sòn Thúy vẫn  ngoan cố tiếp tục xúc phạm Hồ chủ tịch nên huyện phải đưa đương sự ra toà.