Monday 5 March 2018

Thơ

1.
Giấc mơ Mỹ vào...

Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
Ngụy đi Mỹ lại trở vào thênh thang
Với dân... đảng vẫn dã man
Với Tầu đảng lại lạy hàng xụi lơ.

Với Mỹ thì lại bây giờ
Sao vàng... chào đón, giương cờ máu xương
Trò chơi súng đạn như dường
Mạng dân đảng vẫn lót đường Mác Lê.

Mỹ vào dân thích, dân mê
Còn riêng tù ngục... đảng thề bũa giăng
Đêm đêm thì cũng vầng trăng
Xót thương dân Việt tóc tang cõi người!

Hải Triều


2.
Nhục mất nước!

Nước đang mất! Việt Nam đang mất
Giặc  Bắc phương  gặm đất từng phân
Biên cương  biển đảo mòn dần
Đảng Hồ trơ mắt không cần bận tâm!

Người yêu nước hận căm lên tiếng
Bọn đảng Hồ kiền ngục, tù gông
Tà gian, hung ác chất chồng
Bao nhiêu nước mắt, bao vòng nghiệt oan!

Người xót nước, người còn yêu nưóc
Còn bao người ngó trước nhìn sau
Bao người còn ngấm nỗi đau
Ngày mai nước Việt thành Tầu nhục không?

Lê Khắc Anh Hào

Hà Thanh - Vỹ Dạ Đò Trăng - Canh Thân - hát trước 65 - LiênNhư

Lịch sử 33 năm cuối cùng của - VƯƠNG QUỐC CHAMPA

Vương quốc Champa : Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835) là công trình nghiên cứu của Pgs. Ts. Po Dharma được xuất bản tại Paris vào năm 1987 bởi Viện Viễn Đông Pháp, với nhan đề : Le Panduranga (Campa). Ses rapports avec le Vietnam (1802-1835). Đây là tác phẩm lịch sử Champa cận đại đầu tiên viết về tình hình chính trị, quân sự và mối quan hệ với triều đình Huế kể từ ngày vua Gia Long lên ngôi vào năm 1802 cho đến khi vua Minh Mệnh xóa bỏ Champa trên bản đồ vào năm 1832, kéo theo sự ra đời phong trào kháng chiến của Katip Sumat (1833-1834) và sự vùng dậy vũ trang của Katip Ja Thak Wa (1834-1835) nhằm chống lại cuộc xâm lăng của triều đình Huế và phục hưng lại vương quốc Champa độc lập có chủ quyền.
Lịch sử 33 năm cuối cùng của Champa là tổng thể của những biến cố tang thương nhất và đẫm máu nhất chưa từng xảy ra trong quá trình hình thành vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II, một quốc gia hùng mạnh dưới thời cổ đại, nhưng không còn nghị lực và sức lực chống lại chính sách tàn bạo của vua Minh Mệnh (1820-1841) nhằm trừng phạt vô cùng dã man dân tộc Champa về tội theo Lê Văn Duyệt  và hành động chống lại uy quyền của triều đình Huế. Đây cũng là giai đoạn đen tối nhất của một dân tộc Champa có nền văn tự và văn minh từ lâu đời, nhưng đành bó tay đầu hàng và qui phục trước làn sóng Nam Tiến, một chủ thuyết « đế quốc » trong nghĩa rộng của nó, nhắm vào mục tiêu xâm chiếm đất đai và tiêu diệt dân tộc láng giềng bằng bạo lực và súng đạn.

Lẩm Cẩm Mỗi Ngày: Nhẩm Toán Nhân 3 Số Nhân 1 Số - Lương Phúc Thọ

Image result for Nhẩm Toán Nhân

Xin bấm theo LINK sau

https://www.dropbox.com/s/vqmld3q9dkxal90/Nh%E1%BA%A9m%20%20to%C3%A1n%20nh%C3%A2n%203%20s%E1%BB%91%20nh%C3%A2n%201%20s%E1%BB%91.pdf?dl=0

Tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Trần Huy Bích

Cám ơn các anh, các chị đã lưu tâm đến ít hàng tôi viết để tưởng niệm, cũng là để vinh danh Nhạc sĩ Đại tá Nguyễn Văn Đông, và chuyển đi khá rộng rãi. 
Để vinh danh một nhà thơ, nhà văn, một nhà soạn nhạc …, thiết nghĩ không gì hợp lý và dễ hơn là lập một danh sách những tác phẩm quan trọng của vị ấy, nhắc lại một số ý tưởng, lời văn đặc sắc vị ấy đã đưa ra, ghép lại thành một bài thơ dễ nhớ. Rất cám ơn các chị, các anh đã hưởng ứng và tiếp tay trước việc làm khiêm nhượng này.
Bài thơ đưa lên blog hai hôm trước viết khá vội để phổ biến cùng ngày với tang lễ diễn  ra ở Sàigòn (Thứ Sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2018). Hôm sau tôi duyệt lại, chuốt lời đôi chút, và thêm hai câu để có thể liệt kê thêm ba tác phẩm quan trọng nữa của cố nhạc sĩ. Xin được gửi bản sửa lại phía sau:
 
Bài “Tưởng niệm” của tôi được soạn để phổ biến đồng thời với một bài “Kính điếu” của thi sĩ Thiếu tá Cao Mỵ Nhân. Tôi xin gửi trạm nối để các thân hữu có thể đọc thêm bài “Kính điếu” ấy trực tiếp từ trong blog:
Một lần nữa, thành thật cám ơn sự hưởng ứng cùng những lời khen đầy độ lượng của các anh, các chị.
Thân quý,
TH Bích

MẤY ĐÓA HOA XUÂN (Tạp bút thơ Đường) Nguyên tác: Chin Shun-Shin Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

Bài viết này tổng hợp hai tạp bút của nhà văn Chin Shun Shin (Trần Thuấn Thần, 1924-2015) in trong tập Tôshi Shinsen (Đường thi Tân Tuyển, 1989) nhan đề Baika (Mai Hoa) và Botan (Mẫu Đơn) dưới một nhan đề đặt tạm
Mai hoa
Hoa mai có nhiều tên gọi khác nhau. Nhân vì nó nở trước các loài hoa khác nên được chấm là hoa khôi. Ngoài ra còn mang một số tên khác như băng cơ, băng hồn, băng nhụy, băng diễm, toàn là tên bắt đầu bằng một chữ băng. Cũng được ví von là loài hoa có ngọc cốt hay tuyết cốt. Tô Thức 蘇軾đời Tống từng viết:
La Phù Sơn hạ mai hoa thôn,
羅浮山下梅花村
Ngọc tuyết vi cốt băng vi hồn.
玉雪為骨氷為魂
(Ý: Thôn trồng hoa mai (có thể là danh từ riêng, NNT) nằm dưới núi La Phù. Hoa trắng như ngọc tuyết, hồn tinh khiết như băng).

70 cái phong bì lì xì thì lại không đủ ...

Cũng với tấm lòng luôn quan hoài đến những người kém may mắn, nhà văn Tưởng Năng Tiến (TNT) đã trở lại Cambodia để chia sẻ với gần trăm đứa trẻ Việt đang trôi nổi cùng với gia đình ở làng Bến Ván -- là nơi chốn tạm dung của gần hai trăm gia đình đồng bào không có căn cước và mái nhà bình thường.

blank

Nhà văn TNT cho biết: "Bến Ván chỉ cách Phnom Penh 70km, từ đường chính đi vào thêm khoảng vài ba Km nữa. Ngó qua chợ búa thì địa phương này nói chung không đến nỗi gì nhưng riêng cái cộng đồng Việt thì có vấn đề: nghèo. Họ nghèo vì chỉ lẩn quẩn bắt cá ở mé sông mà sông Tole Sap thì mỗi lúc cá một thêm ít đi vì ảnh hưởng của những con đập thượng nguồn. Do đó, sự đóng góp của tín đồ chắc chắn là khiêm tốn lắm."
Đây là chuyến thăm viếng nhằm tìm hiểu thêm về hiện tình và nhu cầu của một lớp Việt ngữ ở cạnh "ngôi chùa" đơn sơ, với trên năm mươi em học sinh, do một vị Tu Sĩ trẻ gắng công xây dựng và duy trì từ mười năm qua.

Dừng Chân Chiều Tuyết Bên Rừng


Stopping By Woods    
On A Snowy Evening

Whose woods these are I think I know.
His house is in the village though;
He will not see me stopping here
To watch his woods fill up with snow.

My little horse must think it queer
To stop without a farmhouse near
Between the woods and frozen lake
The darkest evening of the year.

He gives his harness bells a shake
To ask if there is some mistake.
The only other sound's the sweep
Of easy wind and downy flake.

The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep.

Robert Frost
(1874-1963)

Dừng Chân 
Chiều Tuyết Bên Rừng

Rừng ai đây xem chừng như ta biết
Nhà chủ nhân chắc biền biệt làng xa
Nào thấy đâu lặng lẽ có mình ta
Dừng chân ngắm rừng nhòa trong tuyết trắng.

Chú ngựa non vẻ như là lạ lắm
Nghĩ ngừng chi nơi vắng trại đâu kề
Giữa rừng đông và hồ giá lạnh tê
Chiều u ám nhất năm về giăng thấp.

Ngựa rung khẽ nhạc chuông như muốn nhắc
Như hỏi thầm ta chắc lạc đường chăng.
Ngoài ra còn văng vẳng giữa thênh thang
Tiếng gió ngàn vờn tuyết hoa bay trắng.

Rừng đáng yêu, âm u và sâu thẳm,
Nhưng nặng lòng ta ước hẹn còn ghi,
Đường còn xa chờ đón bước ta đi,
Đi, đi nữa trước khi ta ngơi nghỉ.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
chuyển ngữ


Bông Cỏ Hột Lựu

Bông Cỏ
 
Trưa hè ở Sàigòn trời nóng chang chang. Nhóc con thường thì phải ở trong nhà để ngủ chút xíu. Giấc ngủ buổi trưa chỉ là cơn chợp mắt nhanh nên đôi khi thức dậy thì bần thần chưa tỉnh táo.
 
Như chúng ta đều biết, gánh hàng rong ở Sàigòn nhiều vô số kể. Đó là một cách mưu sinh cho những người dân hiền lành, chân chất làm ăn nhưng không khá giả cho lắm vì ít vốn liếng. Nếu ai giàu có thì mở cửa hàng to lớn và ngồi trong bóng mát tha hồ mà buôn với bán.
 

Toronto - Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Thảm Sát Mậu Thân 1968 - 2018


 
Liên Hội Người Việt Canada đã phối hợp cùng các Tôn Giáo, Hội đoàn trong cộng đồng Việt Nam vùng Toronto và phụ cận để tổ chức Lễ Tưởng Niệm 50 Năm biến cố Tết Mậu Thân vào thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018 vừa qua tại Northwood Community Centre, North York (Canada.) 
. 
Mục đích của ngày đặc biệt này là để tưởng niệm hàng ngàn đồng bào vô tội đã bị Cộng sản Bắc Việt và tay sai là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" sát hại trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, để tưởng nhớ đến một trang sử đầy đau thương tang tóc của dân tộc Việt Nam, để nhắc nhở nhau, nhất là các thế hệ con cháu về tội ác diệt chủng không thể tha thứ của Cộng sản Việt Nam. 
.

Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson








Quân nhân Mỹ gốc Việt Hiền Trịnh trên tàu sân bay USS Carl Vinson.


Một trung tá hải quân Hoa Kỳ gốc Việt có cha từng chiến đấu cho Việt Nam Cộng hòa, nói với VOA tiếng Việt rằng ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trở lại Việt Nam, nơi cả gia đình ông từng rời bỏ khi ông mới hai tuổi. Ông Hiền Trịnh nói thêm rằng thời gian đã giúp ông xóa bỏ “cảm xúc tiêu cực” về Việt Nam và dần thay thế bằng “tình yêu mến dành cho văn hóa và người dân ở đó”, đồng thời cho biết rằng ông “rất vui” được trở lại nơi mình sinh ra, trên một trong những chiếc tàu sân bay tốt nhất trên thế giới để là một phần của sự kiện lịch sử trong quan hệ Việt - Mỹ. Mời quý vị theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa VOA tiếng Việt và trung tá Hiền Trịnh, hiện làm trong phòng nha khoa trên USS Carl Vinson.

Thư gửi một sinh viên cũ Đại Học Văn Khoa - Đại Học Sư Phạm Saigon trước 1975 - Phạm Cao Dương

2014 sep 2  Tượng Trần Hưng Đạo 300
Kính Thầy
Bai viết của Thầy Phạm Cao Dương cho học trò thầy (là tôi người đang viết mấy giòng này) những bồi hồi, làm mắt tôi rưng rưng và tôi cảm thấy tôi hãnh diện biết bao khi có một quá khứ làm người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam.
Chúng ta sinh sống trên quê hương thứ hai là chúng ta đươc tái sinh để làm người. Quê hương VN trên mỗi bước chân của người Việt tị nạn Cộng Sản và của con cháu những người Việt này . Chúng ta chạy ra Biển Đông tìm tự do chứ không tìm miếng cơm manh áo như các đợt di dân trong lich sử nước Mỹ. Chi có khối người VN chạy giặc Cộng trôi nổi trên Biển Đông sau ngày 30 tháng tư 1975 đã cho thế giới biết thế nào là sự tàn ác ác của Cộng Sản Việt Nam và cho quê hương thứ hai biết thế nào là sức mạnh của chứng ta.

Ra mắt sách tác phẩm :Làng Tôi Tại Cửa thần Phù và Tuyển Tập Văn Con Mèo Hoang - Trần Khánh Liễm biên soạn.



Thơ mời
Kính thưa quí đồng hương và thân hữu,

Trân trọng kính mời quí đồng hương và thân hữu, bớt chút thời giờ tới tham dự buổi ra mắt sách tác phẩm :Làng Tôi Tại Cửa thần Phù
và Tuyển Tập Văn Con Mèo Hoang do tác giả Trần Khánh Liễm biên soạn.

Buổi lễ ta mắt sách được tổ chức hồi 10 giờ sáng thứ bảy, 17 tháng 3 năm 2018, tại thư viện Nhà Việt, số 11360 Suite 900 đường bellaire, Houston, Texas, 77072.
Đây là tác phẩm thứ tư và thứ Năm, sau cuốn Thú Điền Viên, Tình Viễn Xứ và Nguồn Sống Thiên Nhiên. Đọc cuốn Làng Tôi Tại Cửa Thần Phù quí đọc giả sẽ có dịp tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như Núi An Tiêm, Động Bích Đào, những địa danh liên quan đến lịch sử và văn học tại Cửa Thần Phù, nơi tác giả đã được sinh ra và lớn lên. Những tài liệu ghi nhận cũng có liên hệ tới đồng hương đã sống tại các huyện Tiền Hải, Kim Sơn và Nga Sơn, vùng khai khẩn đất đai và chiêu dân lập ấp do Cụ Nguyễn Công Trứ khởi xướng và thành hình, sau đó được hoàn thành với cụ Trần Văn Kỳ tại Cửa Thần Phù, thuộc tỉnh Thanh Hóa và cụ Trần Lục tại huyện Kim Sơn, thuộc tỉnh Ninh Bình, 

Quí Đọc giả rất nhiều người trong chúng ta thường hay nhắc đến câu :

Lênh Đênh qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.

Đây là tài liệu hiếm có để quí vị có dịp tham khảo về địa danh đã đi vào huyền thoại tưởng như chuyện hoang đường, nhưng nó vẫn còn tồn tại trên bản đồ nước Việt Nam thân yêu của chúng Ta.
Cũng nhân dịp này, tác giả giới thiệu với quí đồng hương tuyển tập văn Con Mèo Hoang của tác giả.
Sự hiện diện của quí đồng hương là niềm vinh dự cho tác giả.
Trân trọng kính mời.
Trần Khánh Liễm.
Điện thoại : 281 684 1366 hay email address : cuathanphu@gamil.com.
-------------------------------------------------------------------------------------

Phim "Ile de Lumière" - Đảo Ánh Sáng



Những gì còn lại - Tuấn Khanh

Trong đám tang của Chris Kyle, tay bắn tỉa lừng danh nhất nước Mỹ, qua đời năm 2015 ở Texas, người ta nhìn thấy chiếc xe tang đi qua một đoạn đường dài hơn 300 cây số mà suốt hai bên đường, luôn có người dân đứng vẫy cờ hoặc nghiêm chào tiễn biệt.
Đó là một hình ảnh xúc động hiếm có về cái chết của một con người. Chris Kyle làngười lính SEAL được ca ngợi như một thiên thần hộ mạng vì đã cứu cả trăm đồng đội của mình trên chiến trường Trung Đông nhờ tài bắn tỉa. Anh giải ngũ, trở về nhà và sau đó chết như một người lính.