Saturday 18 January 2014

DÂN CHỦ CA và những dòng nhạc CHO QUÊ HƯƠNG

♫ ♫ ♫ ♫ ♫ ♫♫ ♫
Nhóm Sưu Tầm Nhạc Đấu Tranh

Kính mời quý vị vào các ‘’links’’ sau đây để nghe

DÂN CHỦ CA
và những dòng nhạc CHO QUÊ HƯƠNG


Mai Chị Về
DanChuCa phổ từ bài thơ Cây Úa Chờ Xuân của tác giả Ý Nga.


Anh Có Thấy?
Kính
DanChuCa.org


Anh Và Niềm Hy Vọng
Danchuca phổ từ bài thơ Vẫn Còn Hy Vọng của tác giả Tôn Thất Phú Sĩ.



Bài Ca Tiếp Lửa
Danchuca phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Ngô Minh Hằng.



Bài Cho Hải Đảo Hờn Căm
Danchuca phổ từ bài thơ của tác giả Phạm Lê Phan.



Bàn Tay Em, Bàn Tay Anh
Danchuca phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thị Thanh Dương.


DânChủCa đã cảm tác sau khi đọc các bài viết về Trung Tá Nguyễn Văn Lộc.
Bảo Bình - Tạ Tình Em


Cái Răng Cái Môi

Cầm Bằng Như Không



Chỉ Thấy Mưa Bay
DDe^? nho*’ dde^’n nhu*~ng em be’ Vie^.t Nam ke’m may ma(‘n trong ca’c co*n ba~o cuo^.c ddo*`i.

Hình xưa Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa HQ VNCH

 Anh-Hùng Tử-Sĩ đã hy sinh Hoàng-Sa trong khi bảo vệ Tổ Quốc, chống trả lại sự xâm lăng của ngoại bang xâm lược, cần thiết phải được vinh danh. Hình ảnh chân dung của họ là những di vật quý hoá muôn đời sau.


_____________________________

Ồn ào quanh chiếc tầu ngầm Kilo

Theo tin từ báo chí trong nước, vào ngày cuối cùng của năm 2013 chiếc tầu ngầm Kilo mang tên Hà Nội do Việt Nam đặt mua của Nga đã được chở tới cảng Cam Ranh. Tầu không được hạ thủy theo phương pháp thông thường mà do tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea chở tới Việt Nam.
Vẫn theo báo trong nước, tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3 (thuộc loại tiên tiến nhất thế giới), có lượng giãn nước 3.100 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ (37km/h), lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người, chiều dài 74m, chiều rộng 10m.
Tàu ngầm có thể bơi tự động đến 45 ngày đêm. Trong bộ trang bị của tàu ngầm có các tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu Klub-S có khả năng diệt tàu sân bay.

Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI: 40 năm hải chiến Hoàng Sa..


Phần phỏng vấn đặc biệt của Cô Nam Anh, đài phát thanh VNR HD Radio/VNDC Radio (Falls Church, VA), với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải...

Đoàn Kim Chung thành lập ngoài Bắc, an cư lạc nghiệp trong Nam

kim-chung-bau-long-305.jpg
Nghệ sĩ Kim Chung và ông Bầu Long
Photo courtesy of cailuongvietnam.com

Trước 1954 đoàn Kim Chung thành lập ở ngoài Bắc, cũng là một đoàn hát có bề thế, nổi tiếng, chủ nhân là ông Trần Viết Long, một công tử con nhà giàu ở Hà Nội. Ông Long từng đi du học bên Pháp, bên Đức nhưng khi về nước đã không làm cho cơ quan nào, mà đi... làm cải lương. Do bởi ông phải lòng cô đào tài sắc Kim Chung, rồi đứng ra thành lập đoàn Kim Chung - tiếng chuông vàng Bắc Việt vào năm 1950. Kế đó cùng với ông Phạm Thọ Minh, lập đoàn Kim Chung - tiếng chuông vàng Hải Cảng (Hải Phòng).

Khán giả đông chật rạp

Nam Cali: Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Cộng 1-17-2014


MÙA HOA ANH ĐÀO - Sáng tác: Thanh Sơn. Tiếng hát: Tâm Đoan. PPS: NNS & SM.

MÙA XUÂN TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN - Sáng tác & Trình bày: Từ Công Phụng. PPS: NAM SƠN & TUYẾT HOA.

THƠ Ý NGA: AI ĐÓI, AI NO?

Thơ bừng bừng từng điệp khúc Thương Ca
Chuyện không lạ*: chuyện san hà nguy biến!




XUÂN RỈ MÁU

Đưa thuốc độc cho đồng bào tôi uống,
Đảng đóng tuồng rằng thảo dược hồi sinh!
Rồi trá hình chuyện bất chính đáng khinh
Chúng lừa phỉnh toàn lộ trình hèn hạ!
 
Ngừa hiểm họa, dân Phi* lòng sắt đá
Chẳng lơ là, tránh hiểm họa tối đa
Khôn ngoan tìm Âu, Á giữ sơn hà
Trứng chọi đá, trước ác tà: quyết chống!
 
“Ông” Việt Cộng trơ mắt ra như phỗng
Xúm ngồi đồng, ong óng miệng kể công.
Cờ “đại đồng” lồng lộng hướng biển Đông!
Trong gió lộng: “đỏ, hồng” tanh biển máu!
 
Xuân rỉ máu! Xin hãy mau chiến đấu!
Anh hùng đâu? Xin gương mẫu đi đầu!
Xóa thảm sầu, lật cường bạo, cùng nhau
Giúp con cháu thay niềm đau huyết sử!
 
Cờ Trưng Nữ thấm ưu tư nhi nữ
Trước túi tham sâu hoắm luôn ngấm ngầm!
Há vô tư, nam tử người nước Nam
Trước ác hiểm khát thèm từ rợ Hán?
 
Ý Nga, 10-1-2013.
               
*Phi Luật Tân = Philippine

Cô du kích - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - ...Tuy được an táng năm 2013 nhưng tôi e rằng cô du kích của chúng ta đã chết hồi năm 1977, vào lúc những kẻ khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định khai tử nó. Còn với quần chúng thì cô chết sớm hơn nữa - từ tháng 9 năm 1975 - ngay sau khi mà “chính quyền cách mạng” đã hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày, qua phương thức đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Nam. Phu quân của cô du kích Phạm Thị Triều, nhà thơ Giang Nam, tuy chưa chôn nhưng e cũng đã chết lâu rồi. Ông “tự vận” vào hôm 25 tháng 4 năm 1976, sau khi “đắc cử” và trở thành một ông nghị (gật) trong Quốc Hội Việt Nam, khóa IV...

*
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người...


Tôi chưa bao giờ may mắn được diện kiến một cô du kích, nhìn từ xa xa cũng không luôn, có chăng là chỉ thấy loáng thoáng qua sách báo hay phim ảnh. Sài Gòn Tiếp Thị Online, số ra ngày 21 tháng 12 năm 2011, có tấm hình một cô “đứng trên tòa sen” (trông) rất... ngộ:

Cả gia đình bị CA khủng bố vì mặc áo tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa

CTV Danlambao - Lúc 23 giờ khuya ngày 18/1/2014, chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như đã bị một toán công an sắc phục đủ loại kéo đến sách nhiễu, khám xét nhà riêng tại địa chỉ 23/15 Đồng Xoài, quận Tân Bình.

Chị Đinh Thị Nguyễn Thảo Quỳnh Như sinh năm 1979, được biết đến với tên gọi khác là Thạch Thảo, là chị ruột của Đinh Nhật Uy và Đinh Nguyên Kha. Tại thời điểm công an đến khám xét, trong nhà chỉ có hai mẹ con gồm có chị và cô con gái 12 tuổi.

Trước đó, vào tối cùng ngày, chị Thạch Thảo có đi sinh hoạt cùng CLB bóng đá No-U Sài Gòn và tham gia các buổi tưởng niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. 

Kỷ Niệm Hải Chiến Hoàng Sa - Trầm Vân

UBND huyện Hoàng Sa hủy bỏ Chương trình Tri ân 74 tử sỹ Việt Nam Cộng Hòa vì 'lệnh trên'?

Mặc dù công tác chuẩn bị đã hoàn tất 99%, nhưng buổi lễ thắp nến tri ân 74 tử sỹ Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào giờ chót do có 'lệnh trên'.

Danlambao - Chương trình ca nhạc và buổi lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa đứng ra tổ chức đã đột ngột bị hủy bỏ vào phút chót. Trong bức thư cáo lỗi được đăng trên website của UBND huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện cho biết nguyên nhân hủy chương trình là “do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo” nên chương trình “không thể diễn ra theo kế hoạch”

19-1 Ngày Hoàng Sa: Tiếp nối những trang sử Việt chống Tàu đỏ xâm lược - Mường Giang


Theo sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.
Theo sử liệu cũng như nhân chứng xác nhận, ngay từ thời các vị chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài biển Đông đã là đất của Đại Việt.

VOA: Hỏi đáp Y học: Chứng tiểu đêm ở người già - Bác sĩ Hồ Văn Hiền

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Trong chương trình hôm nay, bác sĩ Hiền giải đáp thắc mắc của thính giả Phạm Hạnh, hiện cư ngụ tại bang Maryland, Hoa Kỳ, về chứng đi tiểu đêm ở người già.

Kỷ Niệm Với Anh Đặng Vũ Biền (1927-2013) - Đoàn Thanh Liêm

Vào mùa Hè năm 1952, tôi từ miền quê Nam Định ra Hanoi để chuẩn bị theo học lớp Đệ Nhị tại Trung học Chu Văn An. Cùng với một số bạn như Đỗ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Phan, tôi đến theo học lớp Hè do sinh viên Đại học Hanoi tổ chức tại mấy giảng đường thuộc Viện Đại học. Trong dịp này, tôi được các bạn chỉ cho thấy trong thành phần giảng viên có anh Đặng Vũ Biền là người làng Hành Thiện gần với làng Cát Xuyên quê tôi. Vì thế mà tôi chú ý theo dõi anh Biền đặc biệt hơn mấy sinh viên đàn anh khác. Một vài lần, anh Biền đến giảng về môn Tóan cho chúng tôi, anh đeo kính cận mà người coi bộ gầy ốm hơn so với các sinh viên khác. Nhưng dáng đi của anh thật nhanh nhẹn tháo vát và nghe đâu anh Biền còn lo phụ giúp cho cả Quán Cơm Sinh Viên tại đường Hàng Cân nữa – quán cơm này chuyên cung cấp suất cơm giá rẻ cho các học sinh, sinh viên thuộc gia đình nghèo túng.

Anh Nguyễn Xuân Quế hồi đó cùng ở trọ chung nhà, thì lại cũng là người Hành Thiện nữa. Quế cho tôi biết anh Biền là con của cụ Đặng Vũ Niết, người làng thường gọi là cụ Bố Niết, anh Biền được tiếng là người học rất giỏi, “thi đâu đậu đó”. Tuy vậy, chỉ từ năm 1954, thì tôi mới có dịp gặp gỡ quen thân với anh Biền vì cùng sinh họat chung với nhau trong Đoàn Sinh viên Đại học Hanoi Di cư vào miền Nam. Anh Biền vừa thi tốt nghiệp văn bằng Dược sĩ ở Hanoi, nhưng còn đang chuẩn bị thi nốt chứng chỉ Vật lý Đại cương để được cấp phát văn bằng Cử nhân Giáo khoa về bộ môn Khoa học (Licence d'Enseignement ès Sciences) vào cuối năm 1954 tại Đại học Khoa học Saigon.

Hồi cuối năm đó, sinh viên di cư chúng tôi phải rời khỏi khu nội trú của trường Nữ Trung học Gia Long để chuyển đến ở trong các căn lều cắm trên nền đất của khu Khám Lớn Saigon xưa, sát cạnh Tòa án. Tôi ở chung lều với 7 anh bạn nữa, trong đó có anh Nguyễn Xuân Nghiên học Khoa học, anh Bùi Đình Nam học Dược. Cả hai anh Nghiên và Nam đều cho tôi biết anh Biền là một sinh viên xuất sắc – vừa học rất giỏi mà cũng lại tham gia họat động xã hội thật hăng say tích cực.

Vào đầu năm 1955, thì anh Biền đứng ra mở Pharmacie tại góc đường Nancy và Gallíeni – đồng thời anh cũng dậy môn Vật lý cho lớp Đệ Nhất tại trường Chu Văn An lúc đó còn phải nhờ nơi cơ sở của trường Petrus Ký – cơ sở này cũng gần nhà thuốc nên anh có thể đi bộ đến trường cũng được. Vào các buổi trưa hay chiều, tôi hay đến gặp anh Biền ở đây – để mà tha hồ chuyện trò tâm sự.

Có lần, tôi hỏi về kinh nghiệm học tập của anh tại Đại học, thì anh Biền cho biết là năm nào anh cũng theo học ở cả hai Đại học Dược khoa và Khoa học. Vì Dược khoa là chính yếu, nên anh đi thi tại đây ngay kỳ đầu vào khóa tháng 6 và đi thi tại Đại học Khoa học vào kỳ hai hồi cuối năm. Như vậy là từ năm 1949 đến cuối năm 1954, anh đã hòan tất chương trình 5 năm tại trường Dược và cũng đậu cả 5 chứng chỉ tại Đại học khoa học gồm các môn : Tóan Đại cương, Cơ học Thuần lý, Vi Tích phân, Hóa học Đại cương và Vật lý Đại cương (Mathématiques Générales, Mécanique Rationelle, Calcul Différentiel & Intégral, Chimie Générale, Physique Générale). Có lẽ anh Biền là người duy nhất trong thế hệ sinh viên Đại học Hanoi thời đó mà lại có thành tích học tập xuất sắc như vậy.

Anh kể lại cho tôi chuyện này khiến tôi cứ nhớ hòai. Đó là vào giữa năm 1953, anh phải vào theo học khóa sĩ quan trừ bị ở Thủ Đức. Nhưng vì sức khỏe yếu kém, anh được cho xuất ngũ sau vài tháng ở Thủ Đức. Mà lúc đó lại sắp đến kỳ hai để thi chứng chỉ Vi Tích phân tại Đại học ở Saigon, nên anh phải ở lại đây luôn để tham dự kỳ thi. Anh Biền cho biết là ông giáo sư người Pháp dậy môn này, thì chỉ giảng dậy ở Saigon, chứ không ra dậy ở Hanoi như các giáo sư khác. Và kỳ thi giữa năm đó, thì trong số 6 - 7 thí sinh học môn này ở Saigon, không có một ai được chấm đậu cả. Bây giờ đến kỳ thi thứ hai vào cuối năm, thì lại có thêm anh Biền mới từ Hanoi vào để cùng thi với mấy anh bạn ở Saigon mà đã thi rớt trong kỳ 1 trước đó rồi. Và kết quả trong kỳ thi này, thì chỉ có duy nhất một người có đủ số điểm để được chấm đậu – và người đó lại là anh Đặng Vũ Biền một thí sinh lạ hoắc vì chưa từng đến lớp học với ông thày mà hiện cũng làm giám khảo. Còn người kế tiếp, thì được nâng thêm điểm lên để cũng được chấm đậu cùng với anh Biền. Đây là trường hợp thường được gọi là “đậu vớt” (repêché).

Mấy năm sau đó, thì anh Biền đi du học ở Pháp để thi lấy bằng Tiến sĩ Khoa học. Và đến năm 1966 – 67, thì anh về nước và làm giáo sư tại Đại học Dược khoa Saigon. Cũng giống như trường hợp anh Tô Đồng là một sinh viên khá xuất sắc, được học bổng qua Pháp và sau khi đậu bằng Tiến sĩ thì về nước dậy học tại trường Dược.

Hồi anh Biền giữ chức vụ Đổng Lý Văn Phòng cho Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Văn Thơ, thì tôi có đến thăm anh tại văn phòng nơi đường Lê Thánh Tôn gần với đường Tự Do. Sau nhiều năm xa cách, mà tôi nhận thấy anh Biền vẫn còn giữ được mối thân tình vồn vã như xưa, lúc còn là một sinh viên mới di cư từ Hanoi vào Saigon hồi năm 1954 – 55.

Năm 2012, nhân chuyến thăm viếng bà con bạn hữu tại Âu châu, tôi có dịp nói chuyện điện thọai với anh Biền. Qua bao nhiêu năm xa cách, chúng tôi thật có nhiều điều muốn nói với nhau, nhưng vì thời gian eo hẹp, tôi không thể sắp xếp chương trình để tới nhà thăm anh được. Tôi hẹn với anh là qua năm 2013 tôi sẽ trở lại Paris và sẽ có nhiều thời giờ hơn để mà hàn huyên tâm sự với anh. Nhân tiện tôi cũng nhờ anh Biền cho địa chỉ của chị Thảo là bà xã của anh Nguyễn Xuân Nghiên cũng là người Hành Thiện mà đã mất vì tai nạn xe hơi ở Saigon vào năm 1977.

Vào cuối tháng 3 năm 2013, trong Đại Hội của Cựu Nữ sinh Trưng Vương tại Washington DC, tôi gặp cô Mai Phương từ California tới, cô Mai Phương báo ngay tin không vui là : “ông Biền vừa bị coma bất tỉnh ở Paris, không biết rồi có qua khỏi được tai biến này chăng?...” Cả hai chúng tôi thật lo lắng không yên trước cái hung tín này. Mai Phương còn kể cho tôi biết tên của cô là do ông Biền đặt cho cô lúc mới sinh nữa.

Và rồi cuối cùng, anh Biền đả ra đi theo đúng cái quy luật “Sinh Lão Bệnh Tử “ của con người trên cõi dương thế này. Kể ra ở vào tuổi 86, anh Biền cũng đã sống thọ tương đối rồi. Nhưng đối với những người từng ngưỡng mộ cái tài năng, sự uyên bác trong lãnh vực khoa học và chí khí hăng say phục vụ xã hội từ bao lâu nay của anh, thì chúng tôi không sao kềm nén được nỗi niềm bùi ngùi thương tiếc đối với một bậc đàn anh vốn nêu một tấm gương thật tốt đẹp tươi sáng cho thế hệ chúng tôi noi theo.

Năm 2014 này, tính ra thì đã là năm thứ 60 kể từ ngày cả một triệu đồng bào từ miền Bắc di cư vào miền Nam (1954 – 2014) – trong sô này có đến 6 - 700 người là sinh viên từ Đại học Hanoi di chuyển vào Saigon như anh Đặng Vũ Biền. Sau 60 năm, bao nhiêu người trong số sinh viên di cư này đã ra đi về bên kia thế giới. Nhưng sự đóng góp của các anh chị em này cho sự phát triển văn hóa kinh tế xã hội của đất nước thì thật là đáng kể. Mà chỉ riêng trong ngành Dược khoa, thì các giáo sư Đặng Vũ Biền, Tô Đồng có thể được coi là những tiêu biểu sáng giá nhất vậy. Nay thì cả hai anh đã từ giã cõi tạm nơi dương thế này, nhưng cái kỷ niệm tươi đẹp về những chuyên gia trí thức như các anh sẽ vẫn còn lại mãi mãi nơi tâm khảm của thân nhân trong gia tộc, của những bạn hữu cùng thế hệ, cũng như của các môn sinh yêu quý của các anh nữa vậy.

Xin ghi lời vĩnh biệt Anh Đặng Vũ Biền là người tôi luôn yêu quý ngưỡng mộ.

Và xin cầu chúc Anh luôn an nhiên thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.

Costa Mesa California, Tháng Giêng 2014

Đoàn Thanh Liêm