Sunday 13 April 2014

Giấc mộng Chu Tiểu Xuyên - Ngô Nhân Dụng

Người Trung Hoa đang nuôi một giấc mơ, là vượt lên qua mặt nước Mỹ. Trên đủ mọi mặt. Một điều chắc chắn là trong vài chục năm nữa, hoặc sớm hơn, tổng sản lượng nội địa của Trung Quốc sẽ lớn hơn của Mỹ. Bởi vì 1,300 triệu người làm việc chắc phải sản xuất được nhiều hơn 300 triệu người. Nhưng một giấc mộng lớn của nhiều người Trung Hoa hiện nay là sẽ tới ngày đồng tiền của họ sẽ mạnh hơn đồng đô la Mỹ.

Ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) mới nhắc đến giấc mơ đó trước hội nghị kinh tế Á Châu tại đảo thành phố Bác Ao Hải Nam. Bác Ao Á Châu luận đàm là cuộc họp hàng năm theo mẫu diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sĩ. Tổ chức một cuộc họp riêng cho Châu Á cũng là một cách thể hiện giấc mộng cường quốc của đảng Cộng sản Trung Hoa. Ngày Thứ Năm, 10 Tháng Sáu năm 2014, trên diễn đàn Bác Ao, ông Chu Tiểu Xuyên loan báo một tin mừng cho giới đầu tư người Trung Hoa. Trong vòng sáu tháng nữa, người dân Hồng Kông sẽ được phép mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, và người dân trong lục địa sẽ được mua cổ phiếu trên thị trường Hồng Kông. Các nhà đầu tư có thể sử dụng “đồng Nguyên,” tiền của Trung Quốc mua chứng khoán ở Hồng Kông, hoặc dùng đồng Nguyên mua cổ phiếu ở Thượng Hải. Ông Chu Tiểu Xuyên nói đến một hậu quả quan trọng của cuộc thí nghiệm này là khích lệ người ta sử dụng đồng tiền Trung Quốc bên ngoài lục địa; nói theo các nhà kinh tế, là “quốc tế hóa đồng “Nhân dân tệ.”

Ðây là một giấc mơ của người Trung Hoa trong lục địa, được nhắc tới rất nhiều sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, bắt đầu từ nước Mỹ rồi lan khắp thế giới. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh than phiền rằng vì đồng đô la Mỹ ngự trị thương mại quốc tế cho nên khi kinh tế Mỹ bị cảm cúm là cả thế giới ho hen theo. Cần phải thay đổi, phải giảm bớt sức nặng của Mỹ kim trên thị trường tài chánh quốc tế. Ngay sau đó, Bắc Kinh đã khuyến khích các nước chung quanh dùng đồng Nguyên trong các giao dịc thương mại. Tại sao một công ty Trung Quốc mua quặng mỏ ở Congo lại cứ phải thanh toán bằng đô la Mỹ? Tại sao một công ty Indonesia bán hàng cho khách hàng ở Thượng Hải lại tính hóa đơn bằng đô la và đòi trả bằng tiền Mỹ?

Mặc dù nói như vậy, Bắc Kinh vẫn dành một số tiền trong dự trữ ngoại tệ 3,000 tỷ đô la của họ để mua 1,300 tỷ công trái Mỹ, và một số tương đương mua các trái khoán khác được chính phủ Mỹ bảo đảm. Tức là họ vẫn giữ tiền để dành của mình bằng đồng đô la. Làm như vậy, họ chịu đủ thứ thiệt thòi, vì các trái khoán Mỹ đó trả lãi suất rất thấp so với các cơ hội đầu tư khác trên thế giới. Nhưng họ bị kẹt trong đó khó thoát được. Nếu họ rút bớt, thí dụ 100 tỷ đô la, để mua trái khoán của nước khác, như Nhật Bản chẳng hạn, thì cũng không được. Chính phủ Nhật đầu năm nay đã chính thức đặt câu hỏi Bắc Kinh đang mua thêm công trái Nhật với “ý đồ” gì? Vì Ngân Hàng Trung Ương Nhật thấy ngay Bắc Kinh đã đem đô la đổi lấy đồng Yen, nhiều quá khiến giá đồng Yen lên cao. Người ta nghi Trung Cộng định tấn công cho đồng Yen lên cao để xuất cảng hàng sang Nhật và sang các nước khác dễ hơn!

Không riêng gì Trung Quốc, các nước khác cũng thích giữ ngoại tệ sở hữu bằng đồng đô la. Tổng cộng trên cả thế giới hiện nay, 62% dự trữ ngoại tệ là đồng đô la. Số còn lại được đầu tư vào đồng Euro, đồng Yen của Nhật Bản, đồng Franc Thụy Sĩ, đồng Bảng Anh (pound sterling), nhưng không có ai sẵn tiền lại đi mua đồng Nguyên để dành cả. Giới đầu tư cũng vậy. Ngay cả khi kinh tế Mỹ bị khủng hoảng như từ năm 2008, đồng đô la Mỹ xuống giá, người ta vẫn đi mua đô la để đầu tư vào nước Mỹ, và mua nhiều hơn trước. Khi Quốc Hội Mỹ trì hoãn không cho ông tổng thống được đi vay nợ nhiều hơn, chính phủ Mỹ có lúc không còn ngân sách để chi tiêu, lo không có tiền để trả lãi các món nợ cũ, người nước ngoài vẫn đi mua đô la để đầu tư vào nước Mỹ. Các hợp đồng mua bán giữa công ty các nước cũng được thanh toán với nhau bằng đô la Mỹ. Ðồng đô la đã đóng vai trò đồng tiền của cả thế giới. Mỗi quyết định của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, gọi là Fed, gây ảnh hưởng tới tất cả mọi người, dù suốt đời họ không trông thấy đồng đô la bao giờ. Dân Mỹ được hưởng lợi nhờ vai trò của đồng đô la. Vì chính phủ Mỹ vay tiền dễ dàng hơn, nên người tiêu thụ và các công ty Mỹ cũng phải trả lãi suất thấp hơn khi đi vay. Dân Mỹ cũng mua hàng nhập cảng rẻ hơn, vì không phải đổi ra ngoại tệ. Có người đã tính ra rằng nhờ vai trò quốc tế của đô la, mỗi năm dân Mỹ được hưởng lợi 100 tỷ Mỹ kim, số lợi đó sẽ mất nếu đồng đô la mất địa vị thống ngự.

Nhờ đâu đồng tiền của một nước có thể đóng vai trò quốc tế như vậy? Có nhiều nguyên nhân, mà mỗi nguyên nhân chỉ đóng góp một phần.

Một yếu tố quan trọng là đồng tiền được tự do di chuyển, đi ra đi vào. Không ai bị chính phủ Mỹ cấm mang đồng đô la ra khỏi nước Mỹ, cũng như đem vào đầu tư, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Một yếu tố khác là đồng tiền được đem đổi ra tiền nước ngoài một cách tự do, hối suất hoàn toàn do thị trường quyết định. Nhưng hai yếu tố đó cũng chưa đủ; vì nhiều quốc gia khác cũng theo chính sách này chứ không riêng gì nước Mỹ. Một nền kinh tế lớn cũng dễ khiến cho đồng tiền của họ trở thành đồng tiền quốc tế; nhưng chúng ta không quên Thụy Sĩ là một quốc gia rất nhỏ mà đồng Franc của họ vẫn được người ngoại quốc mua để dành. Một nước thu tiền vào nhiều hơn đem ra ngoài thì đồng tiền của họ cũng mạnh hơn; nhưng chúng ta cũng thấy nước Mỹ thường luôn luôn khiếm hụt trên cán cân chi phó. Một nước có chính sách tiền tệ lành mạnh và ngân sách cân bằng thì đồng tiền cũng mạnh hơn; nhưng ngân sách chính phủ Mỹ thì thiếu hụt thường xuyên. Ðiều kỳ lạ là chính phủ Mỹ càng đi vay thêm nợ thì đồng đô la lại càng đóng vai trò mạnh hơn. Trong thời gian kinh tế Mỹ suy yếu, cả thế giới cũng xuống theo, người ta vẫn đi mua công trái Mỹ, vì tương đối nó là món đầu tư an toàn trong cơn sóng gió. Hơn nữa, đó là thứ giấy nợ dễ đem bán lại trên thị trường nhất, theo lối nói của các nhà kinh tế là nó có tính lưu hoạt cao (liquidity).

Ðồng đô la còn mạnh một phần vì nước Mỹ trao đổi với thế giới bên ngoài nhiều hơn so với các nước khác. Khi nhìn vào số lượng ngoại thương của Trung Quốc, chúng ta thấy con số 3,870 tỷ đô la về hàng hóa lớn hơn con số 3,820 tỷ dân Mỹ mua và bán với nước khác. Nhưng khi cộng thêm những trao đổi về dịch vụ thì con số ngoại thương của Mỹ đã tăng vọt lên thành 4,930 tỷ, vượt xa Trung Quốc. Tất nhiên khi người ta mua bán với Mỹ thì họ chấp nhận dùng đồng đô la làm hóa đơn tính tiền. Nhưng khi các nước khác trao đổi với nhau họ cũng đồng ý dùng đồng đô la để tính tiền cho tiện.

Một yếu tố chính khiến đồng đô la chiếm địa vị bá chủ là nước Mỹ có một thị trường tài chánh phát triển cao hơn tất cả các nền kinh tế khác. Giống như một cái chợ rộng lớn thì nhiều kẻ mua người bán tìm đến hơn. Trong thị trường tài chánh Mỹ người ta bán đủ thứ mặt hàng, tức là các loại chứng khoán khác nhau; mà số lượng mỗi mặt hàng cũng cao hơn. Khi số chứng khoán sử dụng một đồng tiền nhiều hơn thì đồng tiền đó cũng được mọi người ưa chuộng hơn. Vào giữa năm 2013, tổng số các loại chứng khoán dùng đồng đô la Mỹ, sẵn sàng cho các nhà đầu tư quốc tế mua bán với nhau, lên tới 56 ngàn tỷ Mỹ kim. Số chứng khoán tính bằng đồng Euro của Âu Châu cộng lại có giá trị tương đương với 29 ngàn tỷ; bằng đồng Yen Nhật Bản lên tới 17 ngàn tỷ, bằng đồng Bảng Anh là 9 ngàn tỷ. Tỷ số ngoại tệ dự trữ trong các ngân hàng trung ương dùng các đồng tiền trên cũng theo thứ hạng như vậy: đồng đô la được chuộng nhất, cộng với đồng Euro hiện nay chiếm 90% tổng số ngoại tệ dự trữ của thế giới.

Trong khi đó, đồng Nguyên của Trung Quốc chiếm địa vị rất khiêm tốn; ngang ngửa bằng đồng Peso của Philippines. Tổng cộng các chứng khoán tính bằng đồng Nguyên chỉ có giá trị chừng 250 triệu đô la, tức là bằng “một phần ngàn” tổng số chứng khoán trên cả thế giới. Giới đầu tư quốc tế không hăng hái mua cổ phiếu Trung Quốc, vì đi vào thị trường chứng khoán ở đó giống như vào sòng bài, với những rủi ro chính trị không lường trước được. Thị trường trái khoán cũng không phát triển vì các doanh nghiệp nhà nước chỉ đi vay tiền của các ngân hàng quốc doanh để được ưu đãi chứ không phát hành trái phiếu cho công chúng. Tình trạng đó khiến cho đồng nguyên khó trở thành một quyết định tiền quốc tế.

Một lý do quan trọng khiến đồng Nguyên không thể nào trở thành tiền tệ quốc tế, là chế độ độc tài khép kín, thiếu tính chất minh bạch công khai.

Các nhà đầu tư có thể theo dõi tin tức kinh tế, chính trị ở Mỹ hay ở Nhật Bản, nhờ chế độ tự do dân chủ và báo chí, truyền thông rất mạnh. Nhờ thế, ai cũng có thể suy đoán, và đánh cá, về chiều hướng kinh tế các nước này, chính sách tiền tệ của họ sẽ ảnh hưởng thế nào đến đồng tiền. Ngược lại, Trung Cộng là một chế độ bưng bít. Ai biết các ông bà trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng bàn những chuyện gì? Họ không thể nào để cho đồng tiền nước họ được tự do, cũng như họ không thể nào cho dân được tự do bầu cử.

Trong tình trạng đó, chính quyền Trung Cộng có thể vẫn nâng cao địa vị của đồng nguyên trên thế giới bằng cách phát triển thị trường tài chánh theo đúng quy thức của kinh tế thị trường. Nhưng khi cho phép các ngân hàng và xí nghiệp được tự do hơn, dần dần thoát khỏi bàn tay kiểm soát của nhà nước, thì đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ giảm bớt quyền hành được đoán, các cán bộ bị mất nhiều quyền lợi. Ngay cả khi họ sẵn sàng chịu “hy sinh” mà tiến hành cải cách, thì việc phát triển thị trường tài chánh cũng phải mất một thế hệ mới đuổi kịp các nước tiến bộ, từ Nhật Bản tới Âu Châu và Mỹ.

Ông Chu Tiểu Xuyên nên tiếp tục thúc đẩy việc mở cửa thị trường tài chánh cho giới đầu tư quốc tế, như chính phủ Bắc Kinh sắp làm theo lời khuyên của ông. Ông cũng nên thúc họ cho các ngân hàng và xí nghiệp được tự do nhiều hơn; điều này giúp cho tất cả người Trung Hoa. Nhưng giấc mộng đưa đồng Nguyên lên địa vị một đồng tiền quốc tế thì chắc đến đời con ông làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương mới hy vọng.

Thời Thế, Thiện, Ác, và... Con Người - Vương Mộng Long- K20

Một ngày cuối tháng Ba năm 1970 Thượng Sĩ Woodell ghé Cư Xá Trần Quí Cáp- Pleiku đón tôi vào Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ để ghi tên xin khám bệnh. Hôm sau, tôi chính thức nhập viện để được giải phẫu một vết thương.       Đúng lý ra, hôm đó, tôi phải lên đường về trình diện Tổng Y Viện Cộng-Hòa theo quyết định của Bác Sĩ Trung, Giám-Đốc Quân Y Viện Pleiku. Chỉ vì sáu tháng trước đây, vết thương trên vai trái của tôi đã được mổ một lần. Lần đó bác sĩ chỉ lấy ra được hai mảnh đạn nhỏ, còn mảnh đạn lớn vì ở quá sâu lại dính với xương vai, nên tôi được xuất viện về đơn vị, chờ ít lâu, sẽ di chuyển xuống vùng sườn trái, khiến cả một vùng cơ bắp sưng tấy, và đang làm độc. Ban Giám Đốc Quân Y Viện Pleiku đã làm thủ tục chuyển tôi về Tổng Y Viện Cộng-Hòa vì nơi đây có nhiều phương tiện chữa trị hơn. Tôi về đơn vị trình bày việc này cho trung tá liên đoàn trưởng, lúc đó cũng có mặt ông trung tá cố vấn trưởng liên đoàn. Ông trung tá Hoa-Kỳ nêu ý kiến, giới thiệu tôi vào Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ trước, nếu chữa không xong, họ sẽ chuyển tôi ra Hạm Đội 7.
 

Sự thật của chống Mỹ cứu Nước

Le Nguyen (Danlambao) - Cộng sản không có lịch sử thật sự là lịch sử. Cái được gọi là lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam “làm ra, tàng trữ, phát tán” giống như bộ tiểu thuyết huyễn hoặc nhiều hư cấu. Thực chất lịch sự đối với cộng sản đích thực cũng chỉ là những tài liệu ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử nhằm mục đích tuyên truyền bịp bợm dối trá, nhồi nhét tẩy não nhiều thế hệ người Việt Nam và phục vụ mục tiêu chính trị của đảng cộng sản. Hậu quả tuyên truyền cộng sản đã làm cho nhiều thế hệ lớn lên, sống trong môi trường cộng sản cứ tin “dối trá” là thật và vô tư lập lại, bênh vực những luận điểm đổi trắng thay đen do hệ thống tuyên giáo cộng sản cấy vào đầu từ tấm bé. Thế cho nên có một bộ phận không nhỏ lên gân như vong nhập, múa may quay cuồng, phản bác lại những người trải nghiệm cộng sản, nạn nhân cộng sản sống sót sau nhiều đợt tàn sát tập thể lên tiếng tố cáo tội ác, vạch trần tuyên truyền dối trá của cộng sản và gán ghép cho họ là “... phản bội dân tộc, chống phá tổ quốc(?)”

Bán đất, bán biển đảo… còn gì để bọn CS bán nữa?

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong suốt qua trình tồn tại của bầy đàn cộng sản tại Việt Nam, chúng đã lần lượt ký bán rất nhiều thứ cho quan thầy của chúng mà người dân thì không thể nào biết được mãi cho đến khi Internet phổ cập. Ngoài những vụ việc bị vỡ lỡ như Hoàng Sa, Ải Nam Quan một phần đất dọc biên giới Việt Trung, Trường Sa, một phần vịnh Bắc bộ, bauxite Tây Nguyên... chúng còn bán rất nhiều thứ nữa, ngoài những mảnh đất mang tính cụ thể, mà chỉ cần một chút nghĩ suy là nhận ra ngay.

- Bán lòng yêu nước: Với chiêu bài chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ tổ quốc chúng bán lòng yêu nước của nhân dân để xứng đáng là một đội quân tiên phong của cái gọi là “thành trì XHCN” hàng triệu thanh niên ưu tú bị lùa ra mặt trận để bắn giết chính anh em mình đồng bào mình. Và còn làm những tấm bia thịt ở Trường Sa cho bọn Tàu khựa tập bắn.

- Bán dân: có nhiều cách:

1. Cách thứ nhất được gọi bằng cái tên mỹ miều “xuất khẩu lao động” và lao động là một món hàng đúng theo quan điểm duy vật biện chứng.

2. Cách thứ hai là thu mua nông sản với giá bèo bán tốc bán tháo cho Tàu Khựa, để Tàu khựa bán lại giá cao.

3. Cách thứ ba cứ để cho hàng hóa độc hại và chất lượng thấp tràn ngập khắp hang cùng, ngõ hẻm hủy hoại nền kinh tế nước nhà, sức khỏe nhân dân. Kêu gọi đầu tư nước ngoài mà không có những biện pháp bảo vệ người lao động, khi bị phản ứng thì cho Công an trấn áp.

4. Cướp đất của dân để xây dựng những công trình vừa ru ngủ nhân dân vừa tìm kiếm huê hồng

5. Mắt lấp tai ngơ cho các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước tha hồ lũng đoạn.

6. Bắt giữ các người bất đồng chính kiến làm con tin để trao đổi và tìm kiếm một lợi thế nào đó.

- Bán niềm tin: thấy dân chúng trong ngoài nước và cộng đồng quốc tế càng lúc nhận ra bộ mặt “tàn dân hại nước” thì bắt đầu chém gió bằng những trò mèo “khúc ruột ngàn dặm” “Việt Kiều yêu nước” “hòa giải hòa hợp” và hàng sa sa số những lễ hội, Festival ru ngủ dư luận. Xử những vụ án trong điểm theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”

Trong phạm vi một bài viết, không thể chi tiết và kể hết những hành vi này. Chì nói gọn một câu “TẤT CẢ MỌI HÀNH VI CỦA BẦY ĐÀN CỘNG SẢN ĐỀU LÀ HÀNH VI BÁN NƯỚC”.

Ông Đéo Thích Nữa !

Từ bỏ Quốc Tịch Việt Nam cách đây 6, 7 năm (2006) tôi đã TỪ BỎ quốc tịch Việt Nam (dĩ nhiên là Việt Nam cộng sản chứ không phải Việt Nam Cộng Hoà) 

Gởi các bạn một câu chuyện có thật của ông bạn tôi 
 
Nhân chuyện Bác sĩ Nguyễn Qúy Khoáng hiện đang sinh sống tại VN, xin chia xẻ với các bạn một chuyện cũ: 
 
Từ bỏ Quốc Tịch Việt Nam cách đây 6, 7 năm (2006) tôi đã TỪ BỎ quốc tịch Việt Nam (dĩ nhiên là Việt Nam cộng sản chứ không phải Việt Nam Cộng Hoà). Tìm mãi mới biết ĐƠN XIN THÔI QUỐC TỊCH VIÊT NAM ở Vietnam consulate (lúc đó ở San Francisco, Los Angeles, Washington DC nhưng bây giờ muốn có đơn này thì phải vào website của Bộ Nội Vụ).
 
Tôi gọi điện thoại vào VN consulate in San Francisco nhiều lần nhưng không ai trả lời. Lần sau cùng, bực quá nên nhắn vào máy : "Các anh là những thằng vừa hèn vừa vô trách nhiệm" thì mấy tiếng sau, một cô nhân viên hồi đáp: "Xin lỗi vì máy fax cuả chúng tôi bị hỏng từ ... mấy tháng nay !!!"
 
 
Sau đó cô fax mẫu đơn cho tôi Đại khái đơn "Kính gửi Chủ Tịch nước CHXHCNVN" chi tiết không khác gì mấy so với bản tự khai lý lịch ba đời trong trại cải tạo "Họ và tên, bí danh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ, năm ra khỏi VN v...v" Nhưng điều khoản làm mất thì giờ nhất là: LÝ DO XIN THÔI QUỐC TỊCH VN. 
 
Lần thứ nhất:
 
Tôi ghi "Vì không thấy cần thiết nữa". Đơn đã bị bác với lý do: "Câu trả lời không rõ ràng" 
 
Lần thứ hai
 
"Tôi và cả gia đình đều mang quốc tịch Mỹ, nên không muốn mang quốc tịch cuả một nước cộng sản,có thể ảnh hưởng tới tương lai con cháu" Câu trả lời : "Không chấp nhận vì lý do mang tính thách thức". Các bạn cũng nên biết là mỗi lần nộp đơn như vậy, phải trả 40 dollars tiền thị thực chữ ký cho Lãnh Sự Quán và tốn rất nhiều thì giờ thư từ qua lại.
 
Lần thứ ba:
 
Sau khi tốn 120 dollars, và lần này, ở khoản "Lý do xin thôi quốc tịch VN" gửi chủ tịch nước CHXHCNVN, tôi đã ghi rất rõ ràng: "ÔNG ĐÉO THÍCH NỮA" (thành thật xin lỗi nếu làm ... bẩn tai các bạn) Thật may mắn, lý do này lại được "chấp thuận" và chủ tịch nước đã ký tên , đóng dấu đàng hoàng giấy chứng nhận tôi không còn quốc tịch Việt Nam. 
 
Thật đúng tác phong cuả việt cộng, "nhẹ không ưa... chỉ ưa nặng" nên đã biến tôi thành một người lỗ mãng nhất thế giới khi viết thư cho chủ tịch một nước !!!  Năm 2010 tôi về Việt Nam, vừa đưa passport thì anh chàng công an nói ngay: "Này, tuy anh không còn quốc tịch việt nam, nhưng nếu có việc gì, chúng tôi sẽ xử anh như một người Việt nam đấy nhé !"
 
 NHH

CUỘC GIẢI CỨU TÁO BẠO 105 NGƯỜI VIỆT CỦA JOHN RIORDON VÀO CUỐI THÁNG 4 NĂM 1975.


Câu chuyện rất cảm động nói về một người Mỹ vào cuối tháng 4/75 đã di tản ra khỏi Việt Nam rồi, nhưng ông ta đã trở lại để cứu 105 người Việt Nam làm việc tại Ngân Hàng Citibank còn kẹp lại.

Lòng dũng cảm của ông JOHN RIORDON đã làm cho nhiều người khóc. Nhận thấy đây là một Video Clip rất hay, cần phổ biến. THÙY TRANG ĐÃ LÀM XONG PHẦN SUBTITLE TIẾNG VIỆT. Khi xem trên Youtube, bạn nhớ bấm vào chữ CC (CAPTION) để đọc tiếng Việt.

Em ơi đợi anh về - Trần Việt Trình

Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Em ơi em cứ đợi…
Trên đây là mấy câu đầu của bài thơ “Đợi anh về”. Em ơi đợi anh về, giai điệu thật tha thiết, thật thân thương. Bài thơ nguyên tác (tiếng Nga Жди меня) do nhà thơ Konstantin Simonov viết năm 1941,  được Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào khoảng năm 1950 và đã được phổ nhạc.
“Đợi anh về” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn thế chiến thứ hai. Bài thơ được Konstantin Simonov sáng tác khi ông tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường đi chiến đấu.
Konstantin Mikhailovich Simonov sinh năm 1919 tại thành phố Sankt-Peterburg, là một nhà văn, nhà thơ và nhà biên kịch Liên Xô nổi tiếng với những tác phẩm viết về chiến tranh giữ nước. Tác phẩm được biết tới nhiều nhất của Simonov là bài thơ “Đợi anh về”.
Tháng 10 năm 1941, khi phát xít Đức dữ dội tấn công Liên Xô, khi quân Đức đang tiến như vũ bão về thủ đô Moskva và Hồng quân đang lâm vào thế phải chống đỡ rất khó khăn, Konstantin Simonov cho ra đời bài thơ “Đợi anh về”.

Chuyện Nhạt - NGUYÊN THANH


Đã trót tương phùng trong một quán
Dẫu trà ôi “Chuyện
Nhạt” cũng là duyên
(Phan Khắc Khoan)

M gà con vt chắt chiu
My Đời M Gh Thương Yêu Con Chng

Quý độc giả thân mến;

Ca dao ta có câu nói rất thâm thúy: “mẹ gà con vịt chắt chiu – mấy đời mẹ ghẻ nâng niu con chồng”.
Câu ca dao nói trên đã được truyền tụng từ nhiều ngàn năm trước qua hình ảnh... một mẹ gà dẫn một đàn con trên dưới 15 đứa, trong đàn con dại có 2 chú vịt con. Khi đến bờ ao, hai chú vịt con thảnh thơi nhảy xuống ao bơi một cách thật hân hoan thoải mái. Hai chú vịt con dưới nước bơi tới đâu thì gà mẹ hớt hơ hớt hãi chạy theo tới đó, vịt bơi vòng vòng thì mẹ chạy vòng vòng, con bơi ngược chiều thì mẹ chạy ngược chiều, con bơi nhanh mẹ chạy nhanh và ngược lại, vịt con và mẹ gà như hình với bóng... cho đến khi hai chú vịt con bước hẳn lên bờ nhập chung một bầy thì “Mẹ Hiền gà” mới yên tâm “cờ rúc, cờ rúc” hướng dẫn đàn con tiếp tục đi kiếm ăn.

Tại sao trong đàn gà lại có hai chú vịt? Là vì người nuôi gà có nuôi con vịt mẹ đẻ trứng, nhưng trong mười mấy cái trứng, khi lựa chọn, chỉ còn hai trứng tốt, nên để cho gà mẹ ấp luôn. Họ biết gà mái có tình thương vô cùng. Chỉ có “mẹ gà con vịt” chứ chưa bao giờ thấy có “mẹ vịt con gà” bao giờ.

Thưa quý vị;

Trong số báo kỳ trước, tôi có viết trên Chuyện Nhạt về cảm giác lạ trong lòng là không thấy hứng thú để tham gia vào chuyện “thắng hay thua” của các nhân vật đang hăng hái đi tìm chức vị trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Tuy nhiên, khi ngồi vào bàn để bắt đầu viết Chuyện Nhạt cho số báo hôm nay, không biết tại sao 2 câu ca dao nói trên bỗng xuất hiện rồi trở thành đề tài mà tôi cảm thấy cần phải nói cho lương tâm khỏi cắn rứt, sau khi đọc những lời bênh hoặc chống các ứng cử viên trên các diễn đàn điện tử, nhất là 6 chữ... “người Việt bầu cho người Việt”.

Ngô Nhân Dụng - Ðối phó với Trung Cộng

Hình: internet
Sau biến cố Nga chiếm Crimea và đe dọa Ukraine, nhiều người đã chỉ trích chính phủ Mỹ bỏ rơi Châu Âu từ năm 2003 vì các nước ở đó chống chiến tranh Iraq. Hơn mười năm qua Mỹ đã phó mặc số phận của các nước nằm sát biên giới Nga cho các nước Châu Âu lo lấy. Nhưng ai cũng biết Nga là một đế quốc đang xuống, mà các nước châu Âu đủ mạnh để tự vệ. Trong khi đó thì mối đe dọa của nước Trung Hoa cộng sản đang lớn mạnh đối với vùng Á Ðông ngày càng tăng lên, mà các nước trong vùng này thì không đồng lòng trong một chiến lược chung để đối phó với chương trình bành trướng của Trung Cộng.

Chuẩn bị Lễ Phong Thánh cho hai Đức Giáo hoàng 27-4-2014.


ROMA. Chính quyền và các giới chức hữu trách tại thành phố Roma đã đề ra những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị lễ phong hiển thánh cho hai vị Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật 27-4 tới đây.

Hôm 1-4-2014, đô trưởng Roma, bác sĩ Ignazio Marino, cùng các quan chức khác của thành phố, đã mở cuộc họp báo để trình bày kế hoạch và các biện pháp như:

- Cấm xe di chuyển trên Đại lộ Fori Imperiali từ Hý trường Colosseo tới Quảng trường Venezia. Đường này chỉ dành cho người đi bộ mà thôi, từ 7 giờ chiều thứ sáu Tuần Thánh 18-4 đến hết ngày 4-5 tới đây. 3 màn hình khổng lồ sẽ được bố trí tại đây để các tín hữu và du khách để có thể theo dõi buổi đi Đàng Thánh Giá trọng thể ĐTC Phanxicô cử hành tối Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phong Thánh 9 ngày sau đó, 27-4.

Bạn Thật, Bạn Giả - LÊ HỮU

“Bạn giả cũng tựa như bạc giả,
đã không xài được mà để trong túi
có khi mang họa.”


Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời này là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?

VN Tôi Đây! Em bé cởi truồng mò cua bắt ốc

Bọn lãnh đạo đảng (Sang, Trọng, Hùng, Tấn Dũng) sống trên xương máu nhân dân và đồng đảng nghĩ gì khi nhìn thấy em bé nhân dân như thế này ? Và bao hình ảnh các em lội sông nước lũ đến trường vì không có cây cầu bắc ngang ???
Đ M. lũ VC
 Vì lợi ích trăm năm trồng Mả cha cái thằng đẻ ra chế độ cộng sản là đây!!!!


Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.
 
Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.
 
Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.
 
Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.
 
Rớt nước mắt với cảnh em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.
 
Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo… 
Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người