Tuesday 2 January 2018

Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 cùng những Chứng Liệu Lịch Sử - Vĩnh Liêm

“Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam
và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”  (Thân Trọng Huề)
 
“Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho
nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.” (Vĩnh Liêm)
 
 
Vào đầu tháng 12 năm 2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự Quán TC ở Sàgòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó, tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.
 
Bài viết này nhằm ghi lại một số dữ kiện lịch sử có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa; đồng thời phơi bày mưu đồ chiếm đất của Trung Cộng, cùng dã tâm bán nước của tập đoàn lãnh đạo CSVN.

Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung của Nguyễn Ngọc Huy - VĨNH LIÊM

Thuở tôi còn thơ ấu – khoảng 8, 9 tuổI – Bà Nội tôi thường hay bắt tôi đọc sách cho Bà nghe. Lúc bấy giờ ở quê tôi chỉ có truyện Tàu và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mà thôi. Với trình độ lớp Tư, lớp Ba và tuổi trẻ ham thích vui chơi hơn là đọc sách nên tôi làm công tác đọc truyện một cách rất miễn cưỡng. Nay nghĩ lại, sau 25 năm mang nghiệp cầm bút, tôi mới phát giác ra một điều: Một cách vô tình Bà Nội tôi đã huấn luyện cho tôi sự yêu thích văn chương để rồi sa vào nghiệp viết lách mà chính Bà không hay biết (vì Bà quá vãng năm 1960, thọ 83 tuổi, trước khi tôi khởi sự viết đến 4 năm).
 
Vào thập niên 50, sách báo nói riêng và ánh sáng văn minh đô thị nói chung chưa xâm nhập tới thôn quê nên Nội tôi chỉ có Tam Tự Kinh, các truyện cổ tích, truyện Tàu và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những món ăn tinh thần duy nhất mà thôi. Bà Nội tôi không biết chữ Quốc Ngữ, mà chỉ biết duy nhất chữ Nho nên phải nhờ tôi đọc giùm để bà thưởng thức. Tôi là đứa cháu Ðích Tôn duy nhất lúc bấy giờ (vì hai anh của tôi đã qua đời trước đó) nên Bà phải tận dụng sức lực và thì giờ rỗi rãi của đứa cháu cưng.