Friday 9 August 2013

Đêm văn nghệ “Cám Ơn Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

VĂN NGHỆ
 

Đêm văn nghệ  
“Cám Ơn Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
Hoàng Hà 

 

Những phản ứng thông minh và dũng cảm của blogger Việt

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-08

Khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt ngay, lập tức chính quyền vận dụng luật 258 để tống giam hai người mà không đưa ra chi tiết sai phạm của họ cụ thể như thế nào. Họ là những nhà báo giỏi nhưng khi Internet tiến vào Việt Nam cả hai đều bỏ làm báo và viết blog, một hình thức thoát ly sự kềm kẹp của nền báo chí chính thống để viết những gì mà họ nghĩ là đáng viết.

HOÀI NGÔ

Hoài Ngô ? Vâng, nếu có hoài Ngô
Tiếc thương nhà Việt cơ đồ, đã sao ???
Vì xưa, đất nước, đồng bào
Đã cùng thế giới tự hào vươn lên
Quốc Gia chính nghĩa dựng nền
Công bình, dân chủ, nhân quyền, tự do
Dân thì hạnh phúc, ấm no
Nước thì xây dựng nhỏ to công trình
Nâng cao dân trí, dân sinh 
Vui tươi thành phố, thanh bình làng thôn
Giặc Hồ vuốt sói nanh chồn
Hàng rào chiến lược, uất hờn, thua cơ
*
Hoài Ngô ?  Đúng. Phải hoài Ngô
Khi mà tổ quốc bên bờ diệt vong
Vì Hồ gây cảnh khốn cùng
Đau thương nhục tủi, cùm gông, ngục tù
Dân nghèo thiếu cả khoai ngô
Đảng giàu thừa mứa từng bồ đô la
Dân nghèo không cửa không nhà
Đảng giàu vàng nạm chói loà tư dinh
Cướp dân, đảng cướp tận tình
Đã gần thế kỷ điêu linh vì Hồ
Trẻ thì đảng cướp tuổi thơ
Già thì đảng cướp nơi nhờ tấm thân
Những người con gái đang xuân
Nước ngoài rao bán, đảng khuân tiền về
Thanh niên chẳng được xây quê
Mà ra "nước bạn" làm nghề lao nô !
Quê, đầy lũ cháu bác Hồ
Rừng xanh, cầm luật côn đồ xử dân ...
Người dân oan khổ vô ngần
Sống trong guồng máy bất nhân của Hồ
*
Hoài Ngô, nếu có hoài Ngô
Để cùng diệt lũ giặc Hồ, nên chăng ??
Cớ chi mà lại bất bằng
Và sao nguyền rủa người rằng "hoài Ngô ?"
Ai thương dân, xót cơ đồ
Thì không căm hận nhà Ngô bao giờ
Trừ bày yêu nước thời cơ
Hoặc là chính bọn "Hoài Hồ" mà thôi
Công tâm, ai hiểu tình đời
Cũng đều thương xót kiếp người trần gian !


Ngô Minh Hằng

Hỏi hay Ngã

Hi hay Ngã

Tác giả: Bích Vân



Những ai trong chúng ta hiện đang đi trên đại lộ me mé bên cạnh hoàng hôn của cuộc đời, tức là gần cuối con đường số 5, nghĩa là đã sống hơn ½ cái kiếp người, chắc thế nào cũng còn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên khăn gói lều chõng lên đường ứng thí kỳ thi mở màn cho sự nghiệp đèn sách của mình. Tôi muốn nhắc đến kỳ thi Tiểu Học, kỳ thi mà chúng ta thường gọi là “Ri-Me” (để tỏ ra là chúng ta cũng biết nói tiếng Tây, tuy chỉ là thứ tiếng Tây thuộc loại : 

Tiếng Tây tôi để trong mo, 
đến khi Tây hỏi, tôi mò không ra