Wednesday 17 February 2016

Dân Làm Báo

Đôi mắt Hoàng Trường Sa

Việt nam ơi, Hoàng Trường Sa đôi mắt
Trông xa vời tận biển Thái Bình Dương
Đã vang vọng 4000 năm lịch sử
Giờ chỉ còn vị đắng ở bờ môi

Những baì thơ của một Người miền Bắc Phan Huy. Để biết đâu mới là Thiên Đường ??????

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:

    “Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói 
    Với miền Nam, miền đất mới thân quen 
    Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
    Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”


Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:

    “Tôi đã vào một xứ sở thần tiên 
    Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
    Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
    Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
    Mở mắt to nhìn nửa nước anh em 
    Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền 
    Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
    Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động 
    Đất nước con người dân chủ, tự do 
    Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô 
    Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”



"TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG."

Qúy bạn đọc thân mến,
Hôm nay kỷ niệm ngày Trung cộng tấn công biên giới phía Bắc, xin giới thiệu với các bạn một phim tài liệu của Đức có phần tiếng Việt (tôi đã xem đến lần thứ ba J) và nhận định ngắn về cuộc chiến này.
Thân mến
Nguyễn Quang Duy

TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG 
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG.
Nguyễn Quang Duy

Ngày 17-2-1979 Trung cộng tấn công phía Bắc Việt Nam. Trong trận chiến biên giới phía Bắc dù đã biết rất rõ lực lượng Trung cộng và đã được Trung công tuyên chiến, đảng Cộng sản Việt Nam đã không báo cho bộ đội địa phương cũng như cho sơ tán dân chúng.

Để bảo toàn lực lượng lực lượng chính quy đã rút và đóng ở phía xa nên rất ít đụng độ với quân Trung cộng. Chỉ bộ đội biên phòng, bộ đội địa phương và dân quân là lãnh chịu cuộc tấn công đẫm máu.

Chiến tranh Mỹ và Tàu Cộng trên Biển Đông? - Thu Nguyệt

Theo thiển ý,

Nếu chiến tranh Mỹ và Tàu Cộng xẩy rạ ngay bây giờ, hậu quả khó lường cho nước Tầu. Tuy Mỹ đánh hết sức và gọn, thì sẽ tiêu diệt được Tàu, nhưng thế giới khủng hoảng ngay.... 

Dưới thời TT Obama, chiến tranh lớn là bất khả. TC biết thế nên làm lộng, lấn trên từng mm. Giới quân sự và tình báo Mỹ phải cố gắng dằn mặt đỡ cho ông TT quá nhu nhược và nổ mọc da non không kịp này. Một trong những đòn "cắn quào" là qua thăm CSVN, tiếp tục cài bom nổ quá chậm và lủng củng là TPP. Nếu phe Âu Châu mở rộng buôn bán với Tàu Cộng và Liên Sô thì Mỹ chỉ còn chơi với Ấn Độ, vì Nhật cùng Úc sẽ mau chóng kết hợp với các nước Aseans tự bảo vệ nhau)

(Dám dần dần, TT Obama sẽ đánh thắng Bush con trong mục đưa uy tín Mỹ tệ hại nhất trong lúc nắm chính quyền, nhất là phần đối ngoại?)

Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục thế này, đừng thọc tay chân làm bậy nữa như đám cố vấn tham tiền và nhát của TT Obama khuyên, mà dám khắc chế Tàu Cộng mạnh hơn,  Tàu Cộng và Việt Cộng sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế, môi trường, xã hội hơn là Mỹ và Âu Châu.

Đinh Thế Dũng

Chiến tranh Mỹ và Tàu Cộng trên Biển Đông có xảy ra không? Trả lời: KHÔNG.

Tác giả: Thu Nguyệt

Nếu có thế trả lời câu hỏi "Vì sao cả thế giới cắt đứt quan hệ ngoại giao với đảo quốc Đài Loan dân chủ đa đảng tự do để thiết lập bang giao với Trung Cộng độc tài?"

- Quyền lợi kinh tế đầu từ kinh doanh buôn bán với thị trường lớn của Trung Cộng với 1 tỷ 400 triệu dân (lớn hơn cả thị trường của khối Liên Minh Châu Âu) so với Đài Loan chỉ chưa đến 30 triệu người. Sức mạnh kinh tế tích lũy của Trung Cộng sau khi Mỹ bỏ cấm vận, Mỹ và thế giới bắt tay làm ăn đầu tư với Trung Cộng và sự ràng buột kinh tế qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ - thế giới khiến cho Trung Quốc ngạo mạn là điều đương nhiên.

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa? - Tuấn Khanh

image

Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ – tên của người phụ nữ – đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”.