Monday 28 April 2014

Bút Ký Ngày Di Tản - Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Trốn Chạy
       Cụ ở cùng lều với tôi, tại Subic Bay – Phi luật Tân - từ những ngày đầu tháng 5 năm 1975, sau khi tôi rời khỏi Sàigòn bằng đường biển vào trưa ngày 30-4-1975 ngay sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản.
         Không biết cụ tới đây lúc nào, chỉ biết khi tôi đặt chân lên hòn đảo tuyệt đẹp này thì đã thấy cụ ở đây rồi. Tên cụ là Tường  - Lê văn Tường  -  người huyện Phú Thọ, tỉnh Thanh Hoá, Bắc Việt. Dáng người gầy nhưng trông còn khang kiện, năm đó cụ vào khoảng 65, 66 tuổi với những nét nhăn trên trán, trên má và chòm râu bạc trắng như cước.
         Ngày ba bữa cụ rủ tôi đi lấy cơm từ một nhà ăn rộng lớn do Chính Phủ Hoa Kỳ đài thọ, với số người làm bếp đủ để phục vụ mười lăm ngàn đến hai mươi ngàn người trên đảo mà tất cả toàn là người Việt tị nạn,  sau khi đã đào thoát khỏi  Việt Nam trước hoặc sau ngày 30-4-75.  Mỗi buổi chiều, khi lấy đĩa cơm xong, tôi với cụ Tường thường mang ra bờ đá trước nhà ăn, sát chân sóng, vừa ăn vừa nói chuyện, có khi tới tối mịt mới trở về lều. Trong câu chuyện cụ kể cho tôi nghe, có câu chuyện vô cùng thương tâm của chính gia đình cụ mà hôm nay tôi viết lên đây để cống hiến bạn đọc. Và sau đây là lời cụ Tường.
        

SHOW QUỐC HẬN 30/4 TẠI OREGON

Trần Khải Thanh Thủy Ra Mắt Sách tại San Jose


Vào hồi 2PM trưa nay, chủ nhật 4/27/2014 tại Phòng ca nhạc của anh Lê Huy, đường Concourse thuộc thành phố San Jose, bắc Cali, buổi ra mắt sách của tác giả Trần Khải Thanh Thủy - một nhà văn đấu tranh Dân Chủ từ trong nước đã bị Cộng sản tống xuất sang Mỹ trước đây vài năm - với những tác phẩm mời của Chị như "Chết ngoài Kế hoạch", "Khóc với Dân Oan", đã được Cơ sở Thơ Văn Lạc Việt và tuần báo Thằng Mõ đúng ra bảo trợ tổ chức.
Mặc dù địa điểm tổ chức có phần xa lạ với nhiều người, nhưng cũng dã có trên trăm quan khách cùng thân hữu đến tham dự, mua sách và góp quà gửi tặng Dân Oan nơi quê nhà,


Vấn Đề Giáo Dục Tại Việt Nam

Ưu việt của giáo dục miền Nam

Nguyễn Quang Duy
Nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, Úc Châu.

alt
Được BBC phỏng vấn, Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Giáo dục xưa nay là một trong những lĩnh vực chịu sự chi phối của chính trị. Thực ra nền giáo dục nào, ở đâu cũng là vậy thôi. Chính trị vẫn cứ đặt ra những mục tiêu, những đích đến và đòi hỏi mọi nền giáo dục phải phục vụ cho nó.”
Ông Trần Ngọc Vương nhận xét: “Nền giáo dục của miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có những thành tựu rất quan trọng và cần được tổng kết một cách thực sự nghiêm túc.”

Ông Vương cho biết: “Tôi cũng có quen biết những trí thức được trưởng thành trong giai đoạn đó. Một số khá đông trong lứa tuổi của tôi lẫn lớn hơn một chút từ miền Nam cũng là sản phẩm của nền giáo dục của miền Nam cũ, nhiều người trong số họ rất xuất sắc.”

Tin nhanh về: Buổi họp mặt tri ân phế binh QLVNCH tại nhà thờ Kỳ Đồng - Sài Gòn

Trương Minh Đức (Danlambao) - Sáng nay 28/4/2014 tại nhà thờ 38 Kỳ Đồng - Sài Gòn đã diễn ra buổi họp mặt tri ân cho các Thương Phế Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (TPB-QLVNCH). Buổi họp mặt năm nay gồm có 424 người trong danh sách đăng ký, tuy nhiên số lượng người tham gia lại được phát sinh thêm gần 10 người. Trong buổi họp mặt còn có nhiều chức sắc Tôn giáo tai khu vực phía Nam tham dự. Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng có mặt tham dự, tại buổi họp mặt ông đã hát tặng cho các TPB-QLVNCH những bài hát ông đã sáng tác trong tù trong 37 năm trong nhà tù CSVN...

Tưởng nhớ Ngày 30 Tháng Tư qua phát biểu của các nhân sĩ quốc tế Hôm nay là Nhà văn Pháp Pierre Daix

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28.4.2014
Tưởng nhớ Ngày 30 Tháng Tư qua phát biểu của các nhân sĩ quốc tế Hôm nay là Nhà văn Pháp Pierre Daix



Bài 1 : “Người trí thức Hoa Kỳ và Tù ngục Việt Nam” Eugène Ionesco, Kịch tác gia Hàn Lâm viện Pháp :http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2273
Bài 2 : “Tự do của bạn là tự do của chúng tôi”, Nữ thi sĩ Nga Natalya Gorbanevskaya :  http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2275
Bài 3 : “Chúng tôi… Nhũng Kẻ đau xương”, Nhà văn Lỗ Mã Ni Paul Goma :  http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=2276


PARIS, ngày 28.4.2014 (QUÊ MẸ) - Để Tưởng nhớ Ngày đất trời đảo lộn : Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cho đăng lại một số bài viết những năm sau 1975 trên Tạp chí Quê Mẹ, phát hành tại Paris, của các nhà văn, nhà báo, triết gia, nhân sĩ quốc tế như Eugène Ionesco, Paul Goma, Ilios Yannakakis, André Glucksmann, Leonid Plyushch, Vladimir Bukoovsky, Joan Baez, Natalya Gorbanevskaya, Jean-Marie Benoist, Brigitte Friand, Edith Lenart, Denise Dumolin, Pierre Daix, Françoise Giroud, Edward Behr,v.v…

Hôm nay là bài viết của Nhà văn Pháp Pierre Daix có tựa đề “Đập vỡ những hình thái nô lệ mới” đăng trên Tạp chí Quê Mẹ số Quốc Kháng phát hành ngày 30.4.1979.

Thân mời tham dự Buổi nói chuyện của bà Ngọc Minh - VẬN ĐỘNG CHO NHÂN QUYỀN

Ủy ban yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội - Toronto xin thông báo cùng quý đồng hương:

  Nhân dịp đi khắp nơi vận động cho những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù ở Việt Nam, bà Trần Ngọc Minh - mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh - người chịu án năm tù vì giúp công nhân đòi quyền lợi và thành lập công đoàn độc lập sẽ ghé qua Toronto. 

Chúng tôi sẽ tổ chức để bà Trần Ngọc Minh gặp gỡ thân hữu và đồng hương vào thứ Bảy ngày 3 tháng 5, 2014 từ 12 giờ đến 4 giờ chiều tại số 
3585 Keele Street, North York ( Giữa Sheepard Ave & Finch Ave). Chúng tôi trân trọng kính mời quý đồng hương đến tham dự để có thể trực tiếp lắng nghe và tìm hiểu thêm về các áp bức và vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam. 

Mọi chi tiết xin liên lạc: Nguyễn Văn Tấn 
(416) 271-0638 , Nguyễn Ngọc Duy (416) 618-7306 , Lê Hữu Chính (647) 979-4069.

NHỮNG VIÊN ĐẠN ĐÚC BẰNG MÁU TIM - Võ Đại Tôn

(Tưởng niệm Quốc Hận 30.4., Cộng Đồng NVTD khắp nơi trên thế giới biểu tình trước các tòa đại sứ/tổng lãnh sự Việt cộng).

Tòa đại sứ các “Anh”
Dù nguy nga rộng lớn
Nhưng lạnh lùng ghê rợn
Đầy bóng dáng âm hồn.
Vách tường cao vây kín tựa mồ chôn
Lương tâm khóa chặt.
Sau khung cửa sắt
Các “Anh” trốn như đàn dơi
Sợ ánh sáng mặt trời.
Chúng tôi đứng đây, bừng cao tiếng thét
Thay mặt dân oan bị các “Anh” bóp nghẹt
Tiếng nói Con Người.
Lời chúng tôi : - từng viên đạn máu tươi
Không đúc bằng hận thù dĩ vãng
Mà kết tinh từ Tuyên Ngôn trong sáng
Đòi lại Quyền Dân.
Các “Anh” đã bịt tai, sợ Sự Thật phơi trần
Với muôn ngàn tội ác.
Mặt nạ các “Anh” làm đui mù võng mạc
Không thấy nỗi tang thương.
Cùng chung nòi giống, cùng một quê hương
Bao năm rồi, các “Anh” thẳng tay tàn phá.
Cây Tổ Quốc, các “Anh” đốn ngã
Đạp chân lên lịch sử mấy nghìn năm.
Các “Anh” du nhập một tà thuyết xa xăm
Đạo Sống Việt bị Vô Thần phá hủy.
Đảng các “Anh” tuyên truyền thắng Tây, thắng Mỹ
Nhưng giờ đây không thắng nỗi lòng tham.
Thắng chúng tôi, chung giòng máu phương Nam,
Rồi vơ vét đến tận cùng xương tủy.
Bạo lực các “Anh” đắp xây thành lũy
Ngăn Lòng Dân, không một chút thương tâm.
Chúng tôi đại diện hàng triệu kẻ âm thầm
Bao ngõ ngách bùn lầy khổ hạnh.
Mong được sống, bị đòn thù đập đánh
Bị giam cầm khi tố chuyện bất công.
Tội ác các “Anh” làm tanh máu Tiên Rồng
Lưu lại nghìn sau toàn màu đen Dân Tộc.
Chưa kể tội tày trời bán buôn Tổ Quốc
Làm chư hầu, mong đảng trị độc tôn.
Nếu còn chút lương tri, còn sót mảnh linh hồn
Các “Anh” mở mắt nhìn một tấm hình em nhỏ.
Mới 5 tuổi đầu, ai đem thây vứt bỏ
Thân còng queo, loang lổ vết thương khô.
Em bị bán qua tận xứ Biển Hồ
Đất Cao Miên nơi rừng sâu hoang lạnh.
Cho lũ người thỏa cơn thú tánh
Phá trinh em, vùi dập tuổi thơ ngây.
Mười mấy nghìn em trong hang ổ đọa đày
Mẹ Âu Cơ từng đêm ôm mặt khóc.
Còn bao cảnh khoe tấm thân ngà ngọc
Đem rao hàng : - Đây thiếu nữ Việt Nam !.
So đo lời lỗ, bọn du khách Đại Hàn
Chọn mua em như mớ rau ngoài chợ !
Các em lạc loài làm thân con ở
Nơi xứ người, nô lệ, cảnh lầm than.
Còn các “Anh” chễm chệ sống giàu sang
Xây dinh thự, toàn “đại gia” thụ hưởng.
Một chầu rượu cười say ngất ngưởng
Của các “Anh” bằng dân sống một đời.
Ngôn ngữ Việt Nam không còn chữ còn lời
Ngoài tên gọi các “Anh” là : - Tội Ác !.

*
Tòa đại sứ các “Anh” dù tường cao, lính gác,
Như đảng các “Anh” dùng bạo lực ngăn bờ.
Sẽ có một ngày
Từ mẹ già đến trẻ ấu thơ
Cùng Toàn Dân đứng dậy !
Rồi các “Anh” sẽ thấy
Những viên đạn đúc bằng máu tim
Xuyên thủng màn đêm
Phá tan bạo ngược.
Các “Anh” sẽ không bao giờ biết trước
Cuồng phong ập đến bất ngờ.
Như bao bạo chúa trong cung ngọc điện thờ
Cũng tan thành tro bụi.
Trả lại cho Dân từng nhánh sông, khe núi,
Từng bát cơm, từng mái lá yên lành.
Tổ Quốc hồi sinh – không còn bóng các “Anh”,
Không xiềng xích ngục tù, tan bạo lực.
Đàn em thơ tay thơm mùi giấy mực
Tô thắm màu hai chữ Tự Do.
Dân Tộc chúng tôi mừng hạnh phúc, ấm no
Trời Nhân Bản thoát kinh hoàng ác mộng.
Lịch sử sang trang, huy hoàng Lẽ Sống
Ngẩng cao đầu, hãnh diện : VIỆT NAM !

Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
Hải ngoại, Quốc Hận 39.

Bài thơ 4000 - phan ni tấn


 tặng Phạm Ngọc Dung và các bạn của tôi

 

Tôi có nghe lịch sử kể về một con tàu
Con tàu ấy đã ra khơi chở theo 4000 tiếng khóc
Biển mở cửa xẻ thành một vết thương rỉ máu dẫn 4000 băng qua biển động
Hàng trang là nhân sinh với hai bàn tay trắng mắt trắng hơi thở trắng
Mất trắng

Con tàu ấy đã ra khơi
Tiếng máy cũ vẫn còn sức kéo
Kéo 4000 lìa xa đất mẹ
Mẹ đứng trên bờ, bờ như mất cảng
Báo con sông cuối tháng này sóng sẽ động mạnh
Mẹ nhìn đất, đất cày lên nỗi chết
Nói súng đạn không có lương tri
Mẹ nhìn trời, trời mưa nước mắt
Vỗ tay tán thán chiến cuộc đang trên đà hấp hối
Mẹ già như xôi nếp một nhìn con tàu đang thở khói ra khơi

Con tàu ấy đã ra khơi
Không chở nổi một quê hương lửa cháy
Chúng tôi những người lính còn lại và súng đạn còn lại
vẫn còn chiến đấu
Không đợi tôi đánh giặc cho xong
Không đợi tôi chôn hồn vía những thằng lính chết
Không đợi tôi kịp nói lời yêu thương
Con tàu ấy đã ra khơi chở theo em với nỗi buồn lộng gió
Ngày và đêm ở Sài Gòn chỉ còn tiếng phi cơ tiếng xe nhà binh và tiếng nổ
Những hàng cây rủ xuống cùng bụi mù
Người gục xuống thành phân bón
Cuộc chiến theo thù hận lan đi
Chiến tranh theo lửa đạn lan xuống tận cùng đất nước
Đất mất dần
Nước mất dần
Nhà mất dần
Đời mất dần
Máu và nước mắt vẫn đang rơi
Tiếng khóc trên mặt đất vẫn chảy về phía biển
Biển mênh mông xanh như thảm lúa cò bay
Nhưng sâu như một vết thương dài
Đất nước với bàn tay cụt ngón không lật nổi một trang bìa buồn


Rồi năm tháng lạnh lùng trôi đi
Thời gian tuy đã cũ như lườn tàu đã rỉ
Nhưng tiếng con tàu đến nay vẫn còn rì rầm rẽ sóng
Biển vẫn còn giữ lại 4000 tiếng khóc tiếng nước mắt chảy ngược vào lòng
Biển vẫn còn giữ lại một trang bìa buồn
Và giữ lại em
                              để tặng tôi.


Phan Ni Tấn

Hải quân Ấn Độ không nể mặt Tư lệnh Hải quân Trung Quốc


Chiến hạm hộ tống INS Shivalik của Ấn Độ cập bến cảng Thanh Đảo nhân cuộc tập trận chung với Trung Quốc - REUTERS /Stringer
Chiến hạm hộ tống INS Shivalik của Ấn Độ cập bến cảng Thanh Đảo nhân cuộc tập trận chung với Trung Quốc - REUTERS /Stringer

Trọng Nghĩa
Một sự cố vừa xẩy ra liên quan đến người đứng đầu ngành Hải quân Trung Quốc đã nêu bật thái độ nghi kỵ của Hải quân Ấn Độ đối với Bắc Kinh. Theo truyền thông Ấn Độ vào hôm nay, 25/04/2014, sĩ quan chỉ huy một chiến hạm Ấn, ghé cảng Thanh Đảo, đã kiên quyết từ chối yêu cầu bất thường của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, muốn vào quan sát khoang chỉ huy của con tầu nhân một chuyến thăm xã giao.

Theo tường trình nhật báo Ấn Độ The Hindu, hộ tống hạm tàng hình thuộc loại hiện đại INS Shivalik của Ấn Độ đã ghé cảng Thanh Đảo ở miền Đông Trung Quốc từ Chủ nhật 20/04, để chuẩn bị tham gia cuộc tập trận chung đánh dấu 65 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.
Nhân dịp này, hôm thứ Ba 22/04, Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, đồng thời là thành viên của Quân ủy Trung ương đầy thế lực, đã có chuyến ghé thăm hữu nghị chiếc tàu Ấn Độ.
Điều bất ngờ là khi tham quan tàu Ấn Độ, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã yêu cầu được vào xem Trung tâm Thông tin Tác chiến – tức là trung tâm chỉ huy của con tàu. Yêu cầu của lãnh đạo ngành Hải quân Trung Quốc tuy nhiên đã bị sĩ quan chỉ huy hộ tống hạm Shivalik kiên quyết từ chối, viện dẫn quy trình vận hành của tàu, theo đó khoang chỉ huy luôn được tuyệt đối đóng kín khi tàu đậu ở cảng.
Theo báo The Hindu, yêu cầu của phía Trung Quốc đã khiến phía Ấn Độ ngỡ ngàng, vì đây là một sự kiện chưa từng xẩy ra. Thông thường, các quan chức Hải quân khi lên thăm tàu của một nước khác, đều tuân thủ một quy trình bất thành văn chặt chẽ, và tránh việc đòi vào xem những khu vực được cho là nhạy cảm. Việc lãnh đạo Hải quân Trung Quốc lại phá lệ trong bối cảnh một chuyến thăm hữu nghị nhằm xây dựng lòng tin đã đẩy phía Ấn Độ vào trong một tình thế tế nhị.
Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, khi đưa lại tin này vào hôm nay, thì đây không phải là lần đầu tiên mà Hải quân Ấn công khai tỏ thái độ nghi kỵ đối với Trung Quốc.
Tháng Ba vừa qua, Ấn Độ đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc muốn được phép đưa tàu hải quân vào vùng biển Ấn Độ để tìm kiếm các mảnh vụn có thể có của chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích. Theo giới quan sát Ấn Độ, công việc gọi là tìm kiếm của Hải quân Trung Quốc chỉ là những nỗ lực trá hình nhằm thu thập thông tin tình báo quân sự.

PPS 30-4 của Hương Kiều Loan

HKLTHANG ba

Quý vị trưởng Thượng và thân bằng hữu, Biến cố lịch sử đau thương của đất nước Việt, gia đình nào cũng không tránh khỏi những mất mát đau thương. Tôi thực hiện PPS: " Tháng Ba ngày giỗ em " để tưởng nhớ đến một người em (ĐTA) trong gia đình đã tử trận ngày Ban Mê thất thủ. (HKL)

Xin bấm theo LINK sau để xem

PPS Ngày Giỗ Em của Hương Kiều Loan

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/HKL%3DThang%20Ba%2C%20ngay%20gio%20em-PW%20%285%29.pps

PPS Dấu Tích Thương Đau của Hương Kiều Loan

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/HKL-Dau%20Tich%20Thuong%20Dau%20%3DPPS%20HuongKieuLoan%20%20nhiep%20anh%3D%40.pps

PPS Chiều Qua Nghĩa Trang của Hương Kiều Loan

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/HKL-Chieu%20Qua%20Nghia%20Trang-Music%20Minh%20Duy.pps

"Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975" - Muc Sư Hồng Trung

Tham luận của Hồng Trung (ĐVDVN)

30-4-1975 ghi dấu ngày chấm dứt cuộc nội chiến vũ trang, huynh đệ tương tàn của hai miền Nam - Bắc sau hơn 20 năm chia cắt bởi hiệp định Giơ-Ne-Vơ 1954. Nhưng thời điểm này cũng là một trang lịch sử tang thương đau buồn và mất mát chung cho cả dân tộc Việt Nam.
Khi ông Lê Duẩn đã nói: ”Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” thì rõ ràng danh nghĩa phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước chỉ là phụ, mà mục đích chính là để thỏa vọng quốc tế hóa CS thế giới của Liên Sô, Trung Cộng. Hậu quả là dân tộc đã phải trả giá cho cuộc chiến tranh bằng xương máu của hơn 3 triệu sinh linh và sự tàn phá của bom đạn trên đất mẹ.

Như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về ngày 30-4-75: ” là ngày có triệu người vui, triệu kẻ buồn“. Bên Cộng sản Miền Bắc vui vì thắng cuộc, thống lĩnh sự cai trị và được thu lợi những khối tài sản vật chất từ nền văn minh tư bản của chế độ VNCH. Bên Quốc gia ở Miền Nam buồn vì thua cuộc, phải chịu chính sách hà khắc của chế độ mới dưới các mỹ từ "cải tạo, chính sách kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa. .." khiến bao nhiêu người không chịu nổi phải tìm đường vượt biên, liều mình trên biển, bỏ xứ ra đi bằng sự đánh đổi mạng sống với tỷ lệ sinh tồn rất thấp.